Nguyên nhân trầm cảm Vì sao mình không dùng khỏi bệnh mà mình gọi là chữa lành. Bởi cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị trầm cảm, chỉ có thuốc ức chế mà thôi.. Và trầm cảm như là một vết thương trong tâm hồn mỗi người. Vết thương ngoài da quá sâu nặng, khi lành sẽ để lại sẹo. Tương tự vết thương lòng cũng thế, khi chữa lành sẽ để lại sẹo trong tâm hồn. Trở lại vấn đề nhức nhối hiện nay, mọi người luôn đặt ra câu hỏi vì sao ngày càng có nhiều người bị rơi vào trầm cảm, nhẹ xa rời tách biệt với cuộc sống và mọi người chung quanh. Nặng thì tạm biệt cuộc đời. Trong khi bản năng sinh tồn là thứ bản năng mãnh liệt nhất trong mỗi chúng ta. Dù cho có mưu sinh vất vả chịu bao nhiêu áp lực mỗi ngày chúng ta vẫn khao khát sống. Sống cái đã rồi làm gì tiếp thì làm. Ví như ăn trộm cậy cửa vào nhà kề dao lên cổ ta, bảo ta két sắt ở đâu nếu không thì chết. Ta lập tức giao ra cả tài sản muốn lấy bao nhiêu thì lấy, xin hãy tha mạng cho tôi. Ví như khi rơi xuống hồ mà ta không hề biết bơi ta sẽ vùng vẫy ngoi lên cố tìm lấy sự sống. Bản năng sinh tồn mãnh liệt trong từng tế bào nhỏ nhất chứ không còn đơn giản chỉ là nơi ý nghĩ trong đầu. Vậy mà có lí do nào khiến ta tìm đến cái chết. Vì sao vậy? Trầm cảm có rất nhiều nguyên nhân râu ria chung quanh. Nhưng hôm nay mình chỉ nói bốn nguyên nhân chủ yếu: + Nguyên nhân thứ nhất là do con người thời nay truy cầu niềm vui hạnh phúc quá nhiều. Muốn có niềm vui thì con người thường tìm đến rượu bia, những trò kích thích, game bạo lực và những đám đông nhảy nhót ca hát và thậm chí dùng tới thuốc. Khi mà những niềm vui đó không còn đủ kích thích họ lại tìm tới những niềm vui mới để thỏa mãn hơn. Nhất là giới trẻ tầm mười mấy hai mươi tuổi khao khát tìm những thứ mới lạ mỗi ngày. Tìm cả trong phim ảnh và truyện. Truyện này nhạt thì tìm truyện khác, thậm chí rơi vào hụt hẫng vì cả tháng không tìm được bộ truyện đủ hấp dẫn gay cấn. Con người ta ngày càng yêu cầu quá cao quá cầu toàn. Không còn nhẹ nhàng và biết đâu là điểm dừng. Não bộ con người giống như một mỏ quặng chìm sâu dưới lòng đất. Khai thác sử dụng quá nhiều sẽ cạn kiệt có ngày. Khi chúng ta tìm đến mọi trò vui giải trí để thỏa mãn. Não bộ sẽ phát ra chất tăng cảm giác hưng phấn khiến chúng ta ngập chìm trong vui vẻ và khoái cảm. Một trong số đó là dopamine và oxytocin. Hai chất này hữu hạn. Chúng ta vui quá độ, hưởng niềm vui quá nhiều thì tới lúc hai loại chất đó sẽ cạn kiệt. Cho tới một ngày cũng là niềm vui đó mà không còn làm cho chúng ta vui vẻ hứng thú được nữa. Ngược lại khi chất đó cạn, một loại chất cortisol và adrenaline sẽ ồ ạt tiết ra khiến chúng ta ngập chìm trong hoảng loạn u uất và buồn bã. Tựa như nước lũ dâng tràn nhấn chìm ta trong tuyệt vọng sợ hãi, cái chết sẽ đến rất nhanh không còn kiểm soát được nữa. Khống chế cả bản năng sinh tồn nguyên thủy. (Đi bar và dùng thuốc là một điển hình) + Nguyên nhân thứ hai là bắt nguồn từ khi chúng ta còn khá nhỏ. Một hài nhi. Trẻ em ngày xưa tuy vật chất điều kiện không bằng trẻ em bây giờ nhưng rất hiếm mắc vào trường hợp này. Ngày xưa cha mẹ làm đồng áng, có rất nhiều thời gian ẵm bồng chăm sóc trẻ em. Mẹ còn hát ru cho em bé ngủ ngon giấc. Còn trẻ em bây giờ mới sinh thì bỏ vào nôi, lớn thêm tí nữa thì cho đi nhà trẻ cả ngày. Nhà thì ốp gạch cũng không được bò dưới đất. Trẻ khóc trẻ ăn trẻ ngủ đều dùng điện thoại ru dỗ giùm. Thật ra trẻ em lúc mới sinh yếu điện sinh học năng lượng tích cực nên rất cần được cha mẹ ông bà người thân trong gia đình ẵm bồng để có thêm ấm áp và truyền năng lượng. Đó cũng là lí do trẻ em mới sinh thường thấy những thứ mà người lớn không thấy, nên nó hay quấy khóc những lúc bất thường. Trẻ em bây giờ thời gian bên cha mẹ quá ít, thiếu hơi ấm tình thương của cha mẹ các vong rất dễ tiếp cận bé, lớn lên sức đề kháng kém rất dễ bị bệnh vặt xâm nhập cũng dễ nảy sinh tâm lí buồn chán. Sau này lớn lên lại bị áp lực học tập, cha mẹ lại không thấu hiểu và thông cảm, chỉ biết ép con học thật nhiều, điểm không cao thì rầy, thậm chí đánh đòn. Đó là nguyên nhân khiến trẻ em bị tổn thương cô đơn áp lực và lạc lõng. Sẽ ngày càng xa rời bố mẹ người thân, tự bó mình trong vỏ bọc, lâu ngày dẫn đến nhiều hệ lụy đáng buồn. Muốn nuôi dạy con là cả một nghệ thuật. Trước hết hãy đặt mình vào vị trí của con và làm bạn với nó cái đã, chứ không phải là người ở bậc cao hơn suốt ngày quát nạt khiến nó hình thành tâm lí sợ hãi. Hãy thường xuyên tâm sự với con mình như một người bạn để hiểu nhau hơn. + Nguyên nhân thứ ba là do trẻ em bây giờ cầm điện thoại sử dụng máy tính quá nhiều. Cái gì trên đó cũng có nên trẻ em không nô đùa với nhau như xưa. Ngay cả người lớn cũng vậy, ngày càng xa rời nhau. Cái gọi là trạch nam trạch nữ vì thế ngày càng nhiều. Trong khi mọi người quên rằng chúng ta sống nhờ vào oxi, nhờ vào cây xanh và bầu trời khí quyển. Mọi người muốn hít thở nhưng lại xa rời thiên nhiên tựa như muốn ăn cơm mà bơ đi dọn chén, bơ đi nấu cơm vậy đó. Đừng xa rời thiên nhiên hãy mở cửa sổ ra ngắm nhìn bầu trời lộng gió, ngắm mây bay và nhìn trẻ em nô đùa. Nở nụ cười với cô hàng xóm bên cạnh nhà của bạn. Mỗi ngày. + Nguyên nhân nữa là trẻ em bây giờ cuộc sống đủ đầy tiện nghi quá, được cưng chiều không đúng cách. Nhiều gia đình giàu có con cái muốn gì được nấy, không phải làm việc gì cả. Cưng chiều thái quá. Dẫn tới bản ngã của trẻ ngày càng cao. Bản ngã cao sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy, trong đó có một tâm lí gọi là tâm lí ích kỉ kiêu mạn. Tâm lí đó làm cho trẻ trở nên yếu đuối rất dễ bị tổn thương mỗi khi người lớn la rầy chỉ ra lỗi sai của trẻ. Và một khi vấp ngã sẽ không đủ nghị lực đứng dậy đi tiếp nữa. Bởi thế ta mới nói dạy trẻ là cả một nghệ thuật. Khi trẻ làm đúng nên khen và khi làm sai nên rầy. "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình." Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy như thế. Song song với việc học tập nên cho trẻ vui chơi và tập cho trẻ làm một số việc vặt trong nhà trong khả năng mỗi lứa tuổi. Đây cũng là điều kiện thiết yếu để sau này trẻ ra trường sẽ dễ dàng kiếm được việc làm thích hợp. Nếu chúng ta biết rằng người ở lại mới là người đau khổ. Nếu chúng ta nhìn thấy mái tóc của cha mẹ đang bạc trắng từng ngày vì vất vả lo cho chúng ta đủ đầy cuộc sống. Chúng ta sẽ quý trọng bản thân hơn, yêu bản thân hơn. Mỗi chúng ta có mặt trong cuộc đời này là một bông hoa điểm tô cho đời thêm tươi đẹp. Ai cũng đều có giá trị riêng, hãy trân trọng mỗi phút giây ta được sống. Sống vì chính chúng ta, sống vì những người chúng ta yêu thương và những người yêu thương chúng ta. Tuổi trẻ bây giờ thông minh và sáng tạo hơn lớp người xưa rất nhiều, bởi vậy mà ngày càng có nhiều thiên tài xuất hiện, thế giới ngày một văn minh tiến bộ hơn. Vì thế đừng vội hủy hoại bản thân khi chưa đặt chân ra ngoài thế giới mới lạ. Đừng giam cầm tâm hồn trong bóng tối hãy tự thắp sáng bước đi, dậy mà đi. Đi cho tới tận cùng. Cách chữa lành. Bấm để xem Nếu ai có rơi vào một trong những trường hợp trên hay một số những trường hợp trên thì hãy thử những cách dưới này xem thế nào ạ. Một khi trầm cảm nặng quá rồi thì không phải vài ba ngày là hết mà có khi kéo dài tới vài ba năm mới dứt hẳn. Vì vậy chúng ta phải cố gắng lắm. 1. Nhặt rác (nhặt rác ở những nơi chúng ta thường ngày thấy và bỏ thùng. Phân loại được thì càng tốt) 2. Trồng ít nhất một cây xanh. (Ai có đất quê thì trồng được nhiều hơn càng tốt) 3. Quét dọn nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh gia đình, nơi công cộng hay bệnh viện những chỗ càng đông người sử dụng càng tốt (cái này mau hết bệnh nhất nè) 4. Làm những việc thiết thực mang niềm vui đến cho mọi người chung quanh. Dù là việc nhỏ nhất mà ta có cơ hội giúp thì cũng đừng nên từ chối. (Có thể đến những đám tiệc phụ bưng bê hoặc lăn vào trong bếp. Phục vụ mọi người cũng rất mau hết bệnh. Khi đó ta sẽ nhận được món quà rất bí mật nha) 5. Xây cầu đắp đường. (việc nhỏ hơn thiết thực hơn mà trong khả năng của ta đó là: Có đoạn đường nào chúng ta đi học đi làm hằng ngày bị ổ gà ổ chuột thì bỏ chút công sức ra đắp bằng cho mọi người đi an toàn. Cái này giá trị mãi tận về sau ta được lợi rất lớn) 6. Tập khí công. (Khí công căn bản là cố căn và một số phương pháp nạp khí. Theo nhịp 2, 3 và 5. Tụ khí nơi Hội âm. Giúp giảm stress và khỏe mạnh. Sinh nội lực) 7. Ăn uống và chạy bộ theo khí công nâng cao mỗi sáng và tối hai thời. (Chạy ba bước hít bằng mũi, 17 bước thở bằng miệng và cứ theo vòng lặp. Ăn nhiều khổ qua giúp ta ngủ ngon mỗi tối. Nhục thung dung cực âm)
Bài này thật bổ ích. Có khi em thấy mình cũng hơi hơi trầm cảm nên đã phải mua mấy con cá vàng về nuôi cho đầu óc thư giãn. Ngắm chúng bơi tung tăng trong bể lòng mình cũng nhẹ nhõm hơn, không biết phương pháp này có hữu hiệu với người khác không. Hì hì, em vui nhất là công đoạn cho cá ăn, dùng thìa đút vào mồm từng con một. Cũng vui vui. Nếu không phải vì biết tự tử là tội lớn đời người thì chắc em cũng die lâu lắm rồi. ^^
Mỗi bông hoa chỉ nở có một lần, tranh thủ lúc còn được hít thở và nhìn ngắm bầu trời thì kiếm gì lợi lạc mà làm, sau này nhắm mắt buông tay không phải hối tiếc.
Do lúc nãy đọc lại thấy bạn có nói đến chuyện tự tử, thì tôi thấy bệnh trầm cảm với tự sát nhiều khi không liên quan với nhau. Nhiều khi do con người thấy cuộc sống này quá đau khổ nên mới tự sát để giải thoát, thường là liên quan đến tiền bạc. Nên người tự sát chưa chắc trầm cảm, và ngược lại. Và do vậy chuyện trẻ em được cưng chiều nên bị trầm cảm và sau đấy tự sát nhiều khi chỉ là cái nhìn chủ quan của bạn.
Bạn có chắc là đã đọc kĩ từng chữ một? Ở đây mình đang nói về căn bệnh trầm cảm chứ không phân tích về việc tự sát. Tự sát nằm ở khía cạnh khác rồi bạn có chắc hỏi đúng vấn đề cần hỏi? Ở đây mình cũng chưa từng khẳng định rằng người tự sát chắc chắn phải mắc bệnh trầm cảm và người trầm cảm thì đều nhất định phải tự sát. Mình chỉ nói bệnh trầm cảm kéo dài quá lâu năm và quá nặng nề u uất tới mức độ nào đó không còn cứu vãn được nữa thì sẽ tìm tới cái chết. Đề tài đưa ra để nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn với mọi người chứ không phải tranh luận hơn thua vô ích.
Đang nóng bức, long thể bất an mà tự dưng hỏi câu này là quạu đó nha ông tướng. (Haha, cái này đùa) À thì mình cũng bảo là hơi hơi trầm cảm chứ đã hết thuốc chữa đâu nào. Làm gì cũng phải đấu tranh tư tưởng nữa chứ. Quan trọng là não cá vàng, chả bao giờ giận ai lâu được.