Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn văn: Hùng vĩ của sông Đà...cái gậy đánh phèn

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Sưu Tầm, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Sưu Tầm The Very Important Personal

    Bài viết:
    665
    Đề: "Hùng vĩ của sông Đà.. cái gậy đánh phèn". Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên đây. Từ đó, nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà và cái "tôi" của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Bài làm

    "Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới nên giọt mật

    Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ

    Trong sáng tạo, chúng ở đầu hai cực

    Nào con nào đã được nhởn nhơ.."

    (Thơ bình phương - Đời lập phương - Chế Lan Viên)

    Thật vậy, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Và lao động nghệ thuật chưa bao giờ là dễ dàng: Thầm lặng. Chán nản. Đơn độc. Vất vả. Giằng xé. Mỗi một tác phẩm chân chính ra đời là sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ, là kếtquả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, một quá trình cọ xát dữ dội của người nghệ sĩ. Và Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài điều đó. Ông đã viết nên tập "Sông Đà" mà linh hồn của nó chính là tùy bút "Người lái đò sông Đà". Thưởng thức bài kí, độc giả không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp hùng vĩ, hung bạo của dòng sông, từ đó, ta thấy được cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà và cái Tôi của nhà văn:

    "Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. [..] truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn."

    Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn Việt Nam, Nguyễn Tuân được mệnh danh là "nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp". Trước và sau cách mạng, câu bút ấy luôn thể hiện vẻ đẹp của lối viết tài hoa, uyên bác, độc đáo, phóng túng. Tùy bút "Người lái đò sông Đà" in trong tập "Sông Đà" (1960) là một tiêu biểu. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ và đầy hào hứng của tác giả đến vùng Tây Bắc xa xôi hòng kiếm tìm "chất vàng mười" trong thiên nhiên và con người nơi đây. Sông Đà trong cái nhìn của Nguyễn Tuân như một thực thể sống động vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ của thác, nước, đá; vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Đoạn trích trên khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông.

    Đoạn văn bản nằm ở phần đầu tác phẩm, miêu tả vẻ đẹp hung vĩ, dữ dội của sông Đà qua diện mạo cảnh "đá bờ sông", "ghềnh đá", "hút nước". Qua đó, ta thấy được cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà và cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ ấy đã đóng vai trò của một nhà địa lí học, đi đến tận cùng để tìm hiểu, để đưa vào trang văn của mình những thông tin chính xác về hình tượng sông Đà. Qua những trang viết tài hoa, con sông thơ mộng và dữ dội đã trở thành dòng chảy huyền thoại, người lái đò vật lộn với thác lũ đã trở thành dũng sĩ. Nguyễn Tuân luôn là như vậy, đã cầm bút viết là phải đi đến tận cùng của cái đẹp, không ưa những gì bằng phẳng, phải chọn cho mình những tích cách phi thường và ông đã đến với sông Đà như một điều tất yếu. Qua những trang văn của người nghệ sĩ, bạn đọc biết đến khai sinh của dòng sông để biết sông Đà ở huyện Canh Đông – tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lấy tên gọi ban đầu là Ly Tiên, khi đi qua một vùng núi Ác đến nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên đến ngã ba Trung Hà thì nhập vào với sông Hồng. Có thể thấy rằng, tuy không phải là một nhà địa lí học, nhưng tất cả kiến thức Nguyễn Tuân đem đến cho ta qua trang văn của mình đều là những kiến thức bổ ích và có giá trị nghiên cứu cao. Bên cạnh đó, ông còn phát hiện ra một đặc điểm của con sông này và thể hiện nó đầy đủ trên trang viết qua lời đề từ: "Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu" có ý nghĩa là mọi dòng sông đều đổ theo hướng Đông, duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Chi tiết ấy cho ta thấy sự khác biệt của dòng sông này, nó rất phù hợp với tạng văn, tạng người của Nguyễn Tuân.

    Nhận xét đầu tiên của nhà văn về dòng sông Đà ở đây là "Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có những thác đá". Câu văn đã khẳng định sông Đà là dòng sông hùng vĩ và hẳn là vẻ hùng vĩ ấy được thể hiện rõ nhất ở những thác đá trên sông. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thế mà còn thể hiện rõ qua cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước được miêu tả trong đoạn trích.

    Trước hết, hình tượng sông Đà được nhà văn khắc họa qua cảnh bờ sông "dựng vách thành":

    Sông Đà ở quãng này chảy qua vùng rừng núi Tây Bắc và hình ảnh "vách thành" đã phần nào thể hiện sự vững chãi thâm nghiêm và sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của những vách núi bên bờ sông Đà. Tác giả đã dùng những chi tiết tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại có giá trị gợi tả gián tiếp độ hẹp của dòng sông, độ cao của vách đá. Chẳng hạn, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời . Những vách đá dựng đứng khiến ánh sáng mặt trời ở đây chỉ có vào lúc giữa trưa, tức là khi mặt trời chiếu sáng theo phương thẳng đứng mới có thể lọt xuống dòng sông. Hoặc cách so sánh vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu – động từ "chẹt" cùng với việc đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách hoặc Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia đã đem đến ấn tượng mãnh liệt cho người đọc về độ hẹp của lòng sông với lưu tốc nước chảy mạnh khi bị vách đá chèn ép tới nghẹt thở. Nguyễn Tuân là nhà văn của những cảm giác mạnh và ông thường miêu tả thế giới sự vật thông qua cảm giác. Bằng cảm giác của xúc giác nhà văn miêu tả ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh . Ấn tượng của thị giác được thể hiện khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông, lấy nhà cao gợi tả vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành qua hình ảnh so sánh về một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện .

    Như vậy bằng một đoạn văn ngắn, chỉ có sáu câu văn, nhà văn Nguyễn Tuân đã người đọc trở về với thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Trong sáu câu văn ấy có đến 3 câu kết thúc bằng thanh trắc gợi cảm giác về độ cao của bờ đá, tốc độ của dòng nước và độ lạnh của hơi nước Sông Đà. Với tài quan sát và trí tưởng tượng độc đáo, Nguyễn Tuân đã để lại ấn tượng khó phai về cảnh bờ đá bên sông.

    Không chỉ hung vĩ ở cảnh đá bờ sông, hình tượng sông Đà còn được miểu tả ở mặt ghềnh Hát Lóong:

    Dòng sông Đà lắm thác nhiều ghềnh vốn đã từng được nhắc đến trong ca dao:

    Đường lên Mường Lễ bao xa

    Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh

    Nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm có thể kể vanh vách hơn bảy mươi cái thác trên sông Đà. Đáng chú ý, ở quãng Hát Loóng có những ghềnh sông mà cảnh tượng của nó rất dữ dội Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.. Thông qua sự miêu tả của Nguyễn Tuân, những ghềnh sông ấy không chỉ dữ dội mà còn đầy nguy hiểm. Để miêu tả mặt ghềnh Hát Lóong nhà văn đã dùng câu văn dài với nhiều vế câu, nó dài như mặt ghềnh. Đã vậy, tác giả còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật điệp từ nước, đá, sóng cộng với điệp ngữ và sự hỗ trợ liên tiếp của các thanh trắc (24/46 thanh) đã tạo nên âm điệu dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy vừa hợp sức của gió, của sóng và đã khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên sùng sục cuồn cuộn chảy dữ dằn. Chính sự kết hợp ấy đã tạo ra mối nguy hiểm thường trực đối với bất cứ người lái đò nào đi ngang qua ghềnh sông như thế. Bởi chỉ cần khinh suất tay lái là con thuyền bị lật ngửa thuyền ra. Đoạn văn miêu tả ghềnh Hát Loong rất ngắn, chỉ có hai câu tương đương với bốn dòng, Nguyễn Tuân đã làm sống dậy cả một mặt ghềnh dài nhất, dữ dội nhất. Ở đoạn văn này tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa "đòi nợ xuýt" để nhấn mạnh tính cách hung hăng, côn đồ của ghềnh Hát Loong. Qua từ "nợ xuýt", nhà văn đóng góp thêm vào Từ điển tiếng Việt một từ mới mẻ, độc đáo vì nợ không có vẫn đòi, không đòi bằng tiền, bằng tình mà đòi bằng mạng sống của con người.

    Qua đoạn văn, Chúng ta thấy Nguyễn Tuân xứng đáng là bậc thầy của ngôn từ. Khi cần ông huy động cả một đội quân ngôn từ hùng hậu nhưng có khi ông chỉ sử dụng một tiểu đội đặc công tinh nhuệ cũng khiến con Sông Đà hiện nguyên hình là một thuồng luồng thủy quái, là mối nguy hiểm thường trực đối với ông lái đò. Đó chính là vẻ đẹp tài hoa, bản lĩnh đáng khâm phục của một nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo.

    Sự hung bạo của con Sông Đà còn được thể hiện ở những cái hút nước chết người:

    "Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống để chuẩn bị làm móng cầu". "Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc", khi thì "ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào". Với trí liên tưởng bất ngờ, nhà văn Nguyễn Tuân đã giúp người đọc cảm nhận dược sự ghê gớm, độc ác của cái hút nước, nó như huyệt mộ được đào sẵn ở dưới lòng sông để chôn vùi những con thuyền nào đi qua đây. Điều đáng nói, cái hút nước ở đây có sức mạnh ghê gớm, khi nó "xoáy tít đáy", "lừ lừ những cánh quạ đàn". Sức mạnh ấy nó có thể "lôi tuột những cái thuyền ghênh ngang đi qua, thuyền trồng cây chuối ngược ngược rồi vụt biến bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau thì tan xác ở khuỷnh sông dưới". Rõ ràng, hút nước trên Sông Đà giống như một con thuồng luồng, thủy quái lúc thì như một cài vòi rồng trong trận cuồng phong, khi thì như cái cối xay thịt khổng lồ giữa núi rừng Tây Bắc. Sức mạnh của nó thật ghê gớm có thể nghiền nát bất cứ con thuyền nào trong khoảng thời gian sớm nhất. Với việc sử dụng kiến thức của lĩnh vực giao thông vận tải, điện ảnh để tô đậm mức độ khủng khiếp của cái hút nước, nhà văn Nguyễn Tuân đã tưởng tượng ra một anh chàng quay phim táo bạo nào đó muốn truyền cho người xem một cảm giác lạ đã dũng cảm ngồi vào chiếc thuyền thúng tròn vành rồi cả người và cả máy xuống cái hút nước ấy mà quay ngược lên. Nếu xem những thước phim ấy mọi người phải phải lên gân để giữ chặt chiếc ghế. Với sự liên tưởng độc đáo, nhà văn Nguyễn Tuân đa tiên phong xây dựng thước phim 3D rất sống động có một không hai trong lịch sử văn học.

    Nếu như miêu tả cảnh bờ đá bên sông và ghềnh Hát Loong nhà văn Nguyễn Tuân rất kiệm lời thì khi miêu tả hút nước Sông Đà ông đã huy động vốn hiểu biết phong phú, vốn kiến thức ở nhiều lĩnh vực cùng đội quân ngôn từ hùng hậu để miêu tả tận cùng sự dữ dội của hút nước Sông Đà. Với việc sử dụng phép so sánh nhiều lần: Như cái giếng bê tông.. như cửa cống cái bị sắc, lừ lừ như những cánh quạ đàn, như ô tô sang ga nhấn số, như rót dầu sôi vào, như một cốc nước pha lê khổng lồ.. chính sự so sánh ấy giúp cho câu văn thêm gợi hình, gợi cảm để người đọc hình dung sự dữ dằn của cái hút nước đã trở thành một thử thách không nhỏ đới với ông lái đò.

    Bằng thể tùy bút phóng túng, vốn kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, tác giả đã khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như giao thông, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, đầy ấn tượng; Sự quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ tài hoa, điêu luyện giàu chất thơ, chất nhạc, chất tạo hình; Cách sử dụng nghệ thuật khắc họa hình tượng tự nhiên, những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị; Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình.. tác giả đã biến con sông đà từ vô tri vô giác thành con sông có những nét cá tính riêng biệt mà không con sông nào có.

    Qua đoạn trích trên, ta cũng thấy được những phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Tả sự hung bạo của sông Đà, tác giả không chỉ dừng lại ở hình ảnh một dòng sông ở miền đất Tây Bắc hoang sơ hùng vĩ mà nhằm làm nổi bật sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên, đất nước. Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá tính như con người: Hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ. Sông Đà hiện lên như một công trình kiến trúc tuyệt vời mà tạo hóa dành riêng cho mảnh đất Tây Bắc. Nó còn như một sinh thể có hồn, gần gũi, gắn bó với đất và người nơi đây. Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ "vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian" để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.

    "Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh

    Và đôi mắt em

    Hai giếng nước."

    Thời gian - Văn Cao
     
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười một 2023
  2. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề 1: Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc chỉ đúng ngọ mới có mặt trời.. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoát tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn. (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân)

    Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên đây. Từ đó, nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông Đà và cái "tôi" của nhà văn Nguyễn Tuân.

    I. MỞ BÀI


    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk Mở bài chung

    - Đoạn trích sau đây trong "Người lái đò Sông Đà" thể hiện rõ cách nhìn mang tính phát hiện của nhà văn Nguyễn Tuân về dòng sông Đà: "Hùng vĩ.. đánh phèn" cũng như cái "tôi" tác giả.

    II. THÂN BÀI

    1. Khái quát

    - Hoàn cảnh ra đời:
    Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960), gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

    - Nội dung: Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng được biểu hiện trước hết ở tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông trong tùy bút "Người lái đò sông Đà". Chỉ có Nguyễn Tuân mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước Nguyễn Tuân có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ.

    - Lời đề từ"Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" : Nhà văn Nguyễn Tuân đã đặc biệt muốn nhấn mạnh cá tính độc đáo của của dòng sông. Sông Đà khác hẳn các dòng sông khác bởi nếu tất cả các dòng sông khác đều chảy về hướng đông thì riêng Sông Đà chạy về hướng bắc. Có lẽ vì con sông đặc biệt như vậy nên nó trở thành đối tượng rất phù hợp với cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân, nó được tác giả tìm đến để thể hiện cá tính nghệ thuật của mình. Ở lời đề từ "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" tác giả lại thể hiện xúc cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và con người gắn bó với dòng sông, bộc lộ rõ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là ngợi ca thiên nhiên và con người Tây Bắc.

    - Nguyễn Tuân là nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch và ưa cảm giác mạnh. Giống như các nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, Nguyễn Tuân thích đi nhiều để thay đổi cảm giác cho các giác quan. Ông không thích những gì bình thường và tầm thường nên đối tượng mà ông miêu tả đã đẹp thì phải đẹp đến mức tuyệt mĩ, dữ dội phải đến mức khủng khiếp và tài năng phải đến mức siêu phàm. Con sông Đà của Tây Bắc rất phù hợp với mĩ cảm của nhà văn nên bằng quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật xuất sắc nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng con sông Đà thành một hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, biến nó từ vật vô tri vô giác thành một sinh thể có sức sống, có tâm trạng và tính cách. Có lẽ cũng vì thế tác giả gọi nó là "con" và viết hoa tên của nó thành Sông Đà. Con Sông Đà hiện lên trong tác phẩm với hai nét tính cách nổi bật là hung bạo và trữ tình. Hai nét tính cách tưởng chừng như đối lập nhưng lại cùng tồn tại trong một hình tượng nghệ thuật. Sông Đà rất hung dữ, hiểm ác gây tai họa cho con người nhưng cũng là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng tạo nên chất men say cho con người trong cuộc sống. Đoạn trích nêu trên nằm trong phần miêu tả tính cách hung bạo của Đà giang.

    2. Hình tượng con Sông Đà qua đoạn trích Nhận xét đầu tiên của nhà văn về dòng sông Đà ở đây là "Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có những thác đá". Câu văn đã khẳng định sông Đà là dòng sông hùng vĩ và hẳn là vẻ hùng vĩ ấy được thể hiện rõ nhất ở những thác đá trên sông. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thế mà còn thể hiện rõ qua cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước được miêu tả trong đoạn trích.

    2.1. Cảnh đá bờ sông dựng vách thành

    Sông Đà ở quãng này chảy qua vùng rừng núi Tây Bắc và hình ảnh "vách thành" đã phần nào thể hiện sự vững chãi thâm nghiêm và sức mạnh bí ẩn đầy đe dọa của những vách núi bên bờ sông Đà. Tác giả đã dùng những chi tiết tưởng như bâng quơ, ngẫu nhiên nhưng lại có giá trị gợi tả gián tiếp độ hẹp của dòng sông, độ cao của vách đá. Chẳng hạn, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời . Những vách đá dựng đứng khiến ánh sáng mặt trời ở đây chỉ có vào lúc giữa trưa, tức là khi mặt trời chiếu sáng theo phương thẳng đứng mới có thể lọt xuống dòng sông. Hoặc cách so sánh vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu – động từ "chẹt" cùng với việc đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách hoặc Có quãng con nai con hỗ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia đã đem đến ấn tượng mãnh liệt cho người đọc về độ hẹp của lòng sông với lưu tốc nước chảy mạnh khi bị vách đá chèn ép tới nghẹt thở. Nguyễn Tuân là nhà văn của những cảm giác mạnh và ông thường miêu tả thế giới sự vật thông qua cảm giác. Bằng cảm giác của xúc giác nhà văn miêu tả ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh . Ấn tượng của thị giác được thể hiện khi lấy hè phố để miêu tả mặt sông, lấy nhà cao gợi tả vách đá, truyền cho người đọc những hình dung về cái tăm tối lạnh lẽo đột ngột khi con thuyền đi từ ngoài vào khúc sông có đá hun hút dựng vách thành qua hình ảnh so sánh về một khung cửa sổ nào trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện .

    2.2. Mặt ghềnh Hát Loóng

    Dòng sông Đà lắm thác nhiều ghềnh vốn đã từng được nhắc đến trong ca dao:

    Đường lên Mường Lễ bao xa

    Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh

    Nhà văn Nguyễn Tuân trong tác phẩm có thể kể vanh vách hơn bảy mươi cái thác trên sông Đà. Đáng chú ý, ở quãng Hát Loóng có những ghềnh sông mà cảnh tượng của nó rất dữ dội Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.. Thông qua sự miêu tả của Nguyễn Tuân, những ghềnh sông ấy không chỉ dữ dội mà còn đầy nguy hiểm. Cách nhà văn sử dụng toàn câu ngắn, nhịp nhanh xô nhau, dồn dập, chồng chất lên nhau kết hợp với các thanh sắc, những từ ngữ trùng điệp nối tiếp thế chỗ nhau trong các cụm từ ngữ đã tái hiện sinh động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá sông Đà. Từ láy "gùn ghè" và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa về việc sóng gió trên mặt ghềnh Hát Loóng lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy đã thể hiện sinh động sự hung hãn lì lợm và cuồng bạo của dòng sông. Qua từ "nợ xuýt", nhà văn đóng góp thêm vào Từ điển tiếng Việt một từ mới mẻ, độc đáo vì nợ không có vẫn đòi, không đòi bằng tiền, bằng tình mà đòi bằng mạng sống của con người. Những người lái qua đó sơ xuất tay lái thì sẽ bị lật ngửa bụng thuyền ra.

    2.3. Hút nước trên sông Đà

    Trên Sông Đà còn có những hút nước rất nguy hiểm. Những cái hút nước xoáy tít đáy ấy được tác giả miêu tả qua một loạt những so sánh sống động, đặc sắc. Nó giống như những cái giếng bê tông được người ta thả xuống sông để chuẩn bị xây móng cầu, với âm thanh thở và kêu như cửa cống cái bị sặc, trong âm thanh như nước bị rót dầu sôi . Các từ láy tượng hình "lừ lừ", từ láy tượng thanh tăng nghĩa "ặc ặc" cùng biện pháp nhân hóa khi miêu tả nước thở và kêu, bị sặc.. Tất cả góp phần làm hiện ra cả hình ảnh và âm thanh của hút nước như một quái vật đang giận dữ.

    Sự nguy hiểm của những hút nước sông Đà được nhà văn miêu tả qua kiến thức về giao thông, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần hút nước đáng sợ ấy. Thuyền bè đi ngang qua đó phải đi nhanh, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để thoát khỏi quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực . Nguy hiểm hơn nữa là thuyền bè đi nghênh ngang là sẽ bị nó "lôi tuột xuống" đáy hút nước. Khi bị hút vào đó, lập tức thuyền trồng cây chuối, bị dìm sống đi ngầm dưới lòng sông, mươi phút sau lại thấy xuất hiện nhưng đã tan xác ở khuỷnh sông dưới.

    Dường như miêu tả bằng hình ảnh, âm thanh chưa đủ, Nguyễn Tuân còn dùng những kiến thức về điện ảnh, những liên tưởng phong phú và đặc biệt là cảm giác mạnh để miêu tả những nước trên Sông Đà. Nhà văn liên tưởng đến việc có một anh quay phim táo bạo vì muốn truyền cảm giác lạ cho người xem nên đã ngồi vào chiếc thuyền thúng tròn vành rồi cả thuyền, cả mình, cả máy quay xuống xoáy hút Sông Đà để thu ảnh. Đây hẳn là một giả tưởng li kì dẫn dụ người đọc vào trò chơi cảm giác, kéo họ xuống tận đáy hút nước xoáy tít, sâu hoắm cùng một anh bạn quay phim táo tợn. Hút nước được miêu tả bằng thủ pháp điện ảnh, hất ngược từ dưới lên một cách sống động, truyền cảm từ hình khối của một thành giếng xây toàn bằng nước cho đến màu sắc của dòng sông "nước xanh ve", và thậm chí cho đến cả cảm giác sợ hãi rất chân thực của con người khi Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh như sắp vỡ tan, bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người. Những thước phim ấy truyền cảm lại cho người xem những cảm giác rất mạnh như đang lấy gân ngồi giữ chặt chiếc ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng vừa bị vứt vào một chiếc cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.

    3. Đánh giá

    3.1. Về nghệ thuật


    Bằng thể tùy bút phóng túng, vốn kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, tác giả đã khám phá vẻ đẹp của dòng sông ở góc độ địa lí nhưng đậm chất văn chương, kết hợp với nhiều ngành nghệ thuật khác như giao thông, âm nhạc, hội họa, điện ảnh, đầy ấn tượng; Sự quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ tài hoa, điêu luyện giàu chất thơ, chất nhạc, chất tạo hình; Cách sử dụng nghệ thuật khắc họa hình tượng tự nhiên, những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị; Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao; Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình.. tác giả đã biến con sông đà từ vô tri vô giác thành con sông có những nét cá tính riêng biệt mà không con sông nào có.

    3.2. Nhận xét những phát hiện về dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

    Tả sự hung bạo của sông Đà, tác giả không chỉ dừng lại ở hình ảnh một dòng sông ở miền đất Tây Bắc hoang sơ hùng vĩ mà nhằm làm nổi bật sông Đà như một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên, đất nước. Qua cái nhìn của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là con sông vô tri, vô giác mà là con sông có linh hồn, có cá tính như con người: Hung bạo, dữ dằn, hùng vĩ. Sông Đà hiện lên như một công trình kiến trúc tuyệt vời mà tạo hóa dành riêng cho mảnh đất Tây Bắc. Nó còn như một sinh thể có hồn, gần gũi, gắn bó với đất và người nơi đây.

    Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng Sông Đà là trong tác phẩm có vai trò là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

    3.3. Cái Tôi của nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện qua đoạn trích:

    - "Cái tôi" tài hoa, tinh tế thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.

    - "Cái tôi" uyên bác thể hiện ở cách nhìn và sự khám phá hiện thực có chiều sâu; ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Các thuật ngữ chuyên môn của các ngành quân sự, điện ảnh, thể thao.. được huy động một cách hết sức linh hoạt nhằm diễn tả một cách chính xác và ấn tượng những cảm giác về đối tượng.

    - "Cái tôi" tài hoa, tinh tế và uyên bác chính là một cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cái đẹp của người nghệ sĩ chân chính. Đồng thời cũng cho thấy quan niệm của Nguyễn Tuân: Viết văn là để khẳng định sự đọc đáo của chính người cầm bút.

    MỞ BÀI CHUNG

    - MB1:

    Pautopxki từng nói "Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp". Hơn ai hết, Nguyễn Tuân chính là nhà văn như thế. Ông là người theo chủ nghĩa duy mĩ với quan niệm cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm cái đẹp và "Suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp". Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tình cảm, sự gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo mà phong cách ấy được gắn với chữ "ngông" và sự tài hoa, uyên bác. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người "một thời vang bóng" như Huấn Cao thì sau cách mạng, ông khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị của thiên nhiên và đời sống con người. "Người lái đò sông Đà" là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng.

    - MB2:

    TừVang bóng một thời (1940) đến Sông Đà (1960), con đường sáng tạo văn chương cùa Nguyễn Tuân đã trải qua 20 năm tròn. Tùy bút Sông Đà làm cho chân dung văn học của Nguyễn Tuân thêm tươi sáng, rạng rỡ. Với 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, Sông Đà đã khẳng định vị trí vẻ vang của Nguyễn Tuân trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, tô đậm một phong cách nghệ thuật uyên bác, độc đáo và tài hoa để ta thêm yêu mến tự hào.

    Người lái đò Sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà thể hiện cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân trên một tầm cao phát triển mới. Là nhà văn của những tính cách phi thường, Nguyễn Tuân phát hiện, miêu tả con người Tây Bắc mang bao phẩm chất tuyệt đẹp mà ông gọi đó là "chất vàng mười" của tâm hồn. Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, ông nói về cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi và sông, về cây cỏ trên một vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng
     
    Hạ Tiểu Anh, Couhn HnaAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 22 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...