Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn văn: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới...tiến gần vào

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 2 Tháng mười hai 2022.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề 2: ".. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. [..] Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.."

    Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên đây. Từ đó, nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Bài làm

    "Dù ong phải bay ngàn cánh bay mới giọt mật

    Hay tằm giam mình tại chỗ nhả ra tơ

    Trong sáng tạo, chúng ở đầu hai cực

    Nào con nào đã được nhởn nhơ.."

    ( "Thơ bình phương - Đời lập phương" - Chế Lan Viên)

    Thật vậy, bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Và lao động nghệ thuật chưa bao giờ là dễ dàng: Thầm lặng. Chán nản. Đơn độc. Vất vả. Giằng xé. Mỗi một tác phẩm chân chính ra đời là sự lao động miệt mài không ngừng nghỉ, là kếtquả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, một quá trình cọ xát dữ dội của người nghệ sĩ. Và Nguyễn Tuân cũng không nằm ngoài điều đó. Ông đã viết nên tập "Sông Đà" mà linh hồn của nó chính là tùy bút "Người lái đò sông Đà". Thưởng thức bài kí, độc giả không khỏi ấn tượng với hình tượng con sông Đà hùng vĩ, hung bạo, từ đó, ta thấy được phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân:

    ".. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. [..] Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.."

    Là cây đại thụ của rừng đầu nguồn Việt Nam, Nguyễn Tuân được mệnh danh là "nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp". Trước và sau cách mạng, câu bút ấy luôn thể hiện vẻ đẹp của lối viết tài hoa, uyên bác, độc đáo, phóng túng. Tùy bút "Người lái đò sông Đà" in trong tập "Sông Đà" (1960) là một tiêu biểu. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ và đầy hào hứng của tác giả đến vùng Tây Bắc xa xôi hòng kiếm tìm "chất vàng mười" trong thiên nhiên và con người nơi đây. Sông Đà trong cái nhìn của Nguyễn Tuân như một thực thể sống động vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ của thác, nước, đá; vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Đoạn trích trên khắc họa vẻ đẹp hung vĩ của dòng sông.

    Đoạn văn bản nằm ở phần đầu tác phẩm, miêu tả vẻ đẹp hung vĩ, dữ dội của sông Đà qua tâm địa của thác đá và ba trùng vi thạch trận. Qua đó, ta thấy được phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

    Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ ấy đã đóng vai trò của một nhà địa lí học, đi đến tận cùng để tìm hiểu, để đưa vào trang văn của mình những thông tin chính xác về hình tượng sông Đà. Qua những trang viết tài hoa, con sông thơ mộng và dữ dội đã trở thành dòng chảy huyền thoại, người lái đò vật lộn với thác lũ đã trở thành dũng sĩ. Nguyễn Tuân luôn là như vậy, đã cầm bút viết là phải đi đến tận cùng của cái đẹp, không ưa những gì bằng phẳng, phải chọn cho mình những tích cách phi thường và ông đã đến với sông Đà như một điều tất yếu. Qua những trang văn của người nghệ sĩ, bạn đọc biết đến khai sinh của dòng sông để biết sông Đà ở huyện Canh Đông – tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) lấy tên gọi ban đầu là Ly Tiên, khi đi qua một vùng núi Ác đến nửa đường thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trưởng thành mãi lên đến ngã ba Trung Hà thì nhập vào với sông Hồng. Có thể thấy rằng, tuy không phải là một nhà địa lí học, nhưng tất cả kiến thức Nguyễn Tuân đem đến cho ta qua trang văn của mình đều là những kiến thức bổ ích và có giá trị nghiên cứu cao. Bên cạnh đó, ông còn phát hiện ra một đặc điểm của con sông này và thể hiện nó đầy đủ trên trang viết qua lời đề từ: "Chúng thủy giai đông tẩu/ Đà giang độc bắc lưu" có ý nghĩa là mọi dòng sông đều đổ theo hướng Đông, duy chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Chi tiết ấy cho ta thấy sự khác biệt của dòng sông này, nó rất phù hợp với tạng văn, tạng người của Nguyễn Tuân.

    Từ trước đến nay, khi viết về các dòng sông các nhà văn nhà thơ thường ca ngợi vẻ đẹp trữ tình, hiền hòa, thơ mộng. Cũng có một số nhà văn, nhà thơ miêu tả cảnh dữ dội, hiểm trở, trùng trùng lớp lớp của những khúc đại giang, của những cảnh thác ghềnh dữ dội như "Bạch đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, "Bạch đằng Hải khẩu" của Nguyễn Trãi.. Nhưng có lẽ chỉ đến "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân thì sự hiểm trở, hung bạo và dữ dội của con sông mới trở nên sống động và thật khủng khiếp. Trong đoạn văn này, bậc kì tài về mặt ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi miêu tả những thác đá trên sông Đà đã làm nổi bật lên hình ảnh con sông Đà không chỉ gập ghềnh, lởm chởm mà còn đầy nguy hiểm, sống dậy gào thét làm náo động cả lên, khiến cho người đọc phải "rùng mình, sởn gáy" (Nguyễn Đăng Mạnh).

    Sông Đà hung bạo không chỉ ở những cảnh đá bờ dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước đầy nguy hiểm mà hùng vĩ và dữ dội nhất trên sông Đà là những thác đá:

    Sự hung bạo của con Sông Đà được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả qua tiếng thác nước. Mặc dù còn xa lắm mới tới cái thác dưới nhưng đã thấy tiếng nó réo gần và réo to mãi lên. Tiếng thác nước nghe như "oán trách gì" rồi lại như "van xin", như "khiêu khích", "cười gằn" và "chế nhạo". Tiếng thác nước đa thanh đa điệu của một tên lưu manh tiểu nhân bỉ ổi lúc thế này lúc thế kia không có lập trường của một chính nhân quân tử "không nói hai lời". Nghe tiếng thác nước như tiếng ma kêu quỷ khóc, tiếng của những linh hồn oan khuất bị vùi lấp dưới lòng sông. Tiếng thác ấy vang vọng vào vách đá, thấm sâu vào kẽ lá nó gợi lên sự huyên bí ghê rợn của một chốn rừng thiêng nước độc. Có lẽ ai nghe tiếng thác ấy đêù thất thần sơ hãi, ám ảnh khôn nguôi. Cũng giống như người lính Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng ám ảnh mãi bởi âm thanh tiếng thác nước:

    "Chiều chiều oai linh thác gầm thét

    Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người."


    Đặt hai thứ âm thanh ấy cạnh nhau, ta mới thấy tiếng thác nước Sông Đà ám ảnh biết chừng nào. Tuy nhiên, đối với Nguyễn Tuân, những câu văn vừa phân tích trên chưa đủ để diễn tả hết sự hung bạo dữ dội của thác nước Sông Đà nên ông đã phải bồi thêm một hình ảnh liên tưởng so sánh rất độc đáo, bất ngờ khi ông nghe thấy tiếng thác nước "rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng", một cảnh tượng dữ dội có một không hai, một trí tưởng tượng kiệt xuất! Một câu văn so sánh thật độc đáo! Tất cả những gì tài hoa, độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân có lẽ đã dồn tụ trong câu văn trên: Âm thanh, hình ảnh của một cảnh hỗn loạn ghê gớm diễn ra trước mắt người đọc tạo nên một cảnh tưởng kinh hoàng, ám ảnh khó quên. Điều đặc biệt ở đây nhà văn đã lấy lửa để miêu tả nước thì quả thực là tài tình và vi diệu, điều xưa nay chưa từng có.

    Nói tóm lại, bằng một đoạn văn ngắn, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm sống dậy một không gian Tây Bắc hùng vĩ, dự dội, hiểm trở. Với câu văn giàu chất tạo hình biểu cảm, giọng văn dồn dập, Nguyễn Tuân đã giúp người đọc cảm nhận đầy đủ nhất sự dữ dội của tiếng thác nước Sông Đà. Chắc chắn âm thanh ấy sẽ còn ám ánh bạn đọc, còn vang vọng mãi trong không gian nghệ thuật.

    Tiếp theo là những ấn tượng từ sự quan sát trực quan của tác giả khi đã "Tới cái thác rồi". Cảnh tượng những thác đá trên Sông Đà cũng thật dữ dội. Ngoặt tới khúc sông ấy là cảnh sóng bọt đã trắng cả một chân trời đá . Sóng nước vấp phải đá tung bọt trắng xóa. Sông Đà ở đây bao nhiêu là đá với đủ những đá to đá bé, đá hòn đá tảng.. mà thằng đá nào trông cũng ngỗ ngược, xấc xược, hỗn hào, du côn và mặt cũng nhăn nhúm, méo mó hơn mặt nước ở quãng ấy. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá không chỉ mang những nét chung ấy mà còn có một gương mặt riêng. Để khắc họa từng gương mặt riêng của những hòn đá trên thác đá Sông Đà, Nguyễn Tuân đã phải lao động cật lực, khổ công quan sát và tung ra trường từ vựng hết sức giàu có, phong phú. Phép liên tưởng và nhân hóa, kết hợp với những động từ, tính từ: Chỉ hành động "nhổm cả dậy, vồ lấy, chặn ngang, dụ, đánh khuýp quật vu hồi, đánh tan, tiêu diệt", chỉ tính cách "ngỗ ngược", hình sắc "nhăn nhúm, méo mó, to, bé", tư thế "đứng, ngồi, nằm" khiến người đọc cảm nhận Sông Đà mang gương mặt của dân anh chị, những kẻ côn đồ chuyên đi đòi nợ thuê bặm trợn và sẵn máu giang hồ.

    Sự nham hiểm quỷ quyệt của Sông Đà đối với những người lái đò được thể hiện rõ nhất ở những thế trận mà đá dàn bày. Đội quân đá ấy ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Đá sông Đà dường như không đứng, nằm, ngồi một cách tùy tiện mà Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mỗi hòn một dáng "đứng, nằm, ngồi", mỗi hòn một nhiệm vụ "đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông: Hàng tiền vệ là hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa; tuyến giữa sóng nước đánh khuýp quật vu hồi lại, tuyến ba là những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi có nhiệm vụ phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên".

    Đá trên sông Đà đã giao việc cho nhau như vậy để dàn bày thành ba thạch trận đá đầy biến hóa. Mỗi thạch trận đều có rất nhiều cửa tử và chỉ có duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lúc ở bên tả, lúc ở bên hữu, lúc ở chính giữa. Thạch trận thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Thạch trận thứ hai: "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Đến thạch trận thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền, tiêu diệt cả thủy thủ và thuyền trưởng trên chiếc thuyền ấy.

    Có thể nói, bằng vốn kiến thức phong phú, sự tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã sử dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực như giao thông, điện ảnh, quân sự, võ thuật "mai phục", "chặn ngang", "canh", "đánh tan", "tiêu diệt", sóng: "Đánh khuýp quật vu hồi", "đánh giáp lá cà", "đòn tỉa", "đòn âm".. làm hiện lên hình tượng con Sông Đà dữ dội, hung bạo đến khủng khiếp. Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược, là một thứ thiên nhiên Tây Bắc với "diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một". Con sông mà "hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà". Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:

    Núi cao sông hãy còn dài

    Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

    Qua đây, ta thấy được tài năng độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân. Ngòi bút trong tay Nguyễn Tuân như một chiếc gậy như ý của Tôn Ngộ Không đã bắt con Sông Đà phải hiện nguyên hình là thuồng luồng thủy quái là kẻ thù số 1 của con người. Qua tính cách hung bạo, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận đầy đủ nhất về Sông Đà dữ dội, hiểm trở. Như vậy, với việc miêu tả tính cách hung bạo của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng thành công phép đòn bẩy, đã tạo dựng một bệ đỡ hoành tráng, kì vi để tạc nên bức tượng đài về hình tường ông lái đò Sông Đà.

    Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để thi tài với tạo hóa. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập; sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị; vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: Địalý, l ịch sử, hội họa, văn chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp của sông Đà. Cùng với nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng phong phú, ngòi bút miêu tả độc đáo, con sông Đà từ một đối tượng vô tri vô giác, khi bước vào trang văn Nguyễn Tuân đã trở thành một sinh thể có tính cách và tâm lí rất ghê gớm, đáng sợ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Đọc đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm, ta không thể không nhắc đến phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hình ảnh sông Đà hung dữ ở một mức độ ghê gớm, hơn tất cả mọi con sông đã được tái hiện trong văn học, là bởi vì cảm quan sáng tác của Nguyễn Tuân chỉ hứng thú với những vẻ đẹp vượt lên mức bình thường, gây ấn tượng mãnh liệt. Biểu hiện phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như vậy). Ông có xu hướng muốn tô đậm cái cá tính, phi thường của dòng sông Đà để gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội. Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế. Một cái tôi uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa hình tượng sông Đà. Nét độc đáo kết hợp với sự tài hoa và uyên bác trong ngòi bút Nguyễn Tuân khiến cho hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ. Phong cách nghệ thuật đã thể hiện rõ Nguyễn Tuân là nhà văn có ý thức tự khẳng định cá tính độc đáo của mình. Chứng tỏ ông là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đáng quý này.

    "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo". Những tác phẩm đạt đến chuẩn mực của cái hay cái đẹp sẽ "vượt qua mọi sự bang hoại của thời gian" để sống mãi trong lòng bạn đọc. Cũng như dù thời gian có chảy trôi nhưng giá trị tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nguyên vẹn và tỏa sáng.

    "Riêng những câu thơ còn xanh

    Riêng những bài hát còn xanh

    Và đôi mắt em

    Hai giếng nước".

    ( "Thời gian" – Văn Cao)
     
    hanhngan247, Nguyet0555, hnghh33 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 18 Tháng mười hai 2023
  2. Đăng ký Binance
  3. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề 2: " .. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.." (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân). Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sông Đà ở đoạn trích trên đây. Từ đó, nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

    I. MỞ BÀI


    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Tk Mở bài chung

    - Đoạn trích sau đây trong "Người lái đò Sông Đà" thể hiện rõ phong cách tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: "Còn xa lắm.. tiến gần vào".

    II. THÂN BÀI

    1. Khái quát


    - Hoàn cảnh ra đời: Tùy bút Người lái đò Sông Đà được in trong tập tùy bút Sông Đà (1960), gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

    - Nội dung: Nguyễn Tuân là một nhà văn yêu nước, giàu lòng tự hào dân tộc. Tình yêu nước ấy cũng được biểu hiện trước hết ở tình yêu thiên nhiên tha thiết. Khám phá về sông Đà – dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là một thành công đặc sắc của ông trong tùy bút "Người lái đò sông Đà". Chỉ có Nguyễn Tuân mới không nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh ra sông Đà, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước Nguyễn Tuân có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ nằm lô nhô suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ.

    - Lời đề từ "Chúng thủy giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu": Nhà văn Nguyễn Tuân đã đặc biệt muốn nhấn mạnh cá tính độc đáo của của dòng sông. Sông Đà khác hẳn các dòng sông khác bởi nếu tất cả các dòng sông khác đều chảy về hướng đông thì riêng Sông Đà chạy về hướng bắc. Có lẽ vì con sông đặc biệt như vậy nên nó trở thành đối tượng rất phù hợp với cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân, nó được tác giả tìm đến để thể hiện cá tính nghệ thuật của mình. Ở lời đề từ "Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông" tác giả lại thể hiện xúc cảm mãnh liệt trước vẻ đẹp của dòng sông và con người gắn bó với dòng sông, bộc lộ rõ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là ngợi ca thiên nhiên và con người Tây Bắc.

    - Nguyễn Tuân là nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch và ưa cảm giác mạnh. Giống như các nhà văn theo chủ nghĩa xê dịch, Nguyễn Tuân thích đi nhiều để thay đổi cảm giác cho các giác quan. Ông không thích những gì bình thường và tầm thường nên đối tượng mà ông miêu tả đã đẹp thì phải đẹp đến mức tuyệt mĩ, dữ dội phải đến mức khủng khiếp và tài năng phải đến mức siêu phàm. Con sông Đà của Tây Bắc rất phù hợp với mĩ cảm của nhà văn nên bằng quan sát tỉ mỉ, sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và tài năng nghệ thuật xuất sắc nhà văn Nguyễn Tuân đã xây dựng con sông Đà thành một hình tượng nghệ thuật hấp dẫn, biến nó từ vật vô tri vô giác thành một sinh thể có sức sống, có tâm trạng và tính cách. Có lẽ cũng vì thế tác giả gọi nó là "con" và viết hoa tên của nó thành Sông Đà. Con Sông Đà hiện lên trong tác phẩm với hai nét tính cách nổi bật là hung bạo và trữ tình. Hai nét tính cách tưởng chừng như đối lập nhưng lại cùng tồn tại trong một hình tượng nghệ thuật. Sông Đà rất hung dữ, hiểm ác gây tai họa cho con người nhưng cũng là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng tạo nên chất men say cho con người trong cuộc sống. Đoạn trích nêu trên nằm trong phần miêu tả tính cách hung bạo của Đà giang.

    2. Hình tượng sông Đà trong đoạn trích

    2.1. Khái quát

    Từ trước đến nay, khi viết về các dòng sông các nhà văn nhà thơ thường ca ngợi vẻ đẹp trữ tình, hiền hòa, thơ mộng. Cũng có một số nhà văn, nhà thơ miêu tả cảnh dữ dội, hiểm trở, trùng trùng lớp lớp của những khúc đại giang, của những cảnh thác ghềnh dữ dội như "Bạch đằng giang phú" của Trương Hán Siêu, "Bạch đằng Hải khẩu" của Nguyễn Trãi.. Nhưng có lẽ chỉ đến "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân thì sự hiểm trở, hung bạo và dữ dội của con sông mới trở nên sống động và thật khủng khiếp. Trong đoạn văn này, bậc kì tài về mặt ngôn ngữ Nguyễn Tuân khi miêu tả những thác đá trên sông Đà đã làm nổi bật lên hình ảnh con sông Đà không chỉ gập ghềnh, lởm chởm mà còn đầy nguy hiểm, sống dậy gào thét làm náo động cả lên, khiến cho người đọc phải "rùng mình, sởn gáy" (Nguyễn Đăng Mạnh).

    2.2. Tiếng n ước thác trên Sông Đà :

    Sông Đà hung bạo không chỉ ở những cảnh đá bờ dựng vách thành, những ghềnh sông, hút nước đầy nguy hiểm mà hùng vĩ và dữ dội nhất trên sông Đà là những thác đá. Những thác đá trên sông Đà được nhà văn miêu tả chi tiết qua âm thanh, cảnh tượng và sự nguy hiểm đến kinh hoàng của nó. Trước tiên nhà văn cảm nhận nó qua âm thanh. Chủ thể miêu tả đang trong quá trình di chuyển đến gần cái thác đá, và âm thanh tiếng nước thác được miêu tả phù hợp về khoảng cách và cường độ. Ban đầu, có lẽ là nghe từ xa thì tiếng nước thác Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo . Rồi khi lại gần, tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng . Nguyễn Tuân đã rất ngông khi dùng lửa để miêu tả nước. Nước và lửa vốn xung khắc với nhau, hủy diệt lẫn nhau nhưng ở đây nhà văn đã dùng hình ảnh và âm thanh của lửa để miêu tả nước khiến hiện ra trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa đang bị đốt cháy, phát ra tiếng nổ. Nhưng âm thanh đó còn chưa là gì khi trong khu rừng đang cháy ấy còn có hàng ngàn con trâu mộng to khỏe đang bị lửa hun nóng và đốt cháy. Lửa đã bén vào da của đàn trâu khiến chúng rống lên đầy đau đớn và lồng lộn muốn phá tan rừng lửa để tìm cách thoát thân. Miêu tả từ xa đến gần nên lúc đầu là tiếng "réo" còn về sau trở thành tiếng "rống". Đây là cách dùng từ rất chính xác và bất ngờ, khiến sông Đà từ một đối tượng vô tri vô giác trở thành một sinh thể có tính cách và tâm lí, như một con người. Các sắc thái khác nhau của âm thanh tiếng "réo" của nước thác: Vừa mới "oán trách" và "van xin" như một kẻ bại trận, biết mình yếu thế hơn đối thủ; ngay lập tức chuyển sang "khiêu khích" và "chế nhạo" rồi "rống" lên như một kẻ trên cơ, ra sức giễu cợt, đe dọa đối phương. Bản hợp âm khủng khiếp và đòn tâm lí chiến trở mặt như trở bàn tay ấy cho thấy sự nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà khi sắp xung trận. Những người lái đò yếu bóng vía và non kinh nghiệm sẽ cảm thấy mất tinh thần, hồn xiêu phách lạc.

    Quả thật, sức mạnh hoang dã của tự nhiên qua tài đối sánh, nhân hóa và trí tưởng tượng phong phú, độc lạ của Nguyễn Tuân đã cho người đọc một cảm giác mạnh đến tận độ. Như vậy, chỉ riêng với âm thanh của thác đá sông Đà, Nguyễn Tuân đã gây ấn tượng trong người đọc về sự dữ dội đến khủng khiếp của những thác đá Sông Đà.

    2.3. Những thạch trận đá trên sông Đà

    Tiếp theo là những ấn tượng từ sự quan sát trực quan của tác giả khi đã "Tới cái thác rồi". Cảnh tượng những thác đá trên Sông Đà cũng thật dữ dội. Ngoặt tới khúc sông ấy là cảnh sóng bọt đã trắng cả một chân trời đá . Sóng nước vấp phải đá tung bọt trắng xóa. Sông Đà ở đây bao nhiêu là đá với đủ những đá to đá bé, đá hòn đá tảng.. mà thằng đá nào trông cũng ngỗ ngược, xấc xược, hỗn hào, du côn và mặt cũng nhăn nhúm, méo mó hơn mặt nước ở quãng ấy. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá không chỉ mang những nét chung ấy mà còn có một gương mặt riêng. Để khắc họa từng gương mặt riêng của những hòn đá trên thác đá Sông Đà, Nguyễn Tuân đã phải lao động cật lực, khổ công quan sát và tung ra trường từ vựng hết sức giàu có, phong phú. Phép liên tưởng và nhân hóa, kết hợp với những động từ, tính từ: Chỉ hành động (nhổm cả dậy, vồ lấy, chặn ngang, dụ, đánh khuýp quật vu hồi, đánh tan, tiêu diệt), chỉ tính cách (ngỗ ngược), hình sắc (nhăn nhúm, méo mó, to, bé), tư thế (đứng, ngồi, nằm) khiến người đọc cảm nhận Sông Đà mang gương mặt của dân anh chị, những kẻ côn đồ chuyên đi đòi nợ thuê bặm trợn và sẵn máu giang hồ.

    Sự nham hiểm quỷ quyệt của Sông Đà đối với những người lái đò được thể hiện rõ nhất ở những thế trận mà đá dàn bày. Đội quân đá ấy ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Đá sông Đà dường như không đứng, nằm, ngồi một cách tùy tiện mà Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mỗi hòn một dáng (đứng, nằm, ngồi), mỗi hòn một nhiệm vụ (đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông: Hàng tiền vệ là hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa; tuyến giữa sóng nước đánh khuýp quật vu hồi lại, tuyến ba là những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi có nhiệm vụ phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên).

    Đá trên sông Đà đã giao việc cho nhau như vậy để dàn bày thành ba thạch trận đá đầy biến hóa. Mỗi thạch trận đều có rất nhiều cửa tử và chỉ có duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lúc ở bên tả, lúc ở bên hữu, lúc ở chính giữa. Thạch trận thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Thạch trận thứ hai: "Tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền". Đến thạch trận thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền, tiêu diệt cả thủy thủ và thuyền trưởng trên chiếc thuyền ấy.

    Có thể nói, bằng vốn kiến thức phong phú, sự tài hoa, uyên bác Nguyễn Tuân đã sử dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực như giao thông, điện ảnh, quân sự, võ thuật ( "mai phục", "chặn ngang", "canh", "đánh tan", "tiêu diệt", sóng: "Đánh khuýp quật vu hồi", "đánh giáp lá cà", "đòn tỉa", "đòn âm").. làm hiện lên hình tượng con Sông Đà dữ dội, hung bạo đến khủng khiếp. Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược, là một thứ thiên nhiên Tây Bắc với "diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một". Con sông mà "hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà".

    Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh:

    Núi cao sông hãy còn dài

    Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.

    3. Đánh giá

    3.1. Nghệ thuật

    Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để thi tài với tạo hóa. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập; sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị; vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: Địalý, l ịch sử, hội họa, văn chương và những tri thức về tự nhiên để khắc họa vẻ đẹp của sông Đà. Cùng với nghệ thuật nhân hóa, liên tưởng phong phú, ngòi bút miêu tả độc đáo, con sông Đà từ một đối tượng vô tri vô giác, khi bước vào trang văn Nguyễn Tuân đã trở thành một sinh thể có tính cách và tâm lí rất ghê gớm, đáng sợ.

    3.2. Nội dung

    Đoạn trích là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp hung bạo, đầy cá tính của sông Đà, biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc. Đó chính là sức mạnh của thiên nhiên mà con người cần chinh phục và cũng là niềm tự hào của tác giả về Tổ quốc hùng vĩ, giàu đẹp. Qua đó ta có thể hình dung những vất vả gian lao mà những người lái đò phải vượt qua, từ đó ta càng khâm phục hơn ý chí kiên cường và tài trí của họ trong việc chinh phục con sông, bắt nó phải quy phục và cống hiến cho cuộc sống của con người.

    3.3. Nhận xét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân

    - Hình ảnh sông Đà hung dữ ở một mức độ ghê gớm, hơn tất cả mọi con sông đã được tái hiện trong văn học, là bởi vì cảm quan sáng tác của Nguyễn Tuân chỉ hứng thú với những vẻ đẹp vượt lên mức bình thường, gây ấn tượng mãnh liệt.

    - Biểu hiện phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân: Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như vậy). Ông có xu hướng muốn tô đậm cái cá tính, phi thường của dòng sông Đà để gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội. Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế. Một cái tôi uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để khắc họa hình tượng sông Đà. Nét độc đáo kết hợp với sự tài hoa và uyên bác trong ngòi bút Nguyễn Tuân khiến cho hình tượng sông Đà trở nên đặc sắc và đáng nhớ.

    - Phong cách nghệ thuật đã thể hiện rõ Nguyễn Tuân là nhà văn có ý thức tự khẳng định cá tính độc đáo của mình. Chứng tỏ ông là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc đời lao động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách của con người đáng quý này.

    MẪU MỞ BÀI CHUNG

    MB1:

    Pautopxki từng nói "Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp". Hơn ai hết, Nguyễn Tuân chính là nhà văn như thế. Ông là người theo chủ nghĩa duy mĩ với quan niệm cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm cái đẹp và "Suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp". Mỗi tác phẩm của ông là một bài ca về cái đẹp của con người, của cuộc sống với tình cảm, sự gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước. Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo mà phong cách ấy được gắn với chữ "ngông" và sự tài hoa, uyên bác. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người "một thời vang bóng" như Huấn Cao thì sau cách mạng, ông khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị của thiên nhiên và đời sống con người. "Người lái đò sông Đà" là tác phẩm tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng.

    MB2:

    TừVang bóng một thời (1940) đến Sông Đà (1960), con đường sáng tạo văn chương cùa Nguyễn Tuân đã trải qua 20 năm tròn. Tùy bút Sông Đà làm cho chân dung văn học của Nguyễn Tuân thêm tươi sáng, rạng rỡ. Với 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo, Sông Đà đã khẳng định vị trí vẻ vang của Nguyễn Tuân trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, tô đậm một phong cách nghệ thuật uyên bác, độc đáo và tài hoa để ta thêm yêu mến tự hào.

    Người lái đò Sông Đà rút trong tập tùy bút Sông Đà thể hiện cá tính sáng tạo của Nguyễn Tuân trên một tầm cao phát triển mới. Là nhà văn của những tính cách phi thường, Nguyễn Tuân phát hiện, miêu tả con người Tây Bắc mang bao phẩm chất tuyệt đẹp mà ông gọi đó là "chất vàng mười" của tâm hồn. Là một con người yêu thiên nhiên tha thiết, ông nói về cảnh sắc sông Đà với những phát hiện hết sức tinh tế và độc đáo về núi và sông, về cây cỏ trên một vùng đất nước bao la, hùng vĩ và thơ mộng
     
    Admin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng năm 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...