Những thuật ngữ thường xuất hiện trong phần yêu cầu phụ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cố cố đại phu, 2 Tháng sáu 2024.

  1. Cố cố đại phu

    Bài viết:
    8
    Không chỉ nằm trong chương trình mới mà đối với các bạn đã từng tham gia các kì thi học sinh giỏi môn văn đều không còn xa lạ với những "yêu cầu phụ" trong đề văn. Việc học văn luôn là sự linh hoạt trong cách viết, cách diễn đạt và cách sử dụng vốn hiểu biết của bản thân ứng dụng vào bài làm một cách mạch lạc, đầy đủ ý, có chất riêng. Một bài văn đủ ý nhất định có thể đạt điểm cao. Chủ động tìm hiểu và trang bị những kiến thức ngữ văn để có thể làm văn tốt hơn trong các kì thi sắp tới.

    "Điểm qua" những thuật ngữ thường xuất hiện trong phần yêu cầu phụ.

    [​IMG]

    1: Chất họa, chất nhạc trong thơ ca.

    Với Hoài Thanh trong "Bình Luận Văn Chương" từng nhận định: "Nói một cách tuyệt đối văn thơ không có xưa, không có nay, vì vô luận xưa nay, hễ ghép chữ thành câu, có ý tứ, có âm điệu, gợi được mỹ cảm cho người nghe đều gọi là thơ ca."

    Nhận định trên đã nêu lên các đặc trưng cơ bản nhưng cũng đặc biệt quan trọng của thơ ca mà bất cứ ai khi phân tích thơ đều phải "nhắc đến". Thơ có phương thức biểu đạt là trữ tình. Với chất liệu ngôn từ được các thi nhân "kĩ lưỡng" lựa chọn, sắp xếp.. Bao ý nghĩ, tâm tư, tình cảm, ước vọng của thi nhân gửi nơi "Gánh nặng ngôn từ" (vần thơ, ý thơ)

    1.1 "Thi Trung Hữu Họa" (Trong Thơ Có Họa)

    Họa trong hội họa. Trong thơ, đặc trưng của ngôn ngữ vốn chính là đa nghĩa, giàu sức gợi, sức tả, gợi hình, gợi cảm.. Gợi lên trong tâm tưởng người đọc những hình ảnh, chi tiết sinh động, chân thức.. Qua các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh.. Cùng cách sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, thi nhân đã "phác họa" nên bức tranh - tác phẩm - mang màu sắc của riêng họ.

    1.2 "Thi Trung Hữu Nhạc" (Trong Thơ Có Nhạc)

    "Làm thơ cũng như soạn nhạc, nếu không nắm vững nhạc lý tiết tấu và điệu thức thì chắc chắn không thể soạn những ca khúc hay được, dù đã có được năng lực thiên phú đi nữa." (Sưu tầm)

    Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính nhạc của thơ được thể hiện qua các yếu tố: Thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu.. "thi trung hữu nhạc". Ví dụ: Bài thơ "Mùa Xuân Nho Nhỏ" - Thanh Hải, được phổ nhạc thành bài hát "Mùa Xuân Nho Nhỏ".

    2: Cái nhìn hiện thực, giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học.

    Tác phẩm văn học là tấm gượng phản ánh hiện thức cuộc sống. Cái nhìn hiện thực là toàn bộ hiện thực mà tác giả phản ánh vào tác phẩm của mình. Với chất liệu hiện thức khách quan, nhà văn quan sát, góp nhặt, lưu tâm, và "khúc xạ" qua lăng kính chủ quan của mỗi nhà văn sau đó "phản chiếu" vào đứa con tinh thần của họ. Tùy vào mục đích, ý đồ, tư tưởng của tác phẩm mà nội dung sẽ khái thác trên một vài góc độ nhất định. Nhưng hiện thực đó không phải là "bê nguyên xi" từ cuộc sống vào tác phẩm, mà cần có sự nhìn nhận của chính tác giả, bởi vậy mà đứng trước một hiện thực, khai thác cùng khía cạnh nhưng mỗi nhà văn lại có cho mình những góc nhìn mới, cách triển khai mới.. Tạo nên nét riêng trong phong cách của chính họ. Cái nhìn hiện thực thường mang giá trị tố cáo, phê phán những thế lực tàn bạo, độc ác, xấu xa trong xã hội đã chèn ép và dồn con người vào đường cùng, vào cảnh bi đát, đau thương. Và hầu hết hiện thực trong tác phẩm văn học đều là hiện thực hư cấu.

    3: Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học.

    "Văn học là nhân học" (M. Goóc-ki), mọi tác phẩm văn học dù viết về đề tài gì, theo thể loại nào thì đích đến cuối cùng và duy nhất chính là hướng tới con người. Giá trị nhân đạo là giá trị cốt lõi, là một trong những thước đo của giá trị văn học với một tác phẩm. Với niềm cảm thông sâu sắc, nhà văn dùng ngòi bút đứng ra để bảo vệ, để bênh vực và đấu tranh, trân trọng, ngợi ca cái đẹp, cái thiện cùng niềm tin về khả năng vươn lên của con người, đồng thời tố cáo, phê phán cái xấu, cái ác. Suy cho cùng nhà văn viết về cái xấu, cái ác cũng là để nói đến cái tốt đẹp, cái thiên lương.

    4: Đặc sắc nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm văn học.

    4.1 Trong tác phẩm truyện ngắn.

    - Đặc sắc nội dung: Biểu hiện qua nội dung, giá trị của tác phẩm.

    Ví dụ: Đặc sắc nội dung trong tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao: Tố cáo xã hội phong kiến nửa thực dân đầy u tối, bất công khiến con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người. Phải dùng cái ch. Ết để giữ lấy trong sạch.. Ca ngợi, nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động dẫu có trong kiếp một cổ hai tròng, áp bức, chèn ép, tha hóa..

    - Đặc sắc nghệ thuật: Qua cách xây dựng hình tượng nhân vật, điểm nhìn nghệ thuật, ngôi kể, ngôn ngữ, cốt truyện, tình huống truyện..

    4.2 Trong tác phẩm thơ:

    - Đặc sắc nội dung: Biểu hiện qua nội dung, giá trị của tác phẩm..

    Ví dụ: Đặc sắc nội dung trong tác phẩm "Nói với con" của Y Phương: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình, là sự ngợi ca những truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Bài thơ là lời nhắc nhở, dặn dò đầy ân cần của người cha với con của mình, về nguồn cội, về quê hương, mang lại những hiểu biết về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ, cùng ý chí vươn lên trong cuộc sống.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng sáu 2024
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...