[Soạn bài] Bếp Lửa - Bằng Việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thanh Thiên Ý, 29 Tháng bảy 2022.

  1. Thanh Thiên Ý

    Bài viết:
    16
    BẾP LỬA

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm Bếp lửa

    + Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thường khai thác những kỉ niệm thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ với những cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, mượt mà sâu lắng.

    + Bài thơ Bếp lửa sáng tác năm 1963 khi Bằng Việt là sinh viên đại học luật ở nước ngoài, được đánh giá là một trong không nhiều những bài thơ viết về tình bà cháu hay nhất.


    2. Thân bài

    a) Những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu

    - Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa

    + Bếp lửa "chờn vờn sương sớm" - bếp lửa thực + Bếp lửa "ấp iu nồng đượm" diễn tả sự dịu dàng, ấm áo, kiên nhẫn của người nhóm lửa

    => Hình ảnh thân thuộc gần gũi với người cháu, làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ

    - Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn

    + "Đói mòn đói mỏi" người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đói và quá khứ đau thương của dân tộc

    + "bà dạy", bà chăm "=> thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu

    + Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng

    – phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng (Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh)

    => Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà

    b) Những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời của bà và hình tượng bếp lửa

    * Suy ngẫm về cuộc đời bà

    - Từ những kỉ niệm, hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà

    + Hình ảnh bếp lửa kết tinh trong hình ảnh ngọn lửa: Ngọn lửa của tình yêu thương, sự hhi sinh luôn ủ sẵn trong lòng bà để làm sáng lên hy vọng, ý chí

    + Điệp ngữ" một ngọn lửa "nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu, người bà nhen nhóm những điều thiện lương tốt đẹp đối với cháu.

    - > Hình ảnh người bà trong lòng cháu là người thắp lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức sống tới thế hệ tương lai.

    - Sự tần tảo, hi sinh của bà

    + Cuộc đời bà đầy những gian truân, vất vả, lận đận trải qua nắng mưa

    + Điệp từ" nhóm "lặp lại bốn lần: Người bà đã nhóm lên, khơi dậy những yêu thương, kí ức và giá trị sống tốt đẹp trong lòng người cháu

    - Hình ảnh bếp lửa kết tinh thành hình ảnh ngọn lửa chất chứa niềm tin, hy vọng của bà

    + Người cháu như phát hiện ra điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường" Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa "=> thấm nhuần được tình yêu thương và đức hi sinh của bà.


    c) Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

    + Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.

    + Tự vấn" Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ": Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu;

    - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    + Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ" Bếp lửa"gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.

    + Đặc sắc nghệ thuật: Sáng tạo ra hình tượng bếp lửa mang ý nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu.

    Cảm nghĩ về bài thơ: Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín: Những điều thân thiết của tuổi thơ của mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời, tình yêu thương và lòng biết ơn chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, quê hương.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...