Soạn bài: Vua chích chòe – Ngữ văn 6, Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 11 Tháng một 2022.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Soạn văn 6: Vua chích chòe - Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức Ngữ văn


    Truyện cổ Grimm

    Truyện cổ Grimm hay còn có tên gọi khác là Truyện kể gia đình cho trẻ em viết bằng tiếng Đức, xuất bản lần đầu năm 1812 bởi anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. Đây là một tập hợp các truyện cổ tích như Cô bé lọ lem, Công chúa ngủ trong rừng, Bạch Tuyết và bảy chú lùn, Cô bé quàng khăn đỏ, Chú bé tí hon, Chú mèo Đi-hia, Ba sợi tóc vàng của con quỷ.. được trẻ em trên toàn thế giới yêu thích, đón nhận.

    Truyện cổ Grimm có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa phương Tây, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho hội họa, âm nhạc và điện ảnh. Truyện cổ Grimm đã được dịch ra 160 thứ tiếng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

    Truyện Vua chích chòe

    - Tóm tắt

    Truyện kể về một nàng công chúa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không một ai vừa mắt nàng. Một lần, nhà vua mới các chàng trai ở khắp các nước xa gần đến để dự tiệc, chọn phò mã. Nàng kiếm cớ chế giễu tất cả. Nhà vua quá tức giận tuyên bố sẽ gả công chúa cho người ăn xin đầu tiên đi qua hoàng cung. Sau đó, cô công chúa được gả cho một người hát rong và phải theo chồng rời khỏi cung. Cuộc sống nghèo khó của cô công chúa bắt đầu từ đó. Cô phải làm đủ việc: Đan sọt, dệt vải, bán bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung. Thực chất, tất cả đều là thử thách mà vua chích chòe, giả mạo làm người hát rong – chồng nàng bày ra để giúp công chúa thay đổi. Biết được sự thật, công chúa xúc động khóc nức nở. Sau đó, họ tổ chức lễ cưới và sống hạnh phúc.

    - Nội dung

    Truyện Vua chích chòe phê phán thói kiêu căng, ngạo mạn, coi thường, nhạo báng người khác. Truyện cũng thể hiện sự bao dung, tình yêu thương đối với những người biết sửa đổi, biết trân trọng người khác và biết trân trọng bản thân mình.

    - Nghệ thuật

    Cách kể chuyện hấp dẫn qua những tình tiết bất ngờ, lôi cuốn..

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 41 – Ngữ văn 6 tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1. Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt mọi người ra sao? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nhân vật?

    - Trong bữa tiệc kén chọn phò mã, công chúa đã giễu cợt, nhạo báng và chê bai tất cả mọi người, chẳng tha một ai:

    "Người thì nàng cho là quá mập, nàng đặt tên là thùng tô nô, người quá mảnh khảnh thì nàng nói, mảnh khảnh thế thì gió thổi bay, người thứ ba thì lại lùn, nàng chê: Lùn lại mập thì vụng về lắm, người thứ tư mặt mày xanh xao, bị đặt tên Nhợt nhạt như chết đuối, người thứ năm mặt đỏ như gấc, nàng gọi Xung đồng đỏ, người thứ sáu đứng dáng hơi cong, nàng chê là cây non sấy lò cong cớn, nhìn ai nàng cũng tìm cách nhạo báng, nàng lấy làm khoái chí khi thấy một người có cằm hơi cong như mỏ chim chích chòe, nàng nói giỡn, chà, anh ta có cái cằm chẳng khác gì chim chích choè có mỏ".

    - Điều đó thẻ hiện tính cách kiêu ngạo, ngông cuồng, coi thường người khác của công chúa.

    Câu 2. Nhà vua đã dùng hình phạt nào cho công chúa? Hình phạt này đã dẫn đến sự thay đổi gì trong cuộc đời công chúa.

    - Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng chối từ và chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền, nếu có người ăn mày nào đi qua cung vua, vua sẽ gả công chúa cho người ấy. Sau đó vua gả công chúa cho người hát rong đầu tiên đi ngang qua cung điện và yêu cầu công chúa rời hoàng cung theo chồng.

    - Hình phạt này đã khiến công chúa phải sống cuộc sống cực khổ, phải tự lao động để kiếm ăn, dần dần tính nết công chúa thay đổi.

    Câu 3. Ai đã đóng giả thành người hát rong? Người hát rong này đã yêu cầu công chúa làm những việc gì và mục đích của những việc yêu cầu đó?

    - Vua chích chòe đã đóng giả là người hát rong. Vua đã yêu cầu công chúa làm những việc như đan sọt, dệt vải, bán bát đĩa, làm phụ bếp trong hoàng cung.

    - Mục đích: Trừng phạt tính kiêu căng, ngông cuồng, uốn nắn tín kiêu ngạo của công chúa, để công chúa nhận ra những điều sai trái của mình và biết sửa sai. Đồng thời vẫn thể hiện tình yêu của Vua chích chòe với công chúa.

    [​IMG]

    Câu 4. Trong nhiều chuyện kể, chủ đề chính của truyện chính là bài học cuộc sống mà nhân vật nhận ra từ câu chuyện của cuộc đời mình. Theo em chủ đề của truyện này là gì?

    Bài học cuộc sống:

    - Không nên kiêu căng, ngạo mạn, coi thường người khác.

    - Người nhận ra được sai lầm và sửa sai không bao giờ là muộn, sẽ được trân trọng.

    Câu 5. Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Theo em, điều này có hợp lý không? Vì sao?

    Kết thúc truyện, người kể chuyện nói: "Tôi tin rằng, tôi và các bạn đều có mặt trong buổi lễ cưới". Đây là kết thúc giả tưởng nhưng hợp lý. Mọi người đều dõi theo câu chuyện của công chúa, nên kết truyện, tất cả đều vui mừng cho công chúa, chúc phúc cho công chúa như đang có mặt trong lễ cưới vậy.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...