Tự Truyện Rồi Một Ngày Con Mới Nhận Ra Mình Đã Sai Như Thế Nào - Đình Nguyên

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Dinhnguyen148, 5 Tháng sáu 2023.

  1. Dinhnguyen148 Bỏ lỡ - đình nguyên

    Bài viết:
    19
    Rồi một ngày con mới nhận ra mình đã sai như thế nào.

    Tác giả: Đình nguyên.

    Thể loại: Truyện ngắn

    Số chương :3

    [​IMG]

    Giới thiệu truyện:​
     
    MTrang1102, THG NguyenLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng sáu 2023
  2. Dinhnguyen148 Bỏ lỡ - đình nguyên

    Bài viết:
    19
    Chương 1.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    *Ninh buồn.

    Rồi một ngày con mới nhận ra mình đã sai như thế nào. Tự nhiên trong đầu tôi hiện ra câu nói ấy.

    Đang nhìn về phía cô lao công quét rác ngoài đường, bất giác buồn.

    Phải chăng sau bao quyết định cuộc đời, cuối cùng đã sai.

    Thế mới biết lời xin lỗi khó nói đến thế nào. Không phải bản thân có lỗi, không phải bản thân không biết mình sai, sai ở đâu.. chỉ là bản thân tôi chưa thể chấp nhận được kết quả "sau bao cố gắng" vẫn thua. Ai nói tiền không quan trọng chứ.

    Sai vì đã phụ sự kỳ vọng từ bố mẹ, sai khi bố mẹ đã đặt hết kỳ vọng, cả niềm tin và tiền bạc vào Tôi. Còn Tôi đã không đủ cố gắng để đáp lại sự kỳ vọng đó.

    "Người lấy đi tiền bạc và niềm tin của bạn".

    * * *

    Rồi một ngày con mới nhận ra mình đã sai như thế nào. Vừa tỉnh dậy đã vào google để tìm kiếm nhưng không thấy ai viết câu này, Chắc cũng có nhiều người giống tôi cảm thấy có lỗi với bố mẹ.

    Tuổi trẻ mà, ai ai cũng luôn cảm thấy bản thân có đủ tầm nhìn, thậm trí là người có một tầm nhìn rộng, cái gì cũng biết, chuyện gì cũng hiểu.

    Nhưng mà than ôi! Chỉ khi sóng gió đến, rắc rối đến thì cái đuôi cáo mới lòi ra, sự dốt nát của bản thân nó mới lên ngôi, đè bạn xuống, vùi dập bạn.

    Bản thân tôi cũng đã bị lừa mất tiền, đọc trên mạng cũng rất nhiều người bị lừa đảo. Người mất nhiều tiền có, người mất ít có, người giàu có, người nghèo có. Đừng nghĩ mình nghèo mà không bị lừa mất tiền, đừng bảo kẻ lừa đảo phải thương sót mình. Nghèo là cái tội, nghèo dễ bị lừa.

    Và khi mất tiền thì niềm tin cũng giảm sút. Chả muốn tin ai, ngay cả bản thân.

    Nhớ ngày đó! Ngày còn học ở ninh bình, chỉ đặt chân xuống đó năm ngày, mà tôi đã đòi về. Bố cũng đồng ý. Bao dung cho sự bồng bột của tôi.

    Ngày về nhà, chỉ vì mười năm nghìn tiền mới, không nỡ trả tiền xe ôm, thế là nghe bố trách. Tôi chả biết nói gì, chạy thẳng vào trong nhà, khóc nức nở.

    Ngày đó tôi rất sợ.

    Và rồi chỉ vài hôm sau lấy lại tinh thần, xuống ninh bình thêm một lần nữa.

    * * *

    Ninh bình, tên của Một thành phố - Thành phố buồn.

    Ở đó không phải chỉ có riêng tôi là buồn, chìm trong sự trách móc bản thân.

    Ở đó cũng có những cuộc tình tan vỡ, những lần cúp học đi chơi, những anh sinh viên năm nhất bị bêu trước cờ.

    Ninh buồn 2008 ^^

    Ngày đầu tiên tôi bước chân vào cổng trường cao đẳng, cả trường ra đón.

    Trường có năm nghìn sinh viên, nhưng hầu hết toàn là nam. Chỉ có duy nhất 2 lớp kế toán là có con gái. Ngày tôi bước vào trường được hai chị em sinh đôi dẫn đi.

    Dưới sân trường, trên ban công, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía ba người chúng tôi. Tiếng hò reo, rồi tiếng vỗ tay liên tục vang lên.

    Rồi những ngày đầu tiên cũng đến.

    Trường tôi học chia làm ba ca, tôi học ca sáng, chiều rảnh lại vào ký túc xá mấy đứa cùng lớp chơi. Ngày đó ở trường dộ lên phong trào làm nhà tre, cả trường không ai là không biết làm, thầy hiệu trưởng còn phải ra thông báo là cấm sinh viên không được làm trong giờ nghỉ trưa, và quá 10 giờ tối.

    Ấn tượng nhất không chỉ là những ngôi nhà bằng tăm tre đẹp mắt, còn có những tiếng gõ nồi xoong inh tai. Tê tái nhất là ca học buổi tối, lớp chúng tôi là lớp điện lạnh, ngày mới vào là đã phải tập làm quen với hàn xì, cắt vật liệu bằng khò ga, định hình vật liệu..

    Cả ngày lấm lem, đề kiểm tra của lớp chúng tôi là gò 1 cái xoong và 1 cái ca.

    Tuy không khó, nhưng cũng phải mất nhiều thời gian chúng tôi mới làm xong.

    * * *

    Ngày xưa, không có điện thoại cảm ứng như bây giờ, muốn chat chít thì phải dùng yahoo, phải ra quán nét thì mới nhắn tin được. Hai lớp kế toán học khác ca với lớp tôi, bọn tôi hễ cứ chuyển bị tan học là lại viết thư để trong ngăn bàn và chờ đợi hồi âm.

    Nhưng bất ngờ là chiều của một ngày đặc biệt, hai lớp kế toán đổi lịch, học cùng lớp tôi.

    Một cảm giác kỳ lạ đến nghẹn ngào, giờ xem ai liều mình trước đây.

    - Chào em, anh có thể làm quen với em được không? – cậu bạn cùng lớp tôi viết thư tay cho một cô bé học kế toán.

    - Pháp luật không ngăn cấm tình yêu của bạn! – một câu trả lời hài hước từ cô bé.

    Một cậu bạn giờ nghỉ trưa gấp máy bay đáp qua bên lớp bạn và nhận được một tràng cười không ngớt từ cả hai lớp.

    * * *

    Ninh bình có kim sơn, giáp với nam định. Nơi những con sâu rượu nên ngôi.

    Rượu kim sơn nặng lắm, ninh bình cách nam định không xa lắm, chỉ qua một cây cầu non nước là đến. Phải chăng bài hát "thề non hẹn biển" lấy cảm hứng từ đây?

    Lần lượt những người bạn thân của tôi bỏ học về quê, cuối cùng thì cũng đến lượt tôi.

    Chiều hôm ấy, ngày học cuối cùng. Tôi tự nhiên bật cười trong lớp.

    - Em đang cười gì vậy? Cô giáo gắt nhẹ hỏi tôi.

    - Dạ không có gì thưa cô.

    - Trong lớp này ngoài tôi là con gái, cậu không cười tôi thì cười ai.

    - Dạ thưa cô không phải thật mà. Nhìn vẻ ăn năn của tôi khiến cả lớp cười bò ra bàn.

    - Cô ơi, mai bạn ý nghỉ học rồi. Một cậu bạn trong lớp nhanh nhảu đáp.

    Vậy đó, tôi cứ thế rời xa ninh bình, ngày đó tôi không nghĩ là mình sai. Hồi đó còn trẻ mà, bồng bột, thiếu suy nghĩ thôi, không học cái này thì học cái khác.

    * * *

    Còn tiếp.
     
  3. Dinhnguyen148 Bỏ lỡ - đình nguyên

    Bài viết:
    19
    Chương 2.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hà nội! Trời đổi gió.

    Hà nội à! Hà nội không vội được đâu. Tôi, ghét hà nội!

    Hà nội nóng bức, bon chen..

    Nhưng cả tuổi thơ của tôi gắn liền với hà nội. Ngày bé, không năm nào khi nghỉ hè là tôi không xuống hà nội, nhà bà tôi ở đó. Tôi còn nhớ nguyên cái vị xôi ngô, bánh khúc mỗi sáng bà mua. Cả món cá kho mà cho cả cân muối của bà, chỉ có nếm tý da thôi mà tôi đã phải nhè ra vì không thể ăn được.

    Nhớ những lần không ngủ trưa chốn bà đi chơi. Sao trẻ con lại không buồn ngủ nhỉ? Vô lý thật.

    Ngày đó cứ giả vờ ngủ, đợi bà ngủ say là lại chốn đi chơi, nhưng cuối cùng khi tối về vẫn bị bà mắng.

    Rồi bẵng đi một thời gian dài, thời gian của nhiều năm, tôi không hay về thăm bà nữa.

    Cuộc sống bận rộn, khi bạn đủ nhận biết về cuộc sống xung quanh, cũng là lúc bạn làm tròn trách nhiệm của một người con, giúp đỡ bố mẹ.

    Bà rất quý tôi, mỗi lần xuống bà đều cho tôi quà.

    Món quà bất ngờ, tràn đầy tình cảm.

    Trước nhà có cây hồng xiêm, mỗi lần về bà đều gọt vỏ cho tôi ăn. Có lẽ vì thế mà tôi thích hồng xiêm hơn các món quả khác.

    Xuống nhà bà, tôi thường ăn cơm với bà chứ ít khi ăn ở nhà các bác, ngay cả hai năm học hà nội, tôi vẫn ăn cơm cùng với bà. Bà nấu ăn đơn giản thôi, món nào cũng mặn.

    Mỗi lần về là lại nghe bà kể chuyện, có những lần đã ngồi xe 5, 6 tiếng, về đến nơi lại nghe bà kể chuyện hơn 3 tiếng nữa, phải đợi các bác vào gọi tôi mới đứng dậy đi tắm và ăn cơm.

    Thật chẳng biết tại sao lại kiên nhẫn đến vậy.

    Giờ chỉ một hai câu đã gắt lên với bố mẹ.

    Bà chắc cũng không bao giờ hỏi "tại sao lại quý tôi?".

    Bánh kẹo các bác cho bà, bà không cho ai hết. Mặc dù trong nhà có đông trẻ con.

    Bà đợi tôi về để cho. Có những hộp bánh đã để 2, 3 năm.

    Mặc dù từ khi còn rất bé, tôi đã theo xe cùng bố về hà nội nhiều lần, nhưng tôi dường như không phải là người hà nội. Không biết cách sống của người hà nội.

    Tôi nhớ năm 8 tuổi, xuống nhà bà, thay vì ngủ, nghỉ ở nhà bà tôi lại sang nhà chú thím ngủ.

    Cũng chả phải là lânc đầu, nhưng sao đợt đó ngại thế. Cả bữa cơm tôi cứ nhìn lên trần nhà, chú thím hỏi cũng không dám nói gì.

    Giá mà tôi có khả năng tự nhiên như ruồi hà nội thì tốt, hoặc như có cái hố chui xuống cho bớt ngại.

    Sáng hôm sau dậy lại thêm một cú sốc văn hóa.

    - Cường! Rửa mặt xong thì nhớ vò khăn mặt nhé. - thím gọi với từ trong nhà bảo tôi.

    Tôi đứng sững người một lúc lâu. Phải đến khi đứa em lấy khăn mặt giặt sạch giúp tôi và kêu tôi nhanh vào ăn sáng.

    Trong từ điển của tôi hình như chưa có từ đó, chưa cập nhật từ đó.

    Lần nào xuống nhà bà cũng là bà chuyển bị khăn mặt và bàn chải mới cho tôi.

    Ngày xuống hà nội học, dù trọ ở gần trường, không ngủ ở nhà bà, nhưng mấy đồ lặt vặt đó bà vẫn hay chuyển bị cho tôi. Cuối tuần về thăm bà, ăn cơm cùng bà, lần nào bà cũng cho đồ mang đi.

    * * *

    Mộc châu là đất của chè, chè mộc châu cũng là đặc sản. Nhưng dường như cũng không hợp với tôi.

    - Cô ơi, cho cháu 2 ly trà đá. - anh trai sách chiếc balo của tôi và nói với cô chủ quán.

    - Anh ơi, trà đá là gì vậy? - tôi chạy theo, ngồi xuống ghế, nói nhỏ với anh trai.

    - Là nước chè đó, bộ không biết à?

    - Không ạ. Tôi gượng đáp.

    * * *

    Hôm nay hà nội gió thổi nhiều.

    Tôi lại ghé về thăm bà, bà không còn nhận ra tôi nữa.

    - Duy à! Có phải duy không? Sao không chịu vào thăm bà? - giọng bà yếu, nằm trên giường bà nhìn tôi nói.

    - Bà! Bà khỏe không? Cháu vào thăm bà đây.

    Tôi lại gần, ngồi bên cạnh bà.

    - Bà giờ gầy lắm rồi nhé, bà có chịu khó ăn không vậy? Tôi cầm lấy tay, xoa xoa cho bà.

    - Ừ, thế bố cháu có về không?

    - Dạ không, cháu về một mình ạ.

    - Thế đã ăn gì chưa? Chưa ăn thì qua nhà hai bác ăn.

    - Dạ, cháu ăn rồi ạ.

    Nói được vài câu thì tôi cũng để bà nghỉ ngơi.

    Đó cũng là lần cuối tôi được gặp bà. Một tháng sau khi tôi đi, thì bà mất. Thật may mắn khi lặn lội từ xa về có thể được gặp bà. Dù không còn được nghe những câu chuyện kể từ bà.

    * * *

    Hà nội! Hôm nay trời đổi gió!

    Hà nội vừa mưa, đường lại ngập.

    Sáu năm sau khi bà mất, tôi mới lại có dịp về thăm bà.

    - Cường, bố của cháu có về không?

    - Dạ, không ạ. Bố cháu bận, không về được ạ.

    Bà vẫn hay hỏi tôi như thế! Vẫn hay nhắc tôi "phải nói là Bố của cháu, chứ không được nói Bố cháu, biết chưa?".

    * * *

    Còn tiếp
     
    THG Nguyen, MTrang1102LieuDuong thích bài này.
  4. Dinhnguyen148 Bỏ lỡ - đình nguyên

    Bài viết:
    19
    Chương 3: Lặp lại.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Quá khứ lặp lại..

    Tôi rời xa hà nội. Bỏ đi những kiến thức học trong trường, bỏ qua tấm bằng công nghệ, về nhà với bố.

    Tưởng thế đã là đủ..

    Gác lại mọi ước mơ.

    Nơi mà tôi từng sống lại trở nên khó sống đến lạ.

    Chỉ việc đơn giản tôi cũng phải học, thậm trí phải để bố nhắc đến vài lần.

    Chỉ có 200 mét mà tôi cũng không tìm thấy nhà để giao hàng, hỏi ra mới biết đó là nhà bạn cùng cấp 3 với tôi.

    Và đó cũng không phải là lần lạc đường duy nhất của tôi.

    Mộc châu giờ giống hà nội từ bao giờ? - tôi tự hỏi bản thân.

    Tôi đã từng tự hỏi bản thân, mình bôn ba bên ngoài nhiều năm vậy, có nhiều mối quan hệ tốt như thế, giờ về nhà có đúng hay không?

    Nhưng một lần nọ, một chuyện xảy ra khiến tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bản thân.

    Có một anh gọi điện đặt mua cám nhà tôi, chỉ mua duy nhất một chủng loại cám. Buổi sáng đặt hàng cám, đến chiều lại gọi thuốc tiêm phòng cho lợn. Lấy số lượng rất chi là nhiều, nhưng chỉ một loại.

    Loại thuốc đó nhà tôi không bán, qua tìm hiểu thuốc đó là thuốc nhập khẩu.

    Anh ta có cho bố tôi số điện thoại của một công ty bán thuốc mà anh ta đã từng mua.

    Chuyện sẽ chả có gì đặc biệt nếu như bên phía công ty thuốc lại yêu cầu đặt cọc tiền trước mới giao hàng. Có cả bảng chiết khấu phần trăm theo số tiền đặt cọc, còn tặng kèm theo cả tủ lạnh bảo quản thuốc.

    Bố tôi sau khi suy nghĩ thì quyết định không chuyển tiền lấy hàng, mặc dù bên anh lấy cám có đảm bảo và phía bên công ty thuốc có gọi điện thúc dục.

    Sáng hôm sau trước khi giao cám, chúng tôi có gọi điện cho anh kia, nhưng không liên lạc được. Số zalo và số điện thoại không khớp. Dù tự nhận là công an, phụ trách gần cửa khẩu.

    Nhờ người tìm hiểu trong đồn biên phòng thì không có ai trùng tên.

    Bên phía công ty thuốc, số điện thoại cũng là số ảo.

    Nếu không nhờ sự tỉnh táo, nhiều năm trong nghề của bố thì gia đình đã mất một khoản tiền lớn.

    Còn tôi cũng rút ra được bài học cho bản thân.

    * * *

    "Có những thứ trong cuộc đời không được coi là sai lầm, nhưng nhiều năm sau khi chuyện đó xảy ra, ta lại thấy tiếc khi mình đã làm thế."

    Nhớ lại những ngày làm ở công ty kính, gian khổ, vất vả, nguy hiểm..

    Ngày đó còn trẻ, mới ra trường đời, còn thiếu suy nghĩ và cái tôi cá nhân quá lớn.

    Tôi đã làm một việc dại dột, đáng xấu hổ.

    Ngày hôm đó cũng thật kỳ lạ..

    - Cường! - ông quản lý gọi với tôi khi tôi đang chuyển bị về.

    - Dạ, sao vậy ạ.

    - Hôm nay việc nhiều, ở lại làm thêm. Giờ thì chuyển bị đi ăn. - ông quản lý đến gần, vỗ vào vai tôi.

    - Dạ vâng, tôi thều thào đáp, dù sao cũng 2 tháng nay đã liên tục làm thêm rồi.

    Nhiều đến mức tôi cảm thấy sợ đi làm.

    Mọi chuyện vẫn ổn cho đến 8 giờ tối, 9 giờ tối, nhưng chả hiểu sao mẻ kính cuối cùng lại vỡ liên tục.

    Áp lực thật sự. Mỗi lần kính ra lò đều có hai, ba tấm vỡ.

    Tât cả mọi người đều không rõ nguyên nhân.

    Ngoài trời lúc này là âm 25 độ c.

    Nhiệt độ bên trong phòng uốn dường như mỗi lúc một tăng, mồ hôi ướt sũng áo tôi.

    Tấm bìa cát tông tôi kê sau lưng ở chỗ ngồi ướt đẫm, như vừa bị hất cả ca nước vào.

    Gần một tiếng trôi qua, kính vẫn vỡ rất nhiều, ông quản lý cứ nhấp nhổm đi lại. Tý tý lại cầm kính ra ngoài vứt.

    Lúc đó tôi không hiểu sao mình lại hành động như thế..

    Tôi đứng bật dậy, đập mạnh tay xuống bàn.

    - Cường.. cậu làm gì vây? Ông quản lý hét lớn.

    Tôi im nặng không nói gì.

    Sư im nặng của tôi có lẽ cũng khiến ông ấy nổi nóng, hơn mười phút trôi qua thì ông ấy cũng không kiềm chế được, cẩm gậy đến trước mặt tôi hét lớn - cậu có ý gì, thái độ của cậu là gì?

    Mấy người làm cùng nghe thấy to tiếng thì bắt đầu chạy xuống can ngăn, kéo tôi ra một góc, bảo tôi xin lỗi ông quản lý và cho tôi về nghỉ trước.

    Tôi cũng đến trước ông quản lý cúi đầu và lặng lẽ đi về.

    Chỉ mười phút sau khi tôi về, mọi người cũng gác lại hết công việc và tan làm. Sáng hôm sau giám đốc gọi chúng tôi lên văn phòng, hỏi rõ chuyện tối qua.

    Sau hôm đó tôi chuyển vị trí làm việc.

    Gần 1 năm sau tôi chuyển công ty.

    Tôi cũng có ghé về thăm công ty mấy lần, cũng có gặp mua nước uống và chút quà cho mọi người trong công ty, trong đó có cả quản lý kim. Cũng có mở lời xin lỗi ông ấy. Người đã từng chỉ dạy tôi, cả về việc làm kính, địa lý và lịch sử của vài nước mà ông ấy đã từng đi.

    * * *

    Sáng sớm hôm nọ bố đèo tôi ra bến xe để đón xe xuống hà nội, vừa ra đến nơi thì có xe đi ngang qua, tôi và bố chạy vội đuổi theo.

    - Con đi đây. - tôi cởi mũ bảo hiểm đưa cho bố và nói. Rồi bước vội lên xe.

    Bố gọi với tôi - cường! Tài khoản còn tiền không, có thì chuyển khoản cho bố một ít để nhập cám.

    - Bố khẽ nói nhỏ khi tôi vừa bước một chân lên xe.

    * * *

    Hôm nay bố cũng lại chở tôi ra bến xe. Cả chặng đường, bố không nói gì cả.

    Chỉ thấy tay bố lạng chạng chánh từng ổ gà.

    Bố đã già thật rồi.

    * * *

    "Đôi khi bạn không biết rằng bạn đã trở thành người như thế nào.. trở thành người mà bản thân bạn không bao giờ nghĩ bạn sẽ trở thành."

    Gác lại mọi hoài bão!

    Về nhà thôi.

    Hết!

    Rồi một ngày con mới nhận ra mình đã sai như thế nào.

    Tác giả: Đình nguyên.
     
    MTrang1102, THG NguyenLieuDuong thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...