Soạn bài: Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Văn 11 - Sgk tập 1 trang 94

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Táo ula, 9 Tháng mười một 2021.

  1. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    I. Đôi nét về tác giả và tác phẩm:

    I. Tác giả:


    - Thạch Lam (1910 - 1942) tên khai sinh Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lâm) là thành viên của tự lực văn đoàn gia đình công chức gốc quan lại.

    - Ông thường viết những truyện không có chuyện, khai thác thế giới nội tâm với những cảm xúc mong manh.

    - Là người rất đôn hậu và tinh tế. Thành công ở thể loại truyện ngắn. Ông chủ yếu khai thác nội dung nhân vật với những cảm xúc mong manh mơ hồ. Mỗi câu chuyện của ông đều như một bài thơ trữ tình.

    2. Tác phẩm:

    - Xuất xứ: In trong tập "nắng trong vườn" (1938).

    - Hoàn cảnh sáng tác: Nhà văn đã từng có thời gian sống tại Cẩm Giảng chứng kiến cuộc sống của những người dân phố Thạch Lam đồng cảm và sáng tác nên "hai đứa trẻ".

    II. Đi vào văn bản:

    1. Bức tranh Phố huyện lúc chiều muộn và tâm trạng hai đứa trẻ:

    a. Âm thanh và hình ảnh của bức tranh Phố huyện lúc chiều tàn:

    - Âm thanh:

    +Tiếng trống thu trong

    +Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng

    +Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên

    + Tiếng chõng cót két.

    - >Âm thanh sự buồn tỉnh lẻ không đủ sức xua đi không khí tĩnh mịch của phố huyện.

    - Hình ảnh:

    + Phương Tây đỏ rực như lửa cháy.

    + Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.

    + Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt trên trời.

    - > Gợi cảm giác lụi tàn.

    - Bức tranh đồng quê quen thuộc gần gũi và gợi cảm bình dị mà không kém phần thơ mộng mang cốt cách Việt Nam.

    b. Âm thanh và hình ảnh của bức tranh Phố huyện lúc chợ tàn:

    - Hình ảnh:

    + Người về hết, ồn ào cũng mất.

    + Trên đất chỉ còn, rác rưởi, vỏ bưởi..

    + Một vài người bán hàng về muộn.

    + Mấy đứa trẻ con nghèo ven chợ.

    + mùi ẩm mốc lên, hơi nóng của ban ngày hòa lẫn mùi cát bụi.

    - > Cảnh chợ tàn phơi bày cái nghèo nàn xơ xác của phố huyện.

    c. Cuộc sống của những cư dân phố huyện lúc chiều tàn:

    - Một vài người bán về muộn.

    - Trẻ con nghèo lom khom, nhặt nhạnh.

    - > Những kiếp người khổ sở, sống mòn mỏi, lay lát, buồn chán.

    - > Phản ánh cuộc sống nghèo khổ với cái nhìn xót thương da diết mà kín đáo của Thạch Lam.

    - > Thể hiện tinh thần dân chủ trong nội dung nhân đạo của văn học giai đoạn này.

    d. Tâm trạng của hai đứa trẻ:

    - "Liên thấy buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn".

    - "Một người âm ẩm bốc lên, hơi nóng.. chị em Liên tưởng là một mùi riêng của đất, của quê hương này".

    - "Liên thấy mà động lòng".

    - > Liên là một cô gái nhảy cảm, yêu quê hương, giàu tình thương.

    2. Bức tranh phố huyện lúc về đêm và tâm trạng của hai đứa trẻ:

    a. Khung cảnh và con người:

    * Cảnh:

    - Bầu trời: Hàng ngàn ngôi sao giao nhau.

    - Thoảng qua gió mát.

    - > Đẹp, êm đềm, tĩnh lặng. Một đêm bầu trời đẹp như những tấm nhung lụa.

    - Mặt đất ngập chìm trong bóng tối. Đường phố và các ngõ chứa đầy bóng tối.

    - > Tương phản đối lập với bóng tối bao trùm tất cả, tràn ngập trong tác phẩm tạo nên một bức tranh u tối, một không gian tự động, gợi cảm giác ngột ngạt.

    *Nhịp sống của những người dân:

    - Đêm về bác phở siêu xuất hiện.

    - Trong bóng tối, gia đình bác hát xẩm kiếm ăn.

    - Chị tí bán hàng nước sớm với muộn mặc có ăn thua gì.

    - > Lặp đi lặp lại buồn tẻ với những động tác quen thuộc, những suy nghĩ, mong đợi như mọi ngày. Họ mong đợi "một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày"

    - >Cuộc sống tù túng, bế tắc, quẩn quanh. Cái nhìn đầy xót thương và cảm thông của Thạch Lam.

    - Bác siêu ngày nào cũng bán phở.

    - Bác xẩm tối nào cũng chờ khách.

    - Chị em Tí vẫn gánh hàng nước từ chập tối tới khuya.

    - Chị em Liên tối nào cũng tính tiền hàng ngày, cũng ngồi trên chiếc chõng tre.. nhìn ra xung quanh.

    b. Tâm trạng của Liên:

    - Buồn bã, yên lặng dõi theo những cảnh đời bạc buồn, những kiếp người tàn tạ.

    - Nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp ở Hà Nội, vừa vui vừa tiếc nuối.

    - Cảm nhận sâu sắc về cuộc đời tù túng trong bóng tối của người dân phố huyện: "Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu".

    - > Nỗi buồn cùng bóng tối đã tràn ngập trong đôi mắt Liên. Nhưng trong tâm hồn cô bé vẫn dành chỗ cho một mong ước, một sự chờ đợi trong đêm.

    3. Phố huyện được miêu tả lái chuyến tàu đêm đi qua và tâm trạng hai đứa trẻ:

    a. Tìm hiểu lý do đợi tàu:

    - Một người ở phố huyện: Chờ tàu để bán hàng -> vì mưa sinh.

    - Hai chị em Liên:

    + Vâng lời mẹ dặn.

    + Do nhu cầu hoài niệm quá khứ Hà Nội tươi đẹp.

    + Do sự gia thức của khát vọng đổi thay.

    - > Đợi tàu đã trở thành một nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn vượt qua khỏi cái tăm tối của cuộc đời.

    - >Khát vọng được sống trong một thời gian khác tốt đẹp hơn thì chỉ trong giây lát.

    b. Hình ảnh đoàn tàu:

    - Từ xa: Tuyến xe rít, làn khói bừng sáng trắng, hàng khách ồn ào khe khẽ

    - Đến gần: Còi rầm rộ đi tới đèn sáng trưng, đồng và kèn lấp lánh, cửa kính sáng.

    - Tàu qua: Đi vào đêm tối, đóm than đỏ bay tung, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh trên xe sau cùng.

    - >Biểu tượng cuộc sống tươi đẹp giàu sang, lung linh đối lập cuộc sống mòn mỏi, nghèo nàn và quẩn quanh của người dân phố huyện.

    *Ý nghĩa biểu tượng của chiếc đêm:

    - Hình ảnh đoàn tàu lặp 10 lần trong tác phẩm:

    + Biểu tượng cho cuộc sống sôi động, nhộn nhịp, vui vẻ, hiện đại.

    + Thức tỉnh những con người đang buồn chán sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ tới tương lai tốt đẹp hơn.

    c. Tâm trạng của 2 đứa trẻ:

    - Tàu chưa đến: Háo hức, chờ đợi.

    - Tàu đến: Vui sướng, hạnh phúc.

    - Tàu đi: Bâng khuâng, nuối tiếc.

    * Suy nghĩ nhân vật Liên:

    - Liên hồi tưởng về quá khứ.

    - > Con tàu đánh thức những ký ức đẹp của tuổi thơ khi gia đình Liên còn ở Hà Nội.

    - Liên mơ tưởng về một thế giới khác.

    - > thế giới khác: Thế giới tươi sáng hơn, sôi động hơn, hạnh phúc hơn cái cuộc sống nghèo khổ và tù túng hàng ngày của con người phố huyện.

    - >Niềm khao khát hướng tới tương lai - khát khao mơ hồ nhưng tha thiết.

    * Tấm lòng của Thạch Lam:

    - Trân trọng, xót thương những kiếp người nhỏ bé, cơ cực.

    - Đồng cảm với ước mơ, khát vọng của con người.

    - Thắp lên ước mơ, hi vọng.

    - > Giá trị nhân đạo sâu sắc.

    Bài trước: Soạn Bài: Bài Ca Ngất Ngưởng - Nguyễn Công Trứ - Ngữ Văn 11 - Sgk Trang 37 Tập 1

    Bài sau: Soạn Bài: Chữ Người Tử Tù - Nguyễn Tuân - Văn 11 (Sgk Tập 1 Trang 107)
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng mười một 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. Hắc Y Phàm Nhiếp Vương Linh Cảnh

    Bài viết:
    381
  4. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    E cảm ơn ạ:">
     
  5. miyanoka

    Bài viết:
    38
  6. miyanoka

    Bài viết:
    38
  7. Táo ula Táo có màu cam ?

    Bài viết:
    298
    <3 hehe, không uổng công soạn
     
  8. Thursday Lyen Uống nước, ăn trái cây rất có lợi cho sức khoẻ.

    Bài viết:
    104
    Giỏi, em đã soạn bài đầy đủ anh cho 10 điểm, về nhà anh mua cho vài kí táo làm phần thưởng
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...