Tại sao lại có sét hòn? Số là tui lướt tiktok thấy một cái video về sét hòn, cái này cũng giống giống "ma trơi" mà mọi người thường thấy, có điều hiện tượng nhìn thì có vẻ đơn giản này đến tận bây giờ vẫn chưa có lời giải đáp chính thức. Nên tui lên tìm tài liệu giải thích đem tổng hợp lại. Share Tưởng tượng trời bão ầm ầm tự nhiên có nguyên cục sét lơ lửng ở ngoài bay xuyên tường vô nhà, giật hỏng hết ti vi, tủ lạnh rồi nổ cái bụp mất tiêu.. Có lẽ là do khí hậu và môi trường có thay đổi lớn so với trước đây, nên hiện tượng này ít khi xuất hiện trong khu vực dân cư nữa. Nhưng theo ghi chép cũ của các linh mục cũng như những nhà giáo định cư trên núi ngày xưa thì sét hòn rất thường xuyên xuất hiện trong nhà mỗi khi có bão lớn. Nhưng mục sư hầu như chỉ nghe kể lại chứ chưa từng chứng kiến. Cũng chưa từng có ai ghi nhận sét hòn xuất hiện trong khuôn viên giáo đường. Suốt một thời gian dài, hiện tượng sét hòn (hay sét cầu) không được thừa nhận. Nhiều nhà khoa học khẳng định đó chỉ là một sự đánh lừa về quang học không hơn không kém. Nhưng dần dà, các sự kiện chứng tỏ sét hòn là một hiện thực. Thuật ngữ sét hòn đề cập tới những vật thể sáng chói, thường có hình cầu có kích thước từ cỡ hạt đậu đến vài mét đường kính. Nó thường gắn với những cơn giông, nhưng kéo dài lâu hơn đáng kể so với ánh sáng chớp nhoáng của tia sét. Nhiều báo cáo trong quá khứ nói rằng sét hòn sẽ nổ trước khi biến mất, đôi khi gây ra tử vong, để lại trong không khí mùi của khí sulfur. Đại khái là một khối cầu lơ lửng trong không khí, vừa bay vừa phóng điện, tầm bay thường là ngang tầm ngực của người trưởng thành. Mấy ông có thể xem lại video đầu tiên để thấy nó phóng điện lên mấy thanh ray đó. Các thí nghiệm đã tạo ra được những hiệu ứng tương tự với những báo cáo về sét hòn, nhưng hiện tại người ta vẫn không biết liệu những hiện tượng này có thật sự liên hệ với bất kì hiện tượng tự nhiên nào xảy ra hay không. Các dữ liệu khoa học về sét hòn rất ít ỏi vì tính thất thường và không dự báo trước được của nó. Đơn giản thôi, cũng giống kiểu cầu vồng hay cực quang đồ á, mấy thứ đơn giản kiểu đó nhưng mà muốn dự báo được cũng rất khó. Những chứng cứ về nó hiện nay chỉ là những chứng kiến của dân thường và do đó đã tạo ra những quan điểm không thống nhất. Do những mâu thuẫn và thiếu dữ liệu tin cậy, bản chất của sét hòn cho tới nay vẫn chưa được khám phá. Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm. Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến nó. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp, không có bão. Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được là 40-50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một số còn có tia phát ra xung quanh. Cho mãi tới những năm 1960, nhiều người vẫn chưa tin hiện tượng sét hòn là có thực. Tháng 8/2013, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Không quân Mỹ đã tạo ra và chụp ảnh các quả cầu plasmoid sáng trắng trong phòng thí nghiệm. Những quả cầu này được sản sinh từ các tia lửa điện công suất cao, vốn hình thành từ các điện cực nằm ngập một phần trong dung dịch điện giải. Những quả cầu này được sản sinh từ các tia lửa điện công suất cao, vốn hình thành từ các điện cực nằm ngập một phần trong dung dịch điện giải, họ gọi hiện tượng này là "các plasmoid áp suất không khí giống sét hòn". Nguyên nhân Nhóm nghiên cứu còn khám phá ra rằng, các nguyên tố trong đất như silicon, sắt và canxi, cũng xuất hiện trong sét hòn. Điều này ám chỉ, sét hòn là sản phẩm tương tác giữa tia sét từ trên trời giáng xuống với mặt đất. Giả thuyết từng được nêu lên lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm, nhưng kết quả phân tích quang phổ mới đã xác thực quan điểm này. Đặc điểm khác thường Sét hòn thường chuyển động theo phương nằm ngang với vận tốc vài mét một giây. Chúng có thể đứng yên trong không trung hoặc từ trên mây sà xuống mặt đất. Chúng ít khi bay lên như trường hợp các quả khí cầu nóng chuyển động trong không khí. Nhiều báo cáo mô tả chúng tự xoay khi đang chuyển động. Thỉnh thoảng chúng chồm lên các đồ vật cứng hay trên mặt đất. Không giống các loại sét thông thường và các hiện tượng điện khác, nó không "chú ý" tới dây dẫn, vật kim loại và nước hơn các vật dụng kém hay không dẫn điện. Thay vào đó là một hành vi giống như được điều khiển bởi sự tò mò và trí thông minh cỡ loài vật: Bay vòng quanh và bay theo người, "khám phá" các căn phòng và treo giữa khoảng không gần các đồ vật như để "nhìn" cho rõ hơn. Hiện tượng sét hòn còn trở nên bí ẩn hơn khi một vài nhân chứng quả quyết họ đã nhìn thấy chúng đi xuyên qua cả những vật liệu được cho là cách điện rất tốt như thủy tinh hay composit. Tồn tại ngắn ngủi Sét hòn thường có thời gian tồn tại không quá 5 giây. Một số ít trường hợp tồn tại quá một phút. Ít người khi quan sát sét hòn cảm thấy sức nóng của nhiệt. Tuy nhiên, nhiều sét hòn làm cháy đồ vật hay làm nóng chảy kim loại. Báo cáo của McNally năm 1966 mô tả một sét hòn chạm vào bình nước cùng với tiếng xèo xèo như khi nhúng một miếng kim loại nung đỏ vào nước. Đôi khi, chúng phát ra âm thanh như một tiếng huýt còi. Nhiều người ngửi thấy mùi khác lạ, rất gắt và tương phản, giống như mùi ozone, sulphur cháy hay oxit nitric.. Sét hòn phân rã theo một trong hai cách: Im lặng hoặc kèm theo một tiếng nổ. Phân rã gây nổ xảy ra rất nhanh và kèm theo một tiếng nổ lớn. Phân rã im lặng có thể xảy ra nhanh hay chậm. Sau khi phân rã, thỉnh thoảng sét hòn để lại một chút sương mù hay chất bã. Hiếm khi quan sát thấy một sét hòn phân rã thành hai hay nhiều sét hòn nhỏ hơn. Những nhân chứng sống: Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thường thức Tây Bắc ở Lan Châu, Trung Quốc cho biết thêm rằng, sét hòn với chiều rộng khoảng 5 mét nói trên chỉ xuất hiện không đầy 2 giây. Video và các kết quả của máy ghi quang phổ về cơn bão năm 2012 được cho là bằng chứng khoa học đầu tiên về sét hòn trong tự nhiên. Tuy nhiên, đoạn video của các nhà khoa học Trung Quốc là kết quả quay phim thành công đầu tiên về hiện tượng sét hòn ngoài phòng thí nghiệm. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem Bài viết tiếp theo mình sẽ kể cho các bạn về một trái bom thịt mắc cạn - xác cá voi! 1000 câu hỏi khác: [Thảo Luận - Góp Ý] 1000 Câu Hỏi Của Ngáy