Cảm nhận đoan văn sau để thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ: Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 23 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Cảm nhận đoạn văn sau để thấy được vẻ đẹp của bà cụ Tứ. Từ đó, nhận xét về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.

    "Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ trách nhìn mặt nhau. Một tủi hờn len vào tâm trí mọi người."

    [​IMG]

    Bài Làm

    Nhà văn Albert Camus – người luôn đi tìm bản thể của con người và luôn tin rằng con người có thể hạnh phúc dù cuộc đời phi lí đến đâu đã nêu lên quan điểm của mình: "Tôi không thấy việc sáng tạo nghệ thuật như là một thú vui trong cô đơn. Nó là một phương tiện làm mủi lòng tuyệt đại đa số con người bằng cách trao cho họ một hình ảnh thiên vị nói lên những niềm vui và những nỗi đau người". Văn học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống, hướng về con người và thể hiện bằng tất cả tâm huyết và tài năng của người cầm bút. Với truyện ngắn "Vợ nhặt", đặc biệt qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã "nói lên niềm vui và những nỗi đau người" của người làm mẹ nhân hậu, giàu đức hi sinh giữa nạn đói khốn cùng. Đồng thời, thông qua nhân vật này, nhà văn đã nêu cao một lối sống đẹp: Cuộc sống dù có bi thảm đến đâu thì cội nguồn nhân văn, nhân bản lưu giữ trong con người vẫn là điều bất diệt. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam, để rồi, dù thời gian mải miết trôi đi, hình tượng người mẹ ấy vẫn luôn được nhớ về như một biểu trưng cho trái tim, phẩm giá của một người mẹ tuyệt vời. Đoạn trích: "Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ trách nhìn mặt nhau. Một tủi hờn len vào tâm trí mọi người" chính là một trong những thước đo cho vẻ đẹp đó của bà, qua đó cho ta thấy rõ được tấm lòng đôn hậu, giàu lòng yêu thương con của bà cụ Tứ cùng với nghệ thuật xây dựng đối thoại đặc sắc của nhà văn Kim Lân.

    Kim Lân là nhà văn được coi là "con đẻ của đồng ruộng" . Ông"một lòng đi về với đất, với người thần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn" (Nguyên Hồng). Là một cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, thuộc vào số ít nhà văn có thể chứng minh cho chân lí "quý hồ tinh bất quý hồ đa". Ông có những trang viết chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là "thú đồng quê" hay "phong lưu đồng ruộng". Với hai tập truyện rất thành công: "Nên vợ nên chồng" (tập truyện ngắn, 1955), "Con chó xấu xí" (tập truyện ngắn, 1962). Sáng tác của ông phản ánh một cách chân thực và xúc động cuộc sống của người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc về cảnh ngộ và tâm lí của họ. Qua tác phẩm, ông đã thể hiện không khí nông thôn Việt Nam và đời sống nông dân, tuy còn nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, tài hoa, tha thiết gắn bó với quê hương, cách mạng.

    Truyện Vợ Nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – tác phẩm được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm "Vợ Nhặt". Tác phẩm được đưa vào tập "Con chó xấu xí" (Xuất bản 1962). Truyện ngắn được bắt nguồn từ nạn đói năm 1945 và chủ yếu những con người trong nạn đói ấy. Khi nói chuyện về tác phẩm của mình Kim Lân có chia sẻ: "Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, Nơi cuộc sống dường như không có lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự yêu thương nhau, không phải là sự giành giật nhau [..] Nhưng nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng của cái đói. Nơi ngưỡng của khốn khổ, họ sẽ chứng tỏ được số phận, tình cách của mình, đồng thời, nơi đó họ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù rất mong manh" . Thông qua truyện, Kim Lân muốn khẳng định: "Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hi vọng", cái chết cận kề nhưng con người ta vẫn yêu thương cưu mang lẫn nhau, vẫn hướng tới sự sống khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Và đó chính là giá trị nhân văn cao cả nhất của tác phẩm.

    Mẹ anh cu Tràng được khắc họa trong chân dung một người mẹ nghèo khổ lam lũ từng trải qua hết những truân chuyên của người phụ nữ. Đó là sự truân chuyên của một người vợ mất chồng, mất đi cả đứa con gái yêu quý chỉ còn lại bà và đứa con trai xấu xí, thô lỗ, ngốc nghếch. Cái đói như cướp đi mất hoàn toàn niềm vui, niềm hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất trong cuộc đời làm mẹ. Nhân vật xuất hiện trong những dòng văn khi bóng tối đã dần trùm lấy không gian lẻ loi, vào từng ngóc ngách chiếm chọn lấy tâm hồn con người cùng với tiếng "ho húng hắng" và dáng đi "lọng khọng" của tuổi xế chiều. Tưởng chừng như ở cái tuổi khuất bóng ấy bà sẽ được nghỉ ngơi an nhàn hưởng thụ những ngày cuối cùng của cuộc đời nhưng hiện thực đói nghèo lại đè nặng lên đôi vai bé nhỏ, đã khọm đi tấm lưng đã còng xuống để gánh vác cuộc sống. Người vừa mẹ ấy vẫn "vừa đi vừa lẩm bẩm tình toán gì trong miệng" lòng vẫn níu giữ nguyên những lo toan thời son trẻ với biết bao nhọc nhằn. Đi giữa quang cảnh chiều tà như thế, bà cụ Tứ không giấu nổi nỗi buồn rầu lo lắng cho tương lai số phận bèo bọt của hai mẹ con mình. Và khi biết tin đứa con trai gần như ế đã có vợ, từng bước chân của bà dường như lạc trong mê cung của cảm xúc, từng diễn biến tâm lí được bộc lộ vô cùng phức tạp. Với sự nhân đạo trong cốt tủy của mình, nhà văn Kim Lân không đành để cho nhân vật của mình mãi chìm đắm trong những giọt nước mặn chát, đắng cay như lúc đầu nghe Tràng thưa chuyện, ngòi bút nhân hậu ấy đã giúp nhân vật của mình gạt đi nước mắt để sống lạc quan, để trở thành điểm tựa cho niềm tin và sự hạnh phúc của cả một đời người. Trong bữa cơm ngày đói đó, niềm tin ấy đã ánh sáng lên, và đây có lẽ chính là cái tấm lòng nhân văn nhất của nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật của mình.

    Kusin đã từng nói: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống". Với vai trò và sứ mệnh của một nguời mẹ, bà cụ Tứ không để những nỗi buồn lấn át niềm tin, bà không để gia đình mình chỉ như cố tồn tại trên cõi đời này. Điều bà muốn là sống cho ra sống tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, luôn hướng về tương lai dù cho khổ đau bất hạnh như thế nào. Bữa cơm ngày đói đón nàng dâu mới như hình ảnh thu nhỏ của cảnh khổ nơi con người trong nạn đói thảm hại tàn tạ đến nhường nào: "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo" vậy mà ai đấy đều ăn rất ngon lành dù cho "mỗi người chỉ được có lưng lưng hai bát đã hết". Hơi ấm gia đình lan tỏa đến từng góc gánh của ngôi nhà nhỏ khiến cho ai đấy đều lâng lâng niềm vui, niềm hạnh phúc đến dịu dàng dù cho niềm hạnh phúc ấy quá đỗi mong manh. Trong bữa cơm, dù cho ngoài kia tiếng khóc tỉ tê của nhà vừa có người chết, dù cho không khí có mùi khét mùi đống rấm, mùi ẩm thối của rác rưởi và xác người, người mẹ già nghèo ấy vẫn nói toàn chuyện vui vẻ, toàn chuyện sung sướng về sau này. Điều đó chính tỏ là người mẹ đó đã rất lạc quan, tin vào niềm tin vào tương lai cái đói khát không thể quật ngã được người mẹ nông dân có niềm tin sâu sắc sắc đó "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Bà tính đến chuyện "Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà" rồi cả "cái chỗ đầu bếp kia làm chuồng gà thì tiện quá, chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem.." Câu chuyện đàn gà trong ngày đói quả thật là một gia vị mà ở đó niềm tin hy vọng của con người như bùng sáng lên. Từ "đôi gà" mà thành "đàn gà" trong khi cơm chẳng có mà ăn, "niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng hai bát đã hết nhẵn" còn phải ăn cả cám để cầm hơi, thế mà bà cụ Tứ vẫn nghĩ đến chuyện nuôi gà. Có phải người mẹ ấy không còn vướng bận sự đói khổ, đã gạt bỏ hết đi những lo sợ ở cái chết, có phải người mẹ ấy đã chỉ toàn nghĩ tới chuyện vui vẻ về sau không. Không phải lòng người mẹ già ấy vẫn luôn căn gánh nỗi lo cơm áo, lo lắng cho tưởng lai của những đứa con, lo liệu rằng họ có đủ mạnh mẽ để vượt qua được những cơn lốc của cuộc đời đói khổ này không. Buồn tủi lo nghĩ là thế nhưng bà lão không muốn thể hiện ra nỗi buồn ấy, bà muốn bản thân mình trở thành nguồn động lực truyền đến cho các con mình cái sự tự tin tưởng, hy vọng và mạnh mẽ. Những lời nói của bà không chỉ là cho tương lai của các con, không chỉ là mở ra một niềm hy vọng mới mà còn là vẽ ra một bức tranh tuyệt vời của tấm lòng nhân hậu – nơi con người trong nạn đói lúc bấy giờ một tương lai cho hiện trong từng câu chữ động viên của bà cụ Tứ.

    Nếu như xem chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm, chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn thì "bát cháo cám" của bà cụ Tứ quả thực là một sáng tạo vô cùng độc đáo, đó chính hạt bụi vàng mà Kim Lân đã cho đậu vào tác phẩm làm lấp lánh hiện lên những vẻ đẹp của tình người. "Rồi bà lão đặt đũa xuống" bí mật hứa hẹn với các con"Chúng mày đợi u nhá. Tao cá cái này hay lắm" bà mẹ già lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một khói bốc lên nghi ngút ". Hớn hở giới thiệu ấy là món" chè khoán "ngon đáo để với Tràng và thị. Cái cách cải dành" cháo cám "thành" chè khoán "khiến cho cái tên món ăn ấy trở nên rất mĩ miều. Cái thơm ngon lúc này không có còn là cảm nhận của vị giác mà là cái ngon xuất phát từ tấm lòng, từ cảm nhận bằng tâm hồn. Khi đưa Tràng bát chè ấy, người mẹ ấy tươi cười đon đả " Cám đấy mày hạ, hì. Ngon đáo để, cử thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chẳng có mà ăn đấy ". Bà lão" đãi "nàng dâu mới, món đặc biệt mà bà gọi là chè, nấu bằng cám. Bà còn tự hào khoe rằng nhà sang nhất xóm, giàu nhất xóm. Niềm tự hào ấy tuy đắng chát nhưng nó chính là biểu hiện sâu sắc của tình mẹ dành cho các con. Miếng cháo đắng bứ trong cổ họng vậy mà thị vẫn điềm nhiên vào miệng như không có chuyện gì, thị đón nhận bát cháo của người mẹ chồng bằng cả tấm lòng chân thành nhất, khác hoàn toàn cách ăn bốn bát bánh đúc ngày trước, còn anh cu Tràng thì nhăn nhó hết cả mặt lại, tấm lòng người mẹ lớn lao như thế không ai trong số hai người muốn làm tấm lòng ấy rạng vỡ, họ không muốn làm tủi hổ thêm cuộc đời đã quá nhiều đa đoan đắng cay của người mẹ già. Ở người ấy hình như niềm vui niềm tin và niềm hạnh phúc của con khiến biến đắng chát của bát bát cháo cám thành ngọt ngào. Nhà văn rất khéo léo khi lên án một cách sâu cay tội ác của kẻ xâm lược đô hộ, chao ôi là khổ! Phải đói đến mức nào thì mới ăn cám thấy ngon? Đến thứ cám chỉ dành cho con vật ăn mà " khối nhà còn không có mà ăn đấy " nhân dân ta đã phải khốn khổ sống dở chết dở tiều tụy đến mức nào trong nạn đói năm 1945. Chúng ta chỉ có thể hiểu có thể nhìn những hình ảnh nhưng mãi mãi không thể nào có thể cảm nhận được hết sự khốn khổ đói khát lúc bấy giờ.

    Có thể nói, trong khi nạn đói đang diễn ra, thì một miếng khi đói bằng một gói khi no, bát chè khoán của người mẹ già ấy gói gọn trong đó là biết bao nhiêu là vẻ đẹp. Bát cháo cám cũng chính là hiện thân của tình mẹ của tấm lòng thương con thương người, tấm lòng của bà cụ Tứ thật bao la nhân hậu làm sao. Bát cháo cám cũng chính là truyền thống đạo lí, biểu hiện của tình thương người như thể thương dân, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam ta. Có những chi tiết nghệ thuật độc rồi nhớ mãi bởi nó có sức rung động sâu xa, sức ám ảnh lâu bền trong người đọc. Nếu bát cháo hành của Thị nở dành cho Chí Phèo là liều thuốc giải độc với những con quỷ dữ như Chí Phèo biết quay về cuộc sống lương thiện, thì nồi cháo cám chính là tấm lòng thương yêu chân thực của người mẹ nghèo đối với những đứa của mình. Ta lại cảm động vô cùng bởi trước tấm lòng mênh mông của mẹ, bát cháo cám tuy đắng chát nhưng tấm lòng thương con của người mẹ luôn ngọt ngào đằm thắm. Trong vị đắng ấy có vị khốn khổ nhưng nồng nàn hơn cả là tình thương và là hương vị của hy vọng. Để giờ đây người đọc vẫn nhớ đến một bà cụ Tứ xuất hiện từ đôn hậu rộng lòng bao dung và vô cùng tinh tế.

    Còn nhớ nhà văn Nga K. Pau-tôp-xki từng cho rằng " Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất thơ sẽ trở thành một thứ chủ nghĩa không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả ". Quả thật trong thiên chuyện của Kim Lân, dẫu có lúc vui lúc tủi hờn hạnh phúc, những suy nghĩ ngổn ngang như mớ bòng bong trói chặt con người lại, thế nhưng từng câu chữ vẫn nhẹ nhàng êm dịu. Bà cụ Tứ đã xuất hiện và gieo vào cuộc sống ấy một chất thơ trên hành trình tìm kiếm những điều tốt đẹp đang chờ đợi ở cuối đường. Những điều mong mỏi lạc quan hy vọng, khao khát sống của những con người ở nơi đó làm cho tâm hồn ta thêm nhẹ nhóm hơn thanh thản hơn, ấm áp hơn biết bao nhiêu. Kim Lân giống như một người thợ tài ba trong nghệ thuật miêu tả diễn biến nhân vật vô cùng sâu sắc tinh tế chi tiết và chân thật. Trong tác phẩm Kim Lân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật, nhưng có lẽ biện pháp hay nhất nổi bật nhất chính là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ hiện lên quả thật đỗi nhân văn và cao đẹp biết bao.

    Đoạn văn ngắn khá đặc sắc đã diễn tả rất tinh tế diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trong tình huống rất éo le, trớ trêu nhưng vẫn ánh lên tình người, tình mẫu tử thứ tình cảm mà không gì có thế so sánh, trường tồn bằng. Đoạn trích đã phần nào góp phần làn nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái khát, cái chết cận kề của con người ta vẫn yêu thương cứu mang, đùm bọc nhau, vẫn hướng tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Tất cả đã tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc sắc nhất của tác phẩm.

    Nét đặc sắc của đoạn trích là việc tác giả đã miêu tả cách ứng xử của những người đói bên bờ vực của cái chết rất tinh tế, sâu sắc. Mặc dù bị dồn vào bước đường cùn, bị đẩy vào tình huống éo le, nhưng bà cụ Tứ vẫn không coi khinh, trách móc thị mà ngược lại là thầm cảm ơn. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, những con người trong nạn đói vẫn dang rộng vòng tay cưu mang với tinh thần thương người như thể thương thân, vẫn luôn tìm được lí do để vươn lên cái đói, cái chết, cái thảm đạm mà vui, mà hy vọng. Đây chính là điểm sáng của tác phẩm trong cách tiếp cận những người nông dân trong nạn đói của nhà văn Kim Lân. Để tạo nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, tác giả đã tạo nên một tình huống truyện độc đáo, éo le: Xây dựng đối thoại sinh hoạt, hấp dẫn. Đặc săc hơn là ông đã miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, ông đã miêu tả bằng sự hiểu biết của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng, băng cả tấm lòng của một nhà văn " một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy ".

    Nhà văn Sê-khốp đã từng khẳng định: Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy. Quả đúng như vậy, văn là người, cho nên con người như nào thì văn chương cũng sẽ như vậy. Cho nên nhà chân chính phải đứng trong lao khổ cuộc đời để đón những vang vọng cuộc đời. Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tình cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trải tim mỗi người đọc. Văn chương phải giúp ta người hơn. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Kim Lân đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân đạo.

    Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của tác phẩm chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những nỗi đau của con người và cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, đồng thời thể hiện sự nâng niu trân trọng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn và niềm tin vào khả năng vươn dậy của con người. Thể hiện ở tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với số phận bất hạnh của con người trong nạn đói, lên án tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy con người vào thảm khốc. Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp của những con người đang đứng bên bờ vực cái chết. Tác giả đã chỉ ra con đường thoát khỏi cái đói để giữ gìn hạnh phúc mong manh đó là đi theo con đường Cách mạng, đi theo Đảng. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tấm lòng đôn hậu yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đúng như báo Online Tuổi trẻ đã khẳng định:" Từ trong bóng tố của hoàn cảnh, Kim Lân muốn tỏa sáng một chất thơ đặc biệt của hồn người. Mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là một mảnh ghép đòn bẩy cho mảng sáng của tình người tỏa ra ánh hào quang đặc biệt của một chủ nghĩ nhân văn thiết tha, cảm đậo ". (Báo online Tuổi trẻ-Chuyên đề 4: Văn xuôi kháng chiến)

    Svetlana Alexievich – nhà văn đoạt giải Nobel văn học năm 2015 từng có một câu mà tôi rất tâm đắc: " Ký ức không chỉ là kiến thức, ký ức còn là cảm xúc". Từ ký ức và sự thấu hiểu tâm lí người nông dân, từ phông nền hiện thực u ám của nạn đói, thông qua nhân vật bà cụ Tứ, nhà văn Kim Lân đã nói lên khát vọng, ước mơ cao đẹp của những người dân nghèo trong hoàn cảnh tăm tối. Từ đó, ông bày tỏ lòng trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở con người, những niềm thương, những bao dung cao quý của người mẹ Việt Nam. Đó cũng chính là biểu hiện của tấ lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Có thể nói, Kim Lân đã thành công xây dựng diễn biến tâm lí nhân vật sinh động, chân thực, nói lên phong cách văn chương độc đáo của riêng mình, để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu có thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...