LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG (PHAN BỘI CHÂU) I. Tác giả 1. Cuộc đời - Phan Bội Châu tên là Phan Văn San (1867 – 1940), hiệu Sào Nam, người huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đậu Giải nguyên năm 1900. - Trước năm 1905, ông hoạt động cách mạng trong nước. - Từ 1905 đến 1925, ông hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Ông lập hội Duy Tân, phong trào Đông Du. - Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bắt cóc, giam lỏng ở Huế cho đến lúc mất. 2. Sự nghiệp sáng tác - Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình – chính trị. - Phan Bội Châu có tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú. Thơ văn của ông là lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước.. - Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được xem là cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng. - Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư, Ngục trung thư, Trùng Quang tâm sử.. II. Tác phẩm 1. Hoàn cảnh sáng tác - Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, Phan Bội Châu làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. - Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào. 1. Chủ đề - Bài thơ thể hiện quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, thực hiện lí tưởng cao cả vì dân vì nước của Phan Bội Châu. 2. Nội dung - Bài thơ chứa đựng nội dung tư tưởng lớn lao: Làm trai phải "xoay chuyển vũ trụ" và có trách nhiệm với non sông đất nước. Qua đây ta thấy được lòng yêu nước mãnh liệt và chí làm trai hăm hở nhiệt tình của Phan Bội Châu. - "Lưu biệt khi xuất dương" là một tác phẩm có giá trị giáo dục to lớn đối với thanh niên nhiều thế hệ. 3. Nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn bát cú, luật bằng truyền đạt trọn vẹn hoài bão, khát vọng của con người có chí lớn Phan Bội Châu. - Bài thơ mang một giọng điệu rất riêng: Hăm hở, đầy nhiệt huyết. - Ngôn ngữ thơ khoáng đạt, có sức lay động mạnh mẽ. - Hình ảnh thơ kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.. 4. Hệ thống luận điểm A) Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tầm vóc của con người trong vũ trụ B) Hai câu thực: Khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc C) Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước D) Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế của bậc trượng phu trong buổi lên đường
VỘI VÀNG (Xuân Diệu) Bấm để xem I. Tác giả - Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. - Là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và có sự nghiệp văn học phong phú. II. Tác phẩm 1. Xuất xứ : In trong tập Thơ thơ (1938) - tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – "Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". 2. Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng yêu đời tha thiết đắm say của một tâm hồn khát khao giao cảm với đời và những quan niệm mới về tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc với một tâm thế sống tích cực. 3. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch triết luận sâu sắc. - Cách sử dụng ngôn từ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo. - Giọng điệu sôi nổi, say mê. - Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo. 4. Hệ thống luận điểm a) Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - Khát vọng táo bạo. - Bức tranh vườn xuân căng tràn sức sống. - Tình yêu thiên nhiên rạo rực đắm say. b) Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - Quan niệm mới mẻ về thời gian. - Tâm thế sống tích cực. c) Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt.
HẦU TRỜI - Tản Đà - Bấm để xem I. Tác giả 1. Cuộc đời - Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu (1889 – 1939). Bút danh Tản Đà được ghép từ tên sông Đà và tên núi Tản Viên. - Quê ở Hà Tây. - Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đề mang dấu ấn "người của hai thế kỉ". 2. Sự nghiệp sáng tác - Thơ Tản Đà có điệu tâm hồn mới mẻ, "cái tôi" lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái.. - Tản Đà vừa tìm về với ngọn nguồn thơ cai dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. - Thơ văn ông có thể xem như là một gạch nối giữa văn học trung đại và văn học hiện đại. - Tác phẩm tiêu biểu: • Thơ: Khối tình con I, II, Còn chơi, Thơ Tản Đà.. • Văn xuôi: Giấc mộng con I, II, Giấc mộng lớn.. II. Bài thơ "Hầu trời" 1. Xuất xứ - In trong tập "Còn chơi" (xuất bản 1921). 2. Tóm tắt câu chuyện "Hầu trời" - Lí do và thời điểm được "gọi lên" "hầu Trời". - Cuộc đọc thơ đầy "đắc ý" cho Trời và chư tiên nghe giữa chốn "thiên môn đế khuyết". - Trần tình với Trời về tình cảnh khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn và thực hành "thiên lương" ở hạ giới. - Cuộc chia tay đầy xúc động với Trời và chư tiên. 3. Chủ đề - Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà thể hiện qua câu chuyện "hầu Trời". 4. Nội dung - Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thơ ca trung đại. - Qua bài thơ "Hầu Trời", ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện "cái tôi" cá nhân rất phóng túng, một phong cách "ngông", ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời. - -> Giá trị nhân bản. 5. Nghệ thuật Bằng tài năng hư cấu nghệ thuật, sáng tạo độc đáo và cảm hứng lãng mạn, Tản Đà thể hiện xu hướng phát triển chung của thơ ca Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do. - Bố cục bài thơ khác với thơ ca cổ điển: Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ để diễn tả những cảm xúc biến đổi đa dạng của cái "tôi" thi sĩ. - Từ khẩu ngữ nôm na, bình dị, không đẽo gọt cầu kì, hình tượng thơ gần gũi, dung dị. - Giọng điệu thoải mái, tự nhiên. - Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh. - Hình thức: Thơ kể chuyện, làm cho thơ "dễ đọc", mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ. 6. Hệ thống luận điểm - Bốn câu đầu: Lí do và thời điểm Tản Đà được "gọi lên" "hầu Trời". - Câu 29 – 52: Tản Đà đọc thơ cho Trời nghe. - Câu 53 – 98: Tản Đà trò chuyện cùng với Trời và thể hiện quan niệm mới về nghề văn.