Một số đoạn mở bài cho các tác phẩm văn xuôi 12

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Anhquaann, 7 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Khi làm bài phân tích một tác phẩm văn học, việc có một mở bài hay và ấn tượng sẽ là điểm cộng rất lớn với người chấm thi, mở bài bài viết của bạn càng sâu sắc, càng mới mẻ thực càng dẫn tới hứng thú cho người đọc. Một mở bài hay không chỉ học sinh giỏi, chuyên Văn mới viết được mà bất cứ học sinh nào cũng có thể viết ra. Dưới đây là một số mở bài độc đáo các bạn có thể tham khảo cho bài phân tích các văn bản học kỳ 2 lớp 12:

    • Mở bài phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài

    * Mở bài 1

    Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài. Sau chuyến đi thực tế vào khu du kích của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong nhà văn đã hằn sâu những ấn tượng sâu sắc và tình cảm mãnh liệt. Hình ảnh "Tây Bắc đau thương và dũng cảm" đã thôi thúc ông viết nên Truyện Tây Bắc, trong đó tiêu biểu phải kể đến tác phẩm Vợ chồng A phủ đã thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân và con đường giải phóng của họ trong kháng chiến. Truyện mang nét đặc sắc bởi ngòi bút miêu tả sắc nét, khắc họa chân thật, làm nên một áng văn rất riêng trong một chủ đề chung của văn học thời đó.

    *Mở bài 2

    Nếu nói về một nhà văn luôn viết về cuộc sống, ắt phải nhắc đến Tô Hoài. "Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách Mạng." (Hà Minh Đức). Qua truyện ngắn đặc sắc Vợ chồng A Phủ, nhà văn đã thành công thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi dưới ách phong kiến, thực dân và con đường giải phóng của họ trong kháng chiến.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Vợ nhặt- Kim Lân

    *Mở bài 1

    Nạn đói năm 1945 ở nước ta là một thứ gì đó vô cùng khủng khiếp, chỉ trong vòng vài tháng đã giết chết hơn hai triệu người. Giữa hoàn cảnh khắc nghiệt và khốn cùng ấy, thận phận con người bất giác trở nên vô cùng rẻ rúng, điều đó được thể hiện rõ nét qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tùy tác giả không trực tiếp mô tả cảnh chết chóc thảm thương, cũng không trực tiếp nhắc đến tội ác của bọn đế quốc, nhưng tội ác của chúng cũng được phơi bày một cách thật ghê tởm và tình cảnh đói khát của người dân cứ thế được phô ra một cách đầy đau xót, để lại trong lòng độc giả nhưng ám ảnh và niềm suy tư sâu sắc.

    *Mở bài 2

    Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng nhà văn Tô Hoài lại khác, ông mang trong mình một ý niệm rất nhân văn, rằng sự sống nảy sinh từ trong cõi chết, rằng tận cùng đau khổ, hạnh phúc vẫn có thể sinh sôi. Trong khốn cùng, con người vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Và qua truyện ngắn "Vợ nhặt", đặc biệt là nhân vật người vợ nhặt, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc, ấn tượng về niềm tin, sự sống cùng khát vọng hạnh phúc, sống cho ra "người" của con người.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Rừng xà nu- Nguyên Ngọc

    Đầu năm 1965, trong không khí sục sôi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cảm nhận được ý chí bất khuất, tinh thần chiến đấu quật cường của con người Tây Nguyên một cách chân thực nhất, nhà văn Nguyên ngọc đã viết rừng xà nu kể về sự khiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên. Tác phẩm có quan hệ mật thiết với tình hình chiến sự thời điểm nó ra đời, nhưng giới hạn tư tưởng của nó cũng không hề bị ảnh hưởng khi mà truyện còn mang giá trị khái quát về chân lí lịch sử, về con đường giải phóng của nhân dân, truyện cũng đồng thời thể hiện phong cách sử thi lãn mạn của tác giả.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu

    * Mở bài 1

    Khi đất nước hòa bình lặp lại cũng là thời điểm mà nền văn học nước nhà bước sang một quỹ đạo mới. Ý thức được tầm quan trọng trong đổi mới tư duy văn học, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặc biệt hướng ngòi bút của mình đến các vấn đề thế sự, chuyển cảm hướng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp ông nhận ra đời sống con người bao gồm cả nững quy luật tất yếu khó lường. Ông day dứt về việc con người phải chấp nhận những nghịch lí không đáng có. Phía sau câu chuyện buồn được tái hiện ấy là một trái tim nhân hậu ấm áp niềm tin yêu, sự trân trọng những vẻ đẹp khuất lấp trong cuộc sống đời thường của người cầm bút.

    * Mở bài 2

    Nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn quan niệm "Văn học ra đời để gìn giữ trong từng con người một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy". Có lẽ vì vậy mà khi chứng kiến cảnh con người phải chịu những nghịch lý trái ngang, ông đã không cầm lòng được mà viết nên trang văn Chiếc thuyền ngoài xa mà suốt mãi những năm tháng sau này, người đọc vẫn còn thổn thức.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Số phận con người- Sô-lô-khốp

    Chiến tranh chống phát xít Đức kết thúc là lúc nhân dân Liên Xô bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhưng có thể nói, chỉ có nhà văn Sô-lô-khốp là người đầu tiên dám táo bạo tái hiện trong tác phẩm của mình cái nhìn thẳng thắn vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh. Số phận con người là tác phẩm viết về cuộc đời bất hạnh nhưng không bi lụy, viết về nhưng tổn thất, mất mát nhưng không bi thương. Mục đích "củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai" là quan điểm hiện thực giàu chất nhân văn khiến tác phẩm có sức thuyết phục to lớn.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Ông già và biển cả- Hê-minh-uê

    Hê-minh-uê là nhà văn Mỹ vĩ đại với tuyên ngôn nghệ thuật "con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại". Đoạn trích ông già và biển cả thuộc phần cuối của tiểu thuyết cùng tên của ông, là tác phẩm tiêu biểu cho lối viêt dung lượng câu chữ ít nhưng các "khoảng trống" được tác giả tạo lập ra thì nhiều. Cuộc chiến đấu và chinh phục cá kiếm thể hiện tài nghệ ý chí và nghị lực của ông lão. Đồng thời tác phẩm còn mang dư vị chua chát rằng khát vọng càng lớn, con người càng bị lệ thuộc vào nó và nhiều khi phải hủy hoại những thứ mình tin yêu và ngưỡng mộ.

    • Mở bài phân tích tác phẩm Thuốc -Lỗ Tấn

    Không chỉ là một nhà văn, Lỗ Tấn còn là một nhà cách mạng Trung Quốc. Thực trạng lạc hậu của đa số người dân và nỗi buồn đau của nhà văn trước thời kỳ cách mạng Tân Hợi được tái hiện qua tác phẩm Thuốc. Tác phẩm miêu tả sự ngu muội của quần chúng và nỗi buồn của nhà cách mạng, tác giả thương xót người dân ngu muội nhưng hiền lành, đồng thời căm ghét bọn người ngu muội nhưng xu phu bọn thống trị. Tác phẩm còn khéo léo thể hiện những đặc trưng của một truyện ngắn hiện đại, trở thành áng văn bất hủ.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...