Những rủi ro nào khi thuê KOL làm việc?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi anhhuydeptrai, 17 Tháng mười một 2022.

  1. anhhuydeptrai

    Bài viết:
    1
    KOL (hay Key Opinion Leader) tạm dịch là "người tư vấn quan điểm chính", có sức ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định. Họ là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, và thông qua những kiến thức, hoặc chia sẻ nhận được sự yêu thích và tín nhiệm của nhiều người. Hiện nay, KOL phủ sóng khắp mọi lĩnh vực như ca sĩ, MC, đầu bếp, bác sĩ, giáo viên..

    Trong ngành Marketing, KOL có vai trò khá quan trọng trong việc kết nối sản phẩm với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp thường dựa vào mức độ ảnh hưởng của KOL mà mời họ tham gia vào những dự án quảng cáo nhằm tăng mức độ tin dùng sản phẩm của khách hàng. Cũng vì thế, mỗi KOL sẽ nhận được mức thù lao khác nhau.

    Những rủi ro hay gặp phải:

    Giá thành lên cao như diều gặp gió

    Trong thời đại này, chỉ cần sau một chương trình truyền hình là có thể thay đổi mức giá của một KOL, đêm trước vẫn chưa được khán giả biết đến và mức giá vẫn còn ở mức trung bình nhưng ngay một đêm sau khi tham gia chương trình, mức giá để có thể hợp tác với họ lại là cộng thêm vài ba con số 0.

    upload_2022-12-3_19-48-7.png

    Nắng mưa là chuyện của trời - Thất thường là chuyện của KOL

    Phút thứ 89 của trận đấu hợp tác thương mại giữa KOL và doanh nghiệp luôn có những tình huống dở khóc dở cười làm doanh nghiệp phải đau đầu. Nào là sự cố về thời gian, lịch trình cá nhân của KOL quá dày không thể thu xếp tham gia hợp tác hay KOL đột nhiên yêu cầu lên sóng cùng với một người bạn KOL khác nữa.

    Tâm trạng của KOL được ví như nắng mưa thất thường là một yếu tố quan trọng khiến các thương hiệu phải đau đầu. Có thể ngay thời điểm họ cảm thấy vui vẻ và hài lòng với mọi thứ xung quanh, lời nói của họ sẽ khác, làm việc được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhưng nếu, vào khoảnh khắc đó, họ đang có những tâm trạng không tốt thì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Thà "dĩ hòa vi quý" còn hơn "xôi hỏng bỏng không" phải không nào?

    Năm 2015, khi ca sĩ Hồ Ngọc Hà có chuyện "lùm xùm" về đời tư, nhiều đối thủ đã tranh thủ cơ hội này sử dụng cộng đồng mạng tẩy chay chị và những nhãn hàng mà chị đang làm đại diện hình ảnh khi đó như Unilever, Piaggio, Sunsilk.. Các chiến dịch "hóa đơn không Hà", "TV không Hà".. khiến 10 nhãn hàng hủy hợp đồng với KOL này. Đây là bài học cho các nhãn hàng khi lựa chọn KOL trong từng thời điểm thích hợp để tránh ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.

    Đối với những thương hiệu hợp tác với Sơn Tùng MTP sẽ cảm nhận được một phần nào đó tổn thất khi KOL này bị vướng tin đồn về lùm xùm tình cảm "Trà Xanh" khiến cho hình ảnh ngôi sao hạng A gây dựng bao năm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi truy cập tìm kiếm công ty TNHH M-TP Entertainment chúng ta còn thấy có đến hàng trăm lượt đánh giá 1 sao từ netizen.

    Thương trường kinh doanh đã khốc liệt nay càng khốc liệt hơn khi giao thoa với thế giới showbiz phức tạp. Scandal về đời tư của KOL có thể dễ dàng phá hủy danh tiếng của doanh nghiệp.

    Trong nhiều trường hợp việc tự booking hay thông qua freelancer cũng được xếp vào một loại rủi ro. Booking thì rất dễ nhưng để có thể chọn được người có ảnh hưởng phù hợp và đưa ra các chỉ số đo lường cụ thể thì những đơn vị có kinh nghiệm thường sẽ làm công việc này tốt hơn.

    Vì thế nên, một số nhãn hàng tự booking tốn kém chi phí nhưng khi vào thực tế chạy chiến dịch lại không hề có hiệu quả mà còn thâm hụt ngân sách.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...