Truyền thuyết và những bí ẩn về thân thế Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, Đinh Bộ Lĩnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 21 Tháng ba 2022.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Truyền thuyết và những bí ẩn về thân thế Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, Đinh Bộ Lĩnh

    * * *

    Cho đến tận ngày nay, thân thế và cái chết của Đinh Tiên Hoàng, người khai sinh ra một nước Nam độc lập sau nghìn năm Bắc thuộc, vẫn là một điều gây nhiều tranh cãi.

    Các sử sách để lại đều có những lý giải không thể đơn giản hơn về nguồn gốc và cái chết của Đinh Tiên Hoàng. Đến mức nhiều người không thể tin được một vị Vua văn võ toàn tài, hội đủ mọi phẩm chất Trung, Hiếu, Dũng, Chí, Tín lại được ghi nhận sơ sài đến thế.

    Các tài liệu lịch sử, kể cả lịch sử Việt Nam và sử Tàu, nói về nguồn gốc của Đinh Bộ Lĩnh có đôi nét khác nhau, cộng thêm với hàng loạt truyền thuyết, những câu chuyện dân gian lưu truyền, kể cả những truyền thuyết hoang đường, làm cho việc xác định nguồn gốc nhân vật gặp không ít khó khăn.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Truyền thuyết hoang đường về sự ra đời của một danh nhân lịch sử dân tộc.

    Trong cuốn "Ngọn cờ lau lịch sử", tác giả Nguyễn Như viết năm 1981 kể rằng, Công Trứ và Đàm Thị sánh duyên đã trên dưới chục năm mà chưa có con. Là người học rộng, tài cao, có tư chất nên Công Trứ được trọng dụng giao chức Thứ sử, cai quản vùng châu Hoan. Sau 6 năm nhậm chức, người vợ Đàm Thị ở quê nhà mới có điều kiện để vào thăm chồng. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi, nào ngờ tai họa lại giáng xuống giữa đêm đó, Sao Băng hung tinh trên trời sa xuống dinh quan Thứ sử.

    Hào quang của ngôi sao mạnh và tỏa rộng, cùng với nắng nóng ban ngày đã làm khô mọi vật nên đã xảy ra hỏa hoạn cực lớn, làm cho tất cả kho tàng, trại lính và dinh thự của quan Thứ sử đều bị thiêu rụi.

    Cũng từ ngày đó, quan thứ sử Công Trứ bỗng dưng liền ốm liệt giường, cấm khẩu. Đàm Thị cùng gia nhân và những người tâm phúc lo lắng cho rằng "Đằng nào thì Công Trứ cũng không sống được nữa, bởi không chết vì triều đình trách tội thì cũng chết vì căn bệnh này" nên mọi người liền đưa Công Trứ trở lại cố hương.

    Về Đại Hữu được một thời gian thì Công Trứ khuất núi theo hầu tiên tổ, cũng là lúc Đàm Thị phát hiện mình đã có thai. Một thời gian sau quan quân triều đình về, truy xét Công Trứ vì tội làm cháy nhà cửa, kho tàng và dinh thự ở Hoan châu nên tuyên phạt "lưu đày biệt tích và tịch thu toàn bộ gia tư, điền thổ. Nhưng Công Trứ không còn, quan triều đình lại hỏi đến con của Công Trứ và phán rằng:" Sau này nếu sinh con trai, khi đứa con đó đủ mười tám tuổi sẽ phải chịu tội thay cha ".

    Vợ chồng Đinh Thúc Dự là em ruột của Đinh Công Trứ lo lắng, bàn bạc quyết bảo vệ cháu nên đã bịa ra câu chuyện rằng Đàm Thị đã bị con rái cá thành tinh hiếp. Nếu có sinh ra con trai thì cũng là" tạp chủng "chứ không phải là con của Công Trứ. Đó cũng chính là cái cớ để Đàm Thị sang nương nhờ bên ngoại là Đàm Gia Trang. Đủ chín tháng mười ngày, đêm rằm tháng ba năm 924, Bộ Lĩnh đã cất tiếng khóc chào đời.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Lại có thuyết khác về chuyện con ngựa đá kể rằng:

    Ngày xưa, ở làng Đàm Gia, châu Đại Hoàng, có một người tên Đinh Công Trứ, làm nhà tướng cho vị đầu mục Dương Diên Nghệ, sau trở nên thứ sử đất Hoan Châu. Về già, ông Trứ lui về quê cùng người vợ trẻ là Đàm Thị.

    Một hôm Đàm Thị đi tắm một mình trong đầm nước gần nhà, để quần áo ở bụi cây trên bờ, toan bước xuống nước bỗng thấy một con rái cá to lớn hiện lên tiến về phía mình. Đàm Thị sợ hãi ngất đi, đến lúc tỉnh dậy thì thấy mình nằm ở trên cỏ, bên cạnh có con rái cá ủ ấp liếm tay bà. Bàng hoàng đứng lên, bà vội mặc quần áo lại về nhà, dấu chồng việc lạ thường đã xảy ra. Cách đó ít lâu, Đàm Thị có thai, ngờ rằng con rái cá kia là Thần Nước hiện ra đi lại với bà. Đến ngày, bà sinh được một đứa con trai khỏe mạnh, khôi ngô khác thường. Vài năm sau, ông Trứ chết đi, cũng không hề biết rằng đứa con kia không phải là dòng máu của ông.

    Về sau, dân làng đánh bẫy bắt được con rái cá ở suối, giết ăn thịt rồi vứt xương đi. Đàm Thị nhặt xương con rái cá đem về gói lại treo ở bếp.

    Đứa con trai lớn lên, tỏ ra sức khỏe, thông minh hơn người, giỏi về bơi lặn, có thể ở lâu dưới nước hàng giờ. Đàm Thị đặt tên con là Đinh Bộ Lĩnh.


    [​IMG]

    [​IMG]

    Một ngày nọ có thày địa lý sứ Tàu tìm đến, ông ta đang có ý định tìm long mạch trong vùng đất này để táng cốt cha đem theo, khi tới gần vực song thì nhận thấy có vầng ánh sáng hào quang chiếu đỏ hướng thẳng lên sao Thiên Mã. Thày địa lý không biết lặn nên mới thuê người lặn mò xuống đáy nước xem xét tình hình. Lão thày địa lý này vô cùng dảo hoạt, liền thuê ngay đám trẻ mục đồng nơi sứ a nam.

    Đinh Bộ Lĩnh nhận lời lặn xuống dưới chỗ vực sâu nước chảy mạnh, thấy một con ngựa đá đang trừng mắt há miệng nhìn mình, cậu hoảng sợ trở lên nói cho thày Tàu hay. Thày Tàu liền bảo Đinh Bộ Lĩnh lấy một nắm cỏ đem xuống nhử vào mồm ngựa đá, thì ngựa há miệng ra nuốt lấy.

    Khi nghe Đinh Bộ Lĩnh lên kể lại rằng ngựa đã đớp lấy cỏ, thày địa lý không dấu được nỗi vui mừng, kêu lên:

    " Đúng long mạch rồi! Ai mà tang được tro cốt ông cha vào đấy thì sẽ được phát đế vương ". Quả trời không phụ long ta!

    Rồi lão ngửa cổ lên trời cười rộ.

    Lập tức quay qua Đinh Bộ Lĩnh rồi trao lại một gói xương bọc trong cỏ, bảo mang xuống cho vào miệng ngựa đá. Đinh Bộ Lĩnh cầm lấy lặn xuống nước, nhét gói xương dưới một khe đá gần đó rồi trở lên bảo với thày Tàu rằng đã đưa cho ngựa đá nuốt rồi. Thày địa lý Tàu tưởng thật mừng rỡ lắm liền thưởng tiền cho Đinh Bộ Lĩnh và hứa hẹn sau này lên làm vua sẽ ban cho nhiều vàng bạc hơn nữa.

    Đinh Bộ Lĩnh chạy về nhà thuật lại việc này cùng mẹ rồi hỏi cốt cha ở đâu. Đàm Thị lúc bấy giờ mới nói thật cho con hay rằng Đinh Công Trứ chỉ là cha nuôi, và trao gói xương rái cá cho Đinh Bộ Lĩnh. Lĩnh lấy cỏ bọc mớ xương rồi lặn xuống vực đưa cho ngựa đá nuốt đi.


    [​IMG]

    Từ đó Đinh Bộ Lĩnh sinh ra can đảm khác thường, các trẻ chăn trâu bò đều nể sợ, bầu lên làm tướng. Lĩnh bày trận giả, sai lũ trẻ bẻ hoa lau làm cờ, chặt tre làm khí giới, rồi mấy đứa làm kiệu cho Lĩnh ngồi đi đánh nhau với trẻ làng khác. Một hôm, Lĩnh hội các trẻ ở ngoài đồng, bắt con trâu của chú sai đi chăn bổ làm thịt để mở tiệc khao quân. Ông chú ở nhà nghe tin vác gậy đi tìm, đến nơi chỉ thấy một chiếc đuôi chôn chặt ở đất, hỏi trâu thì Lĩnh nói trâu đã chui mất xuống đất rồi. Người chú tức giận đuổi đánh, Lĩnh chạy đến khúc suối, bí đường nhảy xuống nước, bỗng có con rồng vàng hiện ra cõng Lĩnh qua sông. Về sau Đinh Bộ Lĩnh dấy lên ở Hoa Lư, dẹp loạn các sứ quân, đánh đâu thắng đó, tự xưng là Vạn Thắng Vương. Lời tiên đoán của thày địa lý Tàu thực hiện: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi làm vua, gọi là Tiên Hoàng, niên hiệu Đại Cồ Việt.

    Tục truyền rằng thày địa lý Tàu trở sang đến nơi thì đã thấy Đinh Tiên Hoàng dựng xong cơ nghiệp, biết họ Đinh được đất ấy rồi, bèn lập mưu để phản lại, mới xin vào triều, yết kiến:

    " Tâu bệ hạ, ngài được ngôi đại địa, cũng bởi phúc mà trời cho, nhưng có ngựa thì phải có gươm mới tung hoành lâu dài được, vậy ngài nên cho để một thanh gươm trên cổ ngựa mới hay".

    Rồi dâng lên vua một thanh gươm trần hai lưỡi rất sắc. Đinh Tiên Hoàng tưởng thật mới sai lấy thanh gươm buộc trên cổ ngựa, không ngờ lưỡi gươm theo sức nước cuốn dần dần cắm sâu vào cắt lìa cổ. Ngựa đứt đầu lôi cuốn theo sự sụp đổ của Đinh Tiên Hoàng, chấm dứt triều đại ngắn ngủi của nhà Đinh.


    [​IMG]

    Sự thật than thế vua Đinh.

    Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng, con Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình nghệ giữ chức Thứ sử Châu Hoan. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với kẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

    Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách lại có tài thao lược nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hòa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu (Kiến Xương, Thái Bình). Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Năm Tân Hợi 951 đời hậu Ngô vương, Nam Tấn vương cùng Thiên Sách vương đem quân đến đánh nhưng cả hai đều đại bại phải rút quân về. Đến khi nhà Ngô mất, Đinh Bộ Lĩnh dụ hàng được Đỗ Động của Nguyễn Cảnh Thạc. Từ đó, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chỉ trong một năm, Đinh Bộ Lĩnh đã bình được các sứ quân, lập thành nghiệp đế.

    Năm Mậu Thìn 968 Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương.

    Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân 972, Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

    Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc đầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.

    Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Họa loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.

    Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm Vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bè lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi.

    * * *HẾT* * *

    CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ LUÔN THEO DÕI BÀI VIẾT TỪ THẠCH KIM THỬ
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...