Tại sao y tá người Anh được gọi là người phụ nữ cầm đèn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thủy Tô, 24 Tháng mười 2023.

  1. Thủy Tô

    Bài viết:
    44
    Bên cạnh vai trò khám, chữa bệnh của bác sĩ thì những y tá chính là lực lượng hỗ trợ vô cùng quan trọng. Các y tá không chỉ làm theo chỉ thị của bác sĩ, chăm sóc cho bệnh nhân mà còn cần sự quan tâm, lòng yêu thương và khát khao giúp đỡ người bệnh để đồng hành cùng họ. Khi nhắc đến ngành y tá- điều dưỡng, người ta thường nhắc đến hình ảnh người phụ nữ cầm đèn với lòng biết ơn, kính ngưỡng. Hình ảnh đó vừa xuất phát từ câu chuyện thực, vừa trở thành một biểu tượng cho trái tim người làm nghề y.

    Hình ảnh người phụ nữ với cây đèn tiêu biểu cho ngành y tá xuất phát từ bà Florence Nightingale. Bà sinh năm 1820 trong một gia đình giàu có và quyền lực ở Florence, Ý nhưng lớn lên và làm việc, cống hiến tại Anh quốc. Theo quan niệm xã hội thời đó, phụ nữ chỉ nên phục tòng gia đình, kết hôn để duy trì địa vị chứ không được theo đuổi sự nghiệp mình muốn và người quyền quý không được làm những nghề nghiệp dơ bẩn, thấp kém, nghề y tá được coi là một trong số đó. Nhưng Florence Nightingle, với trái tim đầy yêu thương và khát vọng được giúp đỡ bệnh nhân và cải tiến y tế cho người nghèo, đã cãi lời cha mẹ để theo đuổi ngành y tá, hoạt động hăng say để giúp đỡ các bệnh nhân nghèo. Bà mặc kệ cuộc sống sung túc và đã nhiều lần khước từ việc kết hôn để cống hiến trọn đời cho sự nghiệp của trái tim mình.

    [​IMG]

    Florence Nightingle đã có những đóng góp rất lớn lao cho ngành y tá- điều dưỡng, từ việc cứu lấy mạng sống của hàng ngàn thương binh, đề ra các biện pháp giữ vệ sinh ở các y viện, đưa ra hàng loạt các tập nghiên cứu về ngành y tá đến thành lập các Trường đạo tạo y tá từ quỹ từ thiện Nightingle của chính bà. Trong cuộc chiến ở Krym ở Thổ Nhĩ Kì, Florence đã đau đáu quan tâm và tận tình chăm sóc cho các binh sĩ bị thương nặng vì chiến tranh. Trong những đêm dài u tối, trằn trọc, đau đớn vì vết thương của chiến trường, các thương binh cảm động khi nhìn thấy bóng dáng mảnh mai, thầm lặng của Florence cùng ánh sáng của cây đèn tuần tra qua các trại bệnh, qua từng giường bệnh, hỏi han và an ủi từng người. Bà là người mang yêu thương đến để săn sóc những nỗi đau chiến tranh, mang ánh sáng ấm áp đến để ủi an những tâm hồn lạnh giá và cô độc.. Từ niềm xúc động đó, năm 1857, Henry Longfellow có viết bài thơ "Santa Filomena" về bà:

    Kìa! Trong giờ phút đớn đau

    Tôi thấy Cô đến với cây đèn

    Lướt qua những bóng mờ bi đát,

    Thấp thoáng từ phòng này sang phòng khác.

    [​IMG]

    Tờ báo Times cũng đã viết về bà với danh hiệu "The Lady with the Lamp" (Người phụ nữ với cây đèn). Và từ đó, hình ảnh người phụ nữ cầm đèn đã trở thành một hình ảnh tiêu biểu về ngành y tá, điều dưỡng.

    Florence Nightingle đã qua đời năm 1910 nhưng sự nghiệp của bà đến nay vẫn còn được duy trì, phát triển. Ngọn lửa cảm hứng của bà vẫn được tiếp nối. Người phụ nữ cầm đèn không chỉ là cách gọi dành cho một y tá Anh mà đã trở thành biểu tượng đẹp của các điều dưỡng viên, là lời nhắc nhở cho các y tá, y sĩ về y đức trong sự nghiệp của mình.
     
    Hạ Quỳnh LamNgọc Thiền Sầu thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...