VIP Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Yvonne Hạ Linh, 12 Tháng tám 2023.

  1. Yvonne Hạ Linh Đăng ký tại: https://dembuon.vn/rf/123411/

    Bài viết:
    199
    Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

    [​IMG]

    Trước tiên, chúng ta hãy giải nghĩa từ "đồi núi" và nói sơ về nó. Đồi núi là một dạng địa hình lồi, nhô lên, là tập hợp của hai dạng địa hình: Đồi và núi. Trong đó, đồi là phần địa hình được hình thành từ quá trình bóc mòn từ núi, có độ dốc nhỏ và thoải, số lượng sinh vật phổ biến; núi là phần địa hình cao hơn đồi (từ 500 mét trở lên), hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực, có độ dốc lớn.

    Cấu trúc về mặt địa hình nước ta khá đa dạng vì chúng là dạng địa hình trẻ, có tính phân bậc rõ rệt. Địa hình thấp dần theo phía Tây Bắc về Đông Nam với hai hướng chính:

    · Tây Bắc – Đông Nam: Các dãy núi thuộc vùng Tây Bắc (khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ) và Bắc Trường Sơn.

    · Hướng vòng cung: Các dãy núi thuộc vùng Đông Bắc (khu vực đồng bằng sông Hồng) và Nam Trường Sơn.

    Tiếp theo, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. Tại sao lại nói như vậy? Có rất nhiều lý do dẫn đến việc đồi núi chính là dạng địa hình quan trọng nhất nước ta.

    1. Về mặt ý nghĩa:

    + Đầu tiên, quan trọng nhất là phải kể đến việc đồi núi chiếm đến 75% phần diện tích lãnh thổ nước ta. Đây là dạng địa hình phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó, địa hình thấp dưới 1000 mét chiếm 85% diện tích, địa hình núi cao trên 2000 mét chỉ chiếm 1%. (dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Fansipan cao nhất nước ta – 3143 mét).

    + Đồi núi nước ta tập hợp lại thành hình cánh cung cực lớn dài tới 1400 km từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ, hướng mặt ra biển Đông. Nhiều vùng núi lan sát ra biển, một số lại nằm gọn trong nước biển, nhô lên thành các quần đảo như vịnh Hạ Long. Tại các vùng đồng bằng châu thổ cũng có núi nhô cao (núi Bà Đen, núi Ông, núi Cậu, dãy Tam Điệp). Từ đó hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu hút khách du lịch và phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế.


    [​IMG]

    + Cánh cung khổng lồ ấy còn tạo ra sự phân hóa khí hậu rất rõ rệt, có nhiệm vụ chắn gió hoặc cản mây mưa.. Làm cho khí hậu Việt Nam trở nên đa dạng, tạo thế mạnh, tiềm năng phát triển riêng của từng khu vực.

    + Đồi núi chiếm diện tích phần lớn lại còn chứa rất nhiều loại tài nguyên như khoáng sản (thiếc, sắt, than, khí tự nhiên, vàng, bô xít, dầu mỏ), lâm sản (gỗ hương, lim, sến, táu), thủy năng, phong năng, các loại đất trồng (đất phù sa, đất đỏ bazan, đất sét, đất feralit), vân vân.. Làm đa dạng hóa và bảo tồn tốt các loại tài nguyên.

    + Vùng đồi núi còn có các thế mạnh riêng về mặt kinh tế như: Khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, khu vực phong điện, trồng các loại cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc quy mô lớn, phát triển các khu du lịch sinh thái..

    2. Về mặt ảnh hưởng:

    a. Đối với khí hậu:


    [​IMG]

    Những dãy núi, đặc biệt là núi cao, sẽ tự nhiên tạo thành các vành đai, ranh giới giữa các miền khí hậu và các vùng với nhau. Điển hình như:

    · Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cách giữa mạn sườn vùng Đông Bắc và Tây Bắc, làm cho gió đến vùng Tây Bắc chậm hơn, mùa đông luôn đến sau vùng Đông Bắc.

    · Dãy núi Bạch Mã (nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng) chặn gió mùa Đông Bắc thổi từ phía Đà Nẵng vào, tạo thành hai vùng khí hậu Bắc – Nam khác biệt.

    · Dãy Trường Sơn chặn gió Lào, làm cho khí hậu vùng Bắc Trung Bộ trở nên nắng nóng và khô khan hơn.

    Đồi núi đã góp phần không nhỏ vào việc phân hóa và đa dạng hóa khí hậu, làm cho khí hậu nước ta phân hóa theo đai cao (phân bố vành đai đất và thực vật theo độ cao), vùng núi cao tạo nên kiểu khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.

    b. Đối với sinh vật và đất đai:


    [​IMG]

    Tại các vùng thuộc chân núi, quá trình hình thành đất feralit diễn ra liên tục và cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển của thảm thực vật và các loài động vật.

    Tại các khối núi cao, đai rừng cận nhiệt đới và đất feralit có mùn được hình thành.

    Độ cao trên 2400m: Là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

    Sự phân hóa đất đai cũng tạo ra sự phân hóa sinh vật, làm nên những vùng đặc trưng theo sinh vật của từng vùng miền, có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông.


    Đây là bài viết giải đáp câu hỏi "tại sao lại nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?", hi vọng bài viết sẽ trở nên hữu ích với các bạn <3

     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng tám 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...