Soạn văn 6: Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức với cuộc sống Tri thức ngữ văn Tác giả - Giong-mi Mun (1964) - Quốc tịch: Hàn Quốc. - Là Tiến sĩ Trường Đại học Kinh doanh Ha-vớt (Harvard). Tác phẩm - Xuất xứ: Trích trong cuốn Khác biệt - thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh, theo Dương Ngọc Lâm dịch; - Thể loại: Nghị luận; - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi". Văn bản Hai loại khác biệt Trả lời câu hỏi trang 61 - Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức với cuộc sống Câu 1. Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy? Trả lời câu 1 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức - Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều quan trọng hơn là rút ra bài học từ câu chuyện. - Căn cứ: Sau khi kể chuyện, tác giả đã rút ra bài học: "Điều tôi học được từ bài tập này.. có nghĩa", "Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa.. khác biệt thật sự". Bài học rút ra sau khi kể chuyện sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về thông điệp mà tác giả gửi gắm. Nếu thiếu đi phần này, câu chuyện kể ban đầu sẽ không đủ thể hiện ý đồ tác giả và người đọc cũng không hiểu hết được câu chuyện kể nhằm mục đích gì. Câu 2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào? Trả lời câu 2 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức Biểu hiện: Số đông các bạn trong lớp: - Để kiểu tóc kì quặc. - Làm trò quái đản với trang sức và hộp phấn trang điểm. - Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý. J – Khác biệt: - Đứng lên trả lời câu hỏi. - Phát biểu một cách từ tốn, dõng dạc, lễ độ. - Nói với giáo viên là "Thưa thầy/cô", gọi bạn là "anh chị". - Cuối tiết học, tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. Câu 3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này. Trả lời câu 3 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. (Từ câu chuyện, từ sự trải nghiệm của bản thân thời trung học để rút ra ý nghĩa câu chuyện). Lựa chọn cách triển khai này tạo nên sự tò mò cho người đọc; tạo sức hấp dẫn cho văn bản, khiến văn bản không còn chỉ là lí lẽ nghị luận khô khan. Câu 4. Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: Sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao? Trả lời câu 4 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức Từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J, nhân vật "tôi" đã rút ra được kết luận: Sự khác biệt chia làm hai loại: Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Em đồng tình với cách phân chia như vậy. Vì phân chia như vậy giúp người đọc nhận thức được hai loại khác biệt một cách rõ ràng; từ đó đi đến những nhận thức về chính bản thân mình và định hướng bản thân nên tạo ra sự khác biệt nào cho bản thân. Câu 5. Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì? Trả lời câu 5 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức - Số đông thường tạo ra sự khác biệt vô nghĩa vì: + Hưởng ứng theo phong trào, không nhận thức được đó là khác biệt vô nghĩa, không nhận thức được khác biệt đó không tạo nên giá trị cho bản thân. + Khác biệt vô nghĩa thường dễ dãi, hời hợt bề ngoài, ai cũng có thể thể hiện, có thể làm mà không cần phải tư duy nhiều, không cần huy động khả năng đặc biệt. - Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất: Cần có tư duy nhạy bén, sự quan sát lâu dài, hiểu biết sâu rộng, hứng thú khám phá kiến thức, khám phá cuộc sống; có khát vọng tạo nên giá trị cho bản thân. Câu 6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao? Trả lời câu 6 trang 61 – Văn 6 tập 2, Kết nối tri thức - Bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh. - Vì: Dù lứa tuổi học sinh thì cũng cần tạo nên sự khác biệt có nghĩa. Hơn nữa, học sinh ngày nay phần đông cũng rất thích thể hiện cá tính, những nét khác biệt của mình bắng cách chạy theo những sự khác biệt dễ dãi bề ngoài như trang phục, kiểu tóc, lời nói, hành vi ngang bướng.. Điều đó không tạo nên giá trị bản thân, thậm chí lố bịch. Bài viết có ý nghĩa định hướng sự lựa chọn đúng đắn cho học sinh.