Tại Sao Em Ít Nói Thế? - Huy Đức

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Chin Ú, 6 Tháng sáu 2021.

  1. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    3. NGƯỜI HƯỚNG NỘI TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

    "Người hướng nội bên trong lớp học"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chắc hẳn khi còn đi học, đã có vài bạn bị thầy giáo, cô giáo phê trong học bạ như thế này: "Hơi trầm, chưa thực sự hòa đồng với các bạn".

    Còn đây là những ý kiến của những bạn hướng nội đã tâm sự như sau:

    "Suốt 12 năm đi học lúc nào cũng bị phê là: Cần tham gia các hoạt động chung của lớp."

    "Tui học giỏi nhất lớp nhưng năm nào cũng bị phê y chang như thế đấy."

    "Là cái chữ" thụ động "ấy. Chưa phát sổ cũng biết phê gì rồi."

    "Sổ liên lạc lúc nào cũng có những câu như vậy."

    "Năm nào cũng bị phê là tiếp thu được, hiền lành nhưng hơi nhát."

    "Thật sự nhiều lúc cũng tỏ ra bốc đồng lắm nhưng không hiểu sao học bạ vẫn bị ghi là trầm."

    "Mình lên cấp 3 vẫn còn bị phê là học tốt nhưng trong lớp trầm tính, không chịu phát biểu ý kiến trong giờ."


    Người hướng nội luôn bị gán mác là trầm lặng, hay thu mình một góc chỉ vì cái gọi là "lời phê" của mọi người khi nhận xét về họ. Có thể trong từng đó năm tháng dưới mái trường, những người hướng nội luôn được cho rằng họ không mấy hào hứng với bạn bè hoặc các môn học. Nhưng thực chất điều này có hoàn toàn chính xác?

    Trong cuốn sách "Quiet Power - The Secret Power Strength of Introvert Kids" của Susan Cain, cô lấy một trường hợp điển hình với cô bé học sinh hướng nội có tên là Grace. Lớp học luôn có giải "Học sinh xuất sắc của tháng" dành cho ai xứng đáng nhất. Giải thưởng này được dựa trên tiêu chí: Chăm chỉ, có cách ứng xử tốt với mọi người xung quanh và luôn tích cực tham gia xây dựng bài. Trong tháng đó, giải thưởng học sinh xuất sắc của tháng lại thuộc về cô bé thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính Grace cũng giải thích rằng những gì cô bé đã làm đều không phải là phong cách hàng ngày của mình. Trong lớp, Grace luôn luôn ngồi phía sau, gần cuối lớp, theo dõi bài giảng bằng cách chăm chú lắng nghe và ghi chép tỉ mỉ. Còn lại, những cô cậu học sinh khác thường tranh thủ phát biểu, tích cực sôi nổi mỗi khi có cơ hội. Với Grace, dường như điều đó hơi hấp tấp vì cô bé cho rằng họ chưa suy nghĩ một cách thấu đáo trước khi phát biểu. Thêm nữa, dường như họ nói để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh vậy.

    Năm lớp 8, trong lớp tôi có một cô bạn tên Nhàn. Đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh của một cô gái ít nói. Cô bạn học khá tốt ở các môn tự nhiên lẫn xã hội nhưng cô chỉ giơ tay nếu cả lớp không có ai đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho giáo viên. Mỗi khi Nhàn phát biểu, tôi cảm nhận được sự chắc chắn về các dẫn chứng, lập luận và quan trọng là cô luôn khiến các thầy cô cảm thấy hài lòng về điều đó. Trong những hôm có tiết được nghỉ, cả lớp ồn ào như cái chợ, tôi thấy cô bạn đó vẫn lấy sách báo ra đọc và có vẻ như không thèm quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh. Đôi lúc, cô lại đi đến góc sân trường và tiếp tục học. Trong suốt năm học đó, nếu tôi nhớ không nhầm thì hiếm khi cô ra ngoài sân trường chơi, cùng lắm chỉ ngồi làm bài hoặc ngồi nói chuyện với đứa bạn thân nhất trong lớp. Tất cả mọi người đều nhận xét rằng cô hơi trầm, chưa thực sự sôi nổi, hoạt bát.

    Với những học sinh trầm, các thầy cô hay yêu cầu họ cần phải mạnh dạn và nhiệt tình hơn. Tuy nhiên, ở môn học này họ có thể tham gia xây dựng bài khá tích cực nhưng ở môn học khác họ cần thời gian để đưa ra câu trả lời chính xác cho thầy cô vì họ không muốn bị mắc lỗi. Bởi vì cách tiếp nhận, xử lý thông tin và đưa ra sự phản hồi thường chậm hơn nên họ luôn cần có thời gian để lục lại từng chi tiết, sắp xếp chúng rồi mới giơ tay phát biểu. Đôi lúc, cách giơ tay của họ khá rụt rè vì lý do đơn giản: Họ chưa đủ tự tin để "tỏa sáng trên sân khấu" mà thôi. Chính vì điều này mà Susan có viết rằng: "Một vài giáo viên đã cố gắng nâng cao kỹ năng giao tiếp giữa học sinh và giáo viên về một khái niệm gọi là think - time hoặc Coait - time. Nó sẽ như thế này: Sau khi thầy, cô nêu câu hỏi, họ sẽ cho phép học sinh của mình im lặng trong một đến hai phút suy nghĩ để lại tiếp tục thảo luận."

    >> Ngừng việc cố gắng thay đổi tính hướng nội

    Khi lên đại học, tôi đã học được cách chấp nhận tính hướng nội của mình. Đó không phải là điều gì trở ngại mà thực sự là ưu điểm của bản thân. Ngay cả sự tĩnh lặng cũng làm cho tôi trở nên khác biệt so với những người còn lại. Thay vì phải cảm thấy xấu hổ vì không thể nói nhiều như các bạn của mình, tôi bắt đầu thấy tự hào trước những phản hồi thực sự trong con người mình được cất lên thành lời. Tôi cũng đã bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa hướng nội và hướng ngoại.

    Có lẽ mọi người cần thay đổi quan niệm sai lầm rằng những người hay hòa đồng và hay tham gia xây dựng bài mới là những người thông minh. Có nhiều cách để thể hiện điều đó. Chẳng hạn như một học sinh sẽ không nói nhiều trong một nhóm đông bạn bè so với nhóm chỉ có vài người. Nếu có thể chia lớp thành từng nhóm nhỏ khác nhau và tạo không gian yên tĩnh có thể sẽ giúp cho nhiều học sinh có cơ hội để nói, tham gia phát biểu ở trong tình huống dễ chịu như vậy. Hoặc những học sinh đó có thể trình bày suy nghĩ bằng cách viết lên giấy thay vì cứ phải nói ra.

    >> Làm thế nào để người hướng nội có thể tham gia xây dựng bài tốt hơn?

    Nhiều bạn hướng nội phải chịu khá nhiều thiệt thòi khi bị cho rằng trầm tính, ít nói, không chịu hòa đồng cùng bạn bè mặc dù họ thực sự không phải là người như vậy. Chính bạn cũng cần hiểu điều này: "Hướng nội là tính cách, nhưng giao tiếp lại là kỹ năng và ai cũng có thể học được." Hướng nội là phương thức để giúp bạn tìm cách giải quyết tốt hơn, chứ không phải là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề.

    Susan Cain cũng đã đề cập một số giải pháp để giúp cho những bạn đang là học sinh, sinh viên vận dụng tính hướng nội trong cách quan sát suy nghĩ mà vẫn có thể tham gia buổi thảo luận lớp học một cách tốt hơn. Sau đây là những mẹo nhỏ đáng để bạn tham khảo.

    Đi tắt đón đầu: Nếu đã biết chủ đề thảo luận của ngày hôm đó, bạn cần chuẩn bị những gì sẽ nói và tranh luận trước lớp. Nếu cần thiết, bạn có thể phát triển hoặc đóng góp về một quan điểm, ý tưởng trước khi bị "lạc trôi" trong tiết học.

    Chọn cách tham gia tốt nhất: Bạn cảm thấy thoải mái nhất là khi nào? Hãy nâng cao chiến thuật tham gia thảo luận theo cách mà bạn cho là dễ dàng nhất. Chẳng hạn, thay vì là người đầu tiên đứng lên trả lời, bạn có thể chọn cách trả lời bổ sung hoặc nhận xét ý kiến của người trước đó. Hoặc cũng có thể phản bác lại ý kiến mà bạn nhận thấy chưa phù hợp.

    Đừng quên ghi chú: Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi đứng lên mà không biết nói gì rồi lại "im như phỗng" thì trước đó hãy ghi chú nhanh những chi tiết quan trọng để có thể tham khảo khi cần.

    Quan sát: Hãy luôn chú ý khi người khác phát biểu ý kiến và nếu ý kiến đó sai hoàn toàn thì đừng bận tâm. Hãy luôn mềm mỏng và vị tha về những sai lầm của người khác. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng không có gì phải lo sợ nếu câu trả lời bạn đưa ra bị sai hoặc cách nói của bạn bị lí nhí đi chăng nữa. Một học sinh cũng từng nói: "Nếu bạn nói sai thì giáo viên cũng sẽ mời người khác mà."

    Luôn tự tạo động lực cho mình: Cách tốt nhất để có được những năm tháng dưới mái trường thật ý nghĩa, đó là hãy luôn tự tìm nguồn động lực thúc đẩy đam mê của chính bạn. Hãy nghĩ và luôn hướng tới những mục tiêu quan trọng. Càng chuẩn bị kỹ lưỡng cho những gì sắp nói trong buổi học, bạn càng cảm thấy thoải mái khi trình bày.
     
    Thùy MinhHàn Loan thích bài này.
  2. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và cách cải thiện kỹ năng giao tiếp"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mặc dù được đánh giá cao về khả năng lắng nghe và cẩn trọng trong lời nói nhưng người hướng nội luôn gặp phải vấn đề rất lớn trong việc giao tiếp hàng ngày: Lời chào hỏi, lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi.. Có vẻ như các vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người hướng nội.

    >> Sự chần chừ trong lời mở màn

    Một người hướng ngoại rất dễ bắt chuyện với người lạ vì nhu cầu kết nối để vòng tròn xã hội của họ mở rộng ra bên ngoài. Ngược lại, với người hướng nội, họ luôn cần thời gian suy nghĩ để xem bắt đầu cuộc trò chuyện với đối phương như thế nào, dùng câu cú, cách xưng hô ra sao, hay chọn chủ đề bắt đầu là gì. Dòng suy nghĩ chảy không ngừng này sẽ được bắt đầu khi nhìn thấy đối phương: "Nói hay không nói, biết nói gì bây giờ, mà hôm trước cũng có nói rồi thì phải, mà thôi khỏi nói gì đi cho rồi".. Nhìn bề ngoài có vẻ như họ bình thản nhưng trong đầu họ là sự đấu tranh dữ dội của các giải pháp tình thế với người trước mặt mình.

    Dành thời gian suy nghĩ nhiều là một điều rất tốt của người hướng nội. Trước một sự vật, sự việc, họ cân nhắc và xem xét rất kỹ lưỡng, cẩn thận để không cho phép bản thân mình rơi vào trường hợp quá đà. Với họ, một sự việc luôn có hai chiều và cần nhìn nhận từ hai bên. Trước tin đồn, tin xấu, họ chỉ ngồi chờ cho đến khi sự thật sáng tỏ. Họ chưa cần làm "ra ngô ra khoai" ngay mà khi nào cũng ngồi lại đó, soi kỹ từng chi tiết trong câu chuyện rồi phân tích, mổ xẻ toàn bộ mới thôi. Chẳng hạn, khi lướt những trang mạng xã hội và nghe tin gì đó gây sốc thì người hướng nội luôn tỉnh táo hơn bất kỳ ai. Bạn có thể thấy bề ngoài họ rất bình thản kiểu "Tôi không quan tâm" nhưng thực chất tại thời điểm đó họ đang suy nghĩ không ngừng. Ưu điểm này giúp họ giữ được óc sáng suốt và quyết định đưa ra sau cùng bao giờ cũng có độ chính xác và khách quan rất lớn.

    Cái gì cũng luôn có hai mặt. Mặc dù dành thời gian suy nghĩ là tốt nhưng đó cũng đồng thời là con dao hai lưỡi. Chính việc suy nghĩ lâu này lắm lúc đẩy người hướng nội rơi vào tình huống lúng túng đầy khó xử. Chẳng hạn, khi gặp một người mới, tình huống mới, họ khá chậm chạp trong việc đưa ra lời phản hồi cho đối phương. Quan trọng hơn, nếu như không thể cải thiện nhược điểm này của mình thì xã hội hướng ngoại sẽ là nơi khiến họ phải chịu nhiều tổn thương vì bị cho là cách cư xử quá kém, thiếu tôn trọng người khác, thậm chí đôi lúc họ bị gán mác "Người không biết điều". Khi những điều không may này xảy đến, họ có xu hướng càng tự trách mình và nhấn chìm bản thân bằng chính suy nghĩ đó. Kết quả là họ dễ mắc chứng trầm cảm hơn bất kỳ ai.

    Lời chào hỏi, lời cảm ơn và lời xin lỗi là những kỹ năng giao tiếp cơ bản mà ai cũng cần phải học. Rất tiếc là cách xử lý thông tin này của người hướng nội sẽ chậm lại đôi chút. Họ thường có xu hướng phản hồi chậm hơn. Khi ai đó giúp họ việc gì thì lời cảm ơn là thứ bày tỏ lòng biết ơn. Khi họ làm ai đó không vui thì lời xin lỗi luôn là thứ cần thiết để bày tỏ sự hối lỗi. Hay lời chào mỗi sáng là cách tôn trọng người khác. Hãy nhớ rằng, hướng nội là bản chất, còn giao tiếp là kỹ năng. Đừng nên nhầm lẫn và đừng vin vào lý do "Vì tôi là người hướng nội nên tôi ít nói". Bạn càng tin vào điều này thì gần như bạn đã đánh mất đi vẻ đẹp của người hướng nội mà suy cho cùng người hướng nội không phải như thế.

    Trong cuộc sống có một quy luật khá hay nói về "Luật hấp dẫn" : Bạn là người như thế nào thì sẽ thu hút những người giống như vậy. Chẳng hạn, tôi là người hướng nội thì xung quanh tôi, từ sếp, bạn bè hay đồng nghiệp, đa phần cũng là người hướng nội. Làm việc với những người giống mình quả thật rất dễ chịu. Nhờ vào việc hiểu tính hướng nội của nhau nên công việc luôn trôi chảy và ít khi gặp phải trục trặc quá lớn. Họ cũng kiệm lời và vẫn nói nhiều trong buổi họp mang tính chất nghiêm túc, đòi hỏi sự xây dựng đến từ mọi người. Họ cũng không tham gia quá nhiều hoạt động vui chơi và luôn đứng một mình để giúp bản thân cảm thấy bình tĩnh. Đấy là đặc điểm thường thấy khi bạn tin họ là người hướng nội.

    Chỉ khi gặp một vài người mà họ không biết bày tỏ cảm xúc của mình qua lời nói thì mới dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ, khi mẹ của sếp tôi bước vào, một số người nhanh nhảu chào và hỏi thăm cô rất lịch sự. Nhưng có một vài cô gái tôi để ý thấy họ giữ phép im lặng và thậm chí coi như không thấy gì dù trước đó họ cũng giữ kín tính hướng nội trong nhiều trường hợp. Họ cũng không biết nói lời cảm ơn khi tôi giúp họ làm việc gì đó (tất nhiên tôi không ám chỉ tất cả mà có vài trường hợp khiến tôi cảm thấy thất vọng và khó hiểu trong cách hành xử ấy). Tôi lại bắt đầu suy nghĩ rất nhiều, liệu rằng mình có làm sai gì không và dành cả buổi tối hôm đó chỉ để xem xét ngày hôm nay mình có ăn mặc bất thường hay không. Một thời gian sau, khi đã thân hơn chút, tôi lấy chuyện này ra để thăm dò và cũng nhận được câu trả lời: "Khi đó, em rất muốn nói nhưng có cái gì đó ngăn lại nên không thể nói ra."

    >> Giải pháp tình thế cho người hướng nội

    Quay trở lại với nhận định: Hướng nội là bản chất nhưng giao tiếp là kỹ năng. Kỹ năng là thứ người hướng nội chúng ta có thể học được qua rất nhiều tình huống. Người hướng nội thích nghi rất tốt với xã hội hướng ngoại. Chỉ cần một lời chào, một lời cảm ơn hay một lời xin lỗi nói ra thôi, sau đó chúng ta tiếp tục thu gọn vào thế giới của mình thì sẽ không ai dám chỉ trích hay phán xét được nữa.

    Người hướng nội chỉ nên dành thời gian suy nghĩ cho những việc có tính chất phức tạp. Còn những sự việc mang tính chất giản đơn lặp đi lặp lại hàng ngày như lời nói trong giao tiếp tốt nhất bạn nên tự học lấy, tập nhiều cho quen. Bạn cũng nên học cách cởi mở với người lạ, chào và hỏi thăm họ bằng sự chân thành của mình thì kỹ năng giao tiếp cũng vì thế mà cải thiện hơn. Việc này không mất quá nhiều thời gian, chỉ cần gói gọn bằng lời chào, mỉm cười hay gật đầu thôi cũng đủ khiến đối phương hài lòng rồi. Tất nhiên, sau đó bạn chẳng cần làm gì thêm và lúc này là thời gian bạn cho phép mình tận hưởng sự tĩnh lặng của bản thân mà không sợ bị ai quấy rầy.

    Trong bài viết "Người hướng nội và cơn ác mộng mang tên lời chào hỏi" lúc trước, tôi đã mạnh dạn đưa ra hai phương án mà theo tôi là khả thi nhất:

    - Nếu bạn là người hướng nội đang tận hưởng không gian của riêng mình và không muốn mang tiếng là bất lịch sự với người khác: Một là bạn chủ động đón chào người khác thay vì chờ người ta giục mình phải chào hỏi họ. Tôi vẫn nhớ "Bắt một người hướng nội mở miệng có cảm giác khó chịu không khác gì bắt người hướng ngoại phải im lặng". Cách làm chủ động này sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn, và cũng chỉ cần dăm ba câu hỏi sức khỏe hay ít phút hội thoại, bạn lại có thể viện lý do "bận học" hay "không được khỏe" để tận hưởng cảm giác một mình. Bạn vừa ghi điểm trong mắt người khác mà lại còn có cơ hội tiếp tục đến với "hang ổ" quen thuộc bấy lâu nay. Một mũi tên trúng hai đích! Còn nếu bạn đang ở trong phòng hay nơi nào đó mà có khách đến, bạn chỉ muốn yên tĩnh dù biết người khách đó là ai thì hãy ở yên đấy. Đợi cho khách ra về, bạn chỉ cần nhanh nhảu hỏi thăm bố mẹ: "Vừa có ai đến đó ạ?". Có lẽ như thế bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

    - Nếu bạn là bậc làm cha làm mẹ có con trẻ là người hướng nội thì tốt nhất với vị khách lần đầu tiên đến nhà mình, bạn hãy lên tiếng: "Con có thể ra đây bố/mẹ nhờ chút được không?" rồi nhanh chóng giới thiệu vị khách đó với con. Tôi tin chắc là con của bạn sẽ chủ động chào hỏi thăm và hãy nhờ con của bạn làm việc gì đó nhưng thực chất bạn để cho trẻ tiếp tục vui vẻ với điều nó đang dang dở. Đây cũng là ước muốn khó nói và thực sự mong người khác hiểu được của người hướng nội. Họ mong muốn thay vì các bậc phụ huynh ép họ chào hỏi thì hãy nhẹ nhàng hơn và chủ động giới thiệu người khác trước chứ đừng nên "Chào bác/cô/chú/gì đi con!". Cách nuôi dạy, uốn nắn con trẻ hình thành tính cách từ nhỏ quả thật không đơn giản.

    >> Sức mạnh của lời nói

    Ý tưởng mãi mãi cũng chỉ là ý tưởng nếu bạn không thực hiện và suy nghĩ mãi mãi cũng chỉ là suy nghĩ nếu bạn không hiện thực hóa nó. Tôi cũng không cho rằng các bạn hướng nội phải chạy ra niềm nở mỗi khi thấy khách hoặc có ai đó đến nhà dù bạn đang ngồi đọc truyện, học bài hay thậm chí là bị buộc phải làm như thế. Tôi cũng không cho rằng tất cả các bạn hướng nội đều không biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi nhưng rất tiếc theo quan sát của tôi thì đa phần lại rơi vào trường hợp này. Chỉ cần biến tấu một chút thôi, bạn vẫn có thể làm hài lòng người khác mà vẫn thấy cách mở lời đó thoải mái, không bị "ép buộc".

    Xin bắt đầu bằng một câu chuyện nho nhỏ về cách cảm ơn của người nước ngoài. Khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó, ví như: "Bạn có muốn một tách café không?", người Việt Nam thường trả lời: "Không" hoặc "Có, cảm ơn". Nhưng người nước ngoài lại cảm ơn kể cả khi họ không có nhu cầu: "Không, tôi uống rồi, cảm ơn bạn".

    Việc sử dụng kỹ năng cảm ơn – xin lỗi cho thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút. Ra đường, hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cảm ơn khi đã được chỉ đường, đánh rơi đồ vật được người khác nhặt giúp, vì quá "vội vàng" lại quên cảm ơn.

    Khi nói "cảm ơn" là bạn đang thể hiện sự đánh giá cao. Khi không nói "cảm ơn" nghĩa là bạn đòi hỏi một người làm gì đó. Mà hầu hết mọi người đều thích được đánh giá cao.

    Công việc dù có khó khăn, nặng nhọc đến đâu cũng không được quên tỏ thái độ nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau - yếu tố quan trọng gắn kết mọi người trong công ty. Chỉ cần giữ điềm tĩnh, mọi việc sẽ ổn. Hãy nở nụ cười và nói lời cảm ơn khi được đồng nghiệp giúp đỡ dù là việc nhỏ; và nói lời xin lỗi khi bản thân làm ảnh hưởng tới công việc của người khác. Những phép lịch sự thông thường này là một phần trong văn hóa của nhóm hay công ty bạn.

    Kể cả lời từ chối cũng vậy, bạn nên học cách từ chối sao cho khéo léo và không làm tổn hại đến đối phương. Đừng bao giờ từ chối một lời đề nghị ngay mà hãy nói: "Cho tôi vài phút để suy nghĩ." và cũng đừng nên bắt họ phải chờ đợi. Khi đã quyết định xong thì lúc này rất đơn giản: Từ chối hoặc nhận lời. Vì bạn càng chần chừ bao nhiêu thì đối phương nghĩ bạn đang do dự bấy nhiêu và họ dễ vin vào cái cớ này để "làm phiền" bạn những lần sau.

    Xã hội hướng ngoại mặc dù có rất nhiều thử thách nhưng không phải vì thế mà người hướng nội xem đây là rào cản khiến họ khó có thể phát triển. Ngược lại, một thế giới nói không ngừng mới là nơi để các bạn rèn cái tôi của mình mà vẫn giữ được bản chất tích cực của bản thân. Bạn chỉ cần giả vờ hướng ngoại ở những việc bạn yêu thích hoặc cảm thấy thực sự cần thiết, còn lời chào thuộc về kỹ năng giao tiếp và không phải khi nào trốn tránh nó cũng là điều hay.

    Cách để hòa đồng trong những buổi trưa chốn công sở khá đơn giản, bạn cũng chỉ cần hòa mình vào đó đôi ba phút rồi viện cớ mình cần làm việc và lặng lẽ rời đi. Bạn là người không thích nói chuyện phiếm. Những tin đồn nhảm là những thứ bạn không hề thích chút nào nhưng dù ghét thì bạn cũng cần học cách thích nghi để làm sao vừa phát triển ưu thế của tính hướng nội vừa giữ được năng lượng của mình trong ngày cho đến lúc đặt chân về nhà và lại coi đó là thế giới an toàn riêng của mình.

    Vậy nên, hãy biết nói lời chào, cảm ơn hay xin lỗi đầy chân thành và nếu có bị giữ lại trong một cuộc hội thoại thì cũng không cần bạn gồng mình ở lại đó quá lâu. Hãy dành một chút thời gian thôi rồi xin phép họ quay trở lại công việc của mình, thế giới của mình. Vậy là đủ.
     
    Thùy MinhHàn Loan thích bài này.
  3. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và gu yêu thích âm nhạc"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong một bài phỏng vấn nho nhỏ khi hỏi các bạn hướng nội thích thể loại nào nhất. Câu trả lời chung của họ có sự xuất hiện nhiều nhất với cụm từ "Nhạc nhẹ" hoặc "Nhạc không lời". Ở trong số những câu trả lời ấy vẫn có các thể loại nhạc khác như Heavy Mental, Rap, Rock, R&B, Melodic Death.. Tôi không có ý cho rằng người hướng nội chỉ thích và chỉ bắt buộc mỗi dòng nhạc không lời mà bỏ quên các dòng nhạc khác. Bản thân tôi cũng rất thích Rock nhẹ, Epic Hybird, Epic Action nhưng sở thích chính vẫn là nhạc nhẹ.. Hơn nữa, tính cách của một con người rất phức tạp, không thể nào định hình tính cách bằng âm nhạc được nên sự khẳng định thể loại nhạc đó là con người đó chỉ là một phần và không hoàn toàn chính xác.

    >> Vì sao người hướng nội lại thích nhạc không lời?

    Chưa cần biết lợi ích về trí thông minh do nhạc không lời mang lại là có thật hay không nhưng điều đầu tiên với họ là nhạc không lời có thể giúp họ giãi bày tâm sự của mình khi chẳng biết bộc bạch với ai. Nếu những nỗi niềm chất chứa cứ tích tụ và lớn dần qua năm tháng khiến họ khổ tâm thì khi đắm chìm và thả hồn vào những giai điệu của bản nhạc ấy, họ như tìm thấy được chính bản thân mình. Họ rất dễ xúc động bởi một đoạn nhạc chỉ chừng vài giây. Có thể cả bài nhạc không lời kia họ thích nghe chỉ vì "vài giây" quý giá giúp tâm trí của họ trở nên nhẹ nhàng hơn, tỉnh táo hơn.

    Có thể ban ngày họ là những người năng động, hoạt bát nhưng về đêm họ mới hướng nội thực sự. Thời điểm về đêm yên tĩnh lại là yếu tố khiến họ suy nghĩ về mọi thứ thường xuyên. List nhạc chủ yếu ở thời điểm này là nhạc không lời. Nhạc không lời bản chất chung của nó là thường xuất hiện với giai điệu, tiết tấu chậm rãi tạo ra sự khoan khoái khi nghe. Hơn nữa, trong thời gian phát nhạc không có lyrics đi kèm, người nghe sẽ có cơ hội tập trung bám vào giai điệu chạy từ đầu bài đến cuối bài nên nó còn khơi gợi trí tưởng tượng đầy phong phú. Không ai khác ngoài người hướng nội có được đặc điểm thích tưởng tượng như thế nào, nhất là với kiểu người hướng nội suy nghĩ (Thinking Introversion).

    Có lẽ cái tên "Secret Garden" không còn xa lạ với nhiều người, nhóm có hai thành viên là nhà soạn nhạc/nam nghệ sĩ dương cầm người Na Uy Rolf Løvland và nữ nghệ sĩ vĩ cầm người Ireland Fionnuala Sherry. Như đúng cái tên của nó, Secret Garden như một cỗ xe thần kỳ, đưa người nghe vào thế giới của cảm xúc, của trí tưởng tượng và giúp họ lấy lại sự cân bằng ở lúc họ cần một điểm tựa về mặt tinh thần. Lý do nhiều bạn trẻ và kể cả những người trên 30, 40 tuổi rất thích vì âm nhạc của họ như một người bạn vô hình nhưng rất đỗi thân thiết. Từng phím piano hay đàn violon vang lên, mọi cảm xúc tưởng chừng như tuôn trào. Chẳng hạn, bạn bị hiểu lầm và cảm thấy oan ức nhưng không thể nào nói ra. Bạn mở nhạc của Secret Garden, nghe xong và khóc, khóc như một đứa trẻ. Bạn có cảm giác như nỗi oan đó đã được giải tỏa nên không thể nào kiềm chế nước mắt thêm được nữa.

    Nếu họ gặp khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc của chính bản thân mình thì với họ, nhạc không lời hay các thể loại nhạc nhẹ sẽ giúp họ kết nối được với thế giới nội tâm của mình tốt hơn nhiều. Một mặt nào đó, nó còn được xem như là "phát ngôn viên" của họ.

    >> Hiệu quả của nhạc không lời tác động đến người hướng nội trong từng trường hợp cụ thể

    Trong bài nghiên cứu "Những ảnh hưởng phân tán của nhạc không lời (instrumental) và nhạc có lời (vocal music) đối với việc thực hiện bài kiểm tra nhận thức của người hướng nội và người hướng ngoại của Adrian Furnham, Sarah Trew và Ian Sneade. Họ làm một cuộc khảo sát để xem rằng âm nhạc có thực sự liên quan đến kiểu tính cách này hay không. Khoảng 142 học sinh - sinh viên Anh đến từ hai trường trung học cơ sở tham gia vào bài kiểm tra này có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, tuổi trung bình là 16, 91 tuổi. Trong số đó có 111 học sinh nam và 31 học sinh nữ. Tất nhiên, bài kiểm tra được thực hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh.

    Bài kiểm tra khảo sát này cũng đã được thực hiện bằng bảng nghiệm kê nhân cách Eysenck trong sự im lặng để đánh giá mức độ hướng ngoại ở mỗi học sinh như thế nào. Bên cạnh đó, bài khảo sát này được thực hiện trong ba môi trường: Nhạc instrumental, nhạc vocal hoặc trong không gian yên tĩnh không phát nhạc. Bài nhạc cũng được chọn theo cùng một tên nhưng dưới hai kiểu: Instrumental và vocal. Mỗi học sinh tham gia sẽ phải trải qua ba bài kiểm tra khác nhau. Đầu tiên, họ phải thi phần đọc hiểu trong bài thi GMAT (Graduate Management Admission Test). Đây là kỳ thi đánh giá tiêu chuẩn, trình độ và khả năng của sinh viên nộp đơn vào chương trình học cao cấp về kinh doanh và quản trị - Management có chứa phần đọc nội dung và trả lới các câu hỏi theo yêu cầu. Phần thi có 6 câu hỏi, với mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời gồm các lựa chọn khác nhau trong giới hạn tổng cộng bài thi 400 từ. Mỗi người có 10 phút để hoàn thành phần thi GMAT và mỗi câu trả lời đúng sẽ được 2 điểm. Phần thi thứ hai là LSAT (Law School Admission - phần thi đầu vào của các trường luật), phần thi đòi hỏi khả năng lập luận logic, suy nghĩ sáng suốt và khả năng phân tích vấn đề thật chuẩn xác. Bài thi trong phần thi LSAT này chỉ có 90 từ miêu tả tình huống tâm lý bao gồm 3 quy tắc, thêm vào đó có 6 câu hỏi với mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời để chọn lựa. Phần này kéo dài 9 phút và mỗi câu trả lời đúng sẽ được 2 điểm. Phần thi cuối cùng là giải đố, đòi hỏi sự kết hợp nhanh nhẹn và chính xác giữa đôi tay và đôi mắt. Nhiệm vụ lần này là người tham gia sẽ phải viết các ký hiệu bằng số vào trong một ô đã được kẻ sẵn dựa vào 370 số đã được cho trước trong đề bài. Thời gian kéo dài khoảng 8 phút, cứ một ô sẽ được 1 điểm.

    Trong quá trình thực nghiệm, từng kiểu dạng bài thi sẽ được thực hiện ngẫu nhiên trong ba căn phòng kiểm tra khác nhau. Cùng thời gian đó, mỗi phòng sẽ đang một dạng bài kiểm tra khác với hai phòng còn lại, và cả ba đều không giống nhau. Và âm nhạc cũng được mở lên ở mức độ vừa phải đúng như điều kiện ban đầu để xem xét rằng, thực chất âm nhạc có đang ảnh hưởng đến quá trình làm bài thi hay không.

    Sau bài kiểm tra, người ta cho rằng thể loại nhạc vocal có ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt so với nhạc không lời. Quay lại với biểu đồ, chúng ta có thể thấy mức độ hoàn thành phần thi giải đố của người hướng nội trong điều kiện nhạc không lời cao hơn so với nhạc vocal, ngược lại ở hai phần thi còn lại, điểm số trong phần thi ở điều kiện nhạc vocal lại cao hơn so với nhạc không lời. Còn với người hướng ngoại mức độ hoàn thành giải đố trong điều kiện nhạc vocal lại tốt hơn rất nhiều so với nhạc không lời, nhưng ở hai phần thi còn lại thì điểm số trong điều kiện nhạc vocal lại thấp hơn so với nhạc không lời.

    Người hướng nội trong bài kiểm tra đọc hiểu, khi bắt đầu có sự xuất hiện của âm nhạc kể từ lúc im lặng thì điểm số đã sụt giảm một cách đáng kể, còn với người hướng ngoại lại tăng lên; tuy nhiên khi ở trong điều kiện nhạc vocal thì điểm số của người hướng nội lại tăng lên vượt trội so với sự xuất hiện nhạc vocal trong bài thi của người hướng ngoại. Như vậy, đối với người hướng nội, sự kích thích khi xuất hiện yếu tố âm nhạc mà không khí yên lặng bị phá vỡ khiến điểm số của họ bị sụt giảm nhanh chóng, còn với người hướng ngoại thì ngược lại là sự xuất hiện bất ngờ của âm nhạc kích thích họ thực hiện bài kiểm tra tốt hơn.

    Người ta dự đoán rằng điểm số có thể được giải thích dưới dạng kích thích tạo ra bởi hai dạng âm nhạc ấy. Nhạc không lời với người hướng nội có thể tạo ra các mức ảnh hưởng tăng lên không ngừng, còn với người hướng ngoại thì nhạc không lời lại vừa gây cho họ cảm giác lên xuống thất thường. Giọng hát vocal xuất hiện trong bài hát có thể không làm tăng mức độ kích thích và do đó điều này có thể giải thích tại sao việc thực hiện các bài kiểm tra với sự xuất hiện của nhạc không lời không có gì khác biệt nổi bật so với trong điều kiện nhạc vocal.

    >> Người thấu cảm và người có tổ chức

    Một bài kiểm tra khác của Greenberg và các cộng sự của ông được thực hiện. Kết quả của cuộc khảo sát, họ đã phân loại được hai thể loại âm nhạc định nghĩa dưới cụm từ người thấu cảm và người có tổ chức. Thêm nữa, họ còn phân định ra được 5 kiểu âm nhạc dưới đây. Mỗi thể loại âm nhạc sẽ giải thích cho từng loại tính cách khác nhau. Dù cuộc khảo sát không hề liên quan đến tính hướng nội hay hướng ngoại, nhưng kết quả vẫn cho thấy được thể loại nhạc êm dịu du dương có nét tương đương với hướng nội, còn nhạc cường điệu có nét tương đương với hướng ngoại.

    Nhạc êm dịu, du dương (Mellow) : là thể loại lãng mạn, thư giãn, không mang cảm nhận tiêu cực hay buồn bã, nhạc chậm rãi và yên tĩnh, thường được xuất hiện nhiều trong loại rock nhẹ, R&B và thể loại nhạc không lời. Những bài hát thường có các chủ đề về tình yêu, sự mất mát, các mối quan hệ, sự đau khổ và hoài cổ.

    Những người hay nghe dòng nhạc này thường có khả năng hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mình và kể cả những người khác, họ còn được gọi là" những người thấu cảm "và thích những bài nhạc nhẹ nhàng gợi lên cảm xúc sâu lắng.

    >> Nhạc êm dịu, du dương

    - Thiên hướng nữa tính

    - Cho thấy sự mong muốn nhận biết được cảm xúc, suy nghĩ của người khác và sự hồi đáp lại với điều đó bằng cảm xúc thích hợp tương tự.

    - Bằng mắt thường, họ nhận biết được người kia đang nghĩ gì và tìm cách đối xử với đối phương sao cho kéo léo.

    - Không bận tâm về các sự kiện mang tính chất khuôn mẫu hoặc lặp đi lặp lại mà sẽ tận hưởng sự thoải mái trong từng chi tiết.

    - Họ không tham gia nhiều các cuộc tán gẫn và ít hòa đồng hơn.

    - Thích thể loại nhạc gợi lên cảm xúc sâu lắng.

    - Họ là người thấu cảm (Empathisers)

    >> Nhạc cường điệu

    - Thiên hướng nam tính

    - Luôn bị ám ảnh bởi sự nỗ lực trong việc phân tích và giải mã quy tắc để rút ra được những luật lệ cơ bản nhằm điều chỉnh hành vi và mong muốn xây dựng lên những quy tắc ấy.

    - Nhận biết mọi thứ đang hoạt động như thế nào bằng trực quan và nhận thức được những quy tắc cơ bản ấy vận hành ra sao.

    - Có các hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại, quan tâm đến những sự vật có tổ chức và những chi tiết mang tính chất gợi cho họ sự ám ảnh.

    - Phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh nhạy, hòa đồng và cởi mở.

    - Thích thể loại nhạc âm thanh có mức độ volume lớn và phức tạp.

    - Họ là người có tổ chức (Systemisers)

    Nhạc giản đơn (Unpretentious) : là thể loại âm nhạc không mấy phức tạp, mang tính chất thư giãn, không có tác nhân gây kích thích, nhẹ nhàng và có chút âm hưởng acoustic. Thể loại này được xây dựng chủ yếu từ thể loại nhạc country, dân ca, ca sĩ/nhạc sĩ tự sáng tác.

    Những người hâm mộ các tiết tấu đầy lạc quan xuất hiện trong dòng nhạc như nhạc country, nhạc pop. Tính cách của họ gần như rất dễ chịu, hướng ngoại và tận tâm. Đôi lúc, họ tự nhận mình rất hấp dẫn, phóng khoáng, năng động và hơi bảo thủ trong các vấn đề nhạy cảm.

    Nhạc tinh tế (Sophisticate) : là thể loại nhạc mang lại cảm hứng, sự thông minh, phức hợp và năng động. Thông thường, thể loại này gắn liền với nhạc cổ điển opera, nhạc phong cách avant-garde, nhạc worldbeat và nhạc jazz truyền thống.

    Những người thích nghe nhạc này rất thích hình ảnh phản chiếu trong con người mình và thích sự phức tạp như nhạc blues, nhạc cổ điển và jazz. Chúng thường được đánh giá rất cao về sự cởi mở hướng tới sự trải nghiệm, và thường hay tự xem bản thân khá thông minh và không quyết liệt cho lắm.

    Nhạc cường điệu (Intense) : là thể loại nhạc được mô tả bằng những cụm từ như ồn ào, gây hưng phấn, mạnh mẽ. Nó không hề mang tính chất thư giãn hoặc lãng mạn chút nào. Người nghe có thể liên tưởng đến nhạc rock cổ điển, punk, heavy metal, và các thể loại nhạc pop giai điệu mạnh.

    Những người nghe nhạc này có thể xác định các hình mẫu và các hệ thống, được gọi là" người có tổ chức "và họ thích âm nhạc cường điệu tạo ra những âm thanh có mức đo volume lớn & phức tạp.

    Nhạc đương đại (Contemporary) : theo định nghĩa Wiki, trong định nghĩa rộng và phổ thông, là nhạc thời hiện tại, nhạc đương thời, là bất kỳ âm nhạc nào được viết trong ngày nay, có thể thuộc nhiều thể loại nhạc khác nhau.

    Tuy nhiên, về mặt thuật ngữ âm nhạc chuyên môn và phân chia thời kỳ âm nhạc, nhạc đương đại được hiểu là sự hiện đại hóa của loại nhạc nghệ thuật (art music, còn gọi là" Dòng nhạc chính thống "hay" nhạc bác học "), đặc biệt là khí nhạc của dòng nhạc cổ điển và bán cổ điển Tây phương.

    Những người thích thể loại âm nhạc này thường khá mạnh mẽ và linh động, mang tính hướng ngoại nhiều. Họ khá dễ chịu, hấp dẫn và hoạt bát, nhưng họ không chia sẻ nhiều những vấn đề tế nhị, sự phóng khoáng và mức điểm đánh giá về trí thông minh thường vẫn thấp hơn đôi chút so với những người yêu thích âm nhạc lạc quan.

    Qua đó, có thể nhận thấy rằng, dựa vào âm nhạc vẫn đoán được một phần tính cách người nghe ở mức có thể chấp nhận được, nhưng không ở mức hoàn toàn 100%. Không thể nào khẳng định chắc chắn rằng những người nghe nhạc nhẹ, nhạc không lời là người hướng nội; không phải người nào nghe nhạc metal, rock, heavy đó là người hướng ngoại. Cả hai kiểu tính cách này vẫn có thể nghe đủ mọi thể loại nhạc khác nhau. Nhưng nếu hỏi một người hướng nội họ thích nghe gì, họ vẫn sẽ cho bạn biết rằng món ăn tinh thần yêu thích của họ là nhạc nhẹ, nhạc không lời, ngoài ra họ vẫn nghe rock, epic, dance, remix.. chứ không phải là không có. Người hướng nội vẫn rất yêu thích các bản nhạc như vậy vì yếu tố" low-key stimulation"(nhân tố tác động kích thích ở mức thấp) là điều quan trọng nhất. Nó không quá ồn ào, xô bồ mà rất nhẹ nhàng, trữ tình đầy sâu lắng, cứ như thể họ hiểu thế giới hơn qua lăng kính nhạc không lời. Đó là lý do vì sao nhạc nhẹ, nhạc không lời vẫn luôn là người bạn đồng hành của họ.
     
    Thùy Minh thích bài này.
  4. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và kỹ năng lắng nghe"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đọc rất nhiều bài báo hay những trang mạng đều cho thấy người hướng nội có khả năng lắng nghe tốt hơn. Điều này có đôi chút liên quan đến việc quan sát hành động, cử chỉ hay lời nói của mọi người xung quanh mình. Giỏi lắng nghe luôn được đánh giá rất cao trong kỹ năng giao tiếp, trong khi nhiều trường hợp thì chưa chắc nói nhiều đã có thể khiến cuộc nói chuyện trở nên thú vị hơn. Một cuộc thảo luận có lẽ sẽ trở nên thêm phần ý nghĩa nếu một bên nói, một bên nghe và thay đổi liên tục vai trò để tạo ra sự liên kết. Thay vì nói, người hướng nội đa phần thích được nghe chia sẻ hơn, họ thích trở thành khán thính giả hơn là diễn giả. Nhưng thực hiện cách lắng nghe như thế nào và cảm thấy lắng nghe bao nhiêu là vừa đủ mới là điều quan trọng nhất.

    Có khá nhiều bạn hướng nội cùng chung một ý kiến: Khi bạn bè của họ có chuyện thì người đầu tiên mà họ sẽ tìm đến để tâm sự không ai khác chính là những người bạn sống nội tâm ấy. Những người bạn kia chưa chắc tìm đến họ để xin một lời khuyên, xin một lối thoát cho vấn đề khúc mắc đang gặp phải, mà quan trọng, họ chỉ cần được giãi bày hết ruột gan và người hướng nội là sự chọn thích hợp nhất. Những người hướng nội sẽ cố gắng sắp xếp tranh thủ thời gian để xem người bạn của mình có vấn đề gì và tại sao lại trong trạng thái căng thẳng thế kia. Lắm khi họ chỉ cần những câu hỏi "Sao nào, cậu có chuyện gì kể tớ nghe?" là người bạn ấy sẽ nói nhiều và người bạn hướng nội sẽ chống cằm tay gật gật hoặc trầm ngâm. Một cái ôm, một cái vuốt tóc, một cái chạm vai, một cái gạt nước mắt hay đơn giản chỉ là lời nhắn nhủ rất nhẹ nhàng thường là các hành động ưa thích của người hướng nội. Nó tỏ rõ sự quan tâm của mình để xoa dịu nỗi đau trong lòng người bạn kia.

    >> Bạn thuộc kiểu người lắng nghe nào?

    Lắng nghe "gió thoảng mây bay"

    Đây là kiểu lắng nghe kiểu "cho có lệ" cốt chỉ để người nói cảm thấy được hài lòng mà người nghe chưa chắc đã làm. Ví dụ, một người bạn yêu cầu ra đón mình ở trường lúc 11 giờ trưa, người lắng nghe sẽ ậm ờ hoặc ừ ừ trong khi anh ta đang mải bận suy nghĩ gì đó và đến giờ hẹn lại quên khuấy đi mất. Kiểu lắng nghe này thường hay gặp ở các buổi hẹn café khi một người quá chăm chú vào cái điện thoại. Nếu người đối diện nói gì thì chắc họ cũng sẽ gật gật ừ ừ cho qua, họ nghe chữ được chữ mất chứ chưa chắc hiểu được hết người kia muốn đề cập gì. Hoặc đơn cử một người vợ muốn tâm sự chuyện đi chơi cuối tuần sau nhưng anh chồng khi đó đang mải chơi game và cuộc hội thoại sẽ diễn ra thế này:

    - Mình đi Vũng Tàu một chuyến đi anh, lâu lắm rồi vợ chồng mình chưa đi.

    - Ừ (trong khi đôi mắt anh ta vẫn đang nhìn màn hình không rời).

    - Anh có biết chuyến xe nào đó đi an toàn không?

    - Chuyến nào cũng được hết em. (Vẫn không rời màn hình)

    - Chắc tốn kém nhiều không anh?

    - Không đâu, tiền anh trong ví cứ lấy đi mà mua vé vật dụng. Em giúp anh nhé.

    Có thể, việc đề nghị chuyến đi chơi ban đầu của người vợ cảm thấy mất hứng và có lẽ sẽ không bao giờ lên tiếng để đi chơi nữa. Và nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến việc rạn nứt mối quan hệ rất nhanh mà không hề hay biết.

    Lắng nghe nửa vời

    Kiểu lắng nghe này vẫn sẽ hay xuất hiện ở những người bạn thường xuyên gặp nhau. Mỗi người ôm một chiếc điện thoại và lướt gì đó theo sở thích cá nhân của mình. Nếu người khác nói, họ sẽ dừng lại việc lướt màn hình, nghe bạn nói, phản hồi đôi ba câu rồi lại lướt web không biết chán cho đến khi hết buổi. Kiểu lắng nghe này thường dễ gây bực mình hơn kiểu lắng nghe gió thoảng mây bay đã đề cập ở trên. Kiểu lắng nghe ấy như cho bạn lên thiên đường và lại nhấn chìm bạn xuống địa ngục. Sự ngắt quãng trong cuộc hội thoại, hay còn gọi là thời gian chết thường khiến cho chất lượng buổi nói chuyện giảm xuống chắc chỉ còn phân nửa. Bởi lẽ, khi người kia đang nói thì đôi mắt người đối diện lại đang chăm chú nhìn điều gì đó, mà những câu thoại mang tính chất vô cùng quan trọng vẫn song song suốt thời gian "không được lắng nghe ấy".

    - Hết tháng này mình sẽ nghỉ việc đấy. Chắc là tạm thời mình sẽ ở nhà nghỉ ngơi một thời gian rồi đi tìm việc. Thời gian đó, mình sẽ viết văn hoặc du lịch thử xem có phù hợp không.

    - Cũng hay đấy! (Người bạn đó sau khi quan sát lơ đễnh rồi mới đưa ra câu trả lời, tất nhiên họ nhìn vào khuôn mặt người đối diện)

    - Còn bạn, bạn có dự định gì chưa?

    - Chưa biết nữa, từ từ rồi tính! (Nghe xong, nhìn đâu đó rồi lại mới nói tiếp)

    Lắng nghe chủ động

    Đây là kiểu lắng nghe mà người nghe luôn dành thế chủ động. Trong cuộc nói chuyện, thời gian nghe của họ có vẻ chiếm nhiều hơn. Một câu nói từ phía đối phương, người lắng nghe sẽ nắm được những từ khóa có tính chất rất quan trọng. Trong chừng đó thời gian, bạn sẽ được nghe toàn bộ những gì từ người đối diện nói và có vẻ như rất tâm đắc với vấn đề kia của họ. Vì sự lắng nghe chủ động này nên bạn chẳng mấy khi rơi vào tình trạng mất đi các chi tiết quan trọng, ngược lại bạn còn có thể dẫn dắt câu chuyện và nghe những gì mình muốn được biết.

    Lắng nghe sâu sắc

    Đây là cấp độ lắng nghe cao nhất ở mức thông cảm, chia sẻ của người lắng nghe thấu hiểu hoàn toàn cảm giác với người đối diện. Người nghe dường như là người nói vậy, họ đặt mình là bản thân người nói. Họ biết mình phải làm gì để cuộc trò chuyện có thể diễn ra tốt đẹp hơn. Bên cạnh việc họ nghe được rất nhiều, họ sẽ bày tỏ lại sự quan tâm của mình bằng cách thuật lại những gì vừa nói trong một từ khóa. Ghi nhớ được rất nhiều chi tiết kể cả những điều bạn không muốn nói ra. Người nghe còn nhìn cả sắc mặt, cử chỉ của người đó để hỏi han. Tâm can của người nói như được xoáy sâu và người nghe như hiểu rõ từng khúc ruột gan của họ vậy. Ở cấp độ này, người lắng nghe sẽ hiểu được nỗi lòng mà bạn mình đang còn vướng bận.

    >> Rèn luyện kỹ năng nghe ra sao cho hiệu quả

    • Cố gắng phát triển kỹ năng giao tiếp không lời của bạn, chẳng hạn như mỉm cười, gật đầu, bất kỳ hành động nào cũng sẽ làm cho bạn trở thành một phần của cuộc trò chuyện ấy. Lắng nghe đòi hỏi sự thông cảm nên những cử chỉ ngôn ngữ ấy đồng thời là cách thể hiện rằng mình cũng đang tham gia vào đoạn hội thoại. Một cái gật đầu và mím môi, những cái co giãn trên khuôn mặt lúc mình đang buồn vui, nghiêng đầu sang trái hoặc sang phải.. sẽ là những cách thức thể hiện rằng bạn đang thực sự lắng nghe họ.

    • Không sử dụng các thiết bị di động hay dừng lại mọi hoạt động lúc đang trò chuyện. Chúng sẽ làm giảm đi chất lượng của cuộc hội thoại và khiến bạn không thể nào tập trung nghe được phía bên kia đang nói gì. Trường hợp bạn đang làm việc gì đó, hãy dừng lại để lắng nghe hoặc nói một câu khá đơn giản rằng: "Vui lòng chờ một chút, mình làm sắp xong rồi đây!". Sau đó: "Rồi, mình đây, bạn đang có chuyện gì không ổn phải không, nói mình nghe xem!".

    • Tập trung vào những từ khóa, các từ khóa này hầu như nằm ở vị trí vị ngữ hoặc trạng ngữ. Sau đó, khi đã nghe được một đoạn, bạn hãy lặp lại những gì họ đã nói phía trước đó. Ví dụ: "Cái gì, 50 triệu hả?" hoặc "Khoan đã nào, ý của bạn là.. có phải không?". Cách lặp lại này sẽ giúp bạn tóm tắt được từng ý chính, nhớ lâu và không bị loãng thông tin. Bạn có thể dùng các cử chỉ không lời đã mô tả ở trên để tiếp tục.

    • Lắng nghe, không phải chỉ ngồi yên lặng từ đầu buổi đến cuối buổi. Nếu thực sự có điều gì đó chưa hiểu hoặc không hiểu hoàn toàn mà bạn muốn biết thêm, hãy ngắt lời họ một cách lịch sự để có được góc nhìn tốt hơn về vấn đề mà bạn đang nghe. Tránh việc ngồi nghe từ đầu chí cuối, gật gật mà trong khi bản thân bạn không nhận thức được mình đang nghe cái gì. Ngắt lời người khác vừa giúp mình tóm tắt được ý chính và đồng thời sẽ giảm tốc độ của người nói trong trường hợp họ nói quá nhanh và quá nhiều mà bạn khó lòng theo kịp.

    • Người tìm đến bạn chưa chắc đã cần bạn một lời khuyên vì đơn giản họ chỉ cần gặp ai đó để giải tỏa cơn cảm xúc không mấy dễ chịu ấy. Trong trường hợp bạn có thể đưa ra lời gợi ý nào đó thì rất tốt, còn trong trường hợp nó quá sức với tầm hiểu biết của mình thì cũng nhẹ nhàng nắm tay và an ủi họ. Những cái nắm tay, những cái chạm vai hay những cái ôm cũng rất cần thiết. Nhẹ nhàng nhìn vào mắt họ và nói: "Mình hoàn toàn tin tưởng vào sự lựa chọn của bạn!". Không nên áp đặt cảm xúc hay lời khuyên một chiều vì bạn không phải là họ nên chưa chắc lời khuyên của mình sẽ hiệu quả, ngược lại đôi khi nó còn phản tác dụng. Bạn chỉ cần đưa ra gợi ý dẫn đường, phân tích lợi hại nếu có để họ hiểu hơn và lựa chọn chính xác hơn.

    >> Xây dựng kỹ năng lắng nghe ở mức đóng góp chủ động

    Trong bài dịch "Lòng tốt và tình yêu bền vững - Phần 2" của tác giả Huskywannafly trên Spiderum với tiêu đề gốc là The Secret to Love Is Just Kindness cũng có đề cập đến kỹ năng lắng nghe và phản hồi khá thú vị.

    Một chiến thuật hiệu quả khác trong việc sử dụng lòng tốt là chia sẻ niềm vui. Một trong những dấu hiệu rõ ràng của các cặp đôi Thảm Họa trong nghiên cứu của Gottman là họ không có khả năng kết nối với nhau qua những tin tốt về nhau. Khi một người trong số họ chia sẻ niềm vui trong ngày với niềm hạnh phúc tột độ, ví dụ như cô ấy vừa được thăng chức, thì người kia phản hồi với bộ mặt đờ như khúc gỗ, hoặc kiểm tra đồng hồ, hoặc giết chết cuộc nói chuyện với lời bình luận như là: "Ờ, chúc mừng em!"

    Chúng ta đều từng được nghe rằng hai người phải luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau trong những ngày gian khó. Nhưng cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở bên nhau lúc mọi thứ đang tốt đẹp thì còn quan trọng hơn nữa. Cái cách mà một người phản ứng với tin tốt lành đến từ người kia có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ của cả hai.

    Trong một cuộc nghiên cứu vào năm 2006, nhà nghiên cứu tâm lý học Shelly Gable và cộng sự mời những cặp đôi trẻ vào phòng nghiên cứu của mình để nghe họ chia sẻ về họ muốn biết xem nửa kia sẽ phản ứng thế nào khi nghe những tin tốt đến từ nửa còn lại. Họ rút ra một điều rằng nhìn chung, một người sẽ phản ứng với người kia theo một trong bốn cách sau: Hủy hoại bị động, hủy hoại chủ động, đóng góp bị động, đóng góp chủ động.

    Hãy giả sử rằng một người chia sẻ với người kia một tin tức cô ấy mới nhận được gần đây là cô ấy đã đậu vào Đại học Y. Cô ấy sẽ nói như sau: "Em đậu được vào trường Y mơ ước của em rồi!". Nếu chàng trai trả lời theo cách hủy hoại bị động, anh ấy sẽ hoàn toàn phớt lờ những lời đó. Anh ấy sẽ nói những thứ như là: "Ê, em không tin được anh nhận được tin gì đâu! Anh mới trúng giải là một cái áo miễn phí!". Còn nếu anh ta trả lời theo cách đóng góp bị động, anh ta sẽ phản hồi lại tin tức ấy một cách hời hợt, không có vẻ gì là hứng thú. Anh ta sẽ nói những lời như là: "Tuyệt vậy em." trong khi vẫn ngồi dán mắt vào Facebook trên điện thoại, tay bấm bấm.

    Còn loại hình thứ ba, hủy hoại chủ động, là anh ta sẽ làm cho cái tin tức đó "bớt tốt đi" bằng cách nói những lời như: "Em có chắc là em học nổi không á? Rồi còn chi phí nữa. Học Y mắc lắm đó!".

    Cuối cùng đó là đóng góp chủ động. Nếu anh người yêu phản hồi theo cách này, anh ta sẽ dừng hoàn toàn những việc anh ta đang làm và nói một cách đầy hào hứng với bạn gái mình: "Thật là tuyệt vời! Chúc mừng em! Em biết lúc nào thế? Hay là họ gọi em? Kỳ đầu tiên em học những gì vậy?".

    Trong bốn cách phản hồi trên, đóng góp chủ động là cách tốt bụng nhất. Trong khi những phản hồi kiểu kia thì giết chết niềm vui, đóng góp chủ động cho phép cô gái kia tận hưởng niềm vui của mình và tạo ra cơ hội cho hai người tận hưởng giây phút hạnh phúc bên nhau thông qua tin vui kia. Nói theo cách của Gottman, đóng góp chủ động là cách một người hướng đến với bạn đời của mình, còn các cách kia là quay đi.

    Cách phản hồi đóng góp chủ động là vô cùng quan trọng trong một mối quan hệ. Trong cuộc nghiên cứu năm 2006, Shelly Gable và đồng nghiệp liên lạc lại với những cặp đôi tham gia nghiên cứu để xem họ còn ở bên nhau sau hai tháng không. Những nhà tâm lý học nhận thấy rằng, sự khác biệt giữa các cặp đôi đã chia tay và các cặp đôi vẫn ở bên nhau là yếu tố đóng góp chủ động. Những ai thực sự bỏ tâm huyết ra để lắng nghe về niềm vui của người kia thì nhiều khả năng ở bên nhau hơn. Trong một cuộc nghiên cứu trước đó, Shelly Cable nhận thấy phản hồi đóng góp chủ động có mối liên hệ chặt chẽ với việc tăng chất lượng của mối quan hệ và giúp hai người gần gũi nhau hơn.

    Có rất nhiều lý do khiến một mối quan hệ thất bại nhưng nếu bạn nhìn vào điều gì tạo ra các nguyên nhân đó thì phần lớn là do thiếu đi sự tốt bụng ở trong mối quan hệ đó. Khi những điều làm cuộc sống ngày càng căng thẳng như con cái, sự nghiệp, bạn bè, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng và hàng loạt những việc khác ngốn hết thời gian lãng mạn của hai người, những cặp đôi thường không đầu tư công sức vào mối quan hệ nữa. Họ để cho sự căng thẳng, khó chịu, bực bội của mình chống lại người kia và xé nát mối quan hệ đang có. Trong phần lớn các cuộc hôn nhân, độ hài lòng giữa hai người tụt giảm nhanh chóng trong những năm đầu tiên. Còn với những cặp vợ chồng không chỉ chịu đựng được sự căng thẳng mà còn sống hạnh phúc với nhau suốt hàng chục năm, họ đã để lòng tốt và sự bao dung dẫn đường cho mình.

    Lắng nghe là một trong những hành vi bình thường nhưng lại không hề bình thường chút nào. Rất ít người biết cách lắng nghe khéo léo. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng sống quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và đời sống. Hãy thử chú ý và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng lắng nghe của mình, từ đó, tìm cách điều chỉnh bản thân sao cho tốt nhất.

    Người hướng nội được mệnh danh là người lắng nghe giỏi. Nhưng có một điều khá quan trọng trong kỹ năng phản hồi sau khi lắng nghe cũng rất đáng lưu ý. Chỉ cần hoàn thiện kỹ năng lắng nghe tích cực, bạn sẽ cải thiện rất nhiều để mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đấy!
     
  5. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và ngày sinh nhật của bản thân"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày sinh nhật là mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự kiện bản thân có mặt trên đời vào ngày này cách đây từng đó năm. Ngày sinh nhật với nhiều người mang một ý nghĩa rất thiêng liêng, như một ngày họ cảm thấy mình rất đặc biệt với cuộc đời. Những lời chúc tụng qua điện thoại, mạng xã hội hoặc một món quà từ người khác sẽ khiến chúng ta càng cảm thấy có chút gì đó ấm áp. Với người hướng nội, họ cũng rất thích được ai đó quan tâm, được giãi bày tâm sự vì hàng ngày họ thường xuyên phải đóng vai quan tâm hay lắng nghe người khác. Hơn thế nữa, họ cũng rất thích được nhận những lời nhắn chúc mừng, những tấm thiệp nhỏ xinh hoặc kèm theo các món quà, nhỏ hay to không sao cả, quan trọng là chúng được gửi tặng đến họ một cách âm thầm, bí mật hơn là được phô trương cho người khác nhìn thấy.

    Người hướng nội cũng rất thích tổ chức ngày sinh nhật của mình. Chỉ là cách thức tổ chức của họ sẽ không giống so với nhiều người khác. Họ chỉ mời một vài người bạn đặc biệt đến dự mà thôi. Nếu diễn ra trong căn phòng riêng của họ, họ sẽ dễ dàng thoải mái nói lời cảm ơn đầy nhấn mạnh đến các bạn của mình, còn nếu tổ chức ở trong quán café hay quán dịch vụ ăn uống nào đó thì họ hay nói nhỏ hơn, nói nhanh hơn rồi thổi nến. Bởi lẽ, họ sợ mình trở thành trung tâm chú ý của mọi người xung quanh. Hiếm khi nào họ mong muốn trong bữa tiệc sinh nhật của mình lại có màn dạo hát "Happy Birthday To You" cùng những tràng vỗ tay nhiệt tình. Lý do là họ vẫn cảm thấy ngại ngùng nếu được chăm sóc kỹ như vậy.

    Những món quà mà người hướng nội rất thích thường là những cuốn sách, những chiếc đĩa CD nhạc của các ca sĩ, ban nhạc họ cực kỳ mến mộ (dù cho thời nay Youtube hay những trang mạng nhạc đầy rẫy), một chiếc vòng tay lưu niệm nho nhỏ, hay đơn giản là đồ hand - made do người khác gửi tặng, miễn sao giá trị của chúng đừng quá lớn vì họ luôn cảm thấy ái ngại và cho rằng mình đang nợ người khác một ân tình. Thêm vào đó, nếu muốn tặng quà cho người hướng nội thì người gửi nên bàn bạc trước để giúp họ cảm thấy thoải mái khi nhận. Ngược lại, một món quà gửi bất ngờ không đích danh thường khiến họ có chút gì đó bối rối rồi dành cả ngày nghĩ mãi không biết đó là ai.

    Người hướng nội cũng sẽ luôn trân quý ngày sinh của mình nhưng họ không thích tổ chức một bữa tiệc ồn ào chỉ để thổi nến, nói chuyện, góp vui vài bài hát hay nhảy nhót linh đình. Với họ, họ chỉ cần tổ chức một buổi nho nhỏ gặp mặt và kể chuyện cùng nhau nghe, ăn những món mình thích và sử dụng thức uống họ vô cùng thích thú. Thế nên sẽ không bao giờ hoặc rất hiếm khi nào đó họ sẽ tham gia các buổi chầu tăng 2, tăng 3 như karaoke, nhảy bar trừ khi đã được thỏa thuận kỹ càng từ trước. Mà đa phần, hoạt động vui chơi nhảy nhót này họ đều từ chối và không cho vào danh sách kỷ niệm ngày sinh nhật của mình.

    Ngày sinh nhật của mình, người hướng nội muốn nó trôi qua nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc để nhớ. Họ có thể tự tổ chức một mình, hoặc thậm chí làm việc như bình thường nếu như bạn bè không đến và tặng quà, mua bánh ga tô thắp nến thay họ. Có chút hơi lạ lùng nhưng họ có thể tự mua một chiếc bánh sinh nhật và tự thắp nến rồi thì thầm lời ước, tự hát bài mừng sinh nhật mà vẫn thấy trong lòng mình có niềm vui lâng lâng khó tả. Trên mạng xã hội Facebook, họ cũng tự ẩn đi vì không muốn ai biết, vì họ ngại phải tương tác lại, chẳng hạn như like lời sinh nhật đó và phải trả lời lại comment chúc mừng ấy. Lời chúc ý nghĩa đầy đủ thì không sao, còn lời chúc vắn tắt như SNVV, HPBD.. là những nguyên nhân khiến họ suy nghĩ tại sao họ không thể soạn tin nhắn đầy đủ dòng chữ cơ chứ. Họ luôn có chút hơi bối rối mỗi khi tiếng chuông điện thoại nhảy notification mới. Họ cũng không quan tâm đến sinh nhật của người khác lắm, phần lớn không phải vì vô tâm mà chắc đó là bản tính đặc biệt của riêng họ. Nếu sinh nhật của bạn được họ ghi nhớ, bạn là người tri kỉ hoặc được xếp vào danh sách đỏ của họ rồi.
     
  6. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và ác mộng mang tên" lời chào hỏi" "

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi còn nhỏ, mỗi lần nhà tôi có khách quý hay các chú các cô các bác, bạn của bố mẹ tôi đến chơi thì không khí khi nào cũng luôn đầy ắp những tiếng nói tiếng cười. Tuy nhiên, điều này đôi lúc cũng gây phiền toái cho tôi.

    Nếu giả sử lúc đó tôi đang ở trong phòng nằm nghỉ, hoặc học bài cho kỳ thi sắp tới, hay đơn giản chỉ đọc sách thư giãn thì y như rằng tôi sẽ bị kéo ra khỏi không gian vốn yên tĩnh yêu thích của mình bấy lâu nay.

    - Chào bác đi con, sao thấy bác tới mà lại không ra chào hỏi thế?

    Đứng như trời trồng vài giây, tôi mới lấy lại được bình tĩnh, vội chống chế là con ngủ quên mất hay đang mải tập trung một bài toán cực khó đòi hỏi sự nỗ lực lớn nên thoáng chốc không ra chào được. Kể từ đó trở đi, tôi ngồi xuống bàn im như phỗng không nói được câu nào. Tất nhiên, sau đó tôi xin phép để vào lại" hang ổ "của mình và tận hưởng không gian yên tĩnh ấy.

    Thực chất, lúc họ đến, tôi biết rất rõ chân dung người đó, họ là ai, nhà ở đâu, họ hôm nay ốm hay khỏe, đến có việc gì.. Các chi tiết này với tôi không có gì khó. Trong khoảng thời gian ấy, tôi đã chăm chú lắng nghe lời chào giữa bố mẹ tôi với họ, nghe sơ bộ thông tin những gì sẽ trao đổi. Theo lẽ tự nhiên phép tắc, chính tôi phải dừng bút, gấp sách đóng lại và ra chào cho đúng phép tắc, cho bố mẹ tôi nở mày nở mặt.

    Ấy vậy mà, tôi không làm được hoặc đơn giản tôi không muốn làm điều đó. Cứ như thể là đôi chân bị chôn chặt dưới nền nhà, cái ghế nhựa quen thuộc tự dưng dở chứng không cho tôi đứng lên mà yêu cầu tôi:" Này, cậu ngồi yên và không được phép đi đâu hết ". Chỉ đến khi nghe tiếng bố mẹ gọi tên, ma lực hấp dẫn ấy mới tạm buông tha để tôi thực hiện lễ nghĩa, dù cho thực lòng, tôi không muốn bước ra khỏi căn phòng tẹo nào hết.

    Khi họ ra về rồi, bố mẹ vẫn không ngừng trách tôi chỉ vì không chủ động bước ra khỏi phòng rồi thực hiện các" nghi lễ "trên. Rồi bản thân lại tự trách mình nhưng cũng muốn kêu gào cho cả thế giới biết rằng không phải tôi không muốn ra chào họ, mà rất đơn giản, tôi chỉ muốn được yên tĩnh và không muốn bị ai quấy rầy. Nếu cảm thấy đủ tự tin, tôi sẽ không ngại ngần ra nói chuyện thân mật nhất có thể.

    Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào cảm thấy thoải mái và luôn cho rằng, lẽ ra đừng nên đánh giá bất kỳ một ai khác chỉ vì họ không ra hỏi thăm bạn.

    Người hướng nội, họ luôn giữ im lặng và sự tĩnh tâm trong mọi tình huống khác nhau, kể cả khi nước sôi lửa bỏng nguy cấp nhất. Họ chỉ lên tiếng khi nào cảm thấy cần thiết, còn khi không cần thiết thì họ lại tiếp tục im lặng, đồng thời suy nghĩ tìm ra phương thức hữu hiệu nhất có thể.

    Vậy nên, thực sự rất khó bắt họ phải lên tiếng nếu họ cảm thấy điều đó vô lý hoặc chẳng đáng bận tâm. Chẳng hạn như lời chào cũng vậy, họ sẽ chào bạn trước nếu họ cảm thấy bạn" an toàn "hoặc chí ít là không gây ra cho bạn bất kỳ sự bối rối nào. Ngược lại, họ chỉ im re cho hết buổi mà thôi.

    Đâu đó, tôi đọc được câu" Buộc một người hướng nội phải cất tiếng nói là điều hết sức thô lỗ chẳng khác nào buộc một người hướng ngoại phải hoàn toàn im lặng ". Sự khác biệt giữa hai kiểu tính cách này luôn gây ra sự tranh cãi mâu thuẫn rất lớn khi mà nếu ai đó im lặng, ắt hẳn họ sẽ có vấn đề trong cách cư xử hàng ngày của mình.

    Điều này bạn sẽ thấy rõ được nếu người bạn của mình cũng là một người hướng nội và trong những buổi gặp nhau đông người, họ luôn thể hiện" sự lạnh lùng ". Họ đứng yên một vị trí và không muốn giao tiếp với bất kỳ một ai. Nếu bạn khăng khăng giới thiệu họ với người khác, cái họ nhận lại được là sự khó chịu khi bị làm phiền:" Này bạn, mình đang ở đây và cảm thấy vô cùng thoải mái, do đó cho mình xin hai chữ "bình yên"! "Hoặc là khi họ bắt tay với người khác thì nụ cười trên đôi môi họ cho thấy đó là nụ cười giả tạo cùng sự gượng gạo của body language.

    Quay lại câu chuyện của tôi vừa kể, tôi tin chắc rằng nhiều bạn hướng nội như tôi sẽ đồng ý rằng người hướng nội chúng tôi có thể mở cửa ra chào người khác nếu: Một là chúng tôi gặp họ ở cổng nhà trước tiên, hai là gặp họ bất chợt, chứ không phải là ai đó giới thiệu, bắt buộc người hướng nội phải nói chuyện kèm theo sự không thoải mái ấy.

    Xin đừng hiểu lầm hay đừng đánh giá chúng tôi chỉ vì lời chào đó. Người hướng nội dù im lặng nhưng chỉ cần nhìn qua người bạn vài giây thôi là đã có thể nói lên tất cả chi tiết của con người bạn rồi. Do đó, nếu muốn chúng tôi mở lòng ra với bạn, thì trước hết xin hãy chấp nhận sự khó khăn của chúng tôi mỗi khi cất tiếng chào hỏi trước. Nếu thực sự muốn kết giao bằng hữu, thì không cần đến lượt bạn phải chỉ dạy mà khi đó, người hướng nội đã lên tiếng trước hơn cả bạn rồi đó.

    >> Đập tan cơn ác mộng mang tên lời chào hỏi

    Không phải lúc nào chúng ta cũng vin vào tính hướng nội để giải thích cho những gì chưa đúng ở bản thân, ngược lại nó còn dễ gây hiểu nhầm hơn về con người mình. Hướng nội là tính cách, còn cách thức giao tiếp lại là kỹ năng và ai cũng có thể học được. Vậy với những bạn đã và đang trải qua tình huống như vậy cũng có thể tham khảo cách vượt qua" cơn ác mộng "của cô gái tên Bi chia sẻ:

    Có một thời gian tôi xin được công việc làm thêm là lễ tân quán café. Họ thuê tôi để đứng chào khách hàng. 6/8 tiếng thời gian làm việc gần như tôi chỉ đứng, mỉm cười, cúi đầu và nói lời chào. Điều đó chứng tỏ lời chào luôn được xem trọng mà không một môi trường nào ngoại lệ. Tôi là một người hướng nội và việc đó làm tôi không thoải mái. Tôi khó chịu khi cứ phải kéo hai khóe môi ra tạo một nụ cười gượng gạo để đối diện với khách hàng, rất bực mình vì phải tiếp xúc với quá nhiều người và chỉ muốn thời gian qua thật nhanh để về nhà, để được một mình và không phải chào hỏi bất cứ ai.

    Một thời gian khác, tôi là khai thác viên cho một nhà mạng di động. Công việc trực tổng đài và đỉnh điểm có một ngày nhấc máy khoảng 200 lần. Tức là nhận 200 cuộc nói chuyện với 200 con người khác nhau và nói lời chào hỏi 200 x 2 lần thông qua điện thoại. Nếu không chào đúng như nghiệp vụ sẽ bị người giám sát bắt lỗi và trừ điểm chất lượng. Tệ hơn nữa là bị lập biên bản và bị trừ lương.

    Xin thề rằng đó là một cực hình!

    Tôi nhớ mang máng bài viết ấy đã thuật lại cụ thể về một trường hợp mà người hướng nội thường gặp phải:" Quên "chào hỏi người đối diện. Mỗi người chúng ta đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Người hướng ngoại có thể sợ một mình, sợ cô đơn, sợ nơi nào đó quá tĩnh lặng. Họ nạp năng lượng bằng cách gặp gỡ nhiều người, trò chuyện với nhiều người hơn.

    Ngược lại, cách lấy lại năng lượng tốt nhất đối với người hướng nội lại là ở một mình và được làm điều mình thích. Trở ngại trong giao tiếp không phải tự dưng mà có. Trong quá trình chúng ta sinh ra và lớn lên sẽ hình thành những tính cách được tác động bởi phần nhiều do môi trường sống và cách giáo dục. Và có những trường hợp khi thói quen một mình quá lâu dẫn đến những trở ngại giao tiếp với con người và môi trường xung quanh, hoặc do bạn cảm thấy không thoải mái khi phải chào hỏi xã giao nên từ đấy luôn né tránh vấn đề đó.

    Bắt đầu phân tích cụ thể.

    Câu đầu tiên ngay vế đầu, nếu lỡ chúng ta" quên "không chào hỏi thì luôn bị mặc định là vô lễ, con nhà không có giáo dục, vô văn hóa, khó chịu, khó gần.. nhưng kì thực đó là một trở ngại của người hướng nội và chúng ta không muốn bị đánh giá chỉ bởi một lời chào hỏi.

    Vẫn câu đầu tiên nhưng ở vế sau. Mình đồng ý là qua vài giây thôi, với sự nhạy cảm vượt trội cộng với đặc tính quan sát tốt có thể giúp người hướng nội biết được phần nào về đối phương nhưng liệu có ai dám đảm bảo rằng chỉ vài giây nhận định mà đánh giá được cả một con người không? Trong khi ở vế đầu chúng ta không muốn bị đánh giá mà vế sau chúng ta quay ra đánh giá người khác? Thật mâu thuẫn!

    Các bạn gặp được một người mới, qua vài giây tiếp xúc thấy rằng:" A, anh chàng/cô nàng này rất xứng đáng để trở thành bạn tốt! "nhưng các bạn cứ vin vào cái lý do bản thân là người hướng nội nên trốn tránh chào hỏi. Nếu đối phương cũng là một người hướng nội thụ động trong giao tiếp như bạn thì sao? Kể cả như đối phương là một người hướng ngoại, mạnh dạn trong giao tiếp nhưng lại không đủ mẫn cảm để nhận ra bạn là người tốt, đáng để làm quen và không chào hỏi, bắt chuyện với bạn trước thì sao? Có phải chúng ta đã bỏ qua những cơ hội tốt rồi không?

    Giả sử các bạn đi phỏng vấn xin việc mà gặp trở ngại này, chả lẽ các bạn nói với nhà tuyển dụng rằng:" Tôi là người hướng nội nên chào hỏi có phần khó khăn, hãy hiểu tôi đi! Tôi sẽ mở lòng với các người! "Có ai dám như thế không? Liệu có nhà tuyển dụng nào sẽ đồng ý sử dụng một người lao động mà đến lời chào hỏi cũng khó khăn không?

    Chúng ta khi bắt đầu biết nói những từ đầu tiên thuở bé xíu là gì? Là" ba "," mẹ "," ông "," bà ".. phải không ạ? Còn gì nữa có ai nhớ không?

    " Ạ! "

    Người lớn dạy chúng ta phép chào hỏi tối thiểu từ khi rất nhỏ và ngay cả khi bạn chưa biết nói cũng sẽ được dạy rằng, hãy khoanh tay, cúi đầu, ạ mọi người đi con. Các cụ ngày xưa có câu" Lời chào cao hơn mâm cỗ "để nói về tầm quan trọng đối với lời chào hỏi và dù sống trong thời đại nào, thế kỷ nào thì câu đó luôn luôn đúng.

    Lỡ đâu người yêu dẫn bạn về ra mắt gia đình, nhưng rồi gia đình bên ấy bảo:" Ô, con bé/thằng bé này thấy có vẻ thông minh, giỏi giang đấy mà sao ý thức kém quá! Không thấy chào hỏi ai cả! "

    Chỉ là một ví dụ nhưng nó có thật đấy các bạn ạ! Mọi điều các bạn đều tốt nhưng các bạn đã bị mất điểm trong mắt các bậc phụ huynh ở ngay việc xã giao tối thiểu là chào hỏi. Tôi nghĩ một con người dù tài giỏi xinh đẹp cỡ nào thì tốt nhất cũng nên hiểu những lễ nghĩa phép tắc tối thiểu là lời chào. Nếu ai đó trong gia đình họ hàng vai vế thấp hơn mình, gặp mình mà không chào, mình không phán xét họ (biết đâu họ cũng là người hướng nội và gặp trở ngại về việc chào hỏi) nhưng mình sẽ không có thiện cảm với họ. Bạn biết đấy! Ấn tượng ban đầu là cực kì quan trọng. Đôi khi chúng ta có thể không xinh đẹp, không giỏi giang nhưng chính những cách giao tiếp đơn giản mà chúng ta coi nhẹ nó lại mang đến những lợi ích vô cùng to lớn. Mà đã không có ấn tượng tốt ngay từ ban đầu rồi thì rất khó để thay đổi cái nhìn của mọi người. Tôi cũng không đề cao các bạn mau mồm dẻo miệng, lanh chanh, có tật thưa thớt hay nhiều lời, giỏi xởi lởi, nịnh hót, tâng bốc. Nhưng một lời chào hỏi liệu có quá khó khăn như các bạn nghĩ?

    Ban đầu, tôi cũng trốn tránh chào hỏi hoặc nếu trong tình thể bắt buộc thì cũng chào một cách gượng gạo, chào cho có lệ. Ngày nào cũng đi làm về trong tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt sức lực và đặt chân được đến nhà thì thở phào sung sướng. Có những thời gian ở trường, suốt kì học đầu tiên tôi không có bạn, bị coi như một kẻ lập dị, khó gần, không ai muốn tiếp xúc. Lúc ấy, tôi còn nhủ thầm:" Ôi, thế càng tốt. Các bạn tưởng mình cần chơi với các bạn à? Ha ha, không có đâu! "Rồi còn vỗ đùi đen đét kiểu thích thú vì không bị bạn bè làm phiền. Đến lớp, hễ tôi ngồi đọc sách hoặc ngồi một mình, mấy thằng bạn nghịch ngợm lại chọc phá thì tôi nổi đóa lên, có lúc sửng cồ còn đá vào" hạ bộ "của nó. Nhắc lại mới nhớ, quả đấy chắc nó thốn phải biết! Sau lần ấy, chúng càng được thể chọc ghẹo.

    Trốn tránh là một kiểu sống cực kì mệt mỏi. Các bạn có mệt mỏi không? Một thời gian dài loay hoay chạy trốn với cơn ác mộng ấy mệt rã rời thì tôi dừng lại. Dừng để.. thở! Rồi tôi nghĩ:" Sao mình phải sợ những vấn đề ấy? Sao mình phải làm cho nó quan trọng hóa lên trong khi nó vốn là những việc rất bình thường. Tôi được giáo dục hẳn hoi tử tế cơ mà, ba mẹ làm nông nhưng cho ăn học đến nơi đến chốn chứ có phải cầu bất cầu bơ đầu đường xó chợ đâu!

    Tôi không trốn tránh hay tìm cách đối phó với nỗi sợ hãi ấy mà bắt đầu thay đổi.

    Thay đổi bắt đầu từ suy nghĩ vì đó chính là mấu chốt dẫn đến hành động. Thay đổi từ gốc rễ đến ngọn cành. Tôi không vin vào lý do mình là người hướng nội nữa mà coi đó như một nhược - điểm - cần - phải - chấn - chỉnh. "Nếu các bạn cứ lấy lý do mình là người hướng nội để bao biện thì suy nghĩ của các bạn luôn dậm chân ở đó và chả bao giờ thay đổi được. Tôi dừng luôn cả việc bới móc các câu hỏi vì sao mình lại cứ suy nghĩ quá nhiều mà quên chào lại. Vì sao lúc đó mình cứ lúng túng đứng đực ra vậy, vì sao, vì trăng, vì cái này cái nọ.. Dừng, dừng hết! Câu trả lời chung quy cũng chỉ vì" Mình là người hướng nội. "

    Tôi nghĩ đến những lợi ích mà lời chào hỏi mang lại, thậm chí nghĩ nhiều để có động lực thay đổi. Chả ai sống trên đời mà suốt ngày cô độc mình với bốn bức tường. Tôi cũng thể! Tôi còn phải ra ngoài kia xem cuộc sống này xinh đẹp và tuyệt vời đến nhường nào, còn phải gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp dù chỉ là nói với nhau vài câu xã giao. Không thể để" lời chào hỏi "ám ảnh mình mãi được.

    Và mình là ai? Là cái gì của họ mà yêu cầu họ hiểu được trở ngại của mình? Mình là cái rốn của vũ trụ này chắc? Không, mình là một người BÌNH THƯỜNG như bao người.

    " Muốn nhận lại phải cho đi! "Ta cho đi một câu chào xã giao, ta sẽ nhận về được những lợi ích khác mà trước mắt ta không thấy! Rồi tôi tập luyện bằng chính công việc của mình. Ngày ngày đi làm nghĩ đến lợi ích của" lời chào hỏi ", cười một cách nhẹ nhàng hơn, bớt gượng gạo hơn. Mỗi lần nghe điện thoại của khách tôi vẫn chào như đang cười dù không" face to face "với họ. Lợi ích mang lại ban đầu là: KHÔNG CÓ GÌ! Vì chả ai nhận ra được sự thay đổi đó trong tôi cả.

    Nhưng rồi tôi thấy khi nhận được một lời chào thân thiện, khách hàng dù đang rất phiền hà hay muốn khiếu nại về dịch vụ cũng hạ giọng và nhẹ nhàng hơn, không như thời gian đầu tôi đi làm bị mắng như tát nước vào mặt. Mức độ chịu đựng áp lực của tôi cũng tăng lên, từ một chú nai ngơ ngác biến thành cáo già hung ác. Chứng tỏ ngay từ đầu" lời chào hỏi "có tác dụng xoa dịu cơn nóng giận của khách hàng rồi phải không?

    Những bạn có mong muốn thoát khỏi cơn ác mộng này, tôi nghĩ hãy thay đổi từ suy nghĩ trước. Chỉ có suy nghĩ tích cực mới dẫn đến những hành động tích cực. Vì cả cuộc đời này bạn không thể vò võ trốn tránh mãi trong cái vỏ ốc của chính mình. Bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp đang đón chờ thế giới rộng lớn này. Mỗi chúng ta sẽ có những phương pháp để giải quyết nỗi sợ hãi" lời chào hỏi "khác nhau nhưng dù là áp dụng cách nào đi nữa thì cũng phải bắt đầu thay đổi tư duy và cái nhìn trước." Lời chào hỏi"tuy là một việc nhỏ bé nhưng lợi ích mang lại không hề nhỏ chút nào.

    Khi tôi vừa viết xong dòng này, cũng là lúc cậu em đồng nghiệp thông báo rằng cuối tháng cậu xin nghỉ việc. Cậu là người hướng nội nhưng lại có phong cách kỹ năng giao tiếp với khách hàng và những người xung quanh tốt. Khách vào cửa hàng, khách cần tư vấn sản phẩm hay khách ra khỏi cửa hàng đều do cậu chủ động thực hiện mở lời trước. Tất nhiên sau đó, cậu lại làm việc một mình trong âm thầm và không nói chuyện với những người xung quanh. Mong các bạn sớm đập tan được cơn ác mộng này.
     
  7. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và niềm vui ngày Tết"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngày Tết có lẽ là một ngày đặc biệt duy nhất trong năm khi là dịp để mọi thành viên trong gia đình tụ họp và gặp gỡ bạn bè của mình sau lâu ngày không gặp mặt hoặc nói chuyện. Người hướng nội cũng tận hưởng thời gian này như một thời điểm trong năm để vừa tận hưởng không khí Tết cổ truyền đầm ấm đầy yêu thương bằng sự tĩnh lặng mà vẫn có thể giữ được yên tĩnh giúp cho bản thân luôn được tươi mới và tràn đầy năng lượng mỗi khi bước ra ngoài.

    Nói thật lòng, việc lau dọn đồ đạc, trang hoàng nhà cửa đón Tết lại là những hoạt động tôi yêu thích nhất vào trước thời điểm giao thừa đón năm mới. Nghe có vẻ ngược đời, vì các công việc này thường khiến nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi chứ chẳng lấy gì làm thích thú bao giờ. Ngược lại, với tôi lại có chút khác biệt. Tôi thường chọn bản nhạc yêu thích nhất rồi vặn volume vừa phải, mở bừng sáng căn phòng để ánh mặt trời có thể vươn tới mọi ngóc ngách trong nhà. Vừa lau dọn, tôi nhìn những vết bẩn trên tường, trên sàn nhà, trên cửa gỗ và cửa kính.. chúng đều bị tẩy bay và nhường chỗ cho sự sáng bóng, thơm tho. Đó là một cảm giác khoan khoái dễ chịu cho dù phải hoạt động tay chân nhiều nhưng vẫn thấy rất hào hứng. Thậm chí, có những việc mà tôi rất thích như đứng yên một chỗ lau rất lâu, dù sạch rồi nhưng vẫn lau đi lau lại chỗ đó, tưởng chừng như muốn chà luôn nền gạch. Hoặc chỉ đứng yên một chỗ rồi cố tình vặn vòi nước thật nhỏ, từ từ nhìn chúng rơi vào chậu như thế nào. Là buổi chiều, tôi quét rác, gom lại một chỗ rồi châm lửa đốt cháy; thực lòng nhìn ngọn lửa khi ấy cháy dù rất nhỏ thôi cũng khiến tôi như phát cuồng. Tôi có thể ngửi thấy mùi khói, tôi quan sát từ lúc ngọn lửa bén từ một góc cho đến khi lan rộng ra hết, nhìn đống lá khô từ từ chuyển dạng sang tro bụi, nhìn làn khói xuyên qua bay tứ tung lên bầu trời. Có cảm tưởng như tôi có thể đứng yên quan sát cho đến khi hết mới thôi. Song song với cảnh tượng ấy, tôi lại suy nghĩ và xem lại những gì mình đã làm trong ngày và cho phép bản thân được lấy lại sự tĩnh lặng cần thiết là điều hạnh phúc nhất.

    Chưa bao giờ đi đến chỗ đông người để tận hưởng cảm giác vui vẻ vì tôi thấy mình không thuộc về nơi đó. Nhưng với ngày Tết, tôi lại phá lệ một chút, tôi tranh thủ chạy ra ngoài chợ nhưng không chắc mình sẽ mua một món đồ cần thiết đâu. Tôi thích không gian đủ màu sắc từ màu trắng của hoa lay ơn, màu vàng của những chậu hoa cúc xếp dài dọc đường, những quả bóng bay lơ lửng treo câu đối đỏ. Tiếng cười nói của người mua kẻ bán khắp chợ và đâu đâu cũng thấy sự tấp nập rộn ràng đang hiện diện. Tiếng dao hàng thịt lợn, tiếng đếm tờ tiền 1, 2, 3, 4, 5, tiếng gói bao bì cho khách hay mùi hương nhang chợt bay qua.. Tôi hòa mình vào dòng người chỉ để làm một việc: Đó là quan sát và lắng nghe, chỉ có quan sát và lắng nghe mà thôi. Đêm giao thừa, bạn bè có rủ tôi đi xem bắn pháo hoa nhưng tôi luôn lấy lý do để từ chối. Bởi đám đông luôn khiến tôi thấy mệt mỏi. Riêng với Tết Nguyên Đán, tôi như trở thành một con người khác nhưng cũng chỉ dạo quanh đâu đó một chút rồi lại đi về nhà.

    Hoạt động ngày Tết mà có nhiều bạn cũng rất thích đó là gói bánh chưng. Có thể không biết gói nhưng họ lại thích giúp đỡ người khác trong gia đình những công việc như rửa lá dong, vo gạo nếp, cắt tỉa những cái găm.. Tôi chỉ nhớ trong một comment của một bạn hướng nội có nói rằng, bạn rất thích ngồi hàng giờ một mình khi nấu bánh, bạn thích nhìn ngọn lửa bùng cháy, bạn thích nghe tiếng tách tách từ viên than phát ra, bạn thích nghe tiếng nước sôi bên trong và bạn cũng rất thích nhìn thấy hơi nước bốc ra ngoài. Bạn cũng nói thêm rằng, bạn cảm thấy thực sự dễ chịu khi ngồi một mình mà không bị ai quấy rầy trong khi mọi người ngồi bên ngoài đang xem các chương trình trên truyền hình.

    Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung Thu.. Ngày Tết nêu ở đây tức là nói tắt Lễ tiết Nguyên Đán (ngày đầu năm).

    Ngày Tết, dân tộc ta có nhiều phong tục ý nghĩa, đáng được gọi là thuần phong như khai bút, khai canh, hái lộc, chúc tết, du xuân, mừng thọ.. Từ trẻ đến già ai ai cũng biết, không nhắc thì thanh thiếu niên cũng mua cho được cành hoa bánh pháo, nhà nghèo cũng cố có được chiếc bánh chưng, chai rượu thắp hương. Vì vậy, xin miễn liệt kê dài dòng, để cùng nhau trao đổi một vài phong tục đáng được duy trì phát triển.

    Tống cựu nghênh tân: Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân ngõ, vứt bỏ những thứ rác rưởi, cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, đường sá phong quang, tắm giặt, cắt tóc, may sắm quần áo mới, trang trí bàn thờ, lau chùi bàn ghế, ấm chén và mọi thứ thức ăn vật dụng..

    Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không quấy khóc, không nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy, không vứt rác viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không quở mắng, tra phạt con em, đối với ai cũng tay bắt mặt mừng, vui vẻ niềm nở dầu lạ dầu quen.

    Đối với bà con xóm giềng dù trong năm cũ có điều gì không hay không phải, điều nặng tiếng nhẹ hay xích mích gì đều xí xóa hết. Dầu có thực lòng hay không nhưng không để bụng, cũng không ai nói khích bác hoặc bóng gió, ác ý gì trong những ngày đầu năm. Dẫu mới gặp nhau ít phút trước, nhưng sau phút giao thừa coi như mới gặp, người ta chúc nhau những điều tốt lành.

    Hái lộc, xông nhà, chúc tết, mừng tuổi: Ai cũng hy vọng một năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng mạnh khỏe tiến bộ, thành đạt hơn năm cũ. Lộc tự nhiên đến, đi hái lộc (chỉ là một cành non ở đình chùa, ở chốn tôn nghiêm mang về nhà), tự mình xông nhà hoặc dặn trước người "nhẹ vía" mà mình thích đến xông nhà. Bạn nào vinh mang dự được người khác mời đến xông thì nên chú ý, chớ có sai hẹn sẽ xúi quẩy cả năm đối với gia đình người ta và cả đối với bạn. Ở thành thị thời trước, sáng mồng một, có một số người nghèo gánh một gánh nước đến các gia đình giàu có lân cận và chúc họ "lộc phước dồi dào". Những người này được thưởng tiền rất hậu. Nhiều người không tin tục xông nhà nhưng cũng phải dè dặt, chưa dám đến nhà ai sớm, sợ trong năm mới gia đình người ta xảy ra chuyện gì không hay đổ tại mình "nặng vía". Chính vì vậy, đáng lẽ sáng mồng một đông vui lại hóa ít khách, trừ những nhà đã tự xông nhà, vì tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà, từ người thứ hai trở đi không tính.

    Sau giao thừa có tục mừng tuổi chúc Tết. Trước hết con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Ông bà cha mẹ cùng chuẩn bị một ít tiền để mừng tuổi cho con cháu trong nhà và con cháu hàng xóm láng giềng, bạn bè thân thích. Lời chúc có ca có kệ hẳn hoi nhưng xem người ta thích nhất điều gì thì chúc điều đó, chúc sức khoẻ là phổ biến nhất. Chú ý tránh phạm tên húy gia tiên, tránh nhắc tới lỗi lầm sai phạm cũ, xưng hô hợp với lứa tuổi và quan hệ thân thuộc. Chúc Tết nhưng người trong năm cũ gặp rủi ro tai họa thì động viên nhau "của đi thay người", "tai qua nạn khỏi", nghĩa là ngay trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành. Kể cả đối với người phạm tội vẫn với thái độ nhẹ nhàng, khoan dung. Nhưng, nhìn chung trong những ngày đầu năm, người ta kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa.

    Quanh năm làm ăn vất vả, ít có điều kiện qua lại thăm hỏi nhau, nhân ngày Tết đến chúc mừng nhau, gắn bó tình cảm thật đậm đà ý vị; hoặc điếu thuốc miếng trầu, hoặc chén trà ly rượu, chẳng tốn kém là bao. Hiềm một nỗi nhiều người còn quá câu nệ, công thức rườm rà, không chủ động được kế hoạch. Nhiều vùng nông thôn, hễ đến chúc Tết nhau nhất thiết phải nâng ly rượu, nếm vài món thức ăn gì đó chủ mới vui lòng, năm mới từ chối sợ bị giông cả năm.

    Quà Tết, lễ Tết: Bình thường qua lại hỏi thăm nhau có khi cũng có quà, biểu lộ mối ân tình, nhưng phong tục ta đi lễ Tết vẫn có ý nghĩa hơn, nhất là đi trước Tết càng quý. Loại trừ động cơ hối lộ quan trên để cầu danh cầu lợi thì việc biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm là điều đáng quý. Học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ.. quà biếu, quà Tết đó không đánh giá theo giá thị trường. Nhưng cũng đừng nên gò bó, câu nệ sẽ hạn chế tình cảm: Không có quà, ngại không dám đến. Dân tộc ta tuy nghèo nhưng vẫn trọng nghĩa tình, "lời chào cao hơn mâm cỗ".

    Lễ mừng thọ: Ở các nước Tây Âu thường mừng thọ vào dịp kỷ niệm ngày sinh, ở ta ngày xưa ít ai nhớ chính xác ngày sinh tháng đẻ nên vào dịp đầu xuân thường tổ chức mừng thọ lục tuần, thấp tuần, cửu tuần.. tính theo tuổi mụ. Ngày tết ngày xuân cũng là dịp mọi người đang rảnh rỗi, con cháu tụ tập đông vui.

    Cũng vào dịp đầu xuân, người có chức tước khai ấn, học trò sĩ phu khai bút, nhà nông khai canh, thợ thủ công khai công, người buôn bán mở hàng lấy ngày: Sĩ, nông, công, thương "tứ dân bách nghệ" của dân tộc ta vốn cần cù, ai cũng muốn năm mới vận hội hành thôn làm ăn suôn sẻ, đầu xuân chọn ngày tốt đẹp, bắt tay lao động sớm, tránh tình trạng cờ bạc, rượu chè, hội hè đình đám, vui chơi quá đà. Sau ngày mồng một, dù có mãi vui Tết, hoặc còn kế hoạch du xuân, đón khách, cũng chọn ngày "khai nghề", "làm lấy ngày". Nếu như mồng một là ngày tốt thì chiều mồng một đã bắt đầu. Riêng khai bút thì giao thừa xong, chọn giờ hoàng đạo bắt đầu không kể mồng một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm thì cũng tự làm cho gia đình mình một sản phẩm, dụng cụ gì đó (nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn). Người buôn bán, vì ai cũng chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người đi chợ phần lớn là đi chơi xuân.

    Cờ bạc: Ngày xưa, các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc rượu chè nhưng trong dịp Tết, nhất là tối 28, 29, gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thì ông bố cho phép vui chơi, có cả trẻ con người lớn những nhà hàng xóm, những gia đình thân cận cùng vui. Tam cúc, cơ gánh, cờ nhảy, cờ tướng, kiệu, chắn, tổ tôm.. ai thích trò nào chơi trò ấy. Đế lễ khai hạ, tiễn đưa gia tiên, coi như hết Tết thì xé bộ tam cúc, thu bàn cờ tướng, cất bộ tổ tôm hoặc đốt luôn khi hóa vàng.

    (Bài viết "Ngày tết có phong tục gì" trên Link .informatik. Uni-leipzig. De)

    Những năm gần đây, tôi không còn thấy hình ảnh người ta gói bánh như trước nữa, thay vào đó, họ sẽ nhờ một bên dịch vụ gói giùm hoặc mua luôn bánh chưng. Tôi còn nhớ mãi hôm 28 Tết về nhà nhưng không thấy gói bánh chưng nữa, hỏi ra mới biết là đã đem gạo, thịt, lá dong cho nhà bên đó để họ gói giúp và trả tiền công. Bỗng thấy đượm buồn, tôi có cảm giác như mất đi thứ gì đó quen thuộc. Và đến khi tôi đọc được những bài báo nói về dịch vụ gói bánh thuê hay mua, bán bánh chưng như ngoài chợ, không biết chúng ta liệu còn giữ được phong tục này hay không. Chưa kể đến, người ta hay viện cớ dịp Tết là dịp để uống rượu bia xả láng không kiểm soát để rồi xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc. Mỗi lần như vậy, tôi lại thấy bàng hoàng và đau lòng. Và từ đó, tự dặn mình phải cẩn thận hơn trước những lời mời chè chén.

    Dịp Tết là dịp gặp gỡ nhiều bạn bè, người thân nhưng nhiều bạn hướng nội mà tôi biết lại có xu hướng chỉ muốn được giao lưu cùng những người mà họ cảm thấy thực sự tin tưởng. Một cô gái có kể lại với tôi rằng, cô chỉ thích được chơi cùng với những đứa cháu nhóc tì thân yêu của mình hơn là việc phải đi hết một vòng hàng xóm cùng cô bác anh chị em chúc Tết. Nếu là trong mâm lễ ngày Tết, trường hợp đông người thì cô sẽ ngồi cùng mọi người một lúc rồi lại vào trong góc bếp tiếp tục nghỉ ngơi và nếu trường hợp bữa tiệc đó chỉ có vài người thì dường như cô cười nói khá nhiều, thể hiện hình ảnh trái ngược hoàn toàn so với lúc có rất nhiều người vậy. Vấn đề theo mình ở đây vẫn là cô luôn giữ thái độ im lặng, giữ khoảng cách nếu có quá nhiều người nhưng sẵn sàng làm ngược lại nếu cô nhận thấy chỉ có vài người đến.

    Một cô gái khi gửi tin nhắn nói về chủ đề này, cô cho biết: "Đơn giản thôi, nhà mình khi đến Tết là cả dòng họ cùng quây quần bên nhau ăn uống nói chuyện nhưng mình không thích không khí đó cho lắm. Đa phần họ là người lớn, những người bằng tuổi và những đứa em mình thì đang mải chơi và nhận thấy không thể nào hợp cạ chung. Ngồi nghe họ nói thì chẳng lấy làm gì vui, ở một mình vẫn thoải mái hơn". Trong mọi tình huống như thế, họ cũng chỉ ngồi một góc, quan sát và mỉm cười. Họ chỉ trả lời nếu ai đó hỏi và cùng lắm cũng chỉ hỏi những câu xã giao mang tính chất tương tác bình thường. Trong chừng đó thời gian, họ khá trầm tĩnh và nhỏ nhẹ.

    Với người hướng nội, họ vẫn thích Tết vì ngoài dịp gặp bạn bè ra, họ còn thích được chiêm nghiệm lại những ý nghĩa ngày Tết trong cái nhìn của họ ở chợ phiên, các công việc như dọn dẹp nhà cửa, gói bánh hoặc thức khuya để nấu bánh. Họ sẽ lại được là chính mình, không phải giả vờ hướng ngoại như mọi ngày nữa vì họ lại được trở về con người ít nói vốn có như họ muốn. Xin đừng hiểu nhầm rằng họ đang trốn tránh các vấn đề của bản thân và sợ xã hội, chỉ là ngày Tết là dịp tốt nhất để họ sống đúng với tính hướng nội như bản chất vốn đã lâu nay của mình. Nó như một một chú rùa ẩn mình trong vỏ mai cứng, nó tận hưởng sự ấm áp trong đó chứ không phải vì sợ những yếu tố ảnh hưởng bên ngoài.
     
  8. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và những bữa tiệc"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi còn rất nhỏ, bố mẹ tôi vẫn thỉnh thoảng đưa tôi đến những bữa tiệc mời, chiêu đãi: Tân gia, bữa ăn thân mật hoặc đám cưới. Thật khó có thể diễn tả cảm xúc vì ngày hôm đó tôi được mang quần mới, áo mới, dép mới và nói chung cái chi cũng mới để "trình làng". Còn tôi sẽ được ăn nhiều món ngon, uống nhiều nước ngọt hơn mà chẳng hề bị ai cấm đoán. Đó là cảm giác thấy mình rất đặc biệt khi chỉ mình được đi và hai cậu em lại ở nhà, thật hãnh diện và đôi khi có phần "vênh mặt".

    Tuy nhiên, dù đã được bố mẹ cho đi vài lần nhưng tôi vẫn không thể tránh khỏi cảm giác hồi hộp khi ở nhà và khi ở đám tiệc thì lại muốn về thật nhanh. Tôi vẫn còn nhớ mãi cảm giác bồn chồn trong lòng khi bác tôi đưa tôi đến khu bàn ăn dành cho trẻ con. Lẽ ra, tôi phải cảm thấy vui mới đúng. Niềm vui của tôi kéo dài trong khoảng 20 phút đến 30 phút đầu tiên, tôi vẫn ngồi đó ăn những món ăn yêu thích, vẫn uống chai coca bọt khí nhưng sau đó đôi chân tôi chỉ muốn nhấc lên và đi về nhà. Tôi có xin phép bố về những lời đề nghị này có vẻ khó khăn. Không chịu được cảm giác đó, tôi đi lại, ngó nghiêng liên tục.

    Năm em trai tôi làm đám cưới, hôn lễ được tổ chức ở nhà và lễ báo hỉ ở Sài Gòn. Nhưng trong suốt buổi lễ diễn ra ở quê, tôi ra góc vườn, đứng dưới tán cây mát. Tôi tranh phần chụp ảnh bên ngoài cổng chứ không vào trong sân khấu để tiếp rượu thay em trai được. Một phần là tôi uống rượu rất kém, phần vì tôi không thích âm thanh xập xình, không khí ồn ã trong kia. Tôi luôn tưởng tượng chỉ cần ở trong đó vài phút, tôi sẽ phát điên lên mất. Ngay cả hôm báo hỉ ở Sài Gòn, thay vì phải đứng ở cửa tiếp đón khách cho em trai, tôi lại chọn cách đi thang máy xuống tận sảnh dưới và dạo bộ dọc hành lang khách sạn đó. Khi thấy thoải mái thì lên lầu để trò chuyện với mọi người. Những lúc ấy, tôi nói chuyện rất hồ hởi, vui vẻ tựa như một người khác, không phải con người vốn có của tôi. Chỉ là sau đó tôi lại đi.. xuống tầng trệt và lại.. dạo bộ trong ít phút.

    Nhiều bạn hướng nội chia sẻ rằng thường không thích những bữa tiệc đông người, ví dụ tiệc cưới, tiệc thôi nôi hay tiệc tân gia.. Ở những nơi như vậy, họ thường cảm thấy không thoải mái, phần vì âm thanh ồn ào phát ra từ loa nhạc, từ những lời nói tương tác xung quanh ngày càng lớn, phần vì quá nhiều người lạ nên họ thường có xu hướng ngồi yên một chỗ hoặc tìm những nơi yên tĩnh để lấy lại sự thảnh thơi trong con người họ.

    Là một người hướng nội, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thích hoặc cảm thấy e ngại ở những cách tổ chức tiệc tùng như vậy. Có nhiều bạn hướng nội tôi biết, họ rất thích khiêu vũ hoặc nhảy vài điệu hiphop ở những buổi biểu diễn văn nghệ của trường cấp 3. Và vài người trong số họ còn thích những buổi biểu diễn có hình thức tương tự. Xin đừng đánh đồng rằng người hướng nội không thể tham gia được mà là họ chỉ tham gia bằng cách khác. Theo định nghĩa năng lượng trong con người họ, các hoạt động này thường có tính chất khiến họ dễ bị kích thích hơn, từ đó họ cảm thấy dễ mệt mỏi hơn, nguồn năng lượng cạn kiệt nhanh hơn bình thường. Càng có nhiều nhân tố kích thích thì họ càng dễ rơi vào trạng thái không thoải mái. Những ánh đèn, những khuôn mặt xa lạ, tiếng nói, và tiếng nhạc vang lên mức cao nhất lại được cho là các nguyên nhân khiến họ không còn mấy hứng thú với trí tưởng tượng của mình từ trước, dù cho họ cực kỳ yêu thích trước khi đặt chân đến để tận hưởng. Cho nên, khi nhận ra mình có điều gì đó không ổn, tức là họ cảm thấy năng lượng trong con người mình đang ở vạch đỏ như pin của smartphone kêu tiếng bíp bíp 10 % vậy. Họ biết rằng đã đến lúc họ ra về hoặc họ thu mình lại bằng cách đứng ở một góc và chỉ trò chuyện với người họ thấy tin tưởng để bản thân cảm thấy phục hồi trở lại.

    Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đi giao thiệp nhiều nơi thì cách thức giúp bạn giữ thể diện trong mọi trường hợp đó là không nói quá nhiều, hoặc chỉ nói những thứ biết rõ trong vài câu. Giữ cho bản thân chủ động trong giao tiếp vẫn sẽ gây ấn tượng mạnh với người khác kể cả bạn không biết họ. Chẳng quá phức tạp lắm đâu, dùng cử chỉ gật đầu, giao tiếp bằng mắt hay là nói vài câu xã giao đơn giản nhất mà bạn vẫn hay dùng. Khoảng thời gian từ 1 tiếng đến 2 tiếng nếu cảm thấy hợp thì có thể ra về tùy thích, nhưng đừng quên gửi lời cảm ơn vì hôm nay bạn được mời đến dự, gửi lời chào tạm biệt và hẹn dịp khác, bước đi thật nhẹ nhàng. Xin nhắc thêm, nếu bạn đang bị gán mác hướng nội quá nhiều như vì tôi hướng nội nên tôi chỉ đứng yên, tôi không muốn tiếp xúc với ai thì thật sự không nên. Hướng nội là bản chất, kỹ năng giao tiếp ai cũng có thể học được.

    >> Làm thế nào để bạn có thể tận hưởng ở những bữa tiệc?

    Ngược lại, bạn vẫn thích gặp lại người bạn, người thân hay dịp đặc biệt để chia sẻ nhưng lại trong những bữa tiệc trong nhà hoặc ngoài trời. Vậy thì bạn cần lưu ý để vẫn giữ được nguồn năng lượng của mình, tận hưởng không khí vui vẻ mà không khiến người khác cho rằng mình im re từ đầu đến cuối buổi?

    Bạn hít một hơi thật sâu và hãy tưởng tượng như thể dồn hết năng lượng giao tiếp xã hội, trấn an sức ép do hệ thần kinh đang mang để bước vào bữa tiệc. Nơi đó có rất nhiều người, hứa hẹn một buổi tối ý nghĩa thật chan hòa nhiều niềm vui. Đôi mắt của bạn đang rảo hết xung quanh khán phòng, cố gắng tìm người quen hoặc bạn thân. Khi nhìn thấy người đó rồi, bạn sẽ chạy thật nhanh đến với họ và rồi vui vẻ, cười đùa với họ trong thời gian diễn ra bữa tiệc. Tùy vào thời gian, bạn sẽ muốn ở lại lâu hơn hoặc xin phép ra về sau chỉ với 2/3 thời lượng. Khi bạn rời khỏi bữa tiệc, những nghi ngờ bắt đầu xuất hiện. Những câu hỏi tự vấn như: "Ước gì mình có thể trò chuyện ở đó lâu hơn. Hi vọng họ nghĩ rằng mình không quá nhạt nhẽo hay mình có nói về sự nghiệp của bản thân quá nhiều?"

    1. Có thời gian nghỉ ngơi trước khi dự bất kỳ bữa tiệc nào

    Bất cứ khi nào có thể, hãy chắc chắn rằng bạn đã được nghỉ ngơi. Lưu trữ nguồn năng lượng của mình và chuyển sang chế độ "ON" (mở nguồn) khi bạn đang ở trong không gian bữa tiệc ấy. Đối với người hướng nội, nguồn năng lượng chính được sản sinh ra từ việc ở một mình hoặc những thói quen giúp bạn cảm thấy được bình an. Người hướng nội hay có xu hướng cảm thấy mệt khi phải tương tác xã hội hay tương tác nhóm đông người quá nhiều. Tùy trường hợp và tính chất công việc của bạn để có thể chọn lựa sao cho thoải mái nhất. Hãy ngủ một giấc, ngắn thôi đừng quá dài. Tắm rửa dưới làn nước ấm và ngồi nhâm nhi ly cà phê cũng là ý tưởng hay để giúp bạn cảm thấy vui vẻ trước khi có cuộc gọi từ bạn bè rằng bạn đã đến đó hay chưa.

    2. Chọn chủ đề bắt chuyện

    Đến một bữa tiệc thì đương nhiên bạn sẽ tận hưởng không khí vui tươi ở đó cùng mọi người. Tuy nhiên, để có thể tránh bị người khác hiểu lầm rằng bạn chỉ mang đến một khuôn mặt ủ rũ không nói tiếng nào thì bạn có thể làm theo cách này. Nếu bạn biết trong danh sách được mời đến hôm đó có người quen hoặc bạn thân, hãy chủ động gọi cho họ để ngồi cạnh nhau vì ít nhất bạn sẽ nói được nhiều hơn với họ. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng nói chuyện với người bạn quen khác nếu họ ngồi cạnh mình. Hoặc có cách dễ hơn, bạn hãy suy nghĩ chủ đề để hỏi nếu bạn gặp người quen, chú, bác, cô, gì những câu hỏi thăm sức khỏe, gia đình, công việc của họ xoay quanh những gì bạn biết đều giúp bạn "ghi điểm" mà không hề lo sợ rằng bạn chỉ biết im lặng mà thôi. "Công việc của bạn dạo này thế nào, có tiến triển gì mới không?" hoặc "Nghe nói bạn vừa sinh con hả. Chúc mừng nhé." "Tên cu cậu/công chúa là gì thế?" Những chủ đề này không quá khó và chẳng khiến bạn mất nhiều thời gian để suy nghĩ đâu.

    3. Hãy đi cùng người nào đó "hướng ngoại"

    Bạn là người hướng nội và đôi lúc cảm thấy không biết nói gì thì người bạn hướng ngoại của mình sẽ là cầu nối giúp bạn vượt qua trở ngại đó. Họ là những con người rất tuyệt vời, họ thường lên tiếng giới thiệu bản thân và giới thiệu luôn cả người bạn đi cùng. Tình huống này sẽ khiến bạn chủ động và tất nhiên, bạn có thể nói chuyện với người khác nếu muốn. Hãy cho phép bản thân mình bước ra khỏi thế giới yên tĩnh của mình bấy lâu và hấp thụ năng lượng từ bên ngoài một chút cho đến khi bạn cảm thấy chừng đó đã vừa đủ. Việc người đi cùng bạn là người hướng ngoại phần nào sẽ giúp bạn thấy tự tin. Từ đó, bạn phát huy được ưu điểm tính hướng nội qua việc quan sát và chủ động giao tiếp hơn. Bạn không nên tự dán nhãn mình là hướng nội quá nhiều vì kỹ năng giao tiếp ai cũng có thể học được. Tất nhiên là người hướng ngoại có thể giúp bạn tăng thêm sức mạnh trong con người bạn.

    4. Hãy ngồi cùng bàn với những người có tính cách giống bạn

    Bạn đi đến bữa tiệc của người khác, việc đầu tiên đó là bạn sẽ ngồi ở vị trí mà bạn cho là hợp với bản thân chứ không phải là vị trí đẹp nhất để nhìn toàn cảnh không khí ra sao. Phương pháp này có phần hơi ngược đời một chút nếu trong trường hợp bạn muốn ngồi ở những vị trí xa và không muốn bị giáp mặt người quen. Hãy quan sát những bàn tiệc có những người cũng đang ngồi lặng lẽ, không nói chuyện qua lại quá nhiều thì bạn có thể chọn vị trí đó. Ngồi cùng những con người có tính cách tương tự, họ cũng ít nói và bạn cũng ít nói quả thật rất hợp nhau. Bạn sẽ không phải bị ép buộc giao tiếp quá nhiều trong màn chào hỏi giới thiệu bản thân với người khác. Trước bữa tiệc, bạn có thể gặp những người quen nhưng chưa chắc bạn đã ngồi cùng họ. Hơn nữa, nếu bạn gặp người bạn nào xuất hiện trong thời điểm đó và bạn cho rằng họ cũng hướng nội, hãy khôn khéo "lôi kéo" họ ngồi cùng mình ở vị trí yên tĩnh nhất có thể.

    5. Không nên suy nghĩ quá nhiều

    Khi rời khỏi bữa tiệc, đừng cố gắng "tua lại ký ức" về những gì đã xảy ra ở bữa tiệc trong tâm trí của mình. Bạn chỉ cần nhận biết rằng mọi thứ đã trôi qua và để chúng tự trôi đi như cơn gió thoảng vậy. Chẳng hạn các câu hỏi như "Lẽ ra mình đã có thể nói điều gì đó hay ho hơn; Hình như mình đã bỏ lỡ một cơ hội để kể một câu chuyện hài hước rồi thì phải", nhưng rồi tất cả những điều đó có nghĩa gì không? Giống như bất cứ điều gì khác, thực hành đi kèm lý thuyết giúp bạn trở nên giỏi hơn ở lĩnh vực đó. Xem xét lần tới làm thế nào để bạn có thể trò chuyện cùng người khác tốt hơn là cứ mãi tự trách mình vì những gì đã xảy ra. Bởi lẽ nó cũng chỉ khiến mình cảm thấy bất an mà thôi.

    6. Nên biết "rút lui" đúng lúc

    Nếu đã được mời đến bữa tiệc thì bạn nên tỏ ra lịch sự và nhã nhặn trong suốt thời gian đó. Để tránh bị hiểu lầm, bạn chỉ cần xuất hiện một cách nhẹ nhàng và âm thầm. Hãy gửi lời chào hỏi chủ nhân buổi tiệc rằng hôm nay bạn đang rất vinh dự khi có mặt tại đây. Hãy đưa ra những lời hỏi thăm ngắn gọn trong vài câu thật chân thành. Sau đó, bạn có thể đi xung quanh và làm điều tương tự với những người khác. Cử chỉ giao tiếp bằng mắt, bằng nụ cười mỉm hay cái gật đầu, hoặc cùng lắm bạn chỉ cần nói vài câu xã giao thôi cũng đã đủ rồi.

    >> Bạn nên ra về như thế nào cho lịch sự?

    Nếu bạn đã tận hưởng không khí vui vẻ và náo nhiệt của buổi tiệc vừa đủ và bạn lúc này chỉ muốn trở về nhà thật nhanh để đọc một cuốn sách đang còn dang dở, một bản nhạc hay mà bạn đang chờ hay có lịch đi chơi cùng người bạn thân, người yêu thì bạn có thể ra về. Nhưng nghệ thuật làm thế nào để không khiến người khác cảm thấy phật lòng vì cách hành xử của mình thì bạn có thể tham khảo một số thủ thuật sau:

    • Hãy làm như thể bạn đang tận hưởng một buổi tối thật tuyệt vời nhưng chẳng muốn về chút nào. Hãy thực hành các câu nói khá đơn giản như: "Mình xin lỗi vì phải về sớm. Phải công nhận đây là bữa tiệc tuyệt vời nhất mà mình từng tham dự!"

    • Có một lý do "rào trước đón sau". Ví dụ "Ước gì tôi có thể ở lại, nhưng người giữ trẻ chỉ có thể ở lại cho đến 9 giờ tối nay."

    • Thử chuyển đổi cảm giác cho mình bằng cách nán lại một chút thay vì bạn ra về như trước đây. Ở lại khoảng 20 phút đến 30 phút khi mà bạn có cảm giác muốn rời khỏi chỗ ngồi lắm rồi. Bạn thử ra một góc lấy tai nghe, bật nhạc rồi lắng nghe một đoạn yêu thích. Hoặc bạn xem lại tin nhắn khiến mình cảm thấy hạnh phúc hay nói chuyện với một người bạn đã bấy lâu không gặp chẳng hạn. Và cuối cùng, bạn có thể đi về như ý muốn.

    • Sắp xếp thời gian cố định và có thỏa thuận trước để một thành viên bất kỳ trong gia đình gọi cho bạn trong bữa tiệc với một sự khẩn cấp giả nào đó. Đôi khi, những lời nói dối trắng không sao hết vì nó chẳng gây tổn hại ở bất kỳ phương diện nào.

    • Nói với người chủ bữa tiệc hôm đó khi bạn nhận lời mời là bạn cần phải về sớm vì lỡ có hẹn với ai đó từ trước. Bằng cách đó, họ sẽ không cảm thấy ngạc nhiên khi bạn về trước.

    • Cảm ơn người chủ nhà trước khi bạn ra về. Đừng chỉ đi về lén lút âm thầm trong khi họ đang nói chuyện với những vị khách khác.
     
  9. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Người hướng nội và những chuyến du lịch"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hôm sau, tôi sẽ đi Đà Lạt. Nhìn cái balo của mình và tôi lại than thở: "Ôi cái balo của mình khi nào cũng đầy đồ."

    Xem nào: Bàn chải, kem đánh răng, khăn rửa mặt, khăn tắm đủ cả. Quần áo, thôi cứ mang 5 bộ cho chắc, đi 3 ngày thôi nhưng mà như thế cho yên tâm. Trời mùa này đang lạnh, phải mang 2 áo khoác đi thay đổi. À mà quên, mang thêm áo dài tay đi, lỡ đêm ngủ bị lạnh.

    Ngó qua máy tính bảng, chắc phải mua thêm sim 3G, lên đó còn dùng khi rảnh. Còn pin sạc dự phòng, thôi chết, nó hết pin phải sạc thêm, lỡ đâu lên đó mất điện còn có cái mà dùng. Mà điện thoại cũng phải nạp thêm tiền để đăng ký 3G mỗi ngày, up ảnh chia sẻ lên Facebook chứ. Wifi ở mấy khách sạn yếu òm. Phải mang quyển sách đi cùng, thích đọc sách lắm, mà chọn quyển nào nhỉ, thôi quyển này đi, mới mua chưa sờ tới tội em nó. Chọn bộ quần áo nào để đi chơi đây nhỉ? Còn tiền, chắc phải nạp vào ngân hàng một ít để tiện thanh toán, đi đường xa mang theo ít là được rồi. Cái quan trọng nhất đây rồi, tờ giấy check - in cùng voucher, vé máy bay, thẻ ngân hàng. À, 10 giờ sáng có mặt ở sân bay hả? Vậy 7 giờ từ nhà đi cho yên tâm, lên đó ngồi đọc sách chờ. Lỡ đâu sáng ra có sự cố kẹt xe là trễ bay luôn. "Lỡ đâu, lỡ đâu" là cụm từ khi nào cũng được nhắc đi nhắc lại. Ôi cái balo của tôi khi nào cũng đầy đồ..

    Có nhiều bạn hướng nội khi tham gia bảng survey nho nhỏ, họ đều có chung các câu trả lời rằng: Họ thích đi một mình để trải nghiệm những vùng đất mới, hoặc có đi theo nhóm thì số lượng người trong nhóm khá ít ỏi, khoảng từ 3 đến 4 người. Những chuyến đi chơi xa theo kiểu công ty hay cửa hàng lấp đầy người trong một chiếc xe luôn không gây hứng thú với họ. Nếu được chọn, họ thích đi trước hoặc sau kì nghỉ lễ, quan điểm của họ khá rõ ràng: Những thời điểm quá đông người họ sẽ không đi, hay nếu đi chơi gặp phải nơi như vậy, họ chỉ đứng từ xa quan sát chứ không hề có chuyện sẽ "hòa đồng" cùng.

    Mặc dù có nhiều đồ dùng trong hành lý của mình, nhưng nếu rời khỏi khách sạn đi thăm thú thì họ chỉ mang theo một chiếc máy ảnh, một cuốn sách hay đeo tai nghe lên để thưởng thức các bản nhạc yêu thích. Họ xem từng cảnh quan trước mắt, ngắm nhìn thật lâu rồi mới bấm một "pô" ảnh lưu trong điện thoại hoặc máy ảnh. Họ dễ dàng chụp cho người khác nhưng nếu ai đó chụp cho mình, họ đều thấy cách mình tạo dáng của bản thân khá gượng gạo và không được tự nhiên cho lắm. Trong một nhóm bạn, họ chỉ lặng lẽ quan sát, ít nói chứ không hề nói nhiều hay nhanh chân để được chụp tấm hình nào có mặt mình ở trong đó.

    Địa điểm thường được chọn sẽ là nơi ít người để họ tận hưởng cảm giác thư thái trong tâm hồn mà lại có thêm không gian thoáng đãng hít thở khí trời, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh rồi ghi nhớ lại chúng. Đây là cách thức mà người hướng nội vẫn hay làm để tái tạo lại nguồn năng lượng cho bản thân mỗi khi mệt mỏi. Như cách thức thư giãn, mọi suy nghĩ tiêu cực lúc này sẽ dần dần tan biến để nhường chỗ cho cảm xúc đầy tích cực kia.

    Cách thức nạp lại năng lượng, lấy lại sức sống đã tiêu hao cho công việc cuộc sống thường ngày bằng các chuyến du lịch rất hiệu quả. Tuy vậy, họ vẫn luôn bảo toàn trong tính hướng nội của mình. Một bạn đã nêu lên cảm nhận rằng: "Nếu đi chơi cùng nhóm bạn hoặc công ty mà chuyến đi chơi ấy xuyên suốt từ sáng đến tận chiều tối, họ sẽ cảm thấy khá mệt mỏi. Thay vào đó, tầm buổi trưa họ sẽ quay trở về khách sạn nghỉ ngơi, ngủ một giấc cho khỏe để năng lượng vui chơi cùng bạn bè, đồng nghiệp trong buổi chiều".

    "Khi còn rất nhỏ, tôi ao ước một ngày nào đó tôi sẽ được đặt chân đến Hà Nội. Mỗi khi xem bản tin thời sự chiếu về con người, địa điểm của Hà Nội, tôi dừng lại khá lâu để ngắm nhìn và tưởng tượng mình sẽ như thế nào khi thấy tận mắt ngoài đời thực. Và suốt thời gian dài, trí tưởng tượng của bản thân vẫn tiếp tục quay chầm chậm chứ không có dấu hiệu dừng lại hoặc chấm dứt.

    Mãi đến sau này, ước mơ được đi đến Hà Nội vẫn chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt hay tan biến, ngược lại, nó ngày càng mạnh mẽ hơn. Đến khi đã gom đủ tiền, được đến Hà Nội rồi, cảm giác của tôi vẫn khó tả như lần đầu xem qua ti vi vậy. Được lắng nghe chất giọng của người Hà thành, được nhìn thấy gánh hàng rong hay những chiếc xe chở đầy hoa khắp phố phường, được thưởng thức món phở gia truyền trong con hẻm rất nổi tiếng là những điều khiển tôi vô cùng ấn tượng khi lần đầu tiên tận mắt chứng kiến. Thời tiết khi ấy là 5 độ, ai ai ra đường cũng mang áo khoác, áo mưa kín mít từ đầu đến chân. Cảm nhận được không khí rét đặc trưng của miền Bắc, tôi ghi nhớ từng chi tiết nhỏ như hai tay phải xoa vào nhau liên tục để bớt giá buốt và thỉnh thoảng lạnh tới run người dù đã mang tới 3 lớp áo khoác. Mọi thứ vẫn không khác gì so với trí tưởng tượng thời thơ ấu cả. Dạo quanh một vòng hồ Hoàn Kiếm, ghé thăm Lăng Bác, những món ăn vặt vỉa hè.. tôi ghi lại chúng qua những bức ảnh để về lại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thể ngắm nghía những lúc rảnh rỗi. Tự đi bộ ra tiệm bánh cốm Nguyên Ninh phố Hàng Than dẻo ngon nhất, cảm giác bóc từng lớp vỏ cho đến lúc cắn miếng bánh dẻo và nhai tóp tép trong miệng rất thích, vừa ngọt vừa bùi. Cho đến tận bây giờ, cảm giác ấy vẫn còn nguyên vẹn.

    Kể cả lần đi Đà Lạt cũng vậy, tôi chọn cách thức đi một mình. Có nhiều người khá ngạc nhiên: Vì sao tôi lại đi một mình mà không cùng ai khác? Thú thật là các câu hỏi kiểu này thường không mang lại cảm giác dễ chịu chút nào. Tôi thích đi một mình vì có thể đi bất cứ đâu mình thích, không phụ thuộc vào ai và cảm thấy khá thoải mái về mặt thời gian, không gian. Tôi tận hưởng mọi thứ và cảm thấy vui, hài lòng về lựa chọn của bản thân.

    Người hướng nội thích những chuyến du lịch mang lại cho họ cảm giác thư thái và bình an trong tâm hồn họ. Nhiều khi, các yếu tố khiến họ say mê lại vô cùng đơn giản, chẳng hạn như họ thích tham quan thị trấn nào đó với không gian yên ả đến lạ thường hay nếu muốn được yên tĩnh, họ thường dạo bộ trên những bãi biển, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn rừng cây xanh thẳm rồi tận hưởng những phút giây thư giãn trong spa hoặc tại các phòng tập yoga. Một vài địa điểm du lịch còn cho phép người ta tham dự các lớp học nghề truyền thống của người dân trong vùng với số lượng tham dự khá ít ỏi. Và người hướng nội rất thích điều này. Chưa kể đến họ sẽ chọn các địa điểm du lịch có chút tách biệt với trung tâm và chỉ để nghe tiếng chim hót, tiếng gió thổi hay nhìn các danh lam thắng cảnh gần đó.
     
  10. Chin Ú Leo

    Bài viết:
    148
    "Tình bạn với những người hướng nội"

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có sự khác biệt không nhỏ giữa người hướng nội và người hướng ngoại trong việc kết bạn và duy trì tình bạn đó. Sự khác biệt ấy xoay quanh một chữ "chiều". Tất nhiên, đó không phải là thích thì chiều hay buổi chiều ánh hoàng hôn mà nó lại là "chiều rộng, chiều cao, chiều dài, chiều ngang.."

    Người hướng ngoại lại thích những thứ thiên về chiều rộng, chiều ngang. Trong tình bạn, càng có nhiều bạn họ càng cảm thấy hạnh phúc. Cụm từ "hướng ngoại" phần nào đã giải thích được nguyên nhân trên. Việc hướng ra ngoài và tìm kiếm các mối quan hệ bên ngoài bất cứ khi nào và bất cứ đâu giúp họ tràn đầy năng lượng, phóng khoáng, nhiệt huyết và vô cùng sôi nổi. Càng đứng trước đám đông bao nhiêu thì họ càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Bên cạnh đó, cái gọi là "chiều rộng, chiều ngang" của nét hướng ngoại giúp họ có được nhiều bạn bè, nhiều trải nghiệm, mỗi thứ biết một ít và rất dễ trở thành chuyên gia "Google" khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề. Họ có thể gặp rất nhiều người bạn và mỗi người bạn sẽ mang lại cho họ về "bức tranh tổng thể tính cách con người hay còn được gọi là trải nghiệm khác nhau từng người họ đã gặp. Nói về những trải nghiệm, cách họ tiếp nhận chúng không giống hoàn toàn với cách họ xử lý và họ luôn trong trạng thái sẵn sàng cho những trải nghiệm tiếp theo. Hơn nữa, với người hướng ngoại, cuộc sống luôn là những trải nghiệm sẽ được xem như nguồn cảm hứng để họ mở rộng vòng tròn xã hội của mình và họ không muốn bỏ lỡ bất kỳ một dịp tương tự. Vậy nên, không lạ gì khi tình bạn của họ trong phương thức tìm bạn và kết bạn cũng sẽ diễn ra theo chiều hướng tương tự.

    Ngược lại, người hướng nội thích" chiều sâu "cho tất cả các vấn đề và tình bạn cũng như vậy. Họ cũng rất thích những trải nghiệm như người hướng ngoại nhưng theo cách kỹ lưỡng hơn, trầm lặng hơn và sâu sắc hơn. Họ thường không có quá nhiều bạn bè nhưng những mối hệ ấy thường rất thân thiết. Người hướng nội thích" đào sâu "từng chủ đề trong những cuộc nói chuyện và chú ý đến phần" chất "hơn là phần" lượng ". Đây là lý do vì sao nếu người hướng nội có đi chơi cùng bạn bè hoặc nói chuyện nhóm thì họ luôn luôn lấy xu hướng" ít mà chất còn hơn là đông mà loãng ". Họ thường giới hạn từng chủ đề khi thảo luận là từ hai đến ba chủ đề trước khi lại xuất hiện thêm những người khác khiến họ cảm thấy bị" choáng ngợp ". Mọi thông tin đến từ bạn bè, họ sẽ tiếp nhận một cách từ từ và xử lý lượng thông tin đó giống như kiểu con bò gặm cỏ và nhai từ từ vào bụng. Quá nhiều người trong một nhóm thường khiến họ vừa mất thời gian vừa tốn nhiều nguồn năng lượng trong khi các yếu tố ấy chỉ có hạn đối với họ.

    Bạn có thể dễ dàng làm quen, kết bạn với một người hướng ngoại vì điều đầu tiên bạn thấy ở họ là sự cởi mở, nhiệt tình. Còn với người hướng nội, bạn cần thời gian và có một số quy tắc đặc biệt để có thể nuôi dưỡng, bồi đắp tình bạn giữa hai người. Dù bạn thuộc kiểu tính cách nào đi nữa thì sau đây là một vài nguyên tắc nho nhỏ và hữu ích nếu muốn kết bạn với người hướng nội.

    1. Nếu muốn giao tiếp với họ nhiều hơn, hãy dùng các cuộc hội thoại 1-1: Nếu bạn không muốn họ" bốc hơi "một cách bí ẩn, chớ dại gì đưa họ đến nơi đông người. Vì nếu bạn làm vậy, bạn sẽ thấy họ im lặng và lặng lẽ lùi sau" hậu trường "như thể chưa bao giờ đứng đó vậy. Nhưng khi để họ yên tĩnh một mình thì mọi chuyện sẽ khác. Họ sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu khi tương tác diễn ra chỉ có 1-1, tức là chỉ mình họ với bạn. Họ cũng sẽ chỉ chú ý đến lời nói, cử chỉ và chất giọng của người đứng đối diện mà thôi. Thêm vào đó, họ dễ dàng nói đến được các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc hơn. Cuộc thảo luận nhóm thường dàn trải và không đi vào chủ đề nhất định nên họ rất khó nắm bắt và hiểu được mọi người xung quanh muốn nhấn mạnh điều gì.

    Tương tự như vậy, nếu bạn đang nói chuyện với người hướng nội theo phương thức 1-1 thì đừng thêm bất kỳ ai vào trong cuộc nói chuyện ấy. Người hướng nội thường cảm thấy có chút gì đó bị tổn thương khi nghĩ rằng bạn chỉ là người nói chuyện qua đường. Họ thực sự muốn bày tỏ điều gì đó có ý nghĩa đến người đối diện khi chỉ có hai người. Lưu ý rằng, họ đang nói chuyện và sẵn sàng trình bày mọi thứ với bạn nhưng không có nghĩa sẽ làm điều đó với những người khác có thể gây cho họ sự không thoải mái trong lúc đang thảo luận. Trước khi muốn gọi người khác cùng nói chuyện, hãy hỏi ý kiến họ trước xem như thế nào.

    2. Những khoảnh khắc ý nghĩa từng phút từng giây hơn là cuộc trò chuyện vô bổ kéo dài hàng giờ: Cụm từ ý nghĩa ở đây cần phải được hiểu theo" chiều sâu ". Đừng nói với họ rằng cuối tuần vừa rồi bạn vừa đi chơi Đà Lạt hoặc Hà Nội. Bạn cũng không cần phải nói mình đang chuẩn bị đi xa để chuẩn bị cho dự án nào đó mà họ không có nhu cầu cần được biết. Hãy nói cho họ biết cảm giác khi phải đối mặt với khó khăn hoặc cảm giác trải nghiệm lần đầu với thành công, hoặc bạn cảm nhận được gì từ một cuốn sách hay. Họ chỉ quan những thứ đang diễn ra trong con người bạn, chứ không phải là những gì bạn" show "ở trên mạng xã hội hoặc vật hữu hình trước mắt họ. Người hướng nội rất quan tâm đến dòng suy nghĩ, cảm nhận và ý tưởng của đối phương.

    3. Đôi lúc, họ cần khoảng thời gian và không gian để mở lời: Dù cho người hướng nội cũng rất thích các câu chuyện ý nghĩa, cuộc hội thoại sâu sắc nhưng nhiều khi, họ cũng phải rất cố gắng mới làm được như vậy. Họ có xu hướng giữ mọi thứ trong lòng và ngại chia sẻ, nhất là với những người không quen biết. Có lẽ, trong tình huống nhiều người xung quanh khiến họ trở nên ngại ngần và cảm thấy lo lắng không biết nên bắt đầu mọi chuyện từ đâu. Nếu lần đầu bạn thấy người như vậy, có lẽ họ đang còn do dự và tìm cách để trình bày sao cho ổn. Bạn cũng chỉ nên hỏi những câu hỏi khá tự nhiên và không mang tính thúc ép, chẳng hạn như:" Có vẻ bạn không ổn lắm thì phải, không giống với bạn ngày thường chút nào. Có chuyện gì khiến bạn khó nghĩ chăng? Bạn có muốn chia sẻ cùng mình không? "Tất nhiên, nếu họ không phản hồi thì cũng không nên cố gắng thêm. Hãy kiên nhẫn chờ họ bình tâm, họ sẽ nói cho bạn biết.

    4. Không quá lo lắng nếu họ tự dưng" ẩn thân ": Thế giới hướng nội trong con người họ cũng sống động như thế giới thực trong cách họ nhìn thấy, ngửi thấy, chạm thấy và cảm giác được. Trong phần miêu tả về người hướng nội trầm tư, họ là những người dễ chìm đắm trong thế giới đầy mơ mộng và huyền ảo của mình. Khi nhìn thấy họ quay trở lại, bạn cũng chỉ cần mỉm cười nhẹ nhàng và đừng nói những câu khiến họ cảm thấy buồn, ví dụ" Bạn đi đâu cả tuần không thấy mặt mũi "? Hay" Quay trở về trái đất rồi hả? "Vì chúng rất dễ khiến họ cảm thấy tự ti. Với lại, bạn cũng chi cần hiểu họ mới" đi du lịch "trong thế giới mộng tưởng đó để lấy lại sức lực và sẽ lại cùng bạn trải nghiệm thế giới mới.

    5. Sự im lặng còn có nghĩa họ cần thời gian giải quyết mọi thứ: Tương tự như vậy, nếu họ đang nói chuyện với bạn và bỗng dưng im lặng trong khoảng thời gian nào đó thì nó không đồng nghĩa rằng mối quan hệ của hai người đang có vấn đề. Họ chỉ cần thời gian xem xét tất cả những gì bạn đã nói. Bạn không nên thúc ép một cách thái quá, vì nó chỉ khiến họ xa cách bạn hơn mà thôi.

    6. Họ cũng rất thích được nói chuyện: Tôi có cô bạn hướng ngoại và cô ấy luôn trò chuyện với tôi mọi thứ nếu có dịp. Nhưng tôi cũng nhận ra rằng, thời gian đã trôi qua hơn 20 phút mà tôi chỉ nói được rất ít ỏi. Tôi cũng rất thích lắng nghe và đồng hành cùng cô, tuy nhiên, tôi cũng có những giới hạn riêng như bao bạn hướng nội đang gặp phải. Thật không may, nhiều người cho rằng sự im lặng đó và cách không ngắt lời khi người khác đang nói đồng nghĩa với chuyện để cho người kia cứ tiếp tục nói không dứt vậy. Nếu bạn đang nhận ra mình nói quá nhiều, bạn cũng cần học cách để lượt cho người khác được lên tiếng.

    7. Người hướng nội không thích nhắn tin, gọi điện nhiều như người bạn bình thường: Quy tắc này không hề có nghĩa rằng họ không thèm" đếm xỉa "gì đến bạn hết. Trái lại, họ đang còn nhiều điều đáng bận tâm và dành thời gian để xử lý chúng. Nhưng đừng lo lắng, họ sẽ sớm liên lạc lại với bạn miễn sao bạn đừng hối thúc bằng những dòng tin nhắn chỉ trích hay cuộc gọi liên tục. Họ sẽ chủ động liên lạc lại và gặp nhau ở một không gian yên tĩnh. Hơn nữa, nếu không nhận được phản hồi nào từ tin nhắn, email, Facebook thì cũng chưa chắc họ muốn rời xa đối phương. Tin nhắn đột ngột của người khác hay khiến họ cảm thấy ngạc nhiên và lo lắng. Họ cũng xem tin nhắn đó nhưng trong phút chốc họ chưa muốn trả lời ngay lập tức đầu. Trong nhiều trường hợp, họ để chế độ" Airplane ", không gọi, không thoại và cũng không có tin nhắn nào. Luôn nhớ rằng, với người hướng nội, bạn phải rất kiên nhẫn.

    Quay lại quy tắc số 6, họ cũng rất thích được nói chuyện, tức là ở khía cạnh nào đó, dù họ thích nghe người khác nói nhưng nó không đồng nghĩa với việc cả buổi họ sẽ ngồi im lặng. Nếu là người hướng nội, bạn cũng cần lưu ý đến chuyện này. Bởi vì, trong một buổi tâm sự, việc bạn phải nhận quá nhiều thông tin từ người khác thì" tiếng nói "của bạn đang ở đâu? Có phải suy nghĩ của bạn rất ít ỏi để cất thành lời? Hay thật sự bạn không nên làm vậy chỉ vì bạn hướng nội và phải lắng nghe không thôi?

    Những người khác đều không phải là thiên tài, họ không thể nào đọc được dòng suy nghĩ của người khác. Nếu bạn muốn người khác hiểu được" chiều sâu "của mình, ít nhất bạn cũng phải nói lên điều gì đó, hoặc càng nhiều thông tin càng tốt. Có thể với người hướng nội, việc bắt buộc mở lời ra là" cơn ác mộng "nhưng điều đáng mừng ở đây bạn thấy được là mình cũng có quyền nói lên suy nghĩ của bản thân và ngày càng thường xuyên hơn chứ không phải là bạn cảm thấy hài lòng khi nói ra bạn sẽ nhận được các phản hồi tích cực.

    Khi bạn cảm thấy vui vẻ hay thậm chí muốn bộc bạch gì đó thì hãy cứ nói. Chia sẻ các ý tưởng suy nghĩ và cảm nhận của chính bạn là điều nên làm. Xin đừng hiểu lầm khi cho rằng bạn đang muốn gây sự chú ý, bạn đang khoe khoang khoác lác. Đó càng không phải" phản bội "lại tính hướng nội trong con người mình. Nên nhớ, tình bạn là sự cho đi nhận lại, là sự lắng nghe đầy kiên nhẫn và rất chú tâm. Và đồng thời là sự tin tưởng họ để có thể giãi bày con người bạn thật lòng và chân thành nhất.

    Người hướng nội cũng cần thực hiện một số giải pháp để có thể có được những tình bạn đúng nghĩa. Tất nhiên sẽ không bao giờ có được những phương pháp chính xác 100 %, điều quan trọng là bạn cũng cần phải giữ tâm mình thanh thản và mở lòng mình ra để nhìn nhận mọi việc tốt đẹp hơn. Với tính hướng nội ưa thích những cuộc trò chuyện sâu sắc 1-1 và luôn sẵn lòng để lắng nghe thì người hướng nội luôn phải biết:

    1. Hãy là chính mình: Đừng cố gắng trở thành người không thuộc phong cách bạn không muốn chỉ để gây ấn tượng với người khác. Một người bạn thực sự luôn đánh giá cao về những gì bạn đã đối xử tốt và rất ân cần với mình. Kể cả những lúc bạn vắng mặt đi đâu đó thì cũng không sao cả, hãy tận hưởng với thế giới nội tâm nếu muốn. Cùng thời điểm ấy, bạn cũng nên tìm đến những người bạn thực sự thân thiết và gần gũi, những người hiểu rõ bản thân bạn hơn ai hết và bạn cảm thấy nơi đó như là ngôi nhà thứ hai của mình vậy.

    2. Tìm kiếm sự yên tĩnh: Tách mình ra khỏi nhóm đông người hay bạn bè với người hướng nội cũng mang lại cảm giác rất ý nghĩa. Đôi khi không có người bạn nào sẽ tốt hơn là ở trong những mối quan hệ gây cho họ cảm giác bất an, buồn khổ. Bạn xứng đáng được ở cạnh những người mang lại cảm giác dễ chịu, thanh bình và cảm nhận được là chính bạn, dù cho bạn cảm thấy đang vui hay buồn.

    3. Tham gia nhóm trò chuyện: Với người hướng nội ưa thích sự yên tĩnh thì lời khuyên này như thể phản tác dụng. Ngược lại, với các nhóm, câu lạc bộ hay những chương trình sinh hoạt ngoại khóa đều là những cơ hội để bạn tìm kiếm và xây dựng tình bạn mới. Điều này chỉ đúng khi bạn lựa chọn được các hội, nhóm chung sở thích khiến bản thân thích thú. Nếu bạn thích đọc sách, hãy tìm đến các nhóm bàn luận về sách, nếu bạn thích nhạc thì hãy tìm kiếm các nhóm nói về chủ đề âm nhạc.. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và yên tâm với những người cũng có sở thích như mình và phần nào sẽ giảm tải áp lực trong những lần đầu gặp gỡ. Khi bạn thực sự tham gia các nhóm, hội hay các hoạt động ngoại khóa một cách nghiêm túc thì việc kết bạn diễn ra suôn sẻ hơn. Bạn cũng sẽ biết lẫn nhau từ từ và còn lại cứ để thời gian trả lời.

    4. Học cách đặt câu hỏi: Lắng nghe tốt là một trong những khả năng điển hình của người hướng nội. Hãy phát huy điểm mạnh này khi gặp ai lần đầu bằng cách sử dụng các câu hỏi về phía đối phương rồi sau đó tiếp tục hỏi những câu hỏi" leo thang "để cho thấy bạn đang rất quan tâm đến họ. Bạn đã có thể học hỏi ở người khác rất nhanh và còn thêm một điều đáng lưu ý rằng bạn nên có khoảng nghỉ ngơi trong khi người khác đang nói về bản thân mình. Cần hết sức cẩn trọng để cuộc nói chuyện không rơi vào tình trạng" một chiều "vì người khác cũng muốn được nghe bạn trình bày quan điểm cá nhân.

    5. Học cách thấu cảm: Mọi người có thể chợt thấy bất an, lo lắng từ những người khác trong quán café, quán ăn hay nơi công cộng tự nhiên mở" loa"hết công suất. Bằng cách tưởng tượng ra người khác lúc đó đang cảm thấy như thế nào, bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu ở trong tình huống như thế.

    6. Hãy nêu lên chính kiến của bản thân: Không ai có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác. Cuối cùng rồi bạn cũng phải mở lời để cho mọi người biết bạn đang nghĩ gì về lúc này. Một người bạn thực sự sẽ luôn ở bên cạnh và lắng nghe tất cả mọi tâm tư của bạn.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...