Tâm sự Đau Đầu Với Những Câu Hỏi Của Con Thơ

Thảo luận trong 'Góc Chia Sẻ' bắt đầu bởi Dana Lê, 6 Tháng năm 2024.

  1. Dana Lê

    Bài viết:
    267
    Xin chào, tôi là Dana Lê, một người phụ nữ đã kết hôn và có hai con trai. Không hiểu tại sao dạo gần đây con trai lớn, năm nay 8 tuổi hiện đang học lớp 2, cứ mãi đi theo mẹ hỏi những câu khiến một người vốn luôn tự tin như tôi cũng phải dở khóc dở cười không biết trả lời như thế nào cho con hiểu. Có lẽ bạn đã, đang hoặc sẽ gặp phải những câu hỏi ngộ nghĩnh như thế đấy, vậy tại sao không cùng Dana chiêm nghiệm một chút góc nhìn trong thế giới con trẻ sẽ thú vị như thế nào? Đọc thêm bên dưới nhé.
    [​IMG]
    Câu chuyện 1:
    Anh hai đi học về đang ăn trưa thì quay sang hỏi mẹ: "Mẹ tại sao mẹ lại gọi ba là anh?"
    Tôi có chút buồn cười nhưng vẫn trả lời: "Thì ba lớn hơn mẹ."
    Anh hai lại thắc mắc: "Vậy tại sao cô hai lớn tuổi hơn dượng hai nhưng vẫn gọi dượng hai là anh?"
    Tôi thoáng giật mình vì tôi không nghĩ thằng bé biết cả chuyện này: "Thì hai người là vợ chồng mà con."
    Anh hai vừa nhai cơm vừa cau mày: "Nếu vợ chồng thì phải gọi vợ xưng chồng, sao lại gọi anh em, nghe cứ như con với em gọi nhau."
    Tôi: "..." Im luôn, nó nói đúng không cãi được. Mà nghĩ đến lời thằng bé nói, tôi lại nổi da gà, gọi chồng xưng vợ, ôi thôi có đánh chết tôi cũng không làm được đâu nhé.
    Câu chuyện 2:
    Buổi chiều đón con đi học về, tôi lo nấu nướng chuẩn bị bữa tối, các con cùng nhau xem ti vi trong phòng. Lúc này, anh hai lại chạy ra nghiêng đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, nó hỏi: "Mẹ, tại sao trên đời này có nhiều con trai như vậy mà mẹ lại cưới ba?"
    Tôi đứng hình đúng ba giây, đang mệt mà nghe câu hỏi lại cảm thấy buồn cười: "Thì tại vì mẹ thương ba chứ sao nữa." Nói đến đây tôi nảy ra một ý muốn trêu ông chồng của mình, đoạn mỉm cười nháy mắt với con trai: "Vậy tí nữa ba về, con hỏi ba sao trên đời có nhiều con gái như vậy mà ba lại cưới mẹ?"
    Lúc này anh hai mới vội reo lên: "Con hỏi ba hôm qua rồi."
    Tôi tò mò: "Ba trả lời con sao?"
    Anh hai chớp mắt ngây thơ: "Ba nói tại mẹ lừa ba." Sau đó còn khuyến mãi thêm một câu như đã vỡ lẽ: "A, vậy là do mẹ thương ba nên mới lừa ba cưới mẹ."
    Tôi: "..." Lúc này là cạn lời với hai cha con nhà chúng nó.
    Câu chuyện 3:
    Hôm nay hai vợ chồng bên nhà hàng xóm gây gổ cãi cọ um trời làm khuấy động cả một xóm ngó mắt nhìn sang. Con trai lớn nhà tôi cũng không ngoại lệ. Cơ mà xem xong rồi nó lại quay sang hành tôi một buổi mới ghê.
    Nó hỏi: "Mẹ, ly hôn là gì?"
    Tôi nghĩ vấn đề này cũng không có gì nên bình tĩnh giải thích cho con: "Ly hôn là hai vợ chồng không yêu thương nhau nữa và muốn chia tay."
    Anh hai trầm tư: "Vậy họ sẽ không ở chung sao?"
    Tôi gật đầu: "Tất nhiên rồi."
    Anh hai buồn buồn: "Vậy bọn con thì phải làm sao?"
    Nghe đến đây tôi chợt dừng công việc quan sát sắc mặt thằng bé. Hóa ra nó đang đặt nó vào tình huống như thế để tìm câu trả lời. Lúc này, cảm nhận nỗi lòng của con, tôi xoa đầu nó nói: "Một khi ba mẹ của các bạn chia tay, thì các bạn sẽ sống hoặc là với ba, hoặc là với mẹ."
    Anh hai lại hỏi: "Vậy mẹ kế là gì ạ?"
    Tôi mỉm cười: "Như ở trên, nếu ba mẹ ly hôn, ba cưới thêm người vợ khác thì người đó sẽ là người mẹ kế."
    Nghe tôi nói, thằng bé càng buồn hơn, nó choàng tay ôm chặt lấy tôi, nhỏ giọng thầm thì: "Con không muốn ba mẹ ly hôn đâu. Con không muốn có mẹ kế. Con muốn có cả ba lẫn mẹ."
    Lời nói của con trai khiến tôi suy ngẫm, hóa ra cái con thơ cần nhất không phải sự yêu thương hay chiều chuộng, bọn trẻ cần một mái ấm vẹn toàn.
    Câu chuyện 4:
    Chỉ mới hôm nay thôi, con trai lớn lại khiến tôi lên bờ xuống ruộng với những câu hỏi trên trời dưới biển mà không biết nó nghe hay học được từ đâu.
    Vừa chạy xe đi chơi về, nó chạy vào nhà lập tức hỏi tôi: "Mẹ, tới tháng là gì ạ?"
    Tôi giật bắn người nhưng vẫn cố giả vờ một chút vì biết đâu ý con trai không giống như ý tôi đang nghĩ trong đầu: "Ờ thì, tới tháng là tới ngày ba đưa tiền lương cho mẹ đấy." (Quá đúng phải không các chị em?)
    Thằng bé cau mày không chịu, nó nói thêm: "Không phải cái đó, tới tháng mà con gái hay nói ý."
    Tôi: "..." Có mẹ nào giúp tôi giải thích vấn đề này với thằng con trai 8 tuổi không?
    Thấy tôi lờ đi như không nghe, anh hai lại hỏi tiếp: "Mẹ, thế mẹ sinh con ra bằng đường nào vậy? Con thấy trên bụng của Tư có vết sẹo nhưng bụng mẹ không có."
    Tôi: "..." Tôi sinh thường mới khổ. Thật đau đầu với mấy câu hỏi oái ăm.
    Thế phải làm sao? Có nên giáo dục giới tính cho con trai chỉ mới 8 tuổi? Có mẹ nào lâm vào tình cảnh giống tôi không? Cho Dana một nút chia sẻ nhé!


     
  2. Đăng ký Binance
  3. Tiên Phan Moderator

    Bài viết:
    233
    E hèm, nghiên kíu nãy giờ thấy đồng cảnh ngộ ghê. Gặp mấy câu hỏi khó thế, T thường bảo lũ trẻ là:

    - Khi nào con lớn tí, mẹ sẽ nói con biết. Giờ con lớn chưa?

    - Dạ chưa?

    - Thế cô có dạy con chưa?

    - Cô có nói sơ ạ!

    - Ok! Vậy nghe cô nha! Tại vì mẹ nói con sẽ rất khó hiểu! Con hiểu theo kiểu cô nói nha =))

    Đôi khi bé còn hỏi nhiều câu trên trời dưới đất nữa cơ!

    - Mẹ! Tại sao già phải chết vậy mẹ?

    - À, tại ốm đau, già cả á con!

    - Ụa, sao con thấy mẹ cũng bệnh mà mẹ không chết@@

    - Ờ *yoci 11*

    Mỗi khi đi ngoài đường, bé cũng hay hỏi:

    - Mẹ, máy bay kìa!

    - Ừ!

    - Sao nó không rơi vậy mẹ *yoci 176*

    - Ờ, hả *yoci 125*

    Đôi khi bé hay hỏi những câu ngỡ ngàng đến thế. Mà trả lời được cũng toát mồ hôi ^~^

    Mà con chúng ta hỏi giống nhau nhỉ. Đúng là trẻ con thường giống nhau về suy nghĩ =))
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng năm 2024
  4. Dana Lê

    Bài viết:
    267
    A, câu trả lời của nàng coi bộ học hỏi được à nha. Thôi thì nào khó quá bỏ qua, nhất quyết bán cái cho cô giáo đỡ nhức đầu.

    Ngặt một nỗi hiện nay công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, bọn trẻ hỏi mình không thỏa đáng lại lên hỏi chị Google mới căng. Khổ càng thêm khổ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng năm 2024
  5. Hắc Liên

    Bài viết:
    566
    Bài viết rất hay, rất ý nghĩa. Cho phép Tớ hôm sau chia sẻ lên trang cá nhân nha.

    Thời buổi này người ta nói 'ly hôn' rất dễ. Vợ hoặc chồng chỉ lo cảm xúc cá nhân chứ nếu đặt mình vào vị trí con trẻ thì rán chịu đựng đôi bên, qua một quãng thời gian sẽ ổn. Ly hôn có nhiều hệ lụy, vậy nên trong các đạo giáo 'cấm' ly hôn. Đặc biệt, trong Phật giáo có nói rõ, ly hôn là chúng ta đang tạo nghiệp, sẽ có quả báo.
     
  6. Dana Lê

    Bài viết:
    267
    Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ nà.
     
  7. LieuDuong

    Bài viết:
    58
    Ây da..

    Thật ra không phải đứa bé tám tuổi mới bắt đầu có nhiều chuyện để hỏi, mà đó là cách bé tiếp nhận thông tin qua tai, mắt, hay cảm nhận khác, rồi đánh giá tìm hiểu và đưa ra thắc mắc. Thường các bé tìm đến những người thân yêu đáng tin nhất để hỏi những thắc mắc này.

    - Những bé phát triển trí não sớm sẽ có những câu hỏi từ 2-3 tuổi, ví dụ như "Sao bà hát là 'ầu ơu' còn mẹ hát là 'à ơi' vậy?"

    - Bé 4 tuổi đã hỏi "Sao em khác với con hả mẹ?"

    - Ở những mốc thời gian có sự thay đổi trong cuộc sống bé, như lần đầu đi chơi, lần đầu có bạn, vào mẫu giáo, vào lớp một, tuổi dậy thì.. có rất nhiều yếu tố tác động, khiến bé rất tò mò và thích hỏi nhiều.

    - Vậy nên để thân cận hơn, để thuận tiện giáo dục đạo đức cũng như làm chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho các bé, mẹ cần phải chịu khó trả lời các câu hỏi bé đã đặt ra một cách dễ hiểu nhất theo độ tuổi của bé, hạn chế nói với bé là sau này lớn lên con sẽ hiểu, nhất là không được la mắng, vì bé sẽ xa lánh mình rồi tìm đến những nguồn thông tin sai lệch lại nguy hiểm cho bé.

    - Mong mẹ tạo điều kiện để bé cởi mở tâm tình trước bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi cho bé trả lời, ở những mốc thời gian có sự thay đổi của bé. Việc này cần phải tế nhị, tránh để bé cho là mẹ tò mò xét nét với bé nhé.
     
  8. Dana Lê

    Bài viết:
    267
    @LieuDuong quá tâm lý rồi ạ. Chắc cô không những có kinh nghiệm làm mẹ, mà còn làm bà luôn rồi. Em xin tiếp thu những ý kiến của cô. Em cảm ơn cô nhiều ạ!
     
  9. Nguyễn Ngọc Nguyên Mộc Đằng

    Bài viết:
    1,213
    Ha ha chỉ có cô Liêu Dương là trả lời thấu đáo nhất, em cũng xin tiếp thu để dạy lại cho con cháu sau này.
     
  10. Anhthi94

    Bài viết:
    4
    Bác nào thông thái giải thích hộ e câu "Con rồng, cháu tiên" với. Chứ thằng cháu e nó hỏi tại sao không phải là con rồng, con tiên hay cháu rồng, cháu tiên.
     
  11. Dana Lê

    Bài viết:
    267
    Haha, con trai Dana cũng vừa mới học xong bài tập đọc "Con rồng, cháu tiên" á, mà may thay thằng bé không có thắc mắc giống bé nhà bạn.

    Đầu tiên, khi mình hỏi thằng bé câu hỏi giống như bạn ở trên, nó bảo rằng ai lại nói "con rồng, con tiên" hay "cháu rồng, cháu tiên" nghe kì kì. Mình hiểu ý thằng bé muốn nói là nghe không vần và êm tai đấy ạ. Theo mình đó cũng là một cách nhìn nhận thú vị, vì những gì vốn đã xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tất nhiên chúng ta mặc định như thế là đúng.

    Còn theo ý kiến cá nhân của mình, ở đây dùng từ "con cháu" để biểu thị ý nghĩa qua nhiều thế hệ ông cha từ xưa đến nay. Nếu chỉ dùng một trong hai từ trên hàm ý muốn diễn đạt sẽ không bao quát cho lắm. *qobe 42*
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...