Cảm hứng nhân văn trong các đoạn trích Chị em Thúy kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hà Thu Nguyễn, 3 Tháng ba 2021.

  1. Hà Thu Nguyễn

    Bài viết:
    46
    Suy nghĩ, phân tích cảm hứng nhân văn trong các đoạn trích "Chị em Thúy kiều", "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

    1. Nguyễn Du là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa và là nhà nhân đạo chủ nghĩa. Truyện Kiều là kiệt tác của Nguyễn Du, kết tinh những giá trị nhân văn cao cả của dân tộc và nhân loại. Cảm hứng nhân văn trong truyện Kiều được thể hiện rõ nét qua hai đoạn trích "Chị em Thúy kiều", "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

    2. (Giải thích) Cảm hứng nhân văn trong tác phẩm "Truyện Kiều" được thể hiện ở sự đồng cảm, xót thương trước số phận bi kịch của con người. Đồng thời tố cáo, lên án những thế lực xấu xa trà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc chính đáng của con người. Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự dong công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

    3. Chứng minh Cảm hứng nhân văn trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"

    *Cảm hứng nhân văn trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" thể hiện ở sự ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người.


    Hai chị em có vẻ đẹp chung: Hình dáng thanh tú như cây mai, tâm hồn trắng trong như tuyết, ẩn dụ so sánh làm toát lên vẻ đẹp cao quý của hai chị em Thúy Kiều. Bên cạnh đó mỗi ng có vẻ đẹp riêng. Thúy Vân vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu hiếm có. Vân có nụ cười tươi như hoa nở, giọng nói trong như tiếng ngọc rơi trên mâm vàng ( "hoa cười, ngọc thốt"), tóc đen hơn mây, da trắng hơn tuyết.. Còn Thúy Kiều được tác giả nhấn mạnh cả sắc và tài của Thúy Kiều. Về sắc đẹp thì: "Sắc sảo mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành", đặc biệt đôi mắt nàng trong như nước mùa thu, long mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp nàng lộng lẫy khiến "hoa" phải "ghen", "liễu" phải "hờn". Kiều thông minh, nhiều tài, tài nào cũng đạt đến đỉnh cao; "cầm, kì, thi, họa".. Đó là những tài năng lí tưởng của giới quý tộc xưa. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ thường thấy trong thơ cổ điển, lấy hình ảnh thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp và tài năng của chi em Thúy Kiều.

    * Cảm hứng nhân văn trong đoan trích còn thể hiện ở niệm yêu thương, quan tâm cho số phân của con người. Trong khi miêu tả vẻ đẹp và tài năng của hai chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã gủi gắm vào đấy những dự cảm, sự quan tâm về số phận con người. Thúy Vân mang vẻ đẹp trong khuôn phép tạo hóa ban cho, dự báo trước cuộc đời nàng sẽ sung sướng, không sóng gió. Vẻ đẹp của Thúy Kiều lộng lẫy khiến thiên nhiên phải ganh ghét với nàng huống chi con người. Vì vậy đời nàng tất sẽ long đong vất vả. Từ gọng điệu đến hình ảnh thơ đều phảng phất nỗi lo lắng, dự cảm của Nguyễn Du cho số phận của nàng, một kiếp người tài hoa bạc mệnh. Chính niềm yêu thương, trân trọng và dự cảm ấy đã làm vơi đi một nỗi ám ảnh về triết lí "tài hoa bạc mệnh" và tạo nên nét tươi sang cho cảm hứng nhân văn trong đoan trích.

    Đọc đoạn thơ, trái tim ta như hòa cùng cảm hứng nhân văn để rồi lòng mình có thêm niềm yêu thương, trân trọng con người nhiều hơn.

    4. Chứng minh Cảm hứng nhân văn trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

    Cảm hứng nhân văn trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thể hiện ở sự t rân trọng, đề cao vẻ đẹp tâm hồn Thúy Kiều. Kiều là con người tình nghĩa, thủy chung trong tình yêu: Miêu tả nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng – nỗi nhớ có sự day dứt vì Kiều thấy mình là người có lỗi. Nàng nhủ lòng luôn giữ một chữ "son", một tình yêu thủy chug dành cho Kim Trọng. Kiều là người con hiều thảo, giàu đức hi sinh: Trong hoàn cảnh cô độc, đáng thương, Kiều đã quên bản thân mình, xót thương khi hình dung cha mẹ già nơi quê nhà sang chiều vẫn tựa cửa ngóng trông đứa con lưu lạc, lo lắng cho cha mẹ khi không biết có ai phụng dưỡng, chăm sóc. Nhà thơ thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc cho nhân vật Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình ở tám câu cuối.

    Cảm hứng nhân văn được thể hiện ở bức trạnh tứ bình, mỗi cặp lục bát là một bức tranh tâm trạng với những diễn biến nội tâm tinh tế. Nguyễn Du đã thấu hiểu và đồng cảm nỗi đau khổ, tuyệt vọng của nàng, xót xa không biết thân phận của Kiều rồi sẽ đi về nơi đâu. Đoạn trích gián tiếp tố cáo bọn bất lương buôn thịt bán người: Mã Giám Sinh, Tú Bà. Chính bọn chủ chứa lầu xanh đã đẩy Kiều vào cảnh ngộ cô đơn, bế tắc. Nguyễn Du đã thể hiện sự căm phẫn, lên án, tố cáo bọn người bất lương đa khieensn gười phụ nữ trong đó có Thúy Kiều rơi vào bất hạnh, khổ đau.

    5. Tóm lại, cảm hứng nhân văn là cảm hứng xuyên suốt tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và được thể hiện rõ nét qua hai đoạn trích "Chị em thúy Kiều", "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Tấm lòng yêu thương, quan tâm số phân con người; đồng cảm, trân trọng, giá trị người cao đẹp; bất bình, tố cáo cái ác, cái xấu.. là những cảm xúc nhân văn khẳng định sức sống của kiệt tác "Truyện Kiều"

    Chúc các bạn học tốt!
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...