Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài: Người đàn bà bỗng chép miệng... chúng được ăn no (CTNX)

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 24 Tháng mười một 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về phong cách tự sự triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

    "Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình..

    - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no.."

    [​IMG]

    Bài làm

    "Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử

    Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

    Người phụ nữ từ xa xưa đến nay luôn khơi nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao thi sĩ, nhạc sĩ, bởi lẽ, mỗi người phụ nữ luôn là một tác phẩm đẹp là tạo hóa ban tặng cho thế giới này. Xuất hiện trong thơ, phần lớn hình ảnh người phụ nữ luôn đẹp, không cách này thì cách khác, họ luôn được miêu tả vẻ đẹp từ hình thức cho đến tâm hồn. Vốn người phụ nữ có được cái nhìn ưu ái, nâng niu đỏ là do hình tượng người phụ nữ được lấy cảm hứng từ những người con gái ngoài đời thực, là người phụ nữ bán ing rong, người phụ nữ nữ anh hùng, người phụ nữ nông dân gợi lên cảm giác lam lũ, khắc khoải. Là một người có trái tim đa cảm, Nguyễn Minh Châu đã chắp bút viết ra tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa bằng tình huống truyện độc đáo. Trong đó, hình ảnh người đàn bà làng chài đã để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới trong đoạn

    "Người đàn bà bổng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình.. -Có chứ, chủ! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no..". Từ đó, ta thấy về phong cách tự sự triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

    Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là "người mở đường tài năng và tinh anh" (Nguyên Ngọc) của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người xung quanh mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện mỗi con người.

    Chiếc thuyền ngoài xa thuộc kiểu truyện tư tưởng được viết vào năm 1983, in trong tập truyện Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983) sau đó in lại trong tập truyện cùng tên năm 1987. Đây là tác phẩm đặc sắc cho những sáng tác sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu khi nhà văn chuyển sang cảm hứng thế sự - đời tư thể hiện mối quan hoài thường trực của nhà văn "những suy nghĩ da diết về chân lí nghệ thuật và đời.

    Người đàn bà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, người đọc hầu như không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, Nguyễn Minh Châu đã gọi một cách phiếm định: Khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ, khi thì gọi chị ta.. Ngoại hình trạc ngoài 40, hình dáng thô kệch, rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và gợi ấn tượng người đàn bà xấu xí, mệt mỏi dường như đang buồn ngủ. Người đàn bà xấu xí thô kệch ấy có vẻ bề ngoài thật quá nhẫn nhục, cam chịu" ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng ". Nhưng người đàn bà ấy vẫn không chịu" chia tay "với gã chồng vũ phu tàn bạo. Chánh án Đầu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối. Trong chính tòa án huyện khi chị kể về cuộc đời của mình.

    Trong sự cảm thông chân thành của Phùng và Đẩu, cuối cùng chị kể cho Phùng và Đầu nghe câu chuyện cuộc đời mình: Hồi nhỏ chị sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng xấu lại bị lên đậu mùa nên mặt rỗ, lớn lên không có ai lấy, chị đã có chửa với anh hàng chải hay đến mua bả về đan lưới. Chồng chị là người hiền và cục tính không bao giờ đánh vợ. Nhưng vì sinh nhiều con trên dưới chục đứa, cả gia đình sống trên chiếc thuyền chật trội, gánh nặng kinh tế dồn lên người chồng biến lão thành một người vũ phu. Từ đó, cứ mỗi lần bức xúc, lão chồng lại xách vợ ra đánh với ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trân nặng. Thế nhưng chị vẫn không hề chống trả, van xin hay tìm cách chạy trốn. Khi các con lớn, chị xin lão chồng được lên bờ đánh nhờ là một đặc ân. Đau xót thay, khi chị kể về hoàn cảnh của gia đình trong những ngày vụ Bắc khi phong ba biển động, cả gia đình hàng tháng trời ăn xương rồng luộc chấm muối. Chao ôi, chiến tranh đã đi qua, niềm vui hân hoan ngập tràn khi đất nước được giải phóng

    " Cả đất trời rực rỡ sắc cờ hoa

    Mừng đất nước trong bài ca chiến thắng "

    Cứ tưởng rằng con người ta sẽ bước sang một trang đời mới hạnh phúc ấm no. Thế mà vẫn có những con người phải ăn xương rồng luộc chấm muối ngay trong thời bình, thời đại mới. Xót xa biết bao khi Lão Hạc phải ăn quả sung, củ chuối để qua ngày đoạn tháng vì chế độ cũ tàn bạo dã man khi thực dân Pháp và phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, thì nay trong thời bình vẫn có áng sương mại. Đúng như hơn 2000 năm trước, Trang Tử đã có một triết lý rất hay về biển cả:" Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và nó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước nhưng nó không đầy ". Văn học cũng như những nguồn nước, đều đi ra từ biển cả cuộc đời. Hàng ngày, tiếng sóng thủy triều vẫn âm vang chuyên chở sóng biển đời thường đến với trang thơ. Những sự chuyên chở ấy có bao giờ ngừng nghỉ, cũng như mảnh đất hiện thực có bao giờ vơi đi, khi người nghệ sĩ đến đó để chở nắng gió cuộc đời tưới mát muôn cây. Thấu hiểu điều này, Nguyễn Minh Châu thật sáng suốt khi chấp nhận thử thách" đứng giữa cuộc đời để đón nhận những vang vọng của cuộc đời ". Câu chuyện của người đàn bà hàng chài kể ra nghe sao" nhói "đến vậy, nó cứ mang trong mình mối quan hoài thường trực của nhà văn trước cuộc sống của con người.

    Câu chuyện cuộc đời của người đàn bà đã để lại bao cảm thông, ngỡ ngàng. Người đàn bà cũng thật khéo léo, thông qua câu chuyện, chị đã gián tiếp đưa ra những lí do vi minh nhất định không chịu bỏ chồng. Liệu đã bao giờ trong đầu chị đã nghĩ đến việc bỏ chồng chưa? Đã bao giờ chị tính toán các phương án để cho mình lựa chọn chưa? Ta thử tính xem. Nếu chị nuôi con 100% thì một mình không thể chèo chống khi phong ba biển động; nếu để chồng nuôi thì vất vả sẽ tăng thêm, áp lực sẽ dồn lên đầu ông chồng, lúc này mọi đau khổ, uất ức lại trút lên đầu những đứa con thơ tội nghiệp; còn nếu 50% số con ở với mẹ và 50% ở với bố thì gia đình đã bị tan đàn xẻ ghé. Rõ rằng, các phương án đều không thể nào trọn vẹn đôi đường. Chính vì là người thấu hiểu lẽ đời nên chị nhất định không chịu bỏ chồng vì 3 lí do sau: Thứ nhất" cần phải có một người đàn ông chèo chống khi phong ba "; thứ hai" đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình "; Thứ ba, đôi lúc cũng thấy gia đình vui vẻ và hạnh phúc" Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no ". Qua câu chuyện, người đọc thấy được vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bàn hàng chài được hiện ra. Người đàn bà hàng chài chấp nhận đòn roi của chồng như người đi biển chấp nhận sóng gió là vì các con cho thấy đức hi sinh cao cả của một người mẹ:

    " Nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng

    Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời "

    Mụ thấu hiểu lẽ rằng đòn roi của chồng sẽ làm tan nát tráiMụ thấu hiểu lẽ rằng đòn roi của chồng sẽ làm tan nát trái tim non nớt của các con; làm tổn thương tinh thần nên chị đã xin lão chồng được lên bờ đánh như một đặc ân; hiểu thế nào là gia đình, hiểu thiên chức của người phụ nữ; nỗi khổ của người chồng, chị đã có phương án lựa chọn tối ưu nhất. Trên tòa án huyện, người đàn bà không hé răng nói xấu chồng dù chỉ nửa lời mà ngược lại chị nhận hết lỗi về mình" lỗi chính là đảm đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quả ". Qua đó, chị hiện lên với vẻ đẹp của sự bao dung, vị tha, cao thượng đáng trân trọng. Nếu như Phủng, Đẩu, Phác nhìn lão chồng vũ phu bằng thái độ lên án, hằn học thì người đàn bà lại nhìn bằng thái độ cảm thông" Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tinh nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi "vì gánh nặng mưu sinh mà anh trở nên vũ phu, người đàn ông chính là nạn nhân của hoàn cảnh sống, cho ta thấy người đàn bà đã nhìn đa chiều, đa diện. Người đàn bà bề ngoài: Xấu xí, thô kệch nhưng bên trong thì mang trong phẩm chất cao đẹp, đây chính là vẻ đẹp khuất lấp, viên ngọc ẩn sâu bên trong tâm hồn con người Việt Nam. Nhân vật người đàn bà hàng chài đã góp tạo nên trị nhân đạo sâu sắc khi nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt vẻ đẹp khuất lấp. Vẻ đẹp của người đàn bà chính là viên ngọc đẹp ẩn giấu trong sâu thẳm con người Việt Nam mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã cố công đi tìm đúng như ông quan niệm:" Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ấn giấu trong bề sâu tâm hồn con người ".

    Số phận và vẻ đẹp của người đàn bà được hiện lên từ câu chuyện ở tòa án huyện khiến người ta vừa ngạc nhiên, xót xa, vừa trẩm trổ, thán phục. Vẻ đẹp đó vẫn còn rất nhiều trong cuộc đời nhưng đâu dễ gì tìm ra được nếu như thiếu sự cảm thông cùng cái nhìn đa chiều, đa diện.

    Cái hay của đoạn văn là câu chuyện rất giản dị nhưng mặn chát vị đời lam lũ nhọc nhằn. Đối với Phùng: Nhờ câu chuyện này đã giúp Phủng nhận thức rõ hơn về các nhân vật và về chính cuộc đời mình. Phùng nhận thấy cần tránh lối nhìn định kiến và phải có cái nhìn đa chiều, đa diện. Đây là vấn đề cực kì cần thiết không chỉ đối với nghệ thuật mà còn đối với cuộc sống đương thời. Phát hiện và nhận thức của Phùng về người đàn bà, về Đẩu, về mình, anh bừng tỉnh trong nhận thức và suy nghĩ, một người nghệ sĩ chân chính luôn mong muốn được hoàn thiện bản thânTình huống truyện độc đáo khi tác giả đã tạo ra một tình huống nhận thức mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về cuộc sống. Sự chứng kiến cảnh người đàn ông đánh vợ là một sự kiện tạo ra bước ngoặt nhận thức và tinh cảm, cảm xúc của nhân vật Phùng. Ngôn ngữ kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn, tác giả đã chọn ngôi kể thứ nhất, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là người kể chuyện, nên điểm nhìn trần thuật sắc sảo, lời kể trở nên khách quan, chân thực và giàu tính thuyết phục. Ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật. Xây dựng đối thoại sinh động hấp dẫn. Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế góp phần khắc sâu chủ đề- tư tưởng cho tác phẩm. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, sắc sảo, tạo nên một tác phẩm rất đặc sắc giàu sức ám ảnh.

    Quả thực, mọi dòng sông đều đỗ về biển rộng, cũng như mọi khám phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân bản. Bởi lẽ, con người là một trung tâm của văn học nghệ thuật. Văn học có thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hưởng tới để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh. Văn học chân chính phải là thứ văn chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vi con ngươi, phẩm mới đạt tới tầm nhân bản. Muốn vậy" Nhà văn chân chính là phải nhân đạo từ trong cốt tủy "(Sê – Khốp). Chính vì thế, văn học phải hướng tới cuộc sống, phải khơi gợi được những tinh cảm nhân văn cao đẹp, đánh thức được lòng trắc ẩn đang ngủ sâu trong trái tim mỗi người đọc. Văn chương phải giúp ta người hơn. Từ những điều trên, ta có thể khẳng định nhà văn Nguyễn Minh Châu đã hoàn thành sứ mệnh của một nhà văn chân chính khi tạo ra những trang viết chan chứa giá trị nhân dao.

    Tư tưởng tác phẩm có liên quan chặt chẽ đến yếu tố triết luận. Bởi, tư tưởng bản thân nó đã mang tính" thông thái, sáng suốt "lại được thể hiện một cách" thông thái"nghĩa là độc đáo, hấp dẫn. Như vậy, đề cao tính tư tưởng của tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã chọn định hướng triết luận cho ngòi bút của mình. Nguyễn Minh Châu đã dùng nhãn quan triết học để soi chiếu, li giải, nhận thức, phân tích hiện thực. Từ những vấn đề rất cụ thể, rất gần gũi lại chứa đựng những thông điệp mang tầm khái quát rộng lớn, mà cốt lõi là tinh thần nhân bản: Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy làm một người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...