Phân tích số phận và vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà làng chài: Người đàn bà... lam lũ khó nhọc

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 17 Tháng ba 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Phân tích số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:

    Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa:

    - Con lạy quý tòa..

    - Sao, sao?

    - Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó..

    Lúc bấy giờ tôi đang ngồi giấu mặt sau bức màn vải hoa ngăn chỗ làm việc bên ngoài và phòng ngủ bên trong của Đẩu. Sau câu nói của người đàn bà, tôi cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt quá. Tôi vén lá màn bước ra.

    Người đàn bà nhận ra được tôi ngay. Mụ nhấp nhổm xoay mình trên chiếc ghế như bị kiến đốt, và về sau tôi mới sực nghĩ ra, mụ nghĩ rằng tòa án đã bố trí sẵn tôi ngồi phía sau để chuẩn bị làm nhân chứng.

    - Chị cứ ngồi nguyên đấy! – Đẩu nói với vẻ đầy hào hứng của một con người bảo vệ công lí vừa có thêm người đến tiếp viện, anh chạy sang phòng bên xách một chiếc ghế cho tôi. Bấy giờ dưới con mắt của người đàn bà hàng chài, vị chánh án không phải là Đẩu đã trở về ngồi sau chiếc bàn lớn mà là tôi, với mấy vết thương đã lên da non nhưng vẫn để dấu vết trên mặt.

    - Tuỳ bà! – Đẩu thay đổi cách xưng hô, khoác lên mình cái cung cách bề ngoài của một vị chánh án - chủ trương nguyên tắc của chúng tôi là kêu gọi hòa thuận..

    Đang ngồi cúi gục xuống, người đàn bà bỗng ngẩng lên nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một, với một vẻ ban đầu hơi ngơ ngác.

    - Chị cám ơn các chú! - Người đàn bà đột nhiên thốt lên bằng một giọng khẩn thiết - Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc..

    (Trích Chiếc thuyền ngoài xa, Ngữ văn 12, Tập hai,

    NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 74)

    I. MỞ BÀI

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk mở bài chung

    - Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích "Người đàn bà.. khó nhọc" đã giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật người đàn bà, từ đó thấy được vẻ đẹp khuất lấp của nhân vậy và góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

    II. THÂN BÀI

    1. Khái quát

    - Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm "Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống ấy, các nhân vật phải bộc lộ cách ứng xử, tính cách và phẩm chất.

    Tình huống truyện trong "Chiếc thuyền ngoài xa" là để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, vị trưởng phòng khó tính đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Chấp nhận yêu cầu của trưởng phòng, Phùng quyết định đến vùng biển từng là chiến trường cũ nơi anh từng chiến đấu, ở đó anh có người bạn chiến đấu là Đẩu, hiện là chánh án tòa án huyện. Sau gần một tuần mai phục, buổi sáng hôm ấy, bất ngờ anh lại gặp được một cảnh "đắt" trời cho, cảnh mà theo Phùng suốt đời cầm máy anh chưa gặp được một lần. Cảnh đẹp như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", một "vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích", mà đứng trước cảnh tượng ấy người nghệ sĩ thấy trái tim mình thắt lại, bối rối. Thậm chí, trong giây phút hạnh phúc đến tuyệt đỉnh, Phùng tưởng như đã "khám phá ra chân lý của sự toàn thiện, khám phá ra khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật. Phùng đã bấm máy liên tục để thu hết vẻ đẹp tuyệt đỉnh của cảnh vật vào ống kính của mình. Nhưng éo le thay khi con thuyền ngư phủ đẹp như một giấc mơ trong bức tranh nghệ thuật đẹp một cách toàn bích ấy tiến vào bờ thì bước xuống từ đó không phải là những con người đẹp và toàn thiện như cổ tích mà là một người đàn bà xấu xí, một người đàn ông độc ác và một màn bạo lực gia đình khiến cho không chỉ Phùng mà người đọc cũng sửng sốt và đau đớn. Lão đàn ông hàng chài ra sức đánh người vợ khốn khổ một cách tàn bạo. Trong cơn giận dữ như lửa cháy, lão vừa nghiến răng ken két vừa dùng hết sức lực để dùng chiếc thắt lưng quất tới tấp vào người đàn bà. Không chỉ đánh vợ tàn độc mà lão đàn ông còn ra sức chửi rủa. Mỗi nhát quất xuống là một câu nguyền rủa đầy nghiệt ngã dành cho vợ con: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Nhưng kì lạ là trước trận đòn như với kẻ thù của người đàn ông, người đàn bà chỉ im lặng, nhẫn nhục chịu đựng, không chống trả cũng không chạy trốn. Phùng cũng chưa kịp làm gì để giúp đỡ người đàn bà thì lại chứng kiến màn bạo lực gia đình đau lòng hơn. Thằng Phác là con trai của lão đàn ông và người đàn bà vì thương mẹ nên căm ghét và lao vào đánh lại cả bố để rồi lão đàn ông tát cho thằng bé hai cái khiến nó ngã dúi xuống cát rồi bỏ đi. Vì muốn giúp đỡ người đàn bà nên chánh án Đẩu đã gọi chị đến tòa án và trong hoàn cảnh ấy vẻ đẹp của nhân vật người đàn bà được bộc lộ rõ nét.

    2. Số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích

    2.1. Số phận:

    Đọc đoạn trích cũng như đọc hết câu truyện người đọc vẫn không biết tên của người đàn bà là gì, tác giả đã gọi một cách phiếm định: Khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị.. như một sự xóa mờ tên tuổi nhằm tô đậm thêm số phận của chị. Chị là người vô danh, là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như bao người phụ nữ khác không hiếm gặp trên những miền quê Việt Nam. Điều đó chỉ ra một thực tế rằng, người đàn bà không phải là hiện tượng cá biệt và cũng không phải quá phổ biến nhưng ta có thể bắt gặp đâu đó trong cuộc đời.

    Trong suốt tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên người đàn bà: Xấu, nghèo khổ, lam lũ, ít học, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ.. Số phận, cuộc đời của chị được tác giả tái hiện với đầy sự cảm thông, chia sẻ và càng hiện ra rõ nét hơn khi chị đến tòa án huyện.

    Vì lạc hậu, ít học, nghèo khổ và hơn nữa có thể do bị bạo hành thường xuyên nên người đàn bà xuất hiện ở tòa án trong dáng vẻ và hành động đầy tự ti, rụt rè đến tội nghiệp. Chị xưng là con, gọi chánh án Đẩu là quý tòa, thậm chí còn có hành động chắp tay lại vái lia lịa . Khi nhận ra Phùng là người đã chứng kiến câu chuyện, chị nhấp nhổm xoay mình trên chiếc ghế như bị kiến đốt. Có lẽ, chị nghĩ rằng tòa sắp xếp Phùng đến đây làm nhân chứng.

    2.2. Vẻ đẹp khuất lấp

    Ai đó đã từng nói "Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong đoạn trích cũng như trong tác phẩm đã khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà. Vẻ đẹp của chị không dễ nhận thấy vì bị ẩn mình trong bề ngoài thô kệch, xấu xí nhưng rất đáng trân trọng và ngợi ca.

    Người đàn bà hàng chài có vẻ ngoài xấu xí, ít học, lam lũ và cuộc đời đầy bất hạnh ấy hóa ra bên trong lại ẩn chứa nhiều phẩm chất tốt đẹp. Điều đó thể hiện rõ qua cách ứng xử của chị trước bi kịch gia đình. Khi biết hoàn cảnh gia đình của người đàn bà, cách giải quyết của chánh án Đẩu là cho gọi người đàn bà tới và khẳng định: "Chị không sống nổi với lão vũ phu ấy đâu". Phùng và Đẩu cho rằng người đàn bà chỉ có cách duy nhất là từ bỏ gã chồng tàn ác và chắc chắn sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của mình nhưng trái với điều họ mong đợi người đàn bà đã kiên quyết từ chối. Người đàn bà thậm chí còn van lạy để đừng bắt chị bỏ chồng "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó..". Câu trả lời cũng như phản ứng của người đàn bà làm cho căn phòng "lồng lộng gió biển tự nhiên bị hút hết không khí trở nên ngột ngạt" . Hóa ra, cách giải quyết của Phùng và Đẩu tuy đứng về phía người đàn bà nhưng rất thiếu thực tế. Họ chỉ nghĩ giúp đỡ người đàn bà mà chưa nghĩ đến việc những đứa trẻ rồi sẽ ra sao? Những người làm ăn lam lũ khó nhọc ra khơi lao động cần phải có bàn tay của người đàn ông. Người đàn ông là trụ cột trong nhà. Người đàn bà ấy và cả chục đứa trẻ vô tội ngây thơ kia sẽ sống ra sao khi trên thuyền không còn bàn tay lao động chủ đạo của người đàn ông?

    - Vậy vì sao người đàn bà không chịu bỏ chồng. Đó là vì:

    + Thương con: Quyết định không bỏ chồng của người đàn bà chủ yếu là vì chị thương con. Chị nhận thấy rằng, các con là cuộc sống, lẽ sống, là tất cả những gì chị có trong cuộc đời của mình. Vì thương con nên chị cần có người đàn ông để chèo chống lúc sóng gió phong ba, để cùng nuôi dạy đàn con trên dưới mười đứa. Chị đã nói rằng đàn bà hàng chài không sống như trên đất được mà phải sống vì con, phải gánh lấy cái khổ để nuôi con khôn lớn. Lòng thương con của chị khiến chị chấp nhận hi sinh bản thân, cam chịu những trận đòn vũ phu của chồng, không kêu van, không trốn chạy. Thậm chí, chị coi việc mình bị đánh đập như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời, là chuyện đương nhiên. Trong khổ đau, bất hạnh chị vẫn trân trọng, nâng niu những hạnh phúc hiếm hoi và niềm hạnh phúc nhất của chị là khi được nhìn đàn con ăn no. Tình mẫu tử của chị như một bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ được bộc lộ một cách cảm động và sâu sắc nhất, vút lên trên cái nền của cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa của chị. Vì có những phụ nữ như chị nên nếu ai đó có ví công lao của người mẹ như biển Thái Bình thì thiết nghĩ cũng thật dễ hiểu.

    + Thấu hiểu chồng và có tấm lòng bao dung, vị tha, nhân hậu: Bị chồng đánh tàn độc với ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng nhưng người đàn bà không hề oán trách chồng. Chị hiểu nguyên nhân sâu xa lão đàn ông trở nên vũ phu là do nghèo đói. Cuộc mưu sinh của gia đình hơn chục người như dồn hết gánh nặng lên đôi vai của người đàn ông đã biến người chồng hiền lành của chị trở thành ác độc. Chị thấu hiểu nỗi khổ của chồng nên vì thế mà chị luôn bảo vệ chồng trước những đứa con và khi nói chuyện với Phùng và Đẩu"Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc..". Thấu hiểu chồng phải làm ăn lam lũ, khó nhọc như vậy nên chị thậm chí còn nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm về mình, sẵn sàng chấp bịbắt tội, phạt tù để không phải bỏ chồng.

    - Từng trải, sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời và rất tinh tế: Bên trong vẻ ít học, lạc hậu của chị là sự sắc sảo, từng trải, thấu hiểu lẽ đời và rất tinh tế. Trong đoạn trích, người phụ nữ đáng thương đã khiến cho Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chị không những không bỏ chồng mà còn nói: "Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.." . Trong lời nói này ta thấy người đàn bà bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn và sắc sảo không ngờ. Chị nói về cuộc đời với những lí lẽ riêng của mình, chủ động thay đổi cách xưng hô từ "con" - quý tòa "sang" chị - các chú ". Dưới góc nhìn ngôn ngữ có thể thấy người phụ nữ khốn khổ ấy đã khéo léo chuyển từ mối quan hệ thứ bậc (con - quý tòa) trong đó người đàn bà ở vai dưới sang quan hệ thân sơ (chị - chú), người đàn bà trở thành vai trên. Chị khen người ta trước" lòng các chú tốt "rồi mới phê bình người ta" các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.. "là cách hữu hiệu để buộc Phùng và Đẩu phải tiếp nhận câu chuyện ở một vị thế khác, chỉ cho họ thấy được những khuyết điểm của mình là sự thiếu từng trải, va vấp. Chỉ biết nhìn cuộc đời qua một mớ lí thuyết, sách vở. Để từ đó Đẩu và Phùng phải vỡ lẽ và" ngộ "ra bao điều về cuộc sống.

    3. Đánh giá

    3.1. Nghệ thuật

    Bức chân dung của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật đậm nét sự sáng tạo. Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Ngôn ngữ người kể chuyện thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

    3.2. Ý nghĩa của đoạn văn và vài trò của nhân vật người đàn bà

    Thông qua vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà, đoạn văn cũng như tác phẩm tác phẩm đã bộc lộ giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đó là ca ngợi vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời đầy sóng gió. Người đàn bà tiêu biểu cho biết bao nhiêu phụ nữ sống nghèo khổ, bất hạnh và tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất cao quý như tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó, thương chồng thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha cao thượng. Với nhân vật người đàn bà, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục cuộc hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người Việt Nam. Từ đó khiến chúng ta rút ra rằng không thể nhìn đời, nhìn người bằng một cái nhìn đơn giản, một chiều mà phải nhìn đời, nhìn người bằng cái nhìn đa diện nhiều chiều để khám phá được cái đẹp về bản chất nhiều khi ẩn rất sâu trong bề ngoài thô nhám.

    Bài làm

    " Mỗi câu văn là một lần lặn vào trang giấy

    Lặn vào cuộc đời

    Rồi lại ngoi lên. "

    (" Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ.. "– Chế Lan Viên)

    Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương lại đi vào cuộc sống của con người? Văn chương kì diệu lắm! Văn chương là nghệ thuật nhưng lại chân thực vô cùng. Người đọc tìm đến nó không phải là thứ cao siêu mà đơn giản ở đó, họ tìm thấy cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm" Chiếc thuyền ngoài xa "mà độc giả không thể nào quên. Đặc biệt, đoạn trích dưới đây đã giúp người đọc hiểu thêm về nhân vật người đàn bà, từ đó thấy được vẻ đẹp khuất lấp của nhân vậy và góp phần thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:

    " Người đàn bà hướng về phía Đẩu, tự nhiên chắp tay lại vái lia lịa [..] Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.. "

    Nguyễn Minh Châu là nhà văn giàu tâm huyết, luôn trăn trở về một nền văn học xứng đáng với tầm vóc dân tộc và với sự kì vọng của nhân dân. Hai tập truyện ngắn" Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành "(1983) và" Bến quê "(1985) đã đưa nhà văn lên vị trí" người mở đường tinh anh và tài năng "(Nguyên Ngọc) của văn học nước nhà từ sau năm 1975.

    " Chiếc thuyền ngoài xa "thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện" Bến quê "(1985) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn" những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời sống ". Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ảnh từ lâu trở nên quen thuộc về một ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo ban mai lên trên không gian xa rộng của biển cả.

    Đoạn văn bản tái hiện lại câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện sau khi bị Phùng chứng kiến trận đòn của chị. Trong cuộc nói chuyện ấy, ta thấy rõ nét vẻ đẹp của người đàn bà: Thấu hiểu lẽ đời, sâu sắc, nhân hậu, vị tha, hiểu chồng và thương con vô bờ. Qua đó, quan niệm nghệ thuật của tác giả được bộc lộ rõ nét.

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu quan niệm " Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, là một lát cắt của hiện thực cuộc sống, nhưng chỉ qua một lát cắt ấy thấy được cả vòng đời thảo mộc trăm năm ". Với quan niệm như vậy nên trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra tình huống truyện hết sức độc đáo. Để trong tình huống ấy, các nhân vật phải bộc lộ cách ứng xử, tính cách và phẩm chất.

    Truyện kể về hành trình đi tìm một bức ảnh đẹp cho bộ lịch của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh đã tìm thấy một" cảnh đắt trời cho ". Nhưng ngay trong giây phút người nghệ sĩ ấy vừa" khám phá ra cái chân lí của sự hoàn thiện ", vừa bắt được cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn", thì cũng là lúc Phùng chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình: Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man. Chỉ trong ba hôm phải chứng kiến cảnh tượng ấy đến hai lần khiến Phùng không thể chịu đựng được, bản lĩnh và phẩm chất của một người chiến sĩ – nghệ sĩ đã thôi thúc anh phải dùng vũ lực buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Cũng vì thế mà anh bị thương và được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. Tại đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài và ngộ ra nhiều điều. Từ đó, vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài được bộc lộ.

    Trong tác phẩm và đoạn trích, người đàn bà hàng chài hiện lên là hình ảnh của con người vô danh với số phận bất hạnh. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, người đọc không hề được biết đến tên riêng của chị, khi thì gọi là "người đàn bà hàng chài", lúc lại gọi là "mụ", rồi đến "chị ta".. Chị xuất hiện với vẻ bề ngoài xấu xí, thô kệch: "Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt". Cái dáng vẻ bề ngoài cũng gợi lên vẻ lam lũ, cam chịu của một người đàn bà vùng biển: "Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Bộ quần áo chị mặc với "tấm lưng áo bạc phếch" gợi ra sự nghèo đói, nhếch nhác. Những nét chân dung từ vẻ bề ngoài đã hé mở một cuộc đời nhiều khổ đau, bất trắc. Vượt lên trên số phận bi kịch, người phụ nữ vô danh ấy vẫn tỏa sáng cho đời bao vẻ đẹp lấp lánh. Bên ngoài chị giống như viên ngọc thô lấm láp nhưng trong chiều sâu nhân bản lại là viên ngọc quý ánh lên một tâm hồn cao thượng, đẹp đẽ.

    Ai đó đã từng nói "Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo". Phải chăng vì vậy mà ta có thể bắt gặp nhiều nghệ sĩ có phong cách hoàn toàn khác nhau trên cùng một giao lộ của hành trình kiếm tìm và khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong đoạn trích cũng như trong tác phẩm đã khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà. Vẻ đẹp của chị không dễ nhận thấy vì bị ẩn mình trong bề ngoài thô kệch, xấu xí nhưng rất đáng trân trọng và ngợi ca.

    Người đàn bà hàng chài có vẻ ngoài xấu xí, ít học, lam lũ và cuộc đời đầy bất hạnh ấy hóa ra bên trong lại ẩn chứa nhiều phẩm chất tốt đẹp. Điều đó thể hiện rõ qua cách ứng xử của chị trước bi kịch gia đình. Khi biết hoàn cảnh gia đình của người đàn bà, cách giải quyết của chánh án Đẩu là cho gọi người đàn bà tới và khẳng định: "Chị không sống nổi với lão vũ phu ấy đâu". Phùng và Đẩu cho rằng người đàn bà chỉ có cách duy nhất là từ bỏ gã chồng tàn ác và chắc chắn sẽ chấp nhận sự giúp đỡ của mình nhưng trái với điều họ mong đợi người đàn bà đã kiên quyết từ chối. Người đàn bà thậm chí còn van lạy để đừng bắt chị bỏ chồng "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó..". Chị đã xưng hô con và quý tòa với thái độ lo lắng cùng giọng điệu khẩn khoản van nài cùng với hành động vái lạy. Thật bất ngờ biết bao, khi chị có cơ hội thoát khỏi đòn roi của chồng lại có những van nài khẩn khoản đến đớn đau như vậy. Trong nỗi đau đoạn trường của mình, Thúy Kiều cũng có một hành động lạ như vậy với Thúy Vân:

    "Cậy em em có chịu lời

    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa".

    Tuy nhiên, lời khẩn khoản ấy đến từ việc Thúy Kiều nhờ Thúy Vân một việc rất hệ trọng, việc xưa nay hiếm: Trao duyên. Thì lời cần xin khẩn thiết của người đàn bà hàng chài lại cho thấy chị sẵn sàng đón nhận những trận đòn roi của chồng như người đi biển chấp nhận sóng gió chứ nhất định bỏ chồng. Lời khẩn cầu tha thiết đến đớn đau ấy thật ngược đời, ngang trái biết bao nhiêu. Đằng sau thái độ chấp nhận đánh đổi mọi thứ chứ nhất định không chịu bỏ chồng là gì đây? Sức hấp dẫn, sự kịch tính của câu chuyện được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Quả thực, chi tiết nhỏ nhưng làm nên nhà văn lớn hay sao?

    Câu trả lời cũng như phản ứng của người đàn bà làm cho căn phòng "lồng lộng gió biển tự nhiên bị hút hết không khí trở nên ngột ngạt" . Hóa ra, cách giải quyết của Phùng và Đẩu tuy đứng về phía người đàn bà nhưng rất thiếu thực tế. Họ chỉ nghĩ giúp đỡ người đàn bà mà chưa nghĩ đến việc những đứa trẻ rồi sẽ ra sao? Những người làm ăn lam lũ khó nhọc ra khơi lao động cần phải có bàn tay của người đàn ông. Người đàn ông là trụ cột trong nhà. Người đàn bà ấy và cả chục đứa trẻ vô tội ngây thơ kia sẽ sống ra sao khi trên thuyền không còn bàn tay lao động chủ đạo của người đàn ông?

    Vậy vì sao người đàn bà không chịu bỏ chồng. Đầu tiên, đó là vì xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng. Quyết định không bỏ chồng của người đàn bà chủ yếu là vì chị thương con.

    Chị nhận thấy rằng, các con là cuộc sống, lẽ sống, là tất cả những gì chị có trong cuộc đời của mình. Vì thương con nên chị cần có người đàn ông để chèo chống lúc sóng gió phong ba, để cùng nuôi dạy đàn con trên dưới mười đứa. Chị đã nói rằng đàn bà hàng chài không sống như trên đất được mà phải sống vì con, phải gánh lấy cái khổ để nuôi con khôn lớn. Lòng thương con của chị khiến chị chấp nhận hi sinh bản thân, cam chịu những trận đòn vũ phu của chồng, không kêu van, không trốn chạy. Thậm chí, chị coi việc mình bị đánh đập như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời, là chuyện đương nhiên. Trong khổ đau, bất hạnh chị vẫn trân trọng, nâng niu những hạnh phúc hiếm hoi và niềm hạnh phúc nhất của chị là khi được nhìn đàn con ăn no. Tình mẫu tử của chị như một bản năng mãnh liệt ngàn đời của người phụ nữ được bộc lộ một cách cảm động và sâu sắc nhất, vút lên trên cái nền của cuộc sống cơ cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa của chị. Vì có những phụ nữ như chị nên nếu ai đó có ví công lao của người mẹ như biển Thái Bình thì thiết nghĩ cũng thật dễ hiểu.

    Qua hình tượng người đàn bà, ta thấy thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, giàu đức hi sinh và thương con vô điều kiện:

    "Đêm chong đèn ngồi nhớ lại

    Từng câu chuyện ngày xưa.

    Mẹ về đứng dưới mưa

    Che đàn con nằm ngủ

    Canh từng bước chân thù.

    Mẹ ngồi dưới cơn mưa."

    ( "Huyền thoại mẹ" – Trịnh Cộng Sơn)

    Hay như trong tác phẩm Những người khốn khổ của V. Hugo, người mẹ trẻ Phăngtin trong giây phút túng quẫn khó khăn, đã bán tóc bán răng, thậm chí bán mình để có tiền nuôi con gái Codet bé bỏng. Nhân gian này có biết bao người mẹ đã sẵn lòng hi sinh như thế!

    Tố Hữu từng nói: "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi đến của văn học". Văn học từ cuộc sống mà ra và làm cuộc sống thêm phần đẹp tươi. Đích đến của văn chương muôn đời chính là cuộc sống con người. Đặt quan niệm ấy vào cuộc đời người đàn bà hiểu vì sao "nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than" (Nam Cao).

    Bị chồng đánh tàn độc với "ba ngày một trận nhẹ năm ngày một trận nặng" nhưng người đàn bà không hề oán trách chồng. Ngược lại, chị thấu hiểu chồng, luôn bao dung, vị tha, độ lượng:

    Khi bị đưa về tòa án, Phùng và Đẩu muốn giúp chị giải thoát khỏi cuộc hôn nhân ấy nhưng chị đã xin quan rằng: "Quý tòa bắt tội con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Đến tận cùng nỗi đau, được đưa cho quyền giải thoát nhưng chị lại chối bỏ. Phùng, Đẩu và cả người đọc đều cảm thấy khó hiểu trước quyết định ấy của chị. Thế nhưng, sau những lời tâm tình của chị, người ta mới vỡ lẽ và cảm thấy khâm phục người phụ nữ ấy. Chị hiểu nguyên nhân sâu xa lão đàn ông trở nên vũ phu là do nghèo đói. Cuộc mưu sinh của gia đình hơn chục người như dồn hết gánh nặng lên đôi vai của người đàn ông đã biến người chồng hiền lành của chị trở thành ác độc. Chị thấu hiểu nỗi khổ của chồng nên vì thế mà chị luôn bảo vệ chồng trước những đứa con và khi nói chuyện với Phùng và Đẩu"Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc..". Thấu hiểu chồng phải làm ăn lam lũ, khó nhọc như vậy nên chị thậm chí còn nhận hết trách nhiệm, lỗi lầm về mình, sẵn sàng chấp bị"bắt tội", "phạt tù" để không phải bỏ chồng. Sự hi sinh, thấu hiểu chồng của chị càng khiến người đọc cảm thấy xót xa cho số phận người phụ nữ, dù ở thời nào thì vẫn nhận chung một lời "lời rằng bạc mệnh ấy là lời chung" như cụ Nguyễn Du đã nói.

    Ẩn đằng sau lớp vỏ bọc thất học, lạc hậu, lam lũ của chị là sự sắc sảo, từng trải, thấu hiểu lẽ đời và rất tinh tế.

    Trong đoạn trích, người phụ nữ đáng thương đã khiến cho Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Chị không những không bỏ chồng mà còn nói: "Đây là chị nói thành thực, chị cám ơn các chú. Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn.. cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.." . Trong lời nói này ta thấy người đàn bà bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn và sắc sảo không ngờ. Chị nói về cuộc đời với những lí lẽ riêng của mình, chủ động thay đổi cách xưng hô từ "con" - quý tòa "sang" chị - các chú ". Dưới góc nhìn ngôn ngữ có thể thấy người phụ nữ khốn khổ ấy đã khéo léo chuyển từ mối quan hệ thứ bậc (con - quý tòa) trong đó người đàn bà ở vai dưới sang quan hệ thân sơ (chị - chú), người đàn bà trở thành vai trên. Có thể nói đây là" cuộc cách mạng trong xưng hô của người đàn bà "và sau đó làm nên" cuộc cách mạng trong nhận thức "của Phùng và Đẩu (chữ dùng của GS. Nguyễn Đăng Mạnh).

    Chị khen người ta trước" lòng các chú tốt "rồi mới phê bình người ta" các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc.. "là cách hữu hiệu để buộc Phùng và Đẩu phải tiếp nhận câu chuyện ở một vị thế khác. Trong vai" chị ", người đàn bà sắc sảo ấy đã làm thay đổi nhận thức một chiều của Phùng và Đẩu. Chị lên án họ vì thiếu sự đồng cảm, thiếu cái nhìn khách quan. Không thể bỏ chồng dù hắn tàn bạo cũng bởi vì chị hiểu thế nào là" nỗi vất vả cơ cực trên một chiếc thuyền không có đàn ông ", người đàn ông là trụ cột của gia đình, sẽ như thế nào nếu bi kịch li hôn xảy ra? Chị và chục đứa con sẽ sống thế nào khi không có" người đàn ông chèo chống lúc phong ba bão tố ", không có người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề, làm ăn nuôi con thì cuộc sống của người phụ nữ và đàn con sẽ ra sao giữa đại dương của số phận? Rõ ràng Phùng và Đẩu là những kẻ có học, nhưng các anh còn thiếu vốn sống, thiếu sự từng trải. Chính điều này đã mang đến sự đánh giá, nhìn nhận thiếu khách quan, thiếu sự cảm thông.

    Phùng và Đẩu có lòng tốt, có thiện chí, nhưng chừng đó chưa đủ. Con người sống cần phải thực tế, phải khách quan. Cuộc sống vốn đa chiều, nhiều màu sắc" Cuộc sống tuyệt vời biết bao, trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn long lanh giọt nước mắt ở đời "(Nguyễn Văn Thạc). Bởi vậy, nhiều khi con người phải chấp nhận những thực tế nghiệt ngã mà không thể lấy lý thuyết của sách vở để tô hồng. Cuộc sống đã vậy, con người càng phức tạp, khó hiểu hơn. Và để hiểu được con người thật khó, đối với phụ nữ càng khó hơn, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh phức tạp, không cho phép ta nhìn nhận hời hợt bên ngoài. Đó là thông điệp của Nguyễn Minh Châu về cách nhìn đời.

    Bức chân dung của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật đậm nét sự sáng tạo. Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Ngôn ngữ người kể chuyện thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

    Thông qua vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà, đoạn văn cũng như tác phẩm tác phẩm đã bộc lộ giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Đó là ca ngợi vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời đầy sóng gió. Người đàn bà tiêu biểu cho biết bao nhiêu phụ nữ sống nghèo khổ, bất hạnh và tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam có nhiều phẩm chất cao quý như tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó, thương chồng thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha cao thượng. Với nhân vật người đàn bà, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tiếp tục cuộc hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người Việt Nam. Từ đó khiến chúng ta rút ra rằng không thể nhìn đời, nhìn người bằng một cái nhìn đơn giản, một chiều mà phải nhìn đời, nhìn người bằng cái nhìn đa diện nhiều chiều để khám phá được cái đẹp về bản chất nhiều khi ẩn rất sâu trong bề ngoài thô nhám.

    " Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo ". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ" vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian "để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm" Chiếc thuyền ngoài xa "của nhà văn Nguyễn Minh Châu vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.

    " Thời gian qua kẽ tay

    Làm khô những chiếc lá

    * * *Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh"

    (Thời gian – Văn Cao)
     
    PhonghauLieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...