Phân tích đầy đủ Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 19 Tháng sáu 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Lẽ ghét thương là đoạn trích sâu sắc từ tác phẩm đáng giá Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình chiểu. Qua tác đoạn trích, tư tưởng vì dân, vì đời, ghét hôn quân bạo chúa của tác giả được thể hiện rõ qua lời ông Quán.

    Đoạn trích là lời than lời cảm khái của ông Quán nhận nhìn thấy bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiếm huyênh hoang, bất tài mà lại nghi ngờ kẻ chân tài Văn Tiên, Tử Trực là gian lận. Đó chính là việc tầm phào "mà ông Quản ghét. Ông Quán là hình ảnh nhà nho mai danh ẩn tích, như ông Ngư, ông Tiểu, thực tế là không tên, lấy nghề nghiệp mưu sinh làm tên, nhưng lại là người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả.

    Xét tình huống trong đoạn trích thì lí do để ông Quân" ghét việc tầm pháo "là đúng, nhưng trên thực tế ông Quán mượn cớ" việc tầm pháo "để bày tỏ là ghét thương có ý nghĩa rất to lớn và sâu xa. Ông Quán ở đây là nhà nho thông hiểu kinh sử (kinh là kinh điển của nhà nhỏ, sử là sử sách nói chung), là hóa thân của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu để trực tiếp phát ngôn về lẽ yêu ghét. Bối cảnh xã hội để ông Quán bàn lẽ yêu ghét rộng lớn hơn rất nhiều so với tình huống của đoạn trích. Có thể nói đó là lẽ yêu ghét trong toàn bộ Truyện Lục Vân Tiên, cũng là yêu ghét nói chung ở đời

    Yêu- ghét là tư tưởng chủ đạo trong đoạn trích.

    Đoạn trích 32 dòng mà có tám chữ" ghét "và chín chữ" thương ", mật độ điệp ngữ dày đặc có tác dụng biểu hiện tư tưởng. Lẽ ghét thương là tư tưởng, tình cảm của ông Quán nảy sinh từ tình trạng thối nát của các đời vua (" việc tầm phào ") và nhân vật trong lịch sử Trung Quốc mà nhà nho am hiểu. Các đời vua và nhân vật ấy đã trở thành điển có quen thuộc của nhà nho xưa.

    Lời ông Quán nói về kinh sử cho thấy ông ghét những loại người hoang dâm, tàn bạo. Ví dụ, vua Kiệt là đời vua cuối cùng của thời nhà Hạ, hoang phí của cải, chơi bời trác táng. Sử chép:" Xây núi thịt, rừng thịt khô, đào ao đựng rượu, đi thuyền trong ao rượu, đào hầm làm Trường Da cung (cung đêm dài) để nam nữ tạp giao trong đó ". Vua Kiệt lập đội nữ nhạc công gồm ba vạn người, âm nhạc vàng xa ba cánh đồng." Vua Trụ cuối nhà Thương lấy thịt người nuôi thú dữ, mọi tìm trung thần là Tỉ Can để xem bảy khiếu. Trụ cũng đào ao chứa rượu, treo thịt làm chén, nam nữ trần truồng đuổi nhau, lập chín chợ trong cung, uống rượu suốt đêm.. ".

    U Vương thời nhà Chu muốn làm cho người đẹp Bao Tự mỉm cười đã liều lĩnh cho đốt đài phong hỏa gọi các nước chư hầu đem quân đến cứu để đùa chơi. Bao Tự vốn là một cô con gái bị bỏ rơi, người ta nhặt được, nuôi lớn rồi tiến cho U Vương, tên vua nổi tiếng hiểu sắc ở cuối thời Tây Chu. Từ ngày được lập làm chính cung thay Khương Hậu bị phế, Bao Tự vẫn u sầu, chẳng cười bao giờ. Thấy Bao Tự nói rằng tiếng xé lụa sàn sạt nghe cũng vui tại, U Vương truyền cho quan coi kho mỗi ngày phải vào kho lấy một trăm tấm lụa, rồi sai các cung nữ có sức khoẻ đứng xé lụa để Bao Tự nghe. Tuy vậy, Bao Tự vẫn không cười. Để làm kì được Bao Tự bật cười, U Vương cho đốt lửa ở dài phong hoa, thúc trống lớn như để báo hiệu kinh đô bị uy hiếp. Các nước chư hầu thấy lửa cháy rực trời, tiếng trống ẩm ầm như sấm, vội mang binh mã đến cứu. Đến nơi thì chỉ thấy U Vương đang cùng Bao Tự ngồi trên đài cao yến ẩm tưng bừng. Nhìn cảnh quân tướng các nơi tất tả kéo đến rồi lại chưng hửng rút về, Bao Tự vỗ tay thích chí cả cười.

    Tể Hoàn Công đã nếm hết các thứ sơn hào hải vị, ăn gì cũng không còn biết ngon, cuối cùng muốn ăn thịt trẻ con hấp. Đầu bếp của vua là Dịch Nha bèn giết con nhỏ của mình đem hấp cho vua ăn!

    Đến khi nhà Chu suy tàn, nước chư hầu nào mạnh thì xưng bá, sai khiến các nước yếu. Muốn xưng bá thì phải kéo bè kéo cánh, lừa dối, xúi giục, gây chiến tranh liên miên.

    Từ đây ta thấy rõ ông Quán ghét các đời vua đồi trụy, suy lạc gây hại đến dân.

    Phần nói về" lẽ ghét "gồm mười câu, sau hai câu mở đầu, tám câu tiếp theo, cứ cầu trên nói nỗi ghét cụ thể đối với vua chúa, thì câu dưới tả cảnh khổ của dân. Cụ thể, ông Quán:

    Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm Để dẫn đến nỗi sa hầm sảy hang.

    Ghét đời U, Lệ đa đoan Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

    Ghét đời Ngũ bá phân vân – Chuộng bẻ dối trá - làm dẫn nhọc nhằn.

    - Ghét đời thúc quý phân băng - Sớm đầu tối đánh, lằng nhằng - rối dân.

    Hỗn quân bạo chúa các đời này sở đi là kẻ đáng ghét nhất, vì chúng chẳng quan tâm gì đến đời sống của dân, mà chỉ làm hại dân, đẩy dân vào cảnh lầm than khổ cực. Nghệ thuật điệp ngữ tạo nên một điệp khúc buồn có tác dụng nhấn mạnh những điều đáng ghét

    Qua lời ông Quán, có thể thấy tác giả đã đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân

    Về phần thương, ông Quán thương" đức thánh nhân ", thương thầy Nhan Tử (Nhan Hồi), ông Gia Cát Lượng, thầy Đổng Tử (Trọng Thư), ông Nguyễn Lượng (Đào Tiềm), ông Hàn Dũ, các ông Chu Đôn Di (Liêm), Trình Hạo, Trình Di (Lạc). Các vị này là bậc thầy đạo Nho, có đức có tài nhưng không gặp vận, không có dịp đem tài giúp nước. Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc cổ xưa, học thuyết của ông đương thời, dù đã đi giảng giải cho vua nhiều nước, không được tiếp nhận. Mãi đến thời nhà Hán, với sự đề xướng của Đổng Trọng Thư, học thuyết của Khổng Tử mới trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.

    Ông Quán toàn dẫn những chuyện về bậc hiền tài phải chịu số phận lận đận, ước nguyện giúp đời không thành. Khổng Tử bốn ba khắp chốn, luôn luôn hi vọng có dịp thực hiện hoài bão cứu đời, nhưng đến đầu cũng không được tin dùng, mấy lần còn suýt bị hãm hại, như lần đi qua ấp Khuông trên đường rời nước Vệ sang nước khác. Nhan Tử (Nhan Hồi), có đức có tài, nhưng mệnh yếu, công danh lỡ dở. Gia Cát Lượng có tài kinh bang tế thế, túc trí đa mưu, hết lòng tận tuy, nhưng" gặp cơn Hán mạt "(vận nhà Hán đã hết), sự nghiệp rốt cuộc không thành." Tài lành "uổng phí. Đổng Trọng Thư từng góp công lớn trong việc xây dựng một vương triều thống nhất thời Hán Vũ Đế, nhưng sau vì một lời khuyên vua trái tại, lại bị nhà vua bắt giam, suýt chết, rồi bị cách hết chức vị phải về quê. Đào Tiềm (Đào Uyên Minh) tưởng có thể thông qua con đường làm quan để thực hiện hoài bão" cứu giúp dân đen ", nhưng lại thấy không thể thỏa hiệp với một vương triều thối nát, nên ở giữa tuổi tráng niên cũng đành từ bỏ công danh về nhà, tự cày lấy ruộng mà ăn. Hàn Dũ chỉ vì đã dám dâng biểu can vị vua quá sùng tín đạo Phật" dễ làm mê hoặc dân chúng "mà bị giáng chức và bị đày đi xa. Ba thầy trò Liêm Lạc gồm thầy Chu Đôn Di và hai học trò Trình Hạo, Trình Di, đều là các bậc đại nho, yêu dẫn, yêu đạo, nhưng vì coi thường chữ lợi, mà bị phái" Tân đảng "của Vương An Thạch" xua đuổi "khỏi triều đình.

    Qua đây ta thấy rõ ông Quán thương người hiền tài, tiếc cho họ không có dịp giúp dân, cứu dân. Như vậy, tình thương của ông Quán suy cho cùng là thương dân, thương đời." Vì chưng hay ghét cũng là hay thương ". Câu thơ tuyên ngôn về lẽ yêu và ghét của ông Quán như một yêu cầu đạo đức, lí tưởng của con người. Thương và ghét là hai mặt đối lập của một tình cảm thống nhất. Đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa, ngược với các điều tốt. Câu nói của ông Quán cho thấy tình cảm ghét thương của ông gắn với lí tưởng thương dân rất sâu sắc.

    Cảnh ngộ của Nguyễn Đình Chiểu khi viết Truyện Lục Vân Tiên ít nhiều cũng có nét giống những nhân vật lịch sử mà ông Quán đã dẫn trong đoạn trích. Là một nho sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng mơ ước" lập thân "để" trả nợ nước non ", nhưng ngay từ thuở mới bước chân vào đời đã gặp bao nỗi bất hạnh cực kì đau đớn. Cho nên, trong niềm thương những bậc hiền tài kia có một phần là thương mình.

    Tóm lại, ông Quán thương kẻ hiền tài, tiếc họ không có dịp cứu giúp cho dân, cho đời.

    Điểm tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán, có thể thấy vấn đề mà tác giả quan tâm là cuộc sống lầm than của đông đảo dân đen dưới ách thống trị của vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp vận, gặp thời. Dẫn liệu lấy từ sử sách của Trung Quốc xa xưa đều được lựa chon de ngụ ý ít nhiều nói về hiện tình xã hội Việt Nam dưới chế độ nhà Nguyễn. Chế độ áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Nguyễn đã đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực. Về việc xây lăng tẩm tốn kém, đời Tự Đức đã xảy ra cuộc nổi dậy của người dân lao động, sử gọi là" giặc chày với ", đã có câu ca dao:" Vạn Niên là Vạn Niên nào - Thành xây xương lính, hào đào máu dân ". Dưới triều nhà Nguyễn, biết bao hiền tài đã chẳng được dùng lại còn bị vùi dập. Cao Bá Quát cũng là người có tài lớn, thi nhiều lần mà chỉ đỗ đạt thấp, cuối cùng nổi dậy chống lại triều đình và bị giết chết. Bùi Hữu Nghĩa vì cương trực mà không tránh khỏi ngục tù. Nguyễn Công Trứ" một niềm trung trình báo quốc "cuối cùng bị biến thành" con rối làm trò cười cho thiên hạ ". Cho nên, đằng sau những chuyện mượn từ sử sách xa xưa còn có bóng dáng thực tế lịch sử đang diễn ra.

    Tất cả những điều ghét thương trong cuộc sống thường xuyên đội vào tâm tư Đồ Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, đã làm ông phải xót xa. Cho nên nói chuyện đạo lí, kinh sử đời xưa mà giọng lại không nén được buồn giận, đắng cay. Nhiều chữ dùng tuy mộc mạc nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, tưởng như còn nóng hổi hơi thở của cuộc sống như: Ghét cay ghét đắng, sa hầm sảy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi.. Lối dùng điệp ngữ dồn dập, cụm từ" ghét đời "được lặp đến tám lần ở mười câu liền nhau, cụm từ" thương ông "." Thương thầy"cũng lặp chín lần như thế ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét thương dứt khoát, mãnh liệt của tác giả. Ngoài ra, đoạn thơ còn sử dụng nhiều tiểu đối, tức là hình thức đối trong câu, ví dụ như: Vì chung hay ghét

    Cũng là hay thương, sa hầm

    Sửy hang, sớm đầu

    Tối đánh, Chí thời có chỉ

    Ngôi mà không ngôi, Sớm dâng lời biểu

    Tối đày đi xa.. Các tiểu đối làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, mang vẻ đẹp cổ điển. Cũng cần lưu ý lời thơ trong Truyện Lục Vân Tiên chủ yếu là văn nói, tuy lượng từ khẩu ngữ nhiều, nhưng sử dụng rất thích hợp.

    Đoạn trích Lẽ ghét thương qua lời ông Quán đã thể hiện tập trung tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Vì thương dân, thương đời mà ông ghét bọn hôn quân, bạo chúa, bất nhân ; vì thương dân, thương đời mà ông yêu thương các bậc hiền tài, tiếc cho họ không có dịp đóng góp tài năng để cứu đời. Đằng sau lẽ ghét thương là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la.

    Tuy dùng nhiều điển tích lịch sử Trung Quốc, nhưng lời thơ đồ Chiểu vẫn mộc mạc, lại thêm nghệ thuật điệp ngữ, tiểu đối điêu luyện, đoạn trích vẫn giàu sức truyền cảm đến người đọc.
     
    nguyenanhthuuuLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng sáu 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...