Thúy Kiều Trong Cốt Truyện Của Thanh Tâm Tài Nhân, Nhân Vật Từ Lịch Sử Đi Vào Văn Học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 17 Tháng sáu 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Cái lay động lòng người sâu xa, sức hấp dẫn lạ thường của Đoạn trường tân thanh không chỉ được tạo nên bởi tấm lòng đôn hậu của Nguyễn Du mà còn bởi tài năng nghệ thuật tuyệt vời của nhà thơ. Trước khi đi vào tìm hiểu tính cách nhân vật Kiều của Nguyễn Du trong mối quan hệ với chủ đề "tài mệnh", xin lược thuật chặng đường nhân vật Kiều từ lịch sử bước vào văn học và bước đầu so sánh tính cách nhân vật Kiều trong cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với tính cách nhân vật Kiều qua nghệ thuật tái tạo của Nguyễn Du.

    1. Từ lịch sử bước vào văn học

    Cốt truyện chính là phương tiện nghệ thuật để bộc lộ tính cách nhân vật, nhất là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, đồng thời là phương tiện tái hiện xung đột xã hội.

    Với Truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, quá trình hình thành cốt truyện có cả một chặng đường dài. Đó cũng là cuộc hành trình của nhân vật Thuý Kiều từ lịch sử bước vào văn học.

    Câu chuyện về Thuý Kiều - Từ Hải - Hồ Tôn Hiến vốn là một sự tích có thật trong lịch sử Trung Quốc vào khoảng thế kỷ XVI đời Gia Tình triều Minh. Lúc đó, ở miền duyên hải Đông Nam xuất hiện bọn cướp biển. Từ Hải là một thủ lĩnh trong bọn, có vợ là Thuý Kiều. Về sau Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến dùng mưu lừa Vương Thuý Kiều dụ Từ ra hàng. Từ Hải bị giết. Thúy Kiều ân hận nhảy xuống sông tự tử.

    Từ một thiên ký sự kể lại chuyện Hồ Tôn Hiến diệt Từ Hải, cô gái họ Vương dẫn dẫn trở thành quen thuộc với độc gia Trung Quốc, qua nhiều tác phẩm văn học thuộc các thể loại khác nhau như: * Truyện ngắn bạch thoại, tiểu thuyết.. tính cho tới khi Kiều có mặt trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhân vật này đã có cả một quá trình phát triển trong một số tác phẩm văn học đời Minh.

    Thiên ký sự Kỷ tiểu Từ Hải bản mạt (ghi chép đẩu đuôi câu chuyện diệt trừ Từ Hải) của Mao Khôn (1512 - 1601) được coi là bản ghi chép sớm nhất về sự tích Vương Thuý Kiều và Từ Hải. Có thể tóm tắt toàn bộ câu chuyện như sau:

    Vương Thuý Kiều vốn là con gái nhà thường dân ở Lâm Trị, lúc còn nhỏ bị bán vào nhà hát, sau trở thành một kỹ nữ nổi tiếng ở Giang Nam. Bọn Nụy khấu vào cướp Giang Nam, bắt nàng đem nộp cho tên chúa trại là Từ Hải. Từ Hải hết sức yêu quý, cho làm phu nhân. Từ đó mọi việc đều do Kiểu xui khiến. Kiều bề ngoài vẫn làm ra vẻ tâm phúc với Từ, nhưng bên trong chỉ mong Từ thất bại để được trở về nơi ở cũ. Vừa lúc đó viên Đốc phủ Hồ Tôn Hiến cho Hoa Lão Nhân đến dụ hàng. Từ nổi giận bắt trói Hoa. Kiểu can rằng: "Hàng hay không là ở phu quân, can gì đến người lại xứ nói rồi tự tay cởi trói cho Hoa Lão Nhân. Hoa Lão Nhân vốn có biết Kiểu, khi về liền bàn với Đốc phủ rằng:" Thế giặc chưa có thể trừ được nhưng vợ quý của nó xem ra có ngoại tâm, có thể nhân đó mà giết giặc "Hồ Tôn Hiến liền sai tiếp La Trung Quân đến thuyết hàng Từ Hải, lại thêm vàng ban châu báu ngầm đút lót cho Kiều. Kiểu ngày đêm bàn với Từ Hải rằng" Việc lớn không thể thành công, chỉ bằng hàng là hơn. Hàng thì được làm quan trọn đời cùng nhau chung hưởng phú quý ". Từ liền xin hàng. Nhân thế Hồ Tôn Hiến liền rủ Từ Hải giao chiến với người cùng đảng là Trần Đông rồi quân ở ngoài thừa cơ đánh vào. Từ Hải nhảy xuống sông mà chết.

    Hồ Tôn Hiến đặt tiệc khải hoàn ở quân môn bắt Kiểu ca hát và hầu rượu. Hồ Tôn Hiển rượu say, tâm động, xuống thêm đùa giỡn Kiều. Đêm khuya, tiệc đại loạn.. Sáng hôm sau, Hồ Tôn Hiến ăn năn việc đó, nhưng nghĩ Kiều có công không nở giết, bèn đem gán cho một viên tù trưởng. Kiểu theo viên tù trưởng qua sông Tiền Đường. Đau khổ, ăn năn vì đã phụ lòng Từ Hải. Nàng đâm đầu xuống sông mà chết.

    Tác giả Mao Khôn vốn quê ở Quy An, tỉnh Chiết Giang, lại là người sống cùng thời với nhân vật nên trong tác phẩm văn xuôi đoản thiên này trời ông đã kể lại khá tỉ mỉ câu chuyện. Kiều chỉ được nhắc tới như là một kỹ nữ, một phu nhân làm tác nhân trong chuyện Từ Hải ra hàng. Thiên ký sự xoay quanh chuyện Hồ Tôn Hiến diệt trừ Từ Hải. Nhìn theo góc độ văn học thì Kiều trong Kỷ tiểu Từ Hải bản mạt là một trong những nhân vật chính, chưa được khai thác nhiều về nội tâm, tính cách.

    Sau đó, khá nhiều người đời Minh đã lấy sự tích Thuý Kiều - Từ Hải- Hồ Tôn Hiến làm tư liệu sáng tác, chủ yếu theo hai chiều hướng: Ca ngợi Hồ Tôn Hiến có công tích dẹp giặc, ca ngợi Thuý Kiều - một con hát mà" công tư đều kiêm được cả "(biết lo nỗi lo của triều đình, Từ Hải chết, tuẫn tiết theo). Trong số các tác phẩm viết theo đề tài này, đáng chú ý nhất là Vương Thủy Kiều truyện của Dư Hoài - Tự Đạm Tâm, người Phúc Kiến và Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa (Sống báo ân Hoa Ngạc, chết tạ nghĩa Từ Hải) của Mộng Giác đạo nhân. Nhân vật Kiều trong hai tác phẩm này đã dần dần đổi khác so với sự thật lịch sử.

    Trong Vương Thuý Kiều truyện của Dư Hoài, Thuý Kiều là" người hèn, nghề tiện "mà lại trung nghĩa" công tư đều kiêm được cả "Thuý Kiều đã trở thành nhân vật trung tâm của một đoản thiên tiểu thuyết, mang giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm: Những người tưởng như hèn mọn trong xã hội nhưng lại trung nghĩa, khiến" bọn mày râu thật nhiều người đáng xấu hổ ".

    Truyện của Mao Khôn và Dư Hoài về căn bản là giống nhau, nhưng tác phẩm của Dư Hoài dài hơn, có điều kiện miêu tả tỉ mỉ, chi tiết hơn.

    Đặc biệt, đến Mộng Giác đạo nhân, tác giả vẫn xây dựng nhân vật Kiều dựa trên những tình tiết cơ bản cũ, song đã hư cấu thêm cho Thuỷ Kiều một quãng đời dài trước khi gặp Từ Hải. Đó cũng là nét mới so với các tác phẩm khác cùng đề tài. Khi viết Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa, Mộng Giác đạo nhân cũng đề cao người tiện nữ thấp kém, xoàng xĩnh nhưng trung nghĩa Cho nên, khi Kiều về dưới trướng của Minh Sơn (tức Từ Hai), ngòi bút của Mộng Giác đạo nhân đã say sưa miêu tả:" Ngồi đầu bên trái là một viên tướng Nụy oai phong lẫm liệt, áo cẩm bào ông mượt dưới bộ giáp thêu, trông muôn phần hùng dũng. Ngồi đầu bên phải là một trang Thuý Kiều quốc sắc thiên hương, mũ kim phượng lung linh trên chiếc trâm ngọc ". Đến khi lo mối lo của triều đình, nghe theo Hồ Tôn Hiến, dụ Từ Hải ra hàng. Từ chết. Kiểu đã tuẫn tiết theo. Người tiện thấp kém mà trung nghĩa ấy, đấng mày râu nhiều người quả không bằng nàng

    Như vậy, từ một nhân vật trong lịch sử, Kiểu trở thành một trong những nhân vật chính trong ký sự, nhân vật trung tâm trong đoàn thiên tiểu thuyết và được hư cấu thêm mang dáng dấp một nhân vật trong văn học

    Song chỉ đến Truyền Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, Kiểu mới thực sự là nhân vật của nghệ thuật. Nhà bàn tay" chế tác "khá thành thao của tác giả, Truyện Kim Vân Kiều có thể coi là một bước ngoặt đánh dấu quãng đường từ" sự thật lịch sử đến sự thật nghệ thuật của Thuý Kiều "(theo cách nói của GS. TS Trần Đình Sử).

    2. Tính cách nhân vật Kiểu trong cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

    Trước đây, có người cho rằng Truyện Kim Vân Kiêu của Thanh Tâm Tài Nhân là viết theo Vương Thúy Kiều truyện của Dư Hoài. Song theo Trần Nghĩa thì" thực ra không hẳn như vậy. Đối chiếu ba tác phẩm: Vương Thuý Kiều truyện, Sinh báo Hoa Ngục ăn, tử ta Từ Hải nghĩa và Kim Vân Kiều truyện, ta dễ dàng thấy một số chi tiết quan trọng trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân như: Kiều bán mình chuộc cha, Tú Bà ép Kiều ra tiếp khách, Kiều làm lẽ Thúc Sinh, Hoạn Thư ghen với Kiều.. đều đã có bóng dáng trong tác phẩm của Mộng Giác đạo nhân. Vì vậy, chúng tôi cho rằng nguồn gốc chính của Truyện Kim Vân Kiều phải là Sinh báo Hoa Ngạc ân, tử tạ Từ Hải nghĩa ". Theo tôi, ý kiến của Trần Nghĩa là hoàn toàn có cơ sở khi đối chiếu, so sánh ba tác phẩm trên.

    Về tác giả Thanh Tâm Tài Nhân thì có nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Hữu Sơn trong" Lời giới thiệu "Truyện Kim Vân Kiều đã khẳng định" Thanh Tâm Tài Nhân tên là Từ Văn Trường, tức Từ Vị, còn có bút danh Thiện Tri Thanh Đằng, Điền Thuỷ Nguyệt (1521-1593).. quê ở Sơn Âm, Chiết Giang.. "

    Song theo ý kiến của tôi thì tác giả Thanh Tâm Tài Nhân là một vấn đề còn nghĩ vấn Bởi theo Giáo sư Hoàng Dật Cầu, trong một lá thư gửi cho Viện Văn học Việt Nam thì Thanh Tâm Tài Nhân lại là một bút danh của Thiên Hoa tăng chủ nhân, tên thực là Từ Chấn, sống vào khoảng cuối Minh, đầu Thanh. Hơn nữa, Truyện Kim Vân Kiểu được lưu hành vào đời Thanh (Thuận Trị - Khang Hi, 1644 - 1723) - cách khá xa so với thời tác giả còn sống. Mà đến cuối đời Minh đầu đời Thanh, tiểu thuyết tài tử giai nhân mới là loại sách ăn khách nhất và phát triển rầm rộ để phục vụ cho thị hiếu của tầng lớp thị dân ưa chuyện tình cảm éo le, trắc trở, thích nghe kể về những người buông thả tình cảm nhưng vẫn giữ được lễ giáo phong kiến. Thanh Tâm Tài Nhân đã sáng tác câu chuyện về Thuý Kiều theo xu hướng này.

    Dưới ngòi bút của Thanh Tâm Tài Nhân, Kiều không chỉ là cô kỹ nữ" người hèn nghề tiện "sống trung nghĩa mà còn trở thành một khách tài tử có cuộc đời đa truân trong cuốn tiểu thuyết dài tới 20 hồi. Ngoài văn bản chính Truyện Kim Vân Kiều nguyên thể vốn gồm 20 hồi, tác giả còn có thêm một bản loại rút gọn, chỉ gồm 12 hồi và mang tên Song hòa hoan. Loại tác phẩm rút gọn này cho đến nay dường như chỉ còn một bản duy nhất lưu trữ ở Trường Đại học Hămfret (Mỹ)".

    Để tìm hiểu tính cách nhân vật Kiều trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, tôi sẽ căn cứ vào văn bản chính gồm 20 hồi. Trong văn bản này, Thanh Tâm Tài Nhân lấy lại các chi tiết cũ của Dư Hoài và Mộng Giác đạo nhân đã thêm vào, đồng thời tự thêm vào nhiều chi tiết, nhiều nhân vật khác. Chẳng hạn có thêm Kim Trọng để nhân mạnh câu chuyện tình yêu tài tử giai nhân Kim - Kiểu, thêm Thuý Vân để chuyện tình thêm éo le trắc trở và cũng là để đối chiếu số phận với Kiểu Có thêm đoạn Kiểu sống lại (cảnh đoàn viên) để hoàn tất mối tình tài tử giai nhân. Một hệ thống nhân vật khác có liên quan đến Kiểu như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Bạc Bà, Vãi Giác Duyên, Đạm Tiên.. đã tạo nên câu h chuyện cuộc đời đầy phiêu lưu, oan khổ của người kỹ nữ.

    Như vậy, trong văn bản chính này, ngoài toàn bộ sự tích cũ về Kiểu được kể lại trong một hồi XIX ", thì 19 hồi còn lại là sự hư cấu của tác giả về khi cuộc đời nhân vật Kiều.

    Thanh Tâm Tài Nhân đã" chế tác "để câu chuyện về nhân vật Kiểu phong phú lên rất nhiều Kiều vừa là con người tài tử trong mối tình Kim Vân - Kiểu, vừa là con người trung nghĩa (cũng là con người đời Mình - hội XIX trong Vương Thủy Kiểu truyện), lại vừa là con người kỹ nữ (từ khi Kiểu bán mình đến khi gặp Từ Hải). Nghĩa là nhân vật Kiều rất đa dạng về tính cách.

    Căn cứ vào nguyên bản chữ Hán của Truyện Kim Vân Kiều với 20 hồi trong 4 quyển, ta thống kê có 6 vạn 24.004 chữ (không kể lời bình). Nếu tính tỉ lệ cốt truyện, ta sẽ thấy tính cách nhân vật Kiều được thể hiện như sau: Kiều là con người trung nghĩa qua việc khuyên Từ Hải ra hàng (tập trung trong hồi XIX).

    Đây là chủ đề cũ về" người hèn, nghề tiện "mà biết giữ trung nghĩa, đối lập với xã hội của những kẻ quyền quý mà xảo trá, gian dối như Hồ Tôn Hiến. Kiều là con người trung nghĩa chiếm tỉ lệ 7, 3% (trên cơ sở thống kê hồi XIX: 24.600 chữ).

    Kiều là con người kỹ nữ với cuộc sống trôi nổi, khổ đau, song khôn khéo thoát ra ngoài" bể khổ "dẫu phải chịu đến 15 năm lưu lạc, trầm luân. Kiều là con người kỹ nữ có thể tính từ khi Kiều bán mình đến khi gặp Từ Hải với 5 vạn 400 chữ, chiếm tỷ lệ 70%. Còn lại là 1 vạn 4 chữ, chiếm 22, 7% là tính cách của con người tài tử, sống buông thả, trọng đạo lý, chủ yếu là chữ trinh và chữ hiếu (gìn giữ và bán mình).

    Như vậy là con người kỹ nữ chiếm đa số trang chữ, tuy có phần tách biệt với hai con người trên, song tác giả rất chú ý khắc họa Kiều là một con người tài tử giai nhân, chịu nhiều đau khổ mà vẫn giữ tròn phẩm giá.

    Thông qua hình ảnh nhân vật Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân muốn đặt ra những vấn đề xã hội mà theo ông là những điều bất hủ muôn đời. Đó là tư tưởng trọng đạo đức phong kiến của khách tài tử giai nhân. Loại người mà xã hội phong kiến coi là" Văn nhân vô hạnh ", sống buông thả tình cảm.. Tác giả muốn làm sáng tỏ một điều: Tuy buông thả tình cảm nhưng họ luôn giữ mình trong vòng lễ nghĩa và bảo vệ lễ giáo phong kiến vững chắc hơn cả người thường.

    Khi Kiều sống cuộc đời kỹ nữ, tác giả lại muốn đặt vấn đề về cuộc sống, muốn xây dựng Kiều thành hiện thân cho sự đau khổ mà mọi người cần chia sẻ, cảm thông. Còn khi Kiều là vợ của" kẻ phản nghịch"Từ Hải thì tác giả lại muốn nàng nếu cao lòng trung nghĩa..

    Rõ ràng ba tính cách này chưa có sự nhất quán, còn khá tách biệt trong một nhân vật Kiều. Song vẫn có thể khẳng định rằng: Thanh Tâm Tài Nhân có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành nhân vật Kiều từ lịch sử bước vào văn học và làm cho Kiều thật sự là nhân vật của nghệ thuật ngôn từ. Những điều mà Thanh Tâm Tài Nhân đã làm được chính là cơ sở cho Nguyễn Du tái tạo bằng thiên tài hiếm có cùng với một trái tim lớn, Nguyễn Du đã hoàn thiện một cách xuất sắc nhân vật Kiểu, đã làm được những điều mà Thanh Tâm Tài Nhân chưa làm được. Một lần nữa. Kiểu lại là một nhân vật của văn học, của nghệ thuật đích thực.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng hai 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...