Cảm nhận đoạn văn sau để thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng đối thoại của nhà văn Kim Lân trong đoạn trích. "Bữa cơm ngày đói trong thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn lên vào tâm trí mọi người." Bài làm Nhà thơ Xuân Quỳnh trong thi phẩm "Thơ vui về phái yếu" có viết: "Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng Là bác học.. hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên'` Xuân Quỳnh đã nói một cách giản dị, hóm hỉnh mà không kém phần sâu sắc khi diễn tả niềm tự hào của giới nữ về thiên chức làm mẹ của mình. Người phụ nữ sánh ngang với Hóa công khi tạo nên sự sống muôn màu trên trái đất, trong mỗi cuộc đời. Điều có thể nhận thấy nổi lên trên mỗi trang viết về người mẹ là chất nhân văn sâu thẳm lấp lánh trong từng con chữ. Đúng như Pauxtopxki quan niệm" Nhà văn là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp ", người đọc đã được trải nghiệm, tắm mình trong suối nguồn trong trẻo của lòng nhân ái khi khám phá hình tượng nhân vật người mẹ qua những sáng tác văn chương. Đó phải chăng là nguyên cớ ta để hồn mình neo đậu, lưu luyến trong giây phút gặp gỡ với tấm lòng đôn hậu, giàu lòng yêu thương con của bà cụ Tứ trong truyện ngắn" Vợ nhặt "của nhà văn Kim Lân? Thông qua việc miêu tả bữa cơm ngày đói thảm hại: " Bữa cơm ngày đói trong thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn lên vào tâm trí mọi người ". Qua đó, ta thấy được nghệ thuật xây dựng đối thoại của nhà văn Kim Lân trong đoạn trích. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân và làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã có sự hiểu biết sâu sắc. Ông viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của dồng ruộng. Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung trong khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Qua tác phẩm, ông đã thể hiện không khí nông thôn Việt Nam và đời sống nhân dân, tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, tài hoa, tha thiết gắn bó với quê hương cách mạng. Nguyên Hồng nhận xét: Kim Lân là nhà văn" một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy ". Tác phẩm được viết vào năm 1954 theo" đơn đặt hàng "của Báo Văn nhân dịp kỉ niệm 10 năm cách mạng tháng Tám thành công. Tác giả đã dựa vào cốt truyện" Xóm ngụ cư "để viết thành" Vợ nhặt ". Truyện được bắt nguồn từ nạn đói năm 1945 và chủ yếu là những con người trong nạn đói ấy. Thông qua truyện, Kim Lân muốn khẳng định:" Trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng ". Truyện kể về nạn đói năm 1945, bà cụ Tứ trước hết là một người đàn bà, nghèo khổ, góa chồng, sống cùng con trai ở xóm Ngụ Cư, cậu con trai tên Tràng, dù đã lớn những anh cu khá ngờ nghệch, lại xấu xí, thô kệch. Một lần, Tràng kéo xe thóc lên tỉnh, một người phụ nữ đã theo anh về nhà và họ đã trở thành vợ chồng – anh" nhặt "được vợ một cách dễ dàng chỉ với vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Anh đưa vợ về ra mắt người mẹ già trong sự ngạc nhiên của mọi người vì thêm một miệng ăn trong cảnh đói khát, người chết khắp nơi. Là một người từng trải, bà hiểu được rằng nếu không có nạn đói xảy ra, chắc gì con mình đa có vợ, đói khát thế, người ta mới tìm đến con mình. Dẫu vậy, thứ hạnh phúc nhỏ bé mà anh Tràng có được vẫn mang đến cho bà, cho gia đình nhỏ sự ấm áp. Ngày hôm sau bà cụ Tứ và cô dâu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Bà cụ Tứ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng vui vẻ, ấm áp. Xưa nay, hôn nhân là đại sự, con gái lấy chồng, giàu nghèo gì cũng phải cố cưới xin tử tế. Giàu thì làm lớn, mời họ mời làng, nghèo đến mấy cũng phải có mâm cơm trình tổ tiên, ông bà rồi mới nhận vợ, nhận chồng. " Anh về dọn dẹp phòng loan, Mười ba nhóm họ, bữa rằm giao duyên " Vậy nên, bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới rất quan trọng đối với mọi người, ai cũng sẽ cố gắng bằng mọi giá làm cho nó được tươm tất, thịnh soạn nhất có thể. Hôm trước, trong thâm tâm bà cụ Tứ mong muốn có" dăm ba mâm "để vớt vát danh dự cho thị. Cho nên, trong lòng bà cụ Tứ, chắc chắn cũng muốn làm gì đó tốt nhất cho bữa cơm đầu tiên. Hình như, bữa cơm đầu tiên này, bà cụ Tứ cũng đã đầu tư tất cả những gì có thể để có được bữa cơm tốt nhất. Tuy nhiên, vì cái đói đeo bám, vì thuộc gia đình nghèo đứng bên bờ vực cái chết, cho nên dù có đầu tư tất tay thì bữa cơm cũng hiện lên hết sức thảm hại" mẹt rách "," độc một lùm rau chuối thái rối "," một đĩa muối "," một niêu cháo loãng lõng bõng ". Ở đây, Kim Lân đã thể hiện tài năng ngôn ngữ của mình với đầy sức gợi hình và gợi tả. Bữa ăn chỉ được chuẩn bị qua loa, sơ sài, nó nói lên sự nghèo đói của một gia đình ở tầng lớp dưới cùng của xã hội. Đồng thời, chính bữa cơm này cũng tái hiện lại chân thực cái đói cái nghèo, như nhận định" Ở truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. ". Họ đang cố gắng giành giật lại từng chút sự sống từ bàn tay của tử thần. Và điều cần nhất lúc này không đòi hỏi đến ăn ngon, đủ ăn mà chỉ cần có ăn để được sống. Do đó, xét trong tình cảnh hiện thực năm 1945 mặc dù bữa cơm có đơn sơ, tuềnh toàng và sơ sài bao nhiêu thì bữa cơm do bà cụ Tứ là một sự cố gắng trong hoàn cảnh giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Đây chính là miêu tả tinh tế, chân thực của một nhà nhân đạo chủ nghĩa. Con trai tự dưng có được vợ, bà lão mừng lắm: Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa.. Bà không vui sao được khi con trai bà đã thành gia thất? Bà cũng vơi đi một mối lo âu bấy lâu nay cứ canh cánh bên lòng. Trong bữa ăn đầu tiên của ba mẹ con, dẫu chỉ có cháo loãng với muối hột nhưng" Cả nhà đều ăn ngon lành ", bà cụ Tứ toàn nói chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này. Thật nghịch lí, khi bà mẹ gần đất xa trời lại kể toàn chuyện vui, chuyên sung sướng, tương lai. Người già thường hay kể chuyện quá khứ nhưng bà cụ Tứ không đi theo tâm lí thông thường ấy. Quá khứ đau thương, cơ cực của bà nên nếu như bà kể chuyện quá khứ thì nó sẽ là những cơn gió độc giết chết những mầm non hạnh phúc. Vốn là người từng trải nên bà cụ Tứ thừa hiểu rằng, người ta sống bằng vật chất, nhưng người ta cũng sống bằng yếu tố tinh thần; cho nên trong hoàn cảnh đói khát tối sầm này sự vui vẻ, lạc quan, yêu đời, hi vọng vào tương lai là điều rất quan trọng. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Có cái gì đó giống như một cảnh trong bi kịch của Sếch-Xpia hay trong tiểu thuyết Đô-xtôi-ép-xki: Dữ dội, kinh khủng nhưng thật sâu sắc, lớn lao.. Sự sống cứ tồn tại, bất chấp cái chết. Rõ ràng, ý chí con người và quy luật cuộc đời mạnh mẽ biết là chừng nào! Chính những câu chuyện ấy như những ngọn gió đông mát lành, như những tia nắng mùa xuân ấm áp để cho mầm xanh kia được cứng cáp vươn lên. Bà khuyên bảo các con làm ăn" Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho mà xem ". Ở người đàn bà già nua, nghèo khổ này chứa đựng những nét đạo lí cổ truyền của dân tộc. Lời lẽ mộc mạc, chân chất nhưng giọng kể thì đầy ắp sinh khí, niềm vui tươi, sự hi vọng vào một tương lai tươi sáng. Người mẹ ấy, khuyên các con nuôi gà theo tư duy rất" nông dân "nhưng cực kì thiết thực. Tư duy ấy xuất phát từ tư tưởng lạc quan của người nông dân trong bài dân ca" Mười quả trứng ": " Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.. " Câu chuyện giản dị, nó" diễm xưa "cũ mèm mà sao vẫn hấp dẫn, vẫn rất đáng yêu, đáng quý đến lạ thường" Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế ", không khí gia đình đầm, vui vẻ, hòa thuận. Người nhạc trưởng tạo nên bầu không khí này chính là bà cụ Tứ. Bà đã gieo niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng cho các con. Từ đây, ta thấy, hoàn cảnh tối sầm của nạn đói, người nông dân đã vượt lên cái đói, cái chết để mà vui mà hi vọng, nổi bật vẻ đẹp lạc quan, yêu đời của bà cụ Tứ là một vị Phật sống, vị lai. Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ vì đói khát ấy vẫn nung nấu một ý chí mãnh liệt:" Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút ". Nhà văn Nga Pauxtapxki từng nói:" Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm ", dù chỉ là bụi những chi tiết lại có giá trị như vàng, rất quý giá, chi tiết nồi chè khoán, chính là hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp của tình mẫu tử thiết tha, cảm động. Là người cầm tay hòm chìa khóa, bà biết được rõ nhất hiện trạng kinh tế gia đình. Bà cụ Tứ hiểu con người ta dễ nhận ra cái đói, dễ đối mặt nhau trong bữa ăn. Vốn là người mẹ có tấm lòng đôn hậu, bà cụ Tứ không muốn các con đói, không muốn các con phải đối diện với cái đói ngay trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới. Bởi đó là một điều quá là khủng khiếp đối với đôi bạn trẻ vừa bước vào cuộc sống hôn nhân. Điều này dễ nảy sinh những tâm lí tiêu cực, khiến các con buồn, bà cụ Tứ không hề muốn điều này. Chính vì thế, để kéo dài niềm vui cho các con, bà cụ Tứ đã chuẩn bị một nồi chè khoán rất công phu. Từ cách gọi tên bà cụ Tứ đã cải danh từ cháo cám thành" chè khoán ", một cái tên rất mĩ miều. Đây là món ăn thường xuất hiện trong này lễ, giỗ, Tết rất quý, gọi tên như vậy, nó tạo nên sự háo hức, chờ đợi; kích thích sự thích thú, tò mò từ người nghe, người ăn. Bà bí mật; hứa hẹn" Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ ", cách chạy: Lật đật, lễ mễ xuống bếp bưng lên nồi khói bay nghi ngút, cách rao, mời chào" Chè khoán. Chè khoán đây, ngon đáo để cơ ". Thực sự rất hấp dẫn, chứa đựng trong đó là cả tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương của bà cụ Tứ. Bà khen ngon để so sánh" Cám đấy mày ạ. Xóm ta khối nhà không có cám mà ăn "(Vậy có cám mà ăn như thế này là còn may lắm) Chao ôi là khổ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn cám thấy ngon? Cuộc sống khắc nghiệt đày đọa con người, bắt họ phải sống cuộc sống của loài vật, song nó không dập tắt được phần người, rất người trong lòng bà mẹ khốn khổ kia. Bà cố đổi buồn thành vui. Bà cố tươi cười, đon đả cho bữa cơm đỡ phần thê thảm, còn tác giả và chúng ta thì khóc. Khóc vì thương, vì quý tấm chân tình của bà. Cháo cám là thứ thức ăn tầm thường dùng cho gia súc, gia cầm nhưng qua bàn tay, giọng điệu, cử chỉ của bà cụ Tứ đã trở thành món ăn đặc biệt. Đối với Tràng và thị, món ăn này đặc biệt hơn cả sơn hào, hải vị, món ăn không bao giờ quên trong lòng họ. Bởi đây là thứ thức ăn đã được bà cụ Tứ nêm gia vị của tình mẫu tử. Cũng giống như bát cháo hành ở trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, bát cháo tuy bé nhỏ về vật chất nhưng lại là niềm an ủi to lớn về tinh thần với Chí Phèo" Trời ơi! Cháo mới thơm làm sao.. những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon.. Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo ". Đây là tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận trong khi tất cả mọi người đều xa lánh, hắt hủi Chí. Đây cũng hương vị tình yêu, hạnh phúc muộn màng mà Chí được được duy nhất đón nhận một lần. Bát cháo hành là tình yêu thương chân thành, không toan tính thị Nở dành cho Chí Phèo. Còn chi tiết bát cháo cám là biểu tượng không chỉ của tình yêu thương mà còn là niềm tin vào tương lai, họ hi vọng vào tương lai tốt đẹp, khi trong bữa cơm ấy họ bàn về chuyện Việt Minh. Đó là cái nhìn đầy lạc quan, tin tưởng của Kim Lân vào cuộc sống. Có thể nói, bà cụ Tứ là biểu tưởng của tình người tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần tạo nên giá trị nhân đạo cao cả. Quả thực chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Dù bữa ăn chỉ sơ sài đến mức thảm hại nhưng cách ăn của Tràng và thị, đặc biệt là của thị khi được bà cụ Tứ đưa cho chè khoán. Món cháo cám rất khó ăn, thị vẫn và điềm nhiên, thị hiểu rằng nồi chè khoán là tất tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương của bà cụ Tứ. Thị ăn một cách điềm nhiên như không có chuyện gì, nghĩa là thị đón nhận bằng tất cả tấm lòng chân thành nhất. Cách ăn này của thị khác hoàn toàn so với lần thị ăn 4 bát bánh đúc. Nếu như ở lần ăn trước thị vô duyên bao nhiêu thì lần này cách ứng xử ấy rất tế nhị, văn hóa. Và đặc biệt, Kim Lân đã tạo ra một chi tiết nghệ thuật rất éo le khi Tràng, thị và bà cụ Tứ ăn cháo cám. K Lân đã đặt nhân vật trong ranh giới mong manh giữa người và vật trong cảnh ăn cháo cám này. Thật tuyệt vời, hành động tránh mặt nhau là cách ứng xử rất văn hóa, rất người. Trong hoàn cảnh đói khát, trước tấm lòng cao đẹp của người mẹ, Tràng và thị đã tinh tế hơn, trưởng thành hơn" Nhà văn dùng Vợ nhặt để làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng ". (Dẫn theo Hoài Việt – Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr. 39). Đây là chi tiết rất nhỏ nhưng được Kim Lân miêu tả rất tinh tế. Ranh giới giữa người và vật rất mong manh, nhưng tình yêu thương và tấm lòng đôn hậu của bà cụ Tứ đã giúp họ có cách ăn, cách ứng xử rất Người. Hay nói cách khác, nhờ ánh hòa quang của tình mẫu tử mà thị và Tràng đã khôn lớn hơn, trưởng thành hơn. Cái tài của tác giả là cứ nhẹ nhàng như không mà luồn lách ngòi bút động đến tận nơi sâu thẳm của tâm hồn, bắt người ta phải cười, phải khóc, phải sống với nhân vật của mình. Đoạn văn rất đặc sắc, đã diễn tả tinh tế tấm lòng của bà cụ Tứ dành cho các con. Vẻ đẹp nôic bật của bà cụ Tứ là sự đôn hậu, chan chứa yêu thương con. Bà là biểu cao đẹp của tình mẫu tử bất diệt. Trong đoạn văn, đã miêu tả hoàn cảnh rất thảm hại của bữa cơm đón nàng dâu mới. Mặc dù cái đói khát tối sầm đang bủa vây gia đình bà cụ Tứ, nhưng bà vẫn tìm cho mình lí do, niềm tin để vươn lên trên cái đói, cái thảm đảm để mà vui, mà hi vọng. Góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hương tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Nét đặc sắc của đoạn trích chính là việc tác giả đã rất thành công khi khắc họa nhân vật bà cụ Tứ. Trong hoàn cảnh khó khăn, tình huống éo le, bà vẫn tìm cho mình một cách ứng xử rất phù hợp, sâu sắc. Bà cụ Tứ xuất hiện càng làm ngời sáng chân lí" trên thế giới có rất nhiều kì quan, nhưng kì quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ ". Bà cụ Tứ là một hình ảnh đẹp, thể hiện cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân rất nhân văn. Chính điều này tạo nên điểm sáng trong cách tiếp cận ấy đã tạo nên thứ ánh sáng nhân văn đủ sức nâng giấc những con người cùng đường tuyệt lộ. Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le; xây dựng đối thoại sinh động, hấp dẫn; ngôn ngữ quê kiểng nhưng sử dụng rất đắc địa; đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật rất sắc sảo. Điều đặc sắc nhất của đoạn trích là tác giả đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, bằng tấm lòng của một nhà văn" một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy ". Nhà văn Sê – khốp từng khẳng định: Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy. Quả đúng như vậy, văn là người, cho nên con người như thế nào thì văn chương cũng vậy. Nhà văn chân chính phải đứng trong lao khổ để đón những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm, nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Kim Lân đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo. Lời thoại của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên" lời ăn tiếng nói riêng "của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện. Vì thế, có thể nói rằng, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong" Vợ nhặt "là một trường hợp độc đáo, tạo nên giọng điệu riêng của Kim Lân. Nhà văn Kim Lân vô cùng tinh tế khi đưa ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào tác phẩm của mình một cách xuất sắc. Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong Vợ nhặt đã trở thành những tín hiệu thẩm mĩ quan trọng, thông qua đó, người đọc khám phá được chiều sâu tâm lí của con người, tình người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đó cũng chính là biệt tài của Kim Lân, nhà văn nông thôn. Trên cái nền khung cảnh ấy, Kim Lân đã vô cùng tinh tế khi xây dựng tình huống để nhân vật đối thoại với nhau, từ đó, người đọc tự phát hiện ra nét đẹp trong tính cách của các nhân vật trong cái nạn đói khủng khiếp năm đó. Đoạn văn đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ, biểu tượng cao đẹp cho tình người, tình mẫu tử. Tác phẩm Vợ nhặt xứng đáng được coi là một kiệt tác của văn xuôi kháng chiến. Từ điểm nhìn cận cảnh về cuộc sống tối sầm của những con người trong đói khát, Kim Lân đã mở ra ánh sáng chói chang, người đọc đã thấy được tấm lòng nhân đạo bao la của ông vào con người, luôn mang niềm tin tưởng vào sự cảm hóa qua tình yêu thương. Trong truyện ngắn Vợ nhặt còn một điểm nhìn rất nhân văn, điểm nhìn này đã tạo nên sức sống và giá trị của tác phẩm, nó đủ sức để soi đường, chỉ lối, dẫn dắt đến tương lai tươi sáng đối với những ai đang lầm đường lạc lối như Kim Lân từng viết:" Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống".