I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. TÁC GIẢ: - Hô-me-rơ (chưa biết đích xác là ai) - Có nhiều tiểu thuyết kể về nhà thơ mù này. Phổ biến hơn cả là câu chuyện kể về ông là con một gia đình nghèo và sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX-VIII tcn - Ông mang tên Mê-lê-xi-gien nghĩa là (con của dòng sông mê lét) 2. TÁC PHẨM: - I-li-át gồm 15 693 câu thơ. Tác phẩm kể về cơn giận của anh hùng Asin. I-li-át là bài ca chiến trận. Tác phẩm ca ngợi sức mạnh thể xác của con người - Đoạn trích "héc-to từ biệt ăng-đro-mác" trích từ câu 370-496, khúc ca thứ 6 sử thi I-li-át, kể về sự việc người anh hùng héc-to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận **THỂ LOẠI SỬ THI** 1. Khái niệm: - Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn. - Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng - Kể về 1 hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại 2. Nội dung: - Sử thi có tính rộng lớn, kể về sự kiện trọng đại của quá khứ - Biểu hiện toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cộng đồng - Thể hiện quá trình vận động của tộc người đó qua các giai đoạn khác nhau 3. Nghệ thuật: - Sử thi là những câu chuyện kể về văn xuôi xen lẫn văn vần - Có sử dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ, hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian. 4. Phân loại sử thi: - Sử thi thần thoại: Kể về sự hình thành thế giới, sự hình thành của muôn loài - Sử thi anh hùng: Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng 3. ĐOẠN TRÍCH: - Thể loại: Sử thi - Ptbd: Tự sự - Ngôi kể: Ngôi t3 - Tóm tắt: 1. Héc-tô về nhà sau chiến trận không tìm thấy vợ con, nàng đã lên thành tơ-roa cầu nguyện 2. Cả gia đình gặp nhau, hờn tủi xúc động. Ăng-dro-mác tha thiết cầu xin chàng đừng ra trận 3. Héc-to vẫn quyết tâm ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ-roa 4. Vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho con những điều tốt đẹp nhất II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Biến cố dẫn đến héc tô phải từ biệt ăng đro mác ĂNG-ĐRO-MÁC HÉC-TÔ Ăng-dro-mác muốn chàng từ bỏ chiến trận về đoàn tụ với vợ con Héc-tô thì không muốn từ bỏ lý tưởng anh hùng của mình, chàng muốn ra trận để không phải hổ thẹn với những người anh em, với những chiến binh khác và phu nhân của họ. Nàng lo ở chốn chiến trường khốc liệt, Hé-to sẽ có bảo toàn tính mạng Héc-to đã quen ở tuyến đầu, là người mang vinh quang về cho bản thân và gia đình, vậy nên lòng tự tôn và kiêu hãnh càng không cho phép chàng ở lại quê nhà với vợ con ** NHẬN XÉT: - Biến cố đặc trưng của thể loại sử thi. Kể về những biến cổ xảy ra trong đời sống cộng đồng của sư dân thời cổ đại - Nghệ thuật hoành tráng, hào hùng - Hình tượng người anh hùng đã trở thành nhân vật cổ điển trong thể loại này - Đổi với người anh hùng, việc phải cân bằng giữa lý tưởng chiến đấu và tình cảm gia đình là 1 trong những biến cố lớn nhất 2. Nhân vật Ăng- đro-mác: - Đ2: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, trang phục diễm lệ, hiền thục, cao quý, diệu hiền - Hành động: + Khi gặp chồng: "Nước mắt đầm đìa", "xiết chặt tay héc to", "nức nở" + Khi nghe chồng nói về lý tưởng: "Ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ" + Khi héc to ra đi: Nàng"bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn qua bóng hình phu quân yêu quý - Là mộtng phụ nữ yêu chồng, thương con, rất tha thiết với gai đình và luôn khao khát hạnh phúc. Nhưng đồng thời, nàng cũng là người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắng quên mất lý trí, nhưng đó cũng là tính cách chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến trong sử thi. 3. Nhân vậ Héc-to: - Đặc điểm: Lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, - Hành động: Mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy lạp dù bị Ăng- dro-mác ngăn cản vì nhiều lý do (lòng tự tôn và ý chí của ng anh hùng không cho phép chàng là kẻ hèn mọn đứng ngoài cuộc chiến, vì không muốn hổ thẹn với nhiều chiến binh, và ng phụ nữ thành tơ-roa, héc-to đã quen là ng đứng đầu, chàng muốn chiến đấu vì thành tơ roa) - HD mở cổng thành nghênh chiến với quân hy lạp của héc to là 1 hành động dũng cảm và thể hiện lý tưởng của người anh hùng trong hoàn cảnh phải lựa chọn giữa gd và dân tộc. - Tính cách quả cảm, cương trực và quyết đoán của chàng, là đại diện cho hình tượng người anh hùng cổ đại ** VẤN ĐỀ ĐƯỢC ĐẶT RA: việc hy sinh hạnh phúc gia đình để nghĩ tới hạnh phúc, an nguy cả dân tộc, đặt tình cảm cá nhân lồng trong tình cảm lớn của người anh hùng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, lý tưởng sống.. ** Nghệ thuật: - Không gian rộng lớn, kĩ vĩ trong đời sống cộng đồng, cư dân thời cổ đại - Hình tượng hoành tráng của thể loại sử thi - Biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi - Kiểu nhân vật điển hình trong thể loại sử thi