Tại sao động vật màu trắng rất ít gặp?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi An Nam, 26 Tháng tám 2021.

  1. An Nam

    Bài viết:
    185
    [​IMG]

    Trong vô số những loài động vật ở giới tự nhiên, cho dù là hổ, sư tử, báo, rắn, gấu.. màu sắc lông của chúng thật phong phú. Thế nhưng, trong số các loài động vật đó, động vật màu trắng rất ít gặp, vì vật càng hiếm.

    Gấu Bắc Cực màu trắng chỉ phân bố ở một dẻo vòng Bắc Cực. Sư tử trắng ở Châu Phi, hổ trắng ở Ấn Độ cũng thu hút sự quan tâm chú ý. Năm 1996, người Tây Ban Nha bắt được một con tinh tinh trắng ở gần đường xích đạo, nuôi dưỡng chúng trong vườn bách thú Pasluona, người ta coi nó như vật báu có một không hai. Ở Trung Quốc, có một nơi có rất nhiều động vật màu trắng, đó chính là Thần Nông Giả. Trong phòng tiêu bản động vật hoang dã của khu rừng Thần Nông Giả có trưng bày hơn 20 loài động vật màu trắng như gấu trắng, hoẵng trắng, sói trắng, khỉ bạch kim, bạch xà, sóc trắng, ngan trắng, hươu trắng, rùa trắng, nhện trắng..

    Tại sao động vật trắng lại ít như vậy? Các nhà khoa học cho rằng, đa số các loài động vật có màu trắng là do hiện tượng trắng hóa đặc thù tạo thành, do vậy động vật trắng trong tự nhiên rất hiếm.

    Hội chứng bạch thể (tên tiếng Anh: Leucism) hay hội chứng suy giảm sắc tố (một số trường hợp được xem là bạch tạng một phần) là một dạng đột biến gen hiếm đối với sắc tố sinh học gây ra dẫn đến việc thiếu hụt sắc tố (đặc biệt là melanin - hắc tố) dẫn đến sự mất mát một phần sắc tố ở động vật, tạo ra sự giảm sắc tố lông hoặc da hoặc vỏ, đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố của da, tóc, vỏ, biểu bì hay lông vũ, không thay đổi sắc tố ở mắt hoặc có thì rất ít, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Các động vật bạch thể bị thiếu hắc tố toàn cơ thể khiến chúng có màu trắng nhợt nhạt hoạc loang lỗ (không nhất thiết phải trắng toàn phần và dễ nhầm với khiếm khuyết toàn sắc hay đột biến toàn phần - Amelanism) và mắt chuyển màu hồng hoặc đỏ đặc trưng.

    Tuy nhiên, hội chứng bạch thể không gây mất sắc tố toàn bộ và mắt của chúng vẫn bình thường. Hội chứng bạch thể hay suy giảm sắc tố hay khiếm khuyết tế bào sắc tố có thể xuất hiện ở hầu hết mọi loài động vật, bao gồm cả động vật có vú, chim và bò sát, động vật giáp xác. Đó là tình trạng có lông/lông vũ/vảy màu trắng hoặc nhợt nhạt hoặc loang lỗ nhưng hội chứng này khác biệt với bạch tạng là tình trạng cơ thể không có khả năng sản xuất sắc tố (thường dẫn đến trắng tuyền), những cá thể bị bạch tạng có mắt đỏ và thị lực kém (do thiếu sắc tố thường ngăn ánh sáng đi qua mống mắt), trong khi động vật mắc hội chứng bạch thể có mắt màu bình thường và có thể nhìn rõ. Các loài động vật có màu sắc được tạo ra bởi nhiều sắc tố khác nhau có thể mắc hội chứng bạch thể một phần, đây là tình trạng một hoặc nhiều sắc tố khác nhau bị thiếu trên da nhưng không phải là thiếu tất cả.
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...