Soạn bài: Cà Mau Quê Xứ - Trích Uống cà phê trên đường của Vũ, Trần Tuấn - Ngữ văn 11 KNTT

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngân Ngân08, 29 Tháng mười hai 2023.

  1. Ngân Ngân08 Mỹ nữ sỉ lẻ phóng lợn :3

    Bài viết:
    160
    I. Tri thức ngữ văn

    Tản văn: Là tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình còn có thể kết hợp với nghị luận, miêu tả.. nhằm thể hiện những rung cảm thẩm và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống.

    - >Trong tùy bút, tản văn, yếu tố tự sự và trữ tình luôn có sự kết hợp linh hoạt.

    II. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả (tên khai sinh Trần Ngọc Tuấn)

    - Trần Tuấn sinh năm 1967 tại Hà Nội

    - Là nhà báo, nhà thơ và nhà văn

    - Tác phẩm đã xuất bản như Ma thuật ngón (thơ, 2008), Đừng gọi tôi là Lại Phiền Hà (ký sự nhân vật, 2008)..

    [​IMG]

    2. Tác phẩm "Uống cà phê trên đường của Vũ"

    - Nội dung: Là những trang ký ức về cuộc sống con người ở những nơi vừa gần gũi, bình dị vừa xa xôi hẻo lánh, hùng vĩ.. trong và ngoài nước

    - Nghệ thuật: Tiêu biểu cho ký của tác giả: Là sự hòa trộn mượt mà giữa câu từ gãy gọn, rành mạch, thời sự mang hơi hướng của báo chí và sự bay nhảy, bồng bềnh thấm đượm chất thơ ca – một "chất" viết đặc trưng và khó có thể nhầm lẫn với bất kì ai.

    3. Trích đoạn

    - Xuất xứ: Rút ra từ tập bút ký "Uống cà phê trên đường của Vũ". Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông về thiên nhiên, con người khi đến mảnh đất Cà Mau.

    [​IMG]

    - Bố cục:

    + Đoạn 1: Tâm thế của tác giả khi đến Mũi Cà Mau:

    + Đoạn 2: "Mà cũng thiệt lạ.. để tạ ơn người khai sinh ra quê xứ" -> cảm xúc khi đến với Cà Mau.

    + Đoạn 3: "Tôi về.. mắt chợt cay xè" Cảm xúc khi rời xa Mũi Cà Mau

    - Cảm xúc chủ đạo: Hào hứng và đầy xúc động, nhiều nỗi niềm

    III. Khám phá văn bản

    1. Tâm thế của tác giả khi đến với Mũi Cà Mau

    A. Tâm thế của tác giả

    - Tâm thế rất nhẹ nhàng: "Đi chơi" có nghĩa là đến với miền đất lạ, đi tìm niềm hứng khởi mới, để được trải nghiệm bằng tất cả các giác quan và cảm xúc.

    - Với tác giả - người viết tản văn – những trải nghiệm thực tế như vật vô cùng quan trọng. Nó đánh thức khả năng khám phá về vùng đất và con người nơi đây. Nó gợi lên trong lòng người viết những cảm xúc mới mẻ, những quan sát và suy ngẫm có chiều sâu. Qua liên tưởng bất chợt, hiện tại với quá khứ, chuyện đời với trang văn, hiện thực và ước vọng.. cũng đồng thời được kết nối. Đây là những điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo trong tản văn.

    B. Những nhà thơ, nhà văn có duyên nợ với Mũi Cà Mau

    - Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn đã có duyên nợ với vùng đất này là Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Sơn Nam

    - Tác dụng:

    + Khẳng định sức hấp dẫn và thú hút của con người và mảnh đất Cà Mau

    + Khẳng định khát khao, niềm thích thú của tác giả muốn khám phá vùng đất Cà Mau trong quá khứ và hiện tại

    + Là thách thức khi cầm bút viết về Cà Mau

    2. Cảm xúc của tác giả khi đến với Mũi Cà Mau

    A Trạng thái tình cảm của tác giả và mọi người khi mới đến Cà Mau:

    + Cà Mau trong quan sát: Một doi đất con con hao hao một góc gò nổi miền trung.. giữa trưa nắng tưng bừng muốn khô quăn mấy đọt phù sa bên mỏm non sông "

    + Tác giả và bạn: Hì hục mang tập thơ còn thơm mùi mực ra đốt lấy tro thả xuống biển chỉ vì trong tập thơ đó có bài thơ anh bạn tưởng tượng viết về phương nam tự khi nào. => Tác giả tự nhận là" nông nổi kỳ quặc "

    + Anh bạn đất mũi từng kể chuyện đã chứng kiến đủ kiểu xúc động của những vị khách khi đến đây" người ôm cấy cột mốc, kẻ ôm cây đước, kẻ lại nằm lăn xuống bùn lầy để.. khóc vì sung sướng. Còn vô khối người vốc nắm đất, mang chai nước biển về đạt trên giá sách hoặc tặng người thân ở nhà "

    Nhận xét: Với tác giả, Cà Mau hiện lên vừa lạ vừa quen. Đến được vùng đất cực nam, tác giả cũng như bao người khác, vô cùng hạnh phúc, đầy yêu thương trìu mến

    B. Liên tưởng hình ảnh nhà thơ Nguyễn Bính và cách dùng từ" quê xứ "của người dân

    - Hình ảnh Nguyễn Bính với 2 câu thơ xuất hiện trong liên tưởng của tác giả góp phần tô đậm thêm tâm trạng nôn nao, nhớ quê nhà da diết

    - Cách dùng từ" quê xứ "ở vùng đất phương nam: Chỉ những địa điểm ở Cà Mau kết nối với nhan đề tác giả đã đặt tên => vùng đất Cà Mau vừa gần mà vừa xa: Xa trong khoảng cách địa lý mà thật gần gũi tràn đầy tự hào và yêu mến. Bởi Cà Mau cũng là một phần của tổ quốc VN yêu thương

    C. Trạng thái cảm xúc khi chứng kiến cảnh lao động chế biến ghẹ của người dân

    - Cảnh chế biến ghẹ được miêu tả: Diễn ra ở ngôi nhà số 1 - ngôi nhà cuối cùng của dải đất hình chữ S, ngôi nhà đầu tiên tính từ mũi đất trở vào, ngôi nhà sàn thưng bằng lá dừa ở ấp Mũi, xã Ấp mũi, huyện Ngọc Hiển của anh Nguyễn hoàng Phúc và chị vợ tên Tuyết. Họ mua ghẹ, thuê nhân công sau đó xuất khẩu sang các tỉnh lân cận, sang cả nước xung quanh => tự sự, miêu tả chân thực tỉ mỉ

    - Tác dụng: Cảnh hiện lên sống động góp phần gián tiếp thể hiện tâm trạng đồng cảm của tác giả trước cảnh lao động nhọc nhằn..

    D. Tâm trạng của tác giả khi tìm hiểu sâu hơn thiên nhiên cuộc sống lao động của người dân

    - Các chi tiết về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trả lời trên báo TPCN -> Cuộc sống vùng đất rất bình dị, không ồn ào náo nhiệt và có phần cô đơn, con người phải tự vật lộn với chính mình để sinh tồn, thoát ra khỏi nghịch cảnh

    - Chi tiết về đấu tranh sinh tồn của cây đước và con tôm được kể trong ngôi nhà của phó chủ tịch Lê Hoàng Liêm:

    + Cây đước" đóng mình xuống phù sa một vóc dáng trầm ngâm, bình minh và hoàng hôn cùng một ngày treo trên cây đuốc.. những trái đước treo trên cây như những hạt phù sa.. đến 1 ngày cắm thẳng xuống phù sa, mọc lên những thân đước mới ",

    + Con tôm" ôm cây đước "cây đước bị đốn hạ nhường chỗ cho con tôm. Rừng đước cứ thế ròi xa dần con người.

    + Hình ảnh con người" phó mũi" "Lê Hoàng Liêm, vốn xuất thân từ lính biên phòng, vặn tấm lưng gầy gò trên ghế, gương mặt đen sạm cứ quặn lại"

    => Cách miêu tả tỉ mỉ, chân thực, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ làm hiện lên ấn tượng sâu đậm, sát thực và khách quan về thiên nhiên và cuộc sống con người: Đặc trưng nổi bật của Cà Mau (cây đước) và cuộc sống mưu sinh vật lộn nhọc nhằn cả sự trả giá vì hành động mưu sinh của chính con người.

    => Giãi bày gián tiếp tâm trạng suy ngẫm của tác giả: Sự đồng cảm, suy tư

    - Những tò mò, suy ngẫm liên tưởng về hành trình đến Cà Mau của Nguyễn Tuân -> Giãi bày gián tiếp lòng tạ ơn đối với con người Cà Mau những con người đã "khai sinh ra xứ".

    3. Cảm xúc khi rời xa Cà Mau

    - "Tôi về, mang theo cái nhìn lánh đen.. mắt tôi chợt cay xè" ấn tượng sâu đậm về con người và thiên nhiên Cà Mau: Vô cùng tươi đẹp và giàu có.

    - Cảm xúc: Rưng rưng xúc động bùi ngùi, có cả sự lưu luyến bâng khuâng..

    IV. Tổng kết

    1. Nghệ thuật

    - Chất trữ tình được bộc lộ qua cảm xúc rất đa dạng, độc đáo, có sự kết hợp nhuần nhuyễn với phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh.

    - Sử dụng sáng tạo ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.

    - Hình ảnh thiên nhiên và con người được xây dựng chân thực, sắc nét, tạo được ấn tượng riêng biệt

    2. Nội dung

    - Những cảm xúc chủ quan phong phú, nổi bật của tác giả về vùng đất mũi

    - Những thông tin xác thực về thiên nhiên con người nơi đất mũi Cà Mau
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...