QUÊ HƯƠNG - TẾ HANH I) Tìm hiểu chung 1, Tác giả - Tên: Trần Tế Hanh (1921 - 2000) - Quê: Quảng Ngãi. - Xuất hiện: Ở chặng cuối của phong trào thơ mới. - Thơ ông viết giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh. 2, Tác phẩm A. Xuất xứ: In trong tập Nghẹn Ngào (1939) In trong tập Hoa Niên (1945). B. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1939, nhà thơ khi ấy 18 tuổi ở Huế nên nhớ nhà, nhớ quê hương. C. Thể thơ: 8 chữ, gieo vần âm và vần liền, ngắt nhịp 3/5; 3/2/3. D. Bố cục: - Phần 1 :(2 câu đầu) --> Giới thiệu chung về làng quê. - Phần 2 :(14 câu tiếp) --> Bức tranh lao động của làng chài. - Phần 3 :(còn lại) --> Nỗi nhớ quê hương. II) Đọc - hiểu văn bản 1, Giới thiệu chung về làng quê "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao quanh cách biển nửa ngày sông." - -> Nghề của làng: Chài lưới. - -> Vị trí của làng: Cửa sông gần biển. => Giới thiệu đầy tự hào của người con xa quê. 2, Bức tranh lao động của làng chài lưới A. Cảnh ra khơi - Thiên nhiên: + Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. - -> Báo hiệu chuyến ra khơi đầy hứa hẹn. + Sử dụng biện pháp liệt kê, từ ngữ miêu tả, tính từ. => Thiên nhiên tươi đẹp, lý tưởng. - Chiếc thuyền: + So sánh: Như con tuấn mã. + Từ ngữ chọn lọc: Hăng, phăng, vượt. - -> Khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền. => Sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng, đầy hấp dẫn. + So sánh: Cánh buồm như mảnh hồn làng. + Nhân hóa: "Rướn" - -> Vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn. => Cảnh ra khơi. - Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, ngôn ngữ, giàu giá trị biển cảm, bút pháp lãng mạn. - Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, một bức tranh lao động đày hứng khởi thể hiện lòng hăng say lao động. B. Cảnh trở về - Bến đỗ: + Nơi người trở về + Nơi người đón đợi + Nơi buôn bán + Nơi thông tin - Không khí trở về: Khắp dân làng, ồn ào tấp nập, từ láy giàu giá trị biểu cảm, không khí vui vẻ rộn ràng. - Kết quả: " "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe", Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. " - -> Sử dụng câu ngoặc kép và tính từ. - -> Cầu nguyện. - -> Cảm tạ trời biển. " Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; " - Da: Rám nắng: Bút pháp tả thực - Vị xa xăm (Vị của biện) : Hình ảnh sáng tạo độc đáo - Dáng vẻ rất riêng của người dân ngư " Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." - Nhân hóa con thuyền: Im, mỏi, trở về, nằm, nghe - Sự thư giãn của con thuyền và sự yên lặng nơi bến đỗ - Con thuyền đồng nhất với cuộc đời, số phận người dân Quê hương: - Làng tôi - Cảnh ra khơi - Cảnh trở về - -> Thái độ ngợi ca sức sống, vẻ đẹp bình dị trong lao động - -> Niềm tự hào, lòng thủy chung, gắn bó sâu sắc với quê hương 3, Nỗi nhớ quê hương Nhớ: - Nước xanh - Cá bạc - Con thuyền cánh buồm - Mùi nồng mặn. III) Tổng kết 1, Nội dung - Bức tranh lao động đẹp của người dân miền biển. - Thể hiện sự yêu thương, niềm tự hào, lòng chung thủy gắn bó sâu sắc với quê hương. 2, Nghệ thuật - Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm, miêu tả và tự sự. - Hình ảnh thơ sáng tạo, ngôn ngữ giản dị. - Sự dụng nhiều biện pháp tu từ, kết hợp bút pháp tả thực và lãng mạn.