Phân tích cái động và cái tĩnh trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 12 Tháng năm 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    198
    Đề bài: Cái tĩnh và cái động trong bài "Câu cá mùa thu" Nguyễn Khuyến.

    Bài làm

    Xuân Diệu từng nhận xét Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là 3 bài thơ thu điếu, thu ẩm, thú vịnh. Trong đó, có lẽ "Thu điểu-Câu cá mùa thu" gợi tả rõ nét nhất, tinh tế nhất những cảm nhận của tác giả trước không gian tĩnh lặng đang xen chút chuyển động khẽ khàng.

    Bài thơ mở đầu với khung cảnh mùa thu đầy lạnh lẽo, đượm buồn:

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo"

    "Trong veo" nước trong đến mức nhìn tận đáy gợi ra sự thanh sạch, bất động đến tĩnh lặng khiến cho khung cảnh như bị ngưng đọng lại trong cái lạnh và cái tĩnh. Giữa không gian ấy bỗng xuất hiện một chiếc thuyền câu bé tẻo teo cảnh vật như thu hẹp, nhỏ dần đến mức chỉ còn một mẫu, một chiếc. Cảnh vật đầy lẻ loi, đơn chiếc và nhỏ bé, tĩnh lặng, yên ả. Xung quanh bỗng xuất hiện một chút chuyển động khẽ khàng:

    "Sóng biếc theo làn hơi gọn tỷ

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo ngọt"

    Những chuyển động với đường nét mảnh mai, tinh tế "sóng-hơi gợn tí", "lá vàng- khẽ đưa vèo". Tác giả hắn phải là người có sự quan sát chi tiết, tỉ mỉ, tinh vi mới thấy được những cảnh vật này, tuy cảnh đã có sự chuyển động nhưng những chuyển động này lại vô cùng nhỏ bé, nhẹ nhàng gần như không tạo ra âm thanh khiến cho cảnh thu lại càng trở nên cô tịnh, quạnh quẽ, đơn chiếc. Những câu tiếp theo không gian đã được mở rộng cao và sâu hơn từ sự xuất hiện màu xanh đậm đặc của cảnh vật đó là mây trời ngõ trúc:

    "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo"

    Bằng những nét vẽ trời thu và nước mùa thu nhà thơ vừa tiếp thu truyền thống mỹ học của thơ ca cổ điển vừa có những sáng tạo riêng. Cái thú vị của thu điếu là ở cái điệu xanh "xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo" và đặc biệt có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi. Tuy nhiên, trước khung cảnh thu đẹp, thơ mộng ấy vẫn là cảnh vắng teo, vắng ngắt không một tiếng động, không bóng người. Cảnh thu được tác giả miêu tả qua chuyện động, màu sắc, hình dáng, đặc trưng cho cảnh thôn quê nhưng bao trùm lên khung cảnh ấy vẫn là sự tĩnh lặng và cô quạnh.

    Hai câu thơ cuối bài thơ đã có sự xuất hiện của con người-tác giả trong vai trò người đi câu với tư thế "tựa gối buông cần" đẩy suy tư, trầm mặc, mang nặng tâm sự:

    "Tựa gối buông cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo"

    Hành động buông cần thả lỏng, buông rơi, không quá chuyên tâm vào việc câu cá. "Cá đâu" vốn là một đại từ phiếm trị gây ra tiếng động. Âm thanh nhỏ bé đến mức cùng cực khung cảnh phải thật yên tĩnh mới có thể khiến cho tác giả nghe thấy tiếng động nhỏ bé này. Cả bài thơ tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật "lấy động tả tinh" khiến cho cảnh thu gần như yên tĩnh đến mức tuyệt đối, đến mức tác giả nghe thấy những âm thanh nhỏ bé nhất, những chuyển động khẽ khàng nhất của đất trời. Chính khung cảnh này đã kéo tác giả về thực tại câu cá không chỉ để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mà còn để trút bầu tâm sự trước nỗi lo của tác giả về vận mệnh đất nước và sự bất lực của chính bản thân.

    Nguyễn khuyến thật là một con người với nhân cách cao đẹp, tấm lòng yêu nước thương dân tha thiết. Một tác giả văn học với tâm hồn nhạy bén, tinh tế cũng là người có công lớn đóng góp nhiều cho nền văn học dân tộc cuối thời kì trung đại.
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...