Diễn biến tâm trạng và hành động của bà cụ Tứ. Nhận xét vẻ đẹp của bà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ANHANHCUKI, 30 Tháng sáu 2023.

  1. ANHANHCUKI

    Bài viết:
    12
    Đoạn trích sau:

    "Bà lão cúi đầu nín lặng, Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khó ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mang sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì.. Trong kê mất kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.. Biết rằng chúng nó có nuôi nối nhau sống qua được cơn đói khát này không.

    Bà lão khẽ thở dài ngừng lên, đám đảm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt vớ xuống tay vẫn về tà áo đã rách bọt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.. Thôi thì bốn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con. May ra mà qua khỏi được cải tạo đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

    Bà lão khẽ dặng hằng một tiếng, nhẹ nhàng nói với" nàng dâu mới "

    - Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..

    Tràng thở đánh pháo một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sản. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

    - Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Hồi ra may mà ông giới cho khá.. Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau


    Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thủ nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dàng đặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?

    - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân..

    Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:

    - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhật chỉ cái lúc này Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mảng rồi. Nam nay thì đôi to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá.

    Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng."


    (Trích Vợ nhặt-Kim Lân, NXB Giáo dục 1985)

    Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về vẻ đẹp của nhân vật bà cụ Tứ.

    BÀI LÀM

    "Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

    Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu"

    (Chế Lan Viên)

    Tây Bắc là thế, gây thương nhớ một đời cho những ai từng chạm mặt. Và lẽ đó, cây bút tài hoa như Nguyễn Tuân cũng không phải ngoại lệ. Ông xao xuyến với vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, để rồi những cảm xúc ấy thôi thúc bước chân nhà văn đến với sông Đà, với "thứ vàng của thiên nhiên" và "thứ vàng mười đã qua thử lửa". Với tâm hồn phóng khoáng, tài hoa cùng sự uyên bác của mình, Nguyễn Tuân đã đem đến một "Người lái đò sông đà" vô cùng cá tính. Áng văn là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. Qua đó, ông vừa miêu tả sông Đà hùng vĩ, thơ mộng, vừa ngợi ca những con người lao động bình dị của núi rừng Tây Bắc, thể hiện tình yêu tha thiết với quê hương đất nước. Đoạn trích sau là một trong những đoạn văn đặc sắc của tác phẩm miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của bà cụ Tứ khi nhận con dâu, từ đó, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của bà cụ Tứ. "Bà lão cúi đầu nín lặng.. nước mắt chảy xuống ròng ròng."

    Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài nông thôn và người nông dân. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê - những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điểm đặc biệt mang đậm phong cách của ông là cách dựng truyện đơn giản với kết cấu chặt chẽ, xây dựng nhân vật sinh động, điển hình, ngôn ngữ giản dị gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng. "Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập "Con chó xấu xí" được viết dựa trên một phần cốt truyện của tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm phản ánh hoàn cảnh khốn cùng của người dân trong nạn đói 1945, đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, sự cưu mang đùm bọc của những con người đồng cảnh ngộ. Đoạn trích sau là một trong những đoạn văn đặc sắc của tác phẩm miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của bà cụ Tứ khi nhận con dâu, từ đó, giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của bà cụ Tứ.

    Tuy xuất hiện ở phần cuối câu chuyện, nhưng nhân vật bà cụ Tứ đã góp phần tạo nên ánh sáng của truyện ngắn. Bà cụ Tứ xuất hiện dưới ngòi bút của Kim Lân với dáng vẻ "lọng khọng", "húng hắng ho", "lẩm bẩm tính toán". Đó là hình ảnh một người mẹ nông dân lam lũ, nghèo khổ, tần tảo, chắt chiu. Bà là nạn nhân của nạn đói Ất Dậu năm 1945, chồng và con gái đã mất, chỉ còn lại duy nhất một đứa con trai là Tràng. Chỉ bằng vàI nét phác họa về ngoại hình, Kim Lân đã giúp người đọc cảm nhận được hoàn cảnh, số phận và phẩm chất của ngườI mẹ: Giàu đức hy sinh, rất mực yêu thương con, giàu lòng vị tha và tinh thần lạc quan tin yêu cuộc sống.

    Các nhà phê bình gọi nhân vật này là ánh sáng của thiên truyện ngắn Vợ Nhặt. Thấp thoáng sau hình ảnh bà cụ Tứ là dáng vóc người người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Bà cụ Tứ là người mẹ nhân hậu, vị tha, giàu tình thương, giàu đức hi sinh. Trước hết, người mẹ ấy đau đớn, ai oán, xót xa khi con trai phải nhặt vợ, điều đó được thể hiện qua diễn biến tâm trạng và hành động của người mẹ khi nhận con dâu. Khi về đến nhà, trước tâm trạng vui tươi hớn hở và hành động khác thường của Tràng, bà cụ Tứ không khỏi ngạc nhiên đến sững sờ; bởi bà không thể ngờ rằng Tràng đã nhặt vợ trong khi nạn đói và cái chết đang hoành hành dữ dội, cho đến khi Tràng trình bày rõ sự tình "Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ.. Chẳng qua nó cũng là cái số cả". Đến lúc này, người mẹ hiểu ra "biết bao nhiêu là cơ sự" và diễn biến tâm trạng diễn ra trong bà hết sức phức tạp. Đầu tiên, Kim Lân đã miêu tả dáng vẻ của bà sau khi nghe con nói "bà lão cúi đầu nín lặng", cái cúi đầu chứa bao nỗi niềm đau đớn và đầy tâm sự, không nói mà tưởng như nói bao nhiêu điều, xót xa và cay đắng. Trong hoàn cảnh hiện tại


    "Con đói lả ôm lưng mẹ khóc

    Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi

    Kiếp người cơm vãi cơm rơi

    Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi"

    (Tố Hữu)

    Người mẹ có thể viện nhiều lý do để từ chối con dâu bởi cái đói đang dồn con người ta đến chân tường của sự sống, rước một người về nhà lúc này cũng đồng nghĩa với việc đẩy gia đình bà đến gần hơn với cái chết nhưng "lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự", bà lão hiểu rồi. Bà hiểu ra nỗi niềm khát khao hạnh phúc của Tràng, là khát vọng tới độ "nhặt vợ". "Vừa ai oán vừa xót thương" cho số phận của mình và con trai, con thì phải nhặt vợ trong nạn đói còn mình lại cay đắng khi không thể làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Là người từng trải, từng chứng kiến cảnh chồng và con gái bị chết đói, bà có thể không chấp nhận yêu cầu của Tràng, nhưng rồi, bà hiểu vì quá khát khao hạnh phúc mà con trai bà phải làm như thế, mối nhân duyên của con trai bà rất đáng thương và tội nghiệp, bất chấp cả cái đói và cái chết. Vì vậy người mẹ như bà không thể không đau xót cho số phận của con trai mình bởi việc dựng vợ gả chồng là việc hệ trọng, thiêng liêng của cả đời người. "Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi", nếu không có mâm cao cỗ đầy thì cũng có buồng cau, miếng trầu dạm hỏi long trọng, "Còn mình thì..", nhà văn sử dụng dấu ba chấm để thể hiện sự nghẹn ngào không nói nên lời của bà lão. "Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt", đây là dòng nước mắt của cay đắng, sự thương cảm và lòng yêu thương vô bờ bến mà người mẹ đã dành cho đứa con. Và rồi, một nỗi lo canh cánh trong lòng của bà xuất hiện "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không". Ở khoảnh khắc này, lòng bà quặn thắt vì nỗi đau. Tình thương con tràn ngập tâm hồn của bà, vừa thương cảm vừa tội nghiệp. Tác giả đã miêu tả thành công diễn biến tâm trạng của bà lão, từ bất ngờ đến đau đớn, vận dụng lối ngôn ngữ độc thoại nội tâm cùng với vốn từ láy phong phú đã gieo trong lòng người đọc bao nỗi đồng cảm, xót xa với hoàn cảnh của bà cụ Tứ.

    Từ sự đồng cảm, xót thương bà cụ Tứ đã nhận người con gái xa lạ làm con dâu. Khi cái đói đang quét qua từng số phận con người và cái chết đang bủa vây. "Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà". Từ láy "đăm đăm" cho thấy cái nhìn xót thương khi nhìn thấy cử chỉ đáng thương, hoàn cảnh cùng đường, sự lễ phép của người vợ nhặt. "Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ được..", bà hiểu hoàn cảnh khốn cùng, sự ngặt nghèo của cuộc sống đã khiến chị phải chấp nhận theo con bà mà không cần cưới hỏi. Chị đang tìm kiếm cơ hội để chị được sống và cơ hội của chị cũng chính là cơ hội duy nhất của con bà để được hạnh phúc. Tình thương của bà cụ xuất phát từ lòng thương người trong cảnh khốn cùng và tấm lòng nhân hậu cao cả của người mẹ. Tình thương bao la của người mẹ là món quà vô giá, nó đã rút ngắn khoảng cách giữa hai người phụ nữ xa lạ. Bà day dứt khi không làm tròn trách nhiệm của người mẹ, nay Tràng lại phải tự đi tìm hạnh phúc cho mình. Con bà thật đáng thương mà người đàn bà kia cũng thế, nay con đã tìm được hạnh phúc, làm sao bà có thể từ chối được. Và vượt lên tất cả đe dọa của cái đói và cái chết, người mẹ quyết định chấp nhận người con dâu. Bà cụ Tứ nhận con dâu xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến, tinh thần lạc quan tin yêu cuộc sống dù trong hoàn cảnh khốn cùng. Như vậy bằng nghĩa cử cao đẹp ấy của nhân vật, Kim Lân đã làm bừng sáng lên phẩm chất của người lao động nghèo trong nạn đói. Như nhà giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: "Nhà văn dùng" Vợ nhặt "để làm cái đòn bẩy nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện" Vợ nhặt "đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng". Chính tình thương của người mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho bà. "Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng..", bà xưng mình là "u" và gọi là "các con", bà đã chấp nhận và chào mừng người con dâu, xem nàng là người một nhà. Và chính câu nói đó cũng làm bớt đi sự thẹn thùng, bỡ ngỡ của con dâu và sự lo lắng trong tâm trạng của Tràng.

    Xuất phát từ tình yêu thương, bà cụ Tứ đã nhận con dâu trong hoàn cảnh khốn cùng của cuộc sống. Và sau nghĩa cử cao đẹp đó, người đọc cảm nhận được tất cả sự lo lắng bất an của người mẹ cho tương lai của con. Khi nạn đói lên đến đỉnh điểm, cái đói, cái chết gần kề, thế mà bà cụ Tứ vẫn nhận con dâu bất chấp mọi sự đe dọa, giúp ta cảm nhận được tấm lòng vị tha và giàu đức hi sinh của người mẹ. Mặc dù lo âu trước hoàn cảnh đói khổ, nhưng người mẹ ấy vẫn động viên các con vượt lên nghịch cảnh, vững niềm tin trong cuộc sống. Bà cụ là người thật thà, bà chân thành bộc bạch sự nghèo khó với nàng dâu mới "nhà ta thì nghèo", "ai giàu ba họ, ai khó ba đời?", nói về hoàn cảnh gia đình mình cho con dâu để chị hiểu. Hơn hết bằng những kinh nghiệm sống quý báu của bản thân, bà đưa ra lời khuyên chân thành và dặn dò mong các con gây dựng một gia đình hạnh phúc. Những lời nói ấy không chỉ là lời khuyên, lời căn dặn mà nó còn chất chứa biết bao tình thương, bao niềm tin và qua đó bà muốn động viên an ủi các con vượt lên nghịch cảnh.

    Thế nhưng khi quay về thế giới nội tâm, tâm trạng của người mẹ ấy vô cùng phức tạp. "Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt", ánh mắt bà cụ Tứ đầy sự lo lắng, bà nhớ về quá khứ đau buồn, chính nạn đói đã cướp đi chồng và con gái – những người bà hết mực thương yêu. Từ những cảm xúc ấy, bà cụ Tứ càng lo lắng hơn cho tương lai của Tràng. Qua đó ta thấy ngòi bút tài hoa của Kim Lân trong việc miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật bằng những đoạn độc thoại nội tâm. Tâm trạng ấy xuất phát từ hiện tại đi về quá khứ rồi trở về với hiện tại để càng lo lắng hơn cho cuộc sống hiện tại và tương lai của các con. Dẫu vậy bà vẫn tràn đầy niềm tin cuộc sống và thể hiện tình yêu thương tha thiết với con dâu: "Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân". "Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu con trong nhà rồi", không chỉ thương con mà bà còn nhân ái, bà sẵn sàng bao bọc chở che cho người con gái khốn khổ này. Dù là người phụ nữ xa lạ, nhưng giờ cũng đã là con dâu của bà, nên bà càng thương xót hơn "kể có ra làm được có dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo", "chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá". Bà thương mà bà không thể giúp thêm gì con được, để rồi bà "nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng". Giọt nước mắt ấy chứa đầy tình thương yêu mà người mẹ dành cho con, vừa là giọt nước mắt xót xa, vừa là giọt nước mắt hạnh phúc. Từ đó càng bật lên niềm xót thương, đồng cảm của bà cụ Tứ với người vợ nhặt. Qua đó, ta bắt gặp thông điệp mà Kim Lân muốn gửi đến bạn đọc về niềm tin cuộc sống của con người trong cảnh khốn cùng. Ngay cả khi cái chết đang rình rập từng số phận con người, người dân lao động vẫn luôn lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống trong mọi nghịch cảnh:


    "Chớ than phận khó ai ơi

    Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây"

    (ca dao)

    Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc bằng độc thoại nội tâm, kết hợp đối thoại, đặt nhân vật trong tình huống thử thách, ngôn ngữ bình dị, khẩu ngữ chắt lọc, Kim Lân đã miêu tả chân thực tâm trạng và hành động của bà cụ Tứ. Từ đó, cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và tấm lòng bao dung của bà với con, bà cụ Tứ tiêu biểu cho người mẹ Việt Nam truyền thống, hết mực yêu thương con.

    Nhà văn Kim Lân đã rất thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm, tác giả đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh thử thách đó là sự kiện con trai bà nhặt vợ trong nạn đói và khi cái chết đang bủa vây. Qua việc miêu tả số phận, tính cách nhân vật cùng với những biện pháp tu từ, hình ảnh chi tiết đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình và sắc thái biểu cảm, sử dụng khẩu ngữ nhưng có sự chắt lọc tinh tế; cách kể chuyện sinh động sáng tạo. Tất cả những sáng tạo nghệ thuật trên giúp Kim Lân xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. Qua đó, tác giả ca ngợi niềm khát khao tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ ngay trên bờ vực của cái chết.

    Suy cho cùng, nhân vật bà cụ Tứ đã góp phần không nhỏ trong việc bộc tả nội dung đoạn trích nói riêng và đem đến sự thành công cho tác phẩm nói chung. Thông qua những diễn biến tâm trạng và hành động khi nhận con dâu, bà đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Từ đó tăng thêm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cho tác phẩm, giúp "Vợ nhặt" trở thành truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Kim Lân. Có thể nói những dòng văn của Kim Lân sẽ sống mãi trong lòng người đọc bởi "Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết lên những trang bất hủ" (Nguyễn Khải). Hơn hết tác phẩm gửi đến bài học cho thế hệ trẻ về lòng nhân ái, sự lạc quan tin yêu cuộc sống trong hoàn cảnh khốn cùng. Từ đó giúp ta biết yêu thương người cùng cảnh, phấn đấu xây dựng tương lai ngày càng tốt đẹp.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...