Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh và Hoài Chân

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Phan Kim Tiên, 13 Tháng hai 2021.

  1. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    20. Bích Khê

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chính tên là Lê Quang Lương. Quê quán: Thu Xà (Quảng Ngãi).

    Đã đăng thơ: Tiếng dân, Tiểu thuyết thứ năm. Người mới.. (ký Lê Mộng hoặc Bích Khê).

    Đã xất bản: Tinh huyết (1939).

    Tôi đã gặp trong "Tinh huyết" những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam.

    Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng

    Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông.

    Hay mấy câu này trích trong bài "Tranh lõa thể" :

    Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố nữ.

    Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này?

    Nàng ở mô! Xiêm áo bỏ đâu đây?

    Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.

    Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?

    Nàng là hương hay nhan sắc lên hương?

    Mắt ngời châu rung ánh sóng nghê thường;

    Lệ tích lại sắp tuôn hàng đũa ngọc

    Đêm y huyền ngủ mơ trên mái tóc

    Và chút trăng say đọng ở làn môi

    Mấy câu ấy đã được Hàn Mạc Tử phẩm bình bằng những lời xứng đáng: "Thi sĩ Bích Khê là người có đôi mắt rất mơ, rất mộng ảo, nhìn vào thực tế thì sự thực sẽ thành chiêm bao, nhìn vào chiêm bao lại thấy xó sang địa hạt huyền diệu.. Ở" Tranh lõa thể ", sự trần truồng dâm đãng đã nhường lại cho ý vị nên thơ của hương, của nhạc, của trăng, của tuyết. Quả nhiên là một sự không khen thanh tao quá đến ngọt lịm cả người và cả thơ"

    Vừa bước vào đã thấy vàng ngọc sáng ngời như thế, ai không tin đây là biệt thự một nhà triệu phú. Huống chi chủ nhân còn nói: "Không, quúi gì những vật mọn ấy! Kho tàng của tôi chính ở trong mấy phònh kia". Nhưng tôi chưa thể nói nhiều về Bích Khê. Tôi đã đọc không biết mấy chục lần bài Duy tân. Tôi thấy trong đó những câu thật đẹp. Nhưng tôi không dám chắc bài thơ đã nói hết cùng tôi những nỗi niềm riêng của nó. Hình như vẫn còn gì nữa.. Còn các bài khác hoặc chưa xem hoặc mới đọc có đôi ba lần. Mà thơ Bích Khê, đọc đôi ba lần thì cũng như chưa đọc.

    Tháng 11- 1941
     
  2. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    21. J. Leiba

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chính tên là Lê Văn Bái. Sinh năm 1921 ở Yên Bái. Chánh quán: Làng Nam Trực, phủ Nam Trực (Nam Định). Học trường Bảo hộ Hà Nội đến năm thứ ba rồi bỏ đi theo một bon giang hồ mãi võ chót một năm. Sau về quê học chữ Hán. Năm 1935 đậu thành chung, rồi vào ngạch thư ký tòa sứ Bắc kỳ. Vì đau nặng nên được nghỉ phép dài hạn (Đã mất rồi)

    Đã viết giúp: Ngọ báo, Loa, Tin văn, L'Annam Nouveau, Tiểu thuyết thứ bảy. Ích hữu, Việt Báo, Nam Cường (ký Thanh Tùng Tử và sau J. Leiba)

    Thơ dăng báo Loa với một tên ký chẳng Việt nam tí nào, thế mà vừa ra đời Leiba liền được người ta thích.

    Người ta thích người vần thơ có giọng Đường rõ rệt, mà lại nói được nỗi lòng riêng của người thời nay. Trong khuôn khổ xưa, cái hương vị mới ấy rất dễ say người. Thơ Leiba ra đời (1934) giữa lúc ai nấy đều cảm thấy mình như trẻ lại. Các nhà thơ đương thời, Thế Lữ, Đông Hồ, Thái Can, kẻ trước người sau, đều tả bằng người nét âu yếm nỗi lòng của người thiếu nữ lúc mới bén tình yêu. Nhưng không ai nói được đầy đủ như tác giả bài "Năm qua" người giai đoạn của một cuộc yêu đương nhóm lên từ hồi tóc còn xõa bỏ vai. Ít ai nói được như Leiba những vui buồn của người xuân nữ. Những câu như:

    Hoa tặng vừa tàn bông thược dược,

    Tìm chàng bỗng vắng, bóng chàng xa..

    Hay là:

    Sầu đối gương loan, bóng lạ người,

    Chàng không lại nữa, đẹp cùng ai?

    Có thể để ngang những câu tuyệt hay trong thơ cổ.

    Hồi ấy là hồi đẹp nhất trong lời thơ Leiba. Về sau thơ Leiba không được hồn nhiên như thế nữa. Không rõ những gì đã đến trong đời thi nhân. Nhưng lời thơ như vương tí cặn của những đêm phóng túng. Hình như Leiba đã đau khổ nhiều lắm. Người tức tối lúc nghĩ đến nấm cỏ đương chờ mình:

    Ví biết phù sinh đời có thế,

    Thông minh, tài bộ, thế gia chi!

    Học thành, danh đạt, chung quy hão:

    Mắt nhắm, tay buông, giữ được gì?

    Thà chọn sinh vào nhà ấu phụ,

    Cục cằn, mất dạy, lại ngu si.

    Leiba là một người bao giờ cũng có dáng điệu quý phái, ưa cái không khí quý phái, tin ở tài năng, ở dòng dõi mình, và rất tự trọng, cả trong những lúc buông tuồng. Một người như thế mà nói những lời như thế hẳn phải chán nản lắm.

    Chán nản đưa người về tôn giáo. Thơ Leiba hồi sau có bài đượm mùi Phật, mặc dầu chưa đúng hẳn với tinh thần đạo Phật. Bài 'Bến giác' chẳng hạn có một giọng lạnh lùng, chua chát chưa phải là giọng của kẻ đã dứt hết trần duyên. Cho đến cái bình tĩnh của nàng Kiều khi ở trong am Giác Duyên lần thứ hai, Leiba cũng chưa có (1). Tuy thế người gần đạo Phật hơn hết các nhà thơ bấy giờ.

    Thơ Leiba đã thay đổi theo một hai điều thay đổi trong tâm trí thanh niên khoảng bảy tám năm nay. Xem thơ ta có thể thấy khi tỏ khi mờ hình ảnh của thời đại.

    Tháng 10-1931

    Chú thích

    (1) Xin nhắc lại Kiều nói với Vương ông khi tái hợp:

    Mùi thiền, đã bén muối dưa

    Màu thiền, ăn mặc đã ưa nâu sồng.

    Sự đời đã tắt lửa lòng.

    Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!
     
  3. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    22. Thái Can

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh ngày 22-10 -1910 ở Văn Lâm, phủ Đức Thọ (Hà Tĩnh). Học Trường phủ, trường Vinh, trường Bảo hộ, trường Thuốc Hà Nội. Tốt nghiệp y khoa bác sĩ năm 1940, hiện ở nhà học xhữ Hán và làm thơ chữ Hán.

    Thơ Thái Can phần nhiều đã đăng ở Phong hóa, Tiểu thuyết thứ bảy, Hanoi báo, Văn học tạp chí 1935. Những bài thơ đầu (ký Th. C) đã in trong quyển Những nét đan thanh. Ngân Sơn tùng thư, Huế, xuất bản 1934.

    Tôi đã cố đọc lại thơ Thái Can để mong tìm lại cái say sưa ngày trước. Nhưng lòng tôi cứ dửng dưng. Sao bây giờ tôi thấy thơ Thái Can sáo quá mà người thiếu nữ trong thơ Thái Can thì hầu hết ẻo lả đến khó chịu. Nhất là người nụ cười. Những nụ cười sao mà vô duyên, mà trơ trẽn thế!

    Thơ Thái Can vẫn như trước. Dễ lòng tôi đã khác xưa? Một người thơ cũng như một người tình, yêu đó rồi bỏ đó sao cho đành. May thay tôi vẫn có thể thích được dăm bảy bài. Kể người bài đó đều phỏng theo lối thơ xưa. Chữ dùng cũng xưa. Nhưng có cái gì bảo ta rằng ở đây có một người khóc cười thật. Ở đây không còn cái thói khóc gượng cười vờ nó vẫn lưu hành trên sân khấu tuồng cổ và trên thi đàn Việt Nam khoảng vài mươi năm trước.

    Khóc bạn, Nguyễn Khuyến viết:

    Rượu ngon, không có bạn hiền,

    Không mua, không phải không tiền không mua,

    Câu thơ nghĩ, đắn đo không viết;

    Viết đưa ai, ai biết mà đưa.

    Giường kia treo người hững hờ:

    Đàn kia gảy người ngẩn ngơ tiếng đàn.

    Tôi tưởng đó toàn chuyện bịa. Nguyễn Khuyến hẳn không treo giường để chờ người bạn họ Dương đã đành. Cả cái chuyện thơ rượu cũng bịa nốt. Ba năm không gặp nhau (1) chắc Nguyễn Khuyến vẫn thơ rượu như thường, thơ rượu nào cần phải có Dương Khuê. Nhưng chuyện không thực mà tình thực, chuyện mượn người xưa, mà tình là tình Nguyễn Khuyến.

    Thái Can cũng mượn những chữ sẵn của người xưa nhưng người đã gửi được nỗi lòng mình trong đó. Khi ta đọc những câu:

    Vó ngựa trập trùng trên ải Bắc;

    Tuyết sương lạnh lẽo giá râu mày!

    Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ,

    Ngựa hí vang lừng gió trận may.

    Ta thấy trong người câu này, cũng như trong lời ngâm của Nguyễn Khuyến, mối cảm của thi nhân đã phát lộ ra bằng những âm thanh, bằng một nhịp lối nhịp nhàng riêng.

    Thơ Thái Can nhạc điệu không có nhiều lối và cũng chỉ nằm trong khuôn khổ thơ thất ngôn, nhưng trong những câu thơ hay bao giờ cũng thấm thía. Một người kỹ nữ, lúc canh khuya sau lúc khách làng chơi đã ra về, một mình ngồi nhìn phía quê nhà và than:

    Biết đâu mà gửi lòng thương nhớ,

    Mà biết cùng ai gửi nhớ thương.

    Một thiếu niên gọi bạn tình trong mộnh tưởng:

    Thu liễu em ơi, có biết không?

    Những là ngày ngày nhớ lại đêm mong.

    Thu này người tưởng cùng em gặp,

    Dưới nguyệt đôi ta tỏ chút lòng.

    Có gì sáo hơn những câu ấy. Nhưng có những lúc ta buồn và mỏi không muốn tìm tòi gì: Ta buông xuôi tay, ta buông xuôi lòng cho trôi theo những lời, dầu sáo, dầu cũ miễn là âm điệu khi lên khi xuống cùng ăn nhịp với lòng ta. Những lúc đó ngâm thơ Thái Can thì tuyệt.

    Cho đến những bức tranh thỉnh thoảng ta gặp trong thơ Thái Can cũng không phải là những bức tranh tô bằng nét, bằng màu, mà chính là hòa bằng nhạc điệu:

    Mỹ nhân lững thững xem hoa rụng,

    Trâm ngọc quên cài tóc bỏ lơi.

    Sương tỏa bên mình như khói nhẹ;

    Xiêm y tha thướt mái hiên ngoài.

    Hãy đọc đi đọc lại bốn câu này. Có phải lời thơ yểu điệu và mềm mại như một người đẹp?

    Những lúc thi nhân tìm được âm điệu thích hợp để diễn đạt nỗi lòng mình, ta thấy người khoan khoái như được giải thoát. Nếu không, người ra chiều uất ức, khó chịu. Người phân vân trước những ham muốn, những mộng tưởng nhiều khi trái ngược nhau. Tâm hồn Thái Can rất phức tạp. Tuy vẫn thường mơ tưởng cái cảnh thanh gươm yên ngựa, song nhác thấy bóng khăn san áo màu thời nay, người cũng không muốn hững hờ qua. Người thực lòng thương những gái giang hồ, người thống trách xã hội đã dẫn họ vào đường truỵ lạc, song những yến diên có ca nhi điểm vui, tất cả cái hào hoa, cái êm dịu của cuộc đời phú quý người cũng không nỡ từ. Người muốm gây một sự nghiệp, người không muốn sống vô ích, người gét hữu hạn và khao khát vô cùng.

    Bấy nhiêu điều trái ngược chỉ có thể đưa người ta đến chán nản. Ta hãy nghe Thái Can khuyên người ca nhi vừa tự sát mà không chết:

    Đứng dậy em ơi! Sống cõi đời

    Đời dầu khổ nhục đến mười mươi,

    Em nên điểm phấn tô son lại

    Ngạo với nhân gian một nụ cười.

    Trong hai người, thi nhân và kỹ nữ, dễ đã biết ai chán hơn ai? Cho đến ái ân thi nhân cũng không thiết nữa:

    Thôi! Thế lòng anh mãn nguyện rồi

    Vì tình là mộng đó mà thôi,

    Lòng em một phút yêu anh đó

    Cũng thể yêu anh suốt một đời.

    Thái Can nói mãn nguyện mà lại đau đớn hơn người lời oán hận của một thi nhân khác, Lan Sơn:

    Một phút lòng em mơ bạn mới

    Yêu anh sau nữa cũng bằng không.

    Tháng 8 - 1941

    Chú thích

    (1) Trong bài Nguyễn Khuyến có câu: "Trước ba năm gặp bác một lần".

    Nguồn: Thi Nhân Việt Nam, Tác giả: Hoài Thanh - Hoài Chân

    Mời quý vị đọc thêm:

    Chùm thơ Thái Can

    Anh Biết Em Ði

    Anh biết em đi chẳng trở về,

    Dặm ngàn liễu khuất với sương che.

    Em đừng quay lại nhìn anh nữa:

    Anh biết em đi chẳng trở về.

    Em nhớ làm chi tiếng ái ân.

    Đàn xưa đã lỡ khúc dương cầm..

    Dây loan chẳng đuợm tính âu yếm,

    Em nhớ làm chi tiếng ái ân.

    Bên gốc thông già ta lỡ ghi

    Tình ta âu yếm lúc xuân thì.

    Em nên xóa dấu thề non nước

    Bên gốc thông già ta lỡ ghi.

    Chẳng phải vì anh chẳng tại em:

    Hoa thu tàn tạ rụng bên thềm.

    Ái tình sớm nở chiều phai rụng:

    Chẳng phải vì anh chẳng tại em.

    Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan,

    Tình kia sao giữ được muôn vàn..

    Em đừng nên giận tình phai lạt:

    Bể cạn, sao mờ, núi cũng tan.

    Anh biết em đi chẳng trở về

    Dặm ngàn liễu khuất với sương che.

    Em đừng quay lại nhìn anh nữa;

    Anh biết em đi chẳng trở về.

    Chép theo một bức thư (1934).

    Nguồn: Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh- Hoài Chân)

    Chiều Thu

    Hoa hồng rũ cánh bay đầy đất

    Trĩu nặng sương thu mấy khóm lan

    Mỹ nhân lững thững xem hoa rụng

    Ta ngỡ Hằng Nga náu Quảng hàn.

    Mỹ nhân lững thững thăm hoa rụng

    Trâm ngọc quên cài tóc bỏ lơi

    Sương tỏa bên mình như khói nhẹ

    Xiêm y tha thướt mái hiên ngoài.

    Ta đứng bên hiên kiếm ý thơ

    Mỹ nhân vô ý bước đi qua

    Cánh hồng quyến luyến bên chân ngọc

    Như muốn cùng ai sống phút thừa

    Chẳng được như hoa vướng gót nàng

    Cõi lòng man mác, giá như sương

    Ta về nhặt lấy hoa thu rụng

    Đặng giữ bên lòng nỗi nhớ thương.

    Những Ngày Qua

    Một ngày là một đóa hoa tươi

    Sớm với bình minh mỉm miệng cười

    Theo bóng tà dương chiều đã tạ

    Trong thời gian mãi lững lờ trôi

    Cảnh đoạn trường

    Em chỉ nói rằng: "Đời em buồn".

    Rồi em nức nở lệ sầu tuôn.

    (Tâm sự một cô gái nhảy)

    Anh nhớ năm xưa trong yến diên

    Họp mặt ba kỳ, trăm sinh viên.

    Rót chén rượu nồng cùng vui chơi

    Trước khi chia tay người mỗi nơi.

    Điểm vui yến tiệc bọn ca nhi

    Ba bảy mai kia đương vừa thì.

    Hoa khôi hôm ấy là em đó,

    Liếc mắt đưa tình đá cũng mê.

    Hôm nay nức nở sầu ảm đạm

    Kể lại đời em nghe thê thảm:

    Không quê, không quán, không mẹ cha,

    Như cánh bèo trôi không chỗ bám.

    Em dấn thân vào hồng lâu

    Lụy từ nô bộc đến công hầu.

    Rồi lại giạt trôi trường khiêu vũ

    Hết lòng chiều khách lại chiều chủ.

    Liễu bồ sức vóc được bao nhiêu

    Dạn gió dày sương thực đến điều.

    May thay em gặp khách phiêu lưu

    Cảm thấy tình em thảm đạm nhiều,

    Nhặt cánh hoa tàn rơi dưới đất

    Chung tình trong một mối thương yêu.

    Khách nhớ quê xa trở gót về.

    Đêm trường nhớ khách dạ đê mê,

    Cảm thấy đời em buồn lạnh, tẻ,

    Ngoài đường sương lạnh bước ra đi.

    Ra đi gió lạnh tạt ngang mình,

    Nghĩ đến đời em, em khiếp kinh,

    Kinh khiếp vì đời như vực thẳm

    Xui em trụy lạc hỡi trời xanh!

    Nếu cũng như ai có mẹ cha,

    Buồng xuân rủ gấm với phong là,

    Thời em ngày tháng cùng vui sương

    Hớn hở nô đùa với cỏ hoa.

    Rồi ngày đào lý nở nhành bông,

    Em cũng như ai được tấm chồng

    Quyền cả chức cao trong xã hội

    Êm đềm chia ngọt sẻ bùi chung.

    Than ôi! Em có được như người:

    Hoa tạ lia cành trước gió rơi

    Lăn lóc cát lầm hoen cánh ngọc

    Đem thân làm thú vạn muôn người.

    *

    Lững thững em đi bên vệ đường,

    Âm thầm buồn bã; gió cùng sương

    Ướt cả áo xiêm, em chẳng biết..

    Lòng em mang nặng dấu đau thương.

    Chán nản quay đầu em lại nhìn

    Cuộc đời quá khứ tựa đêm đen.

    Tương lai bước tới chân chồn mỏi,

    Một bước đau lòng, một bước thêm!

    Lầu các, kìa ai vợ với chồng

    Êm đềm trong giấc phụng loan chung.

    Riêng em lững thững bên hè vắng

    Khóc mãi, mắt em úa đỏ hồng.

    Ôi thôi! Em quyết chỉ quyên sinh

    Quyết bỏ trần gian, bỏ ái tình.

    Trong một gian buồng thuê buổi tối

    Đau lòng, em uống thuốc quyên sinh.

    Khinh thay! Những gái tiếng con nhà

    Vì tính buông tuồng phải trụy sa

    Vào chỗ bùn lầy nghề kỹ nữ;

    Nhưng em.. nào phải muốn giăng hoa.

    Giời đất này! Hãy chứng minh:

    Vì chưng xã hội quá bất bình.

    Thân em thật đã bùn than lấm

    Lòng tuyết, em còn giữ tiết trinh.

    Mang tấm thân lòng đau xuống suối vàng

    Ai người nhân thế chạnh lòng thương?

    Ai người biết được em đau khổ?

    Đêm lạnh.. thân ôi! Cảnh đoạn trường.

    Cõi đời dần tối, giấc âm thầm

    Hình ảnh ngàn xưa cũng xóa dần,

    Sau rốt cảm nghe như mẹ ẵm

    Và lời ân ái khách xa xăm.

    Sáng sớm người ta vào buồng ngủ,

    Thất đảm kinh hồn người la rú

    Vội vàng đưa em đến nhà thương,

    Để em lạnh lẽo nằm trên giường.

    Hồi lâu thuốc thang em tỉnh dậy

    Mở mắt, lạ lùng nhìn thế gian;

    Bất giác hai hàng lệ em tràn.

    Chung quanh em, những người săn sóc

    Gạn ghẽ dò la hết cỗi gốc

    Em chỉ nói rằng: "Đời em buồn",

    Rồi em nức nở lệ sầu tuôn.

    *

    - Anh cũng như em, chán cõi đời,

    Nhưng mà quả quyết sống mà chơi.

    Đời càng bạc bẽo cùng mình lắm

    Mình cũng yên vui, cũng nói cười!

    Cười đời bạc bẽo khinh thế gian

    Cho biết rằng ta chẳng phải hèn

    Ta sống vì chúng ta quả quyết

    Đạp bằng muôn vạn nỗi gian nan.

    Đứng dậy, em ơi! Sống cõi đời,

    Đời dầu khổ nhục đến mười mươi,

    Em nên điểm phấn tô son lại,

    Ngạo với nhân gian một nụ cười.

    Ngày mai ở mãi chốn chân trời

    Trong cảnh gia đình ấm áp vui

    Một phút trầm ngâm anh sẽ khấn

    Cho em trở lại được tươi cười.

    Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân)

    Cảnh đoạn trường

    Em chỉ nói rằng: "Đời em buồn".

    Rồi em nức nở lệ sầu tuôn.

    (Tâm sự một cô gái nhảy)

    Anh nhớ năm xưa trong yến diên

    Họp mặt ba kỳ, trăm sinh viên.

    Rót chén rượu nồng cùng vui chơi

    Trước khi chia tay người mỗi nơi.

    Điểm vui yến tiệc bọn ca nhi

    Ba bảy mai kia đương vừa thì.

    Hoa khôi hôm ấy là em đó,

    Liếc mắt đưa tình đá cũng mê.

    Hôm nay nức nở sầu ảm đạm

    Kể lại đời em nghe thê thảm:

    Không quê, không quán, không mẹ cha,

    Như cánh bèo trôi không chỗ bám.

    Em dấn thân vào hồng lâu

    Lụy từ nô bộc đến công hầu.

    Rồi lại giạt trôi trường khiêu vũ

    Hết lòng chiều khách lại chiều chủ.

    Liễu bồ sức vóc được bao nhiêu

    Dạn gió dày sương thực đến điều.

    May thay em gặp khách phiêu lưu

    Cảm thấy tình em thảm đạm nhiều,

    Nhặt cánh hoa tàn rơi dưới đất

    Chung tình trong một mối thương yêu.

    Khách nhớ quê xa trở gót về.

    Đêm trường nhớ khách dạ đê mê,

    Cảm thấy đời em buồn lạnh, tẻ,

    Ngoài đường sương lạnh bước ra đi.

    Ra đi gió lạnh tạt ngang mình,

    Nghĩ đến đời em, em khiếp kinh,

    Kinh khiếp vì đời như vực thẳm

    Xui em trụy lạc hỡi trời xanh!

    Nếu cũng như ai có mẹ cha,

    Buồng xuân rủ gấm với phong là,

    Thời em ngày tháng cùng vui sương

    Hớn hở nô đùa với cỏ hoa.

    Rồi ngày đào lý nở nhành bông,

    Em cũng như ai được tấm chồng

    Quyền cả chức cao trong xã hội

    Êm đềm chia ngọt sẻ bùi chung.

    Than ôi! Em có được như người:

    Hoa tạ lia cành trước gió rơi

    Lăn lóc cát lầm hoen cánh ngọc

    Đem thân làm thú vạn muôn người.

    *

    Lững thững em đi bên vệ đường,

    Âm thầm buồn bã; gió cùng sương

    Ướt cả áo xiêm, em chẳng biết..

    Lòng em mang nặng dấu đau thương.

    Chán nản quay đầu em lại nhìn

    Cuộc đời quá khứ tựa đêm đen.

    Tương lai bước tới chân chồn mỏi,

    Một bước đau lòng, một bước thêm!

    Lầu các, kìa ai vợ với chồng

    Êm đềm trong giấc phụng loan chung.

    Riêng em lững thững bên hè vắng

    Khóc mãi, mắt em úa đỏ hồng.

    Ôi thôi! Em quyết chỉ quyên sinh

    Quyết bỏ trần gian, bỏ ái tình.

    Trong một gian buồng thuê buổi tối

    Đau lòng, em uống thuốc quyên sinh.

    Khinh thay! Những gái tiếng con nhà

    Vì tính buông tuồng phải trụy sa

    Vào chỗ bùn lầy nghề kỹ nữ;

    Nhưng em.. nào phải muốn giăng hoa.

    Giời đất này! Hãy chứng minh:

    Vì chưng xã hội quá bất bình.

    Thân em thật đã bùn than lấm

    Lòng tuyết, em còn giữ tiết trinh.

    Mang tấm thân lòng đau xuống suối vàng

    Ai người nhân thế chạnh lòng thương?

    Ai người biết được em đau khổ?

    Đêm lạnh.. thân ôi! Cảnh đoạn trường.

    Cõi đời dần tối, giấc âm thầm

    Hình ảnh ngàn xưa cũng xóa dần,

    Sau rốt cảm nghe như mẹ ẵm

    Và lời ân ái khách xa xăm.

    Sáng sớm người ta vào buồng ngủ,

    Thất đảm kinh hồn người la rú

    Vội vàng đưa em đến nhà thương,

    Để em lạnh lẽo nằm trên giường.

    Hồi lâu thuốc thang em tỉnh dậy

    Mở mắt, lạ lùng nhìn thế gian;

    Bất giác hai hàng lệ em tràn.

    Chung quanh em, những người săn sóc

    Gạn ghẽ dò la hết cỗi gốc

    Em chỉ nói rằng: "Đời em buồn",

    Rồi em nức nở lệ sầu tuôn.

    *

    - Anh cũng như em, chán cõi đời,

    Nhưng mà quả quyết sống mà chơi.

    Đời càng bạc bẽo cùng mình lắm

    Mình cũng yên vui, cũng nói cười!

    Cười đời bạc bẽo khinh thế gian

    Cho biết rằng ta chẳng phải hèn

    Ta sống vì chúng ta quả quyết

    Đạp bằng muôn vạn nỗi gian nan.

    Đứng dậy, em ơi! Sống cõi đời,

    Đời dầu khổ nhục đến mười mươi,

    Em nên điểm phấn tô son lại,

    Ngạo với nhân gian một nụ cười.

    Ngày mai ở mãi chốn chân trời

    Trong cảnh gia đình ấm áp vui

    Một phút trầm ngâm anh sẽ khấn

    Cho em trở lại được tươi cười.

    Thi nhân Việt Nam (Hoài Thanh - Hoài Chân)

    Trông Chồng

    Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

    Xuân nhật ngưng trang thượng thúy lâu

    Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc

    Hối giao phu tế mịch phong hầu

    (Vương Xương Linh)

    Chinh phu ruổi ngựa lên miền Bắc

    Tiếng địch bên thành thổi véo von

    Mây bạc lưng trời bay lững thững

    Chim trời tan tác bóng hoàng hôn

    Vó ngựa chập chùng lên ải Bắc

    Tuyết sương lạnh lẽo giá râu mày!

    Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ

    Ngựa hí vang lừng trận gió may

    Đứng tựa bên thành xiêm áo lệch,

    Kìa ai trông ngóng ải Phiên ngoài

    Bóng cờ phất phới xa xa, lạt..

    Tình cũ xin nguyên chẳng lạt phai..

    Mang ấn phong hầu khi trở lại,

    Rỡ ràng chinh phụ nét cười tươi

    Thái Can

    (1910-1998)
     
  4. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    23. Vân Đài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vợ một ông chủ sự vô tuyến điện. Sinh ngày 29-1-1908.

    Quên quán ở Hà Nội.

    Đã đăng thơ: Phụ nữ tân văn, Phong hóa, Ngày nay, Tinh hoa, Đàn bà.

    Chọn thơ Vân Đài tôi phân vân quá. Bài nào cũng được. Không có gì sâu sắc. Vân Đài chỉ là một người chơi thơ. Nhưng lời thơ bao giờ cũng nhẹ nhàng, êm ái. Ít khi tiếng nam có vị ngọt ngào như thế. Ấy cũng vì Vân Đài ưa nói những gì rất mong manh, rất bình yên.

    Những câu xôn xao nhất như:

    Gió xuân đâu biết cho lòng thiếp

    Ôm ấp bên mình thiếp mãi chi?

    Thì lại là những câu phỏng theo thơ Đường. Ai ngờ thơ Đường còn có thể gửi cho thơ Việt thời nay chút hương sắc dục.

    Tháng 10- 1941
     
  5. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    24. Đỗ Huy Nhiệm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh ngày 16-3-1915 ở Nam Định. Chính gốc người Phú Yên, họ Hồ sau đổi thành họ Đỗ. Học trường Nam Định đến đậu thành chung, lên Hà Nội học đến tú tài. Hiện làm sở Trước bạ Hà Nội. Viết báo thường ký Đỗ Phủ, Thiếu Lăng.

    Đã xuất bản: Khúc ly tao (1934), Thiên diễm tuyệt (1936).

    Đỗ Huy Nhiệm kể:

    Lắm khi đứng tựa bên cây,

    Thẫn thờ đôi mắt đắm say nhìn trời.

    Nhưng đến lúc cắt lời để gọi

    Thì nàng như làn khói thoảng tan

    Mặc tôi đứng sững mơ màng,

    Một mình với một chiếc đàn chùng dây.

    Nàng đây lại là Nàng Thơ và câu này là một câu tâm sự. Quả Đỗ Huy Nhiệm đã ôm ấp một mối tình lãng mạn đi theo dõi Nàng Thơ luôn trong bảy tám năm trời, từ "Khúc ly tao", đến "Thiên diễm tuyệt", từ "Phụ nữ thời đàm hồi", ông Phan Khôi chủ trương đến Tân thiếu niên, Tiến hóa, Văn học tạp chí 1935, Hanoi báo, Tiểu thuyết thứ năm, Trào phúng, Đông thanh, Đông Á, Tin mới.. hầu hết trên các báo chí bắc Nam. Nàng Thơ có lẽ không nỡ phụ người có công. Một đôi lần Nàng đã gặp con người tình cờ trở nên người họ Đỗ và cố ý mạo danh Đỗ Phủ, Thiếu Lăng. Các cuộc gặp gỡ ấy đều ghi lại bằng những vần thơ phảng phất giọng Đường với một chút xôn xao mới.

    Tháng 10- 1941
     
  6. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    25. Nguyễn Giang

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Con nhà văn hào Nguyễn Văn Vĩnh. Trên ba mươi tuổi. Đã du học bên Pháp. Về nước chủ trương Âu Tây tư tưởng và Đông Dương tạp chí.

    Họa sĩ hơn là thi sĩ.

    ".. Ký giả lại nghĩ rằng nếu trong một bức tranh, cái Đẹp chẳng phải là ở riêng vật nào, mà là cách ta để cái vật này gần cái vật khác để cho hình nọ với hình kia nó cân đối nhau, thì trong văn thơ cái Đẹp cũng chẳng phải là một vật riêng nào, một chữ, một câu nào, mà là cái toàn thể cả bài thơ, ở cái tình cảnh tương đối và hòa hợp nhau". Câu này Nguyễn Giang viết trong tựa Trời xanh thẳm (t. 17-18). Tôi chép lại đây để thấy rõ quan niệm của Nguyễn Giang về thi ca: Làm thơ là tìm cái Đẹp mà cái Đẹp là "cái cách tình cảnh tương đối và hòa hợp với nhau".

    Có hiểu quan niệm đặc biệt ấy, cái quan niệm từ nghề vẽ chuyển sang nghề thơ, họa may vì thú thật tôi không dám chắc là đã hiểu được. Tôi quá nặng lòng trần tục mà lối thơ này quá thuần tuý chăng? Tôi không hiểu được những nhà thơ nghệ sĩ chăng? Dầu sao, xem thơ tôi muốn tìm những tâm hồn. Mà sau câu thơ Nguyễn Giang ít khi tôi thấy có gì. Sự tương đối, sự hòa hợp của những tình, những cảnh trong thơ Nguyễn Giang thấy tầm thường quá, không đủ để rung động tôi. Người ta bảo lối thơ Đường bao giờ cũng thế. Nhưng tôi đã đọc thơ của Lý Bạch, của Đỗ Phủ những bài thơ khiến tôi rung cảm biết bao!

    Đã vậy, sao tôi lại nói đến thơ Nguyễn Giang trong một quyển sách chỉ nói đến những nhà thơ và những bài thơ tôi thích? Ấy là vì đọc Nguyễn Giang tôi bỗng không dám hoàn toàn tin tôi. Ấy cũng vì những ý nghĩ thành thực và ngộ ngộ giãi bày trong bài tựa dài đầu quyển Trời xanh thẳm. Vậy tôi xin trích ra đây ba bài thơ tôi để ý nhất (bài nào câu cuối cũng hay). Hoặc giả bạn đọc sẽ thấy có gì chăng, ngõ hầu khỏi mai một nhà thơ có chân tài biết đâu?

    Xuân

    Gió xuân phơ phất thổi trong cành

    Lớp lớp bên đường bóng lá xanh

    Cây cỏ cười tươi hoa mũm mĩm

    Học sinh qua lại áo phong phanh

    Chim non ngoài nắng bay chi chít

    Đàn sáo trong cây vẳng khúc tình

    Bờ suối chờ ai chưa thấy lại

    Nhìn cô áo đẹp bước đi nhanh.

    Con đường nắng

    Xào xạc đường trưa vắng bóng người

    Bốn bề nắng hạ phẳng bằng soi

    Lơ thơ dưới núi hàng thông cõi

    Trắng xóa bên trời tảng đá vôi

    Một bước ngạt ngào trăm thức cỏ

    Trước sau thăm thẳm một màu trời

    Dừng chân ngắm cảnh bên bờ đá

    Kìa cánh hoa vàng tưởng nhớ ai

    Tháng 9-1941
     
  7. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    26. Quách Tấn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (24 tháng giêng 1910) ở làng Trường Định, huyện Bình Khê (Bình Định). Hiện làm phán sự tòa sứ Nha Trang. Ông thân là người Tây học, bà thân là người Hán học. Bắt đầu học chữ Hán, năm mười một tuổi mới học chữ Quốc ngữ. Học trường Qui Nhơn. Có bằng thành chung.

    Đã xuất bản: Một tấm lòng (1939), Mùa cổ điển (1941).

    Đêm đã khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn. Ngoài kia có lẽ trăng sáng lắm. Nhưng trời về thu, khí trời lạnh lạnh, cửa sổ bên bàn viết đóng kín. Ngọn nến trên bàn tỏa ra một bầu ánh sáng chỉ đủ sáng chỗ tôi ngồi. Chung quanh tối cả. Tối và im. Một thứ im lặng dày đặc. Trong ấy có muôn ngàn thứ tiếng ta không nghe. Lúc này chính là lúc xem thơ xưa. Tôi lắng lòng tôi để đón một sứ giả đời Đường, đời Tống. Đời Đường có lẽ đúng hơn. Đời Đường mới có cái âm u ấy. Thơ Tống dầu xem được ít tôi nhớ hình như quang đãng và bình yên, không như thế.

    Theo gót nhà thơ, tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm. Những tiếng khóc rộn ràng, người lời reo vui vẻ đều kiêng. Một sức mạnh vô hình, rất mềm mại nhưng rất chắc chắn nặng đè lên hết thẩy. Tình cảnh ở đây không còn là người tình cảnh ta vẫn thường quen biết. Tình cảnh ở đây đã biến thành một thứ hương mầu nhiệm. Nó quyện lấy mình ta và chân ta tự nhiên bước theo một điệu nhịp nhàng dìu dặt. Ta không thấy gì, ta không nghe gì. Nhưng ta biết thế giới này giầu sang lắm. Chốc chốc một cảnh rực rỡ vụt hiện ra trước mắt ta rồi vụt biến đi:

    Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng,

    Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng.

    Bồn chồn thương kẻ nương song bạc

    Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng?

    Ta có thể lơ đãng không thấy rõ sương trên bến Phong Kiều, trăng trên dòng Xích Bích. Không thấy cả cái giếng sầu rụng. Nhưng sắc vàng kia! Cái sắc vàng trong giây phút chiếu sáng cả trời thơ!

    Rồi tất cả lại trở lại trong mờ mờ. Hương thiêng vẫn quấn quít bên mình ta, ta đã xa lắm những vui buồn lộn xộn, rộn rịp của cuộc đời; nhưng sao thỉnh thoảng giữa im lặng ta nghe như có tim ai thổn thức. Đây là lời than của một người mồ côi:

    Cảnh có núi sông nhiều thú lạ,

    Đời không cha mẹ ít khi vui.

    Đây tiếng rên rỉ thấy mình bơ vơ trơ trọi:

    Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ.

    Nhớ gửi vào thơ nghĩ tội thơ!

    Tiếng khóc âm thầm của con người dè dặt, kín đáo ấy, nó mới não lòng làm sao! Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoát hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ.

    Tháng 10 - 1941
     
  8. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    27. Phan Khắc Khoan

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh nào khoảng tháng 6- 1916 ở làng Yên Lăng, huyện Yên Thành (Nghệ an). Mồ côi mẹ thuở bé. Năm 15 tuổi cha bị mù. Học trường huyện, trường Vinh. Có bằng thành chung.

    Đã đăng thơ: Phong Hóa (ký chàng Chương), Thế giới, Mới (ký Hồng Chương), Hà Nội tân văn, Tri tân.

    Hai năm trước tôi đã nói đến Xa xa, tập thơ đầu của Phan Khắc Khoan. Nhưng ngoài tập Xa xa, Phan Khắc Khoan còn làm một số thơ. Nhân hỏi xem, tôi dã nhận được một lần mười một tập kèm với một lá thư đại khái nói: "Đây chỉ chừng một nửa thi phẩm của tôi, nhưng tôi không muốn anh phải mệt vì thơ tôi hơn nữa". Dầu thế, tôi đã mệt vì thơ Phan Khắc Khoan nhiều lắm. Không phải đây đó tôi không lượm được những vần thơ dễ thương. Nhắc lại một mối tình hờ hững, Phan Khắc Khoan có những câu:

    Đã chót tương phùng trong một quán

    Dẫu trà ôi, chuyện nhạt cũng là duyên.

    Có khi lòng bâng khuâng, người muốn:

    Hạ mái tình xưa: Sương về gió tạt

    Nghiêng nghiêng hồn cho trút nhẹ chua cay

    Có khi thấy lẻ loi, người than:

    Thô vụng quá, sắm vai gì trên sâm khấu?

    Hồn đơn cô, trông ngơ ngác chợ đời!..

    Ồ! Những lúc bốn bên tường hiu quạnh

    Thời gian không ngừng thoát một ly nào

    Mà trong phòng hồn tôi cứ nao nao!

    Bình yên lại, sao mà non yếu thế?

    Lòng mơ khát gì đây chăng? Có lẽ,

    Kìa mang ý lạ tự đâu về

    Ngập hồn tôi như nước chảy tràn đê,

    Rồi bút mực tình tự cùng giấy trắng.

    Còn có thể tìm được nhiều lời khả ái như thế, nhất là trong những bài tả sự thờ ơ, sự phản trắc trong tình bạn. Nhưng cái tính dễ dãi của Phan Khắc Khoan thực sự dễ sợ! Ai lại đi xe lửa hạng tư chật không một chỗ đứng, từ Huế ra Thanh, mà làm luôn một thôi năm bài thơ dài! Cho nên Phan Khắc Khoan, thường không hay đi sâu vaog hồn mình để tìm thấy những điều riêng biệt.

    Đi lại, tập Xa xa vẫn là tập thơ trội hơn cả. Hình như một cuộc tình duyên không toại đã vì tác giả khơi nguồn thơ. Người ta lắm khi cần phải có một mối thất vọng lớn mới sáng mắt mà nhìn rõ mình và tạo vật. Có lẽ Phan Khắc Khoan đã nhờ thế mà cảm được cái phong vị đặc biệt của cảnh trời biển miền Nam. Cả tập Xa xa đượm một mối buồn vô hạn, một nỗi nhớ không nguôi. Tuy chỉ là nỗi buồn riêng, nhưng lời thơ nhân đó có cái buồn bát ngát, cái nhớ nhung khó hiểu của những nơi trời nước mênh mông. Người đọc thơ tưởng nghe điệu buồn dìu dìu muôn năm vẫn thì thầm trên bãi biển.

    Những bức tranh nho nhỏ, xinh xinh, thu gọn trong bốn câu bảy chữ, đều buồn lây cái buồn kín đáo và man mác của thi nhân. Vì nói tình hay nói cảnh, người cũng chỉ nói lòng mình, nói cho một mình mình nghe. Hình ảnh người yêu luôn luôn theo dõi người trong lúc người muốn quên, muốn xa, đã đưa người về cuộc đời bên trong đầy ý nhị.

    Tháng 7 - 1941
     
  9. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    28. Thâm Tâm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chính tên là Nguyễn Tuấn Trình. Sinh ngày 12 - 5- 1917 ở Hải Dương. Học ở Hải Dương.

    Hiện viết giúp: Tiểu thuyết thứ bảy, truyền bá.

    Bài thơ này trích dưới đây rút ra ở tập Thơ Thâm Tâm chưa xuất bản.

    Thơ thất ngôn của người ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.

    Tháng 11- 1941

    Tống biệt hành

    Đưa người, ta không đưa qua sông,

    Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

    Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt,

    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

    Đưa người, ta chỉ đưa người ấy

    Một giã gia đình, một dửng dưng..

    - Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ,

    Chí nhớn chưa về bàn tay không,

    Thì không bao giờ nói trở lại!

    Ba năm, mẹ già cũng đừng mong.

    O O o

    Ta biết người buồn chiều hôm trước.

    Bây giờ mùa hạ sen nở nốt,

    Một chị, hai chị cùng như sen

    Khuyên nốt em trai dòng lệ sót.

    O O o

    Ta biết người buồn sáng hôm nay;

    Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay,

    Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc

    Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay..

    Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!

    Mẹ thà coi như chiếc lá bay,

    Chị thà coi như là hạt bụi

    Em thà coi như hơi rượu say.

    (Thơ Thâm Tâm)
     
  10. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,079
    29. Phan Thanh Phước

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Dòng dõi Phan Thanh Giản. Chánh quán ở Nam kỳ. Sinh ở Huế năm 1916. Học ở Quản Trị, Faifo, Huế. Có bằng thành chung. Hiện làm việc ở nam Triều.

    Phan Thanh Phước nói: "Một bài thơ của tôi xong là tôi tự thấy sút kém một tí sức trong sức khoẻ của tôi, như vậy tức nhiên có một phần sức khoẻ của tôi đã vào trong thơ tôi, tôi tự hỏi thế là trong thơ tôi có cả hồn lẫn xác tôi chăng".

    Ai đọc hết tập Vương hương chắc cũng có cảm giác ấy: Trong thơ Phan Thanh Phước quả có cả hồn lẫn xác đã làm tội cái hồn. Một bài thơ hay, dầu nhẹ nhàng vui vẻ, dầ sầu não thương đau, bao giờ cũng là một sự giải thoát. Giải thoát ra khỏi cái u tối của xác thịt để sống cái sáng láng của linh hồn. "Tự giác nhi giác tha", cái tôn chỉ của nhà Phật cũng là tôn chỉ nhà thơ. Phan Thanh Phước ít khi đạt được tôn chỉ ấy. Ta thấy người khổ sở lắm, mỗi bước mỗi ngập ngừng, mỗi bước mỗi vấp vào xác thịt. Tập Vương hương với cái tên yêu kiều, đã bày ra một cuộc hỗn chiến gay go, đau dớn giữa xác và hồn.

    Kể cũng đáng tiếc, mỗi lần Phan Thanh Phước thoát ly được ra ngoài cái vương víu của xác thịt, người tỏ ra có bản lĩnh lắm.

    Tôi vẫn biết người có tính ưa lập dị, nhưng dầu sao cũng là một tâm hồn phong phú hay hay.

    Khi người yêu, mối tình của người luôn luôn thắc mắc. Người có ngồi suốt đêm nhìn người yêu hay không, không ai biết được. Nhưng người đã có những cảm giác của một người thức đêm như thế:

    Anh đã thức trọn đêm không biết nhọc

    Ngồi lặng yên cho mắt ngắm em say;

    Đời vắng xa, xa hết những chua cay

    Còn em đẹp mềm thơm và chua ngọt.

    Song gần nhau lâu rồi cũng có khi chán. Lúc bấy giờ người sẽ sống lại cái vui xưa:

    Muốn sống êm ta gợi phút yêu đầu,

    Anh bỡ ngỡ say em người xa lạ.

    Thiết tưởng ta vẫn có thể để hy vọng vào những tác phẩm sau này của Phan Thanh Phước.

    Tháng 10 - 1941

    Chú thích

    Các đoạn thơ trích trên rút trong tập Vương hương chưa xuất bản (10/19941).
     
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...