Nữ nhân Tử Cấm Thành

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Tiểu Đan, 6 Tháng tám 2022.

  1. Tiểu Đan

    Bài viết:
    363
    Nơi cấm cung rộng lớn mang tên Tử Cấm Thành, nơi xa hoa lộng lẫy nhưng cũng đầy những bí ẩn, đặc biệt là số phận bi thảm của những nữ nhân bị chôn vùi thanh xuân ở nơi này.

    [​IMG]

    Từ thời nhà Tần ở Trung Quốc (265-420), triều đình đã tiến hành chọn tú nữ để họ trở thành phi tần của hoàng đế. Các tiêu chí lựa chọn cũng thay đổi dưới những triều đại khác nhau. Thời nhà Minh, tất cả phụ nữ trẻ trong nước đều phải tham gia tuyển chọn, trừ những người đã kết hôn, bị tật hoặc dị dạng.

    Ngoài nhóm phụ nữ được gửi vào cung điện để làm người hầu và nô tì thì có một nhóm phụ nữ được tuyển chọn để có nhiệm vụ sinh con cho hoàng đế. Những người sinh được con cho hoàng đế sẽ được nâng lên các vị trí cao hơn trong Nội cung, tuy nhiên, để có thể bước chân được vào đây thì lại là cả một quá trình gian nan và khó khăn mà không phải chỉ có sắc đẹp là tất cả.


    [​IMG]

    Ba năm một lần, Bộ Hộ phối hợp với Nội vụ phủ sẽ gửi thông báo tuyển tú nữ tới quan lại ở kinh thành và các gia đình Bát Kỳ trên khắp cả nước để nhờ người đứng đầu các thị tộc hỗ trợ. Quan chức sau đó gửi danh sách những thiếu nữ đủ tiêu chuẩn tới Bộ Hộ và Nội vụ phủ ở kinh thành.

    Dưới thời nhà Thanh, các cô gái được lựa chọn sẽ được đưa đến Thần Vũ Môn vào ngày đã được chỉ định. Đi cùng họ là cha mẹ, những người họ hàng gần nhất và người đứng đầu thị tộc hoặc quan lại địa phương. Nền tảng xã hội không phải rào cản và nhiều hoàng đế chọn phi tần từ thường dân. Hoàng hậu là một ngoại lệ, bà luôn được chọn từ một gia đình quan chức phẩm vị cao.


    [​IMG]

    Sẽ có khoảng 100 tú nữ được tuyển chọn qua nhiều đêm, cơ thể của các tú nữ cũng được kiểm tra xem có bị mắc những bệnh về ngoài da, lông trên cơ thể, mùi cơ thể và vô số những vấn đề sức khỏe khác hay không. Những người khi đã được tuyển chọn vào vòng gần cuối sẽ bắt đầu được đào tạo về cung cách, cử chỉ, dáng đi. Thậm chí, các tú nữ còn được học các môn nghệ thuật như vẽ tranh, đọc, viết, cờ vua, khiêu vũ, làm thơ..

    Cuối cùng, những người nổi bật nhất sẽ có một khoảng thời gian để hầu cận Thái Hậu, chăm sóc đến các nhu cầu hàng ngày của bà. Bên cạnh đó, những người này cũng sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra trong khi ngủ để tìm ra mọi thói quen xấu về đêm như ngáy, phát ra mùi hôi, nói mớ, mộng du..

    Bên cạnh đó, người ta còn đặt ra nhiều quy định khắc nghiệt đối với những cô gái được tuyển vào cung. Chính những quy định ấy mới tạo nên bức màn sắt chôn vùi tuổi xuân của các cô. Các phi tần khi đã vào cung không được gặp gỡ người thân dù là cha mẹ, trừ khi trong trường hợp ngoại lệ vua cho phép nhưng cũng chỉ là được nói chuyện với mẹ qua bức màn che không được nhìn mặt.

    Ngoài những nỗi khổ về nội tâm trong cuộc sống "cá chậu chim lồng", người cung phi trong Tử Cấm thành phải kiêng cữ đủ thứ, như không được nói một chữ gì xấu, gở hoặc thô tục như đui, què, phong hủi, máu me.. mà phải thay bằng chữ khác. Tất cả những chữ dùng cho sinh hoạt của vua cũng phải khác người thường, như vua đau thì nói ngài "se", "siết".. lại có vô số chữ húy phải kiêng như các tên Hoàng tộc.

    Trong hàng ngàn phi tần, chỉ có vài người được vua biết đến, có những người cả đời chỉ sống trong cô độc, tới chết cũng không được nhìn mặt vua.

    Cả đời của một nữ nhân chỉ mong cầu được ở bên hầu hạ hoàng đế một lần, nhưng cuối cùng có những người chỉ đành chôn vùi thanh xuân, ước niệm nơi đây một cách vô ích, đau khổ.


    [​IMG]

    Ngay cả những tranh đoạt quyền thế, những thủ đoạn tàn độc cũng đã khiến họ sợ hãi, ngột ngạt tới không thở nổi.

    Nữ nhân nơi đây chẳng qua cũng chỉ giống như hạt bụi nhỏ, bay phảng phất, mãi mãi cũng chẳng thể lọt vào mắt của hoàng đế. Sống trong cung cấm không niềm vui không hạnh phúc, chỉ có thể ngày đêm ngoái đầu ra ngoài cửa sổ, chờ đợi hình bóng của một người, nhưng chung quy lại, cũng chỉ là "con chim nhỏ bị nhốt nơi lồng cấm" mà thôi!


    [​IMG]

    *END*

    Link thảo luận - góp ý: [Thảo luận - Góp ý] Các tác phẩm của Tiểu Đan
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...