Một số đề kiểm tra 15 phút môn địa lý lớp 10 - Học kì I - Có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cuộn Len, 12 Tháng một 2022.

  1. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Một Số Đề Kiểm Tra 15 Phút Môn Địa Lý Lớp 10 (Có Đáp Án) - Học Kì I

    [​IMG]


    Địa lý học kì I lớp 10, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần Địa lý tự nhiên.


    Hệ thống câu hỏi một số bài kiểm tra 15 phút dưới đâu bao gồm các câu hỏi ở bốn cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao giúp tổng hợp kiến thức các bài học của môn Địa lý 10 Học kì I.


    _Còn tiếp_
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Đề số 1 (trắc nghiệm)

    Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra nội lực là:

    A. Năng lượng trong sản xuất công nghiệp của con người.

    B. Năng lượng do triều cường, bão lớn sinh ra.

    C. Năng lượng của sự phân hủy của các chất phóng xạ trong lòng đất.

    D. Năng lượng do bức xạ Mặt trời thông qua khí hậu, nước.

    Câu 2: Kết quả rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đát là:

    A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên nhanh.

    B. Hiện tượng biển thoái so với đất liền.

    C. Diện tích của đồng bằng, châu thổ tăng lên.

    D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh.

    Câu 3: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

    A. Địa hào là một bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy.

    B. Núi lửa thường tương ứng với địa lũy.

    C. Dãy núi Con Voi là một địa lũy điển hình ở Việt Nam.

    D. Các dãy địa lũy thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy.

    Câu 4: Quá trình bóc mòn là:

    A. Quá trình phá hủy, Làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

    B. Quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

    C. Quá trình làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.

    D. Quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác.

    Nhận định nào chưa chính xác?

    Câu 5: Kết quả của phong hóa lý học là:

    A. Chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

    B. Phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.

    C. Chủ yếu làm cho đá vào khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.

    D. Phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng từ nơi khác.

    Câu 6: Những vùng có khí hậu lạnh, quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh chủ yếu do:

    A. Có gió mạnh, quanh năm băng tuyết bao phủ, làm đá bị vỡ ra.

    B. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.

    C. Chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn, làm cho đá bị vỡ ra.

    D. Khi nhiệt độ thấp, nước đóng băng sẽ tăng thể tích, tạo áp lực lớn lên thành khe nứt.

    Câu 7: Quá trình mài mòn có đặc điểm là:

    A. Làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng vật.

    B. Là quá trình diễn ra với tốc độ nhanh, nhất là trên bề mặt Trái Đất.

    C. Là quá trình diễn ra với tốc độ chậm, chủ yếu trên bề mặt Trái Đất.

    D. Dưới tác động của mài mòn các vật liệu được vận chuyển đi rất xa khỏi vị trí ban đầu.

    Câu 8: Quá trình phong hóa hóa học xảy ra mạnh nhất ở:

    A. Miền khí hậu cực và ôn đới hải dương ẩm.

    B. Miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và ôn đới lục địa.

    C. Miền khí hậu khô nóng và miền khí hậu lạnh.

    D. Miền khí hậu xích đạo, nhiệt đới gió mùa

    Câu 9: Dạng địa hình cac - x tơ (hang động) ở nước ta phát triển ở vùng:

    A. Tập trung đá vôi.

    B. Tập trung đá granit.

    C. Tập trung đá badan.

    D. Tập trung đá thạch anh.

    Câu 10: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:

    A. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành.

    B. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá.

    C. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển.

    D. Ở những vùng giá lạnh, quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà.

    Câu 11: Biểu hiện nào dưới đây không phụ thuộc quá trình vận chuyển do ngoại lực:

    A. Gió cuốn các hạt cát đi xa trên các vùng hoang mạc.

    B. Dòng sông vận chuyển phù sa để tạo nên các dạng địa hình bồi tụ.

    C. Dung nham phun ra từ miệng núi lửa khi núi lửa hoạt động.

    D. Hiện tượng trượt đất xảy ra ở miền núi sau những trận mưa lớn.

    Câu 12: Bồi tụ được hiểu là quá trình:

    A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ.

    B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.

    C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất.

    D. Tạo ra các mỏ khoáng sản.

    Câu 13: Các dạng địa hình tiêu biểu hình thành do tác động vận chuyển, bồi tụ của gió ở sa mạc là:

    A. Các nấm đá, bãi cát ven biển.

    B. Các cột đá, bãi bồi ven sông.

    C. Các ốc đảo, cồn cát.

    D. Các cồ cát, đụn cát.

    Câu 14:
    Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như:

    A. Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong.

    B. Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

    C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.

    D. Các cột đá, các vịnh biển, hàm ếch sóng vỗ.

    Câu 15: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện đầy đủ qua các quá trình nào dưới đây:

    A. Phong hóa, bóc mòn, động đất, bồi tụ.

    B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, uốn nếp.

    C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, bồi tụ.

    D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

    Câu 16: Dãy núi Con Voi ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng:

    A. Đứt gãy.

    B. Biển tiến.

    C. Uốn nếp.

    D. Nâng lên, hạ xuống.

    Câu 17: Ở vùng núi đá vôi Ninh Bình thường gặp những hàm ếch vách đá dấu nhà nước biển ở những thời kì địa chất xa xôi đó là dấu vết của:

    A. Vận động nâng lên.

    B. Hiện tượng uốn nếp.

    C. Hiện tượng đứt gãy.

    D. Vận động hạ xuống.

    Câu 18: Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào dưới đây:

    A. Sóng thần, biển tiến.

    B. Động đất, núi lửa.

    C. Núi lửa, sóng thần.

    D. Động đất, hẻm vực.

    Câu 19: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?

    A. Vận động nâng lên, hạ xuống của trái đất.

    B. Khúc uốn của sông do tác động của động đất.

    C. Vùng trũng của địa hình dưới tác động của con người.

    D. Các vận động đứt gãy, tách giãn của địa hình.

    Câu 20: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là:

    A. Nguồn năng lượng từ đại dương.

    B. Nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

    C. Nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

    D. Nguồn năng lượng từ lòng đất.

    Đáp án

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. C

    2. B

    3. B

    4. C

    5. B

    6. D

    7. C

    8. D

    9. A

    10. B

    11. C

    12. A

    13. D

    14. B

    15. D

    16. A

    17. A

    18. B

    19. D

    20. C


    _Còn tiếp_
     
    Chỉnh sửa cuối: 18 Tháng một 2022
  4. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Đề số 2 (trắc nghiệm)

    Câu 1: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là:

    A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.

    B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.

    C. Ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường.

    D. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Câu 2: Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là:

    A. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố nhỏ.

    B. Dân cư thành thị có xu hướng di cư về nông thôn.

    C. Dân cư nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.

    D. Lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.

    Câu 3: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do:

    A. Các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).

    B. Tác động của các loại đất, nhóm đất.

    C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

    D. Các nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.

    Câu 4: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa:

    A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.

    B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

    C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.

    D. Ở nông thôn, hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động.

    Câu 5: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ không mang đến thuận lợi nào?

    A. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

    B. Nguồn lao động dồi dào.

    C. Tạo sức hút đầu tư lớn.

    D. Phát triển y tế, giáo dục.

    Câu 6: Tại sao vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số thấp?

    A. Núi cao, hoang mạc khắc nghiệt.

    B. Băng tuyết, núi và cao nguyên nhiều.

    C. Hoang mạc, khí hậu giá lạnh.

    D. Rừng rậm phát triển, khí hậu băng tuyết.

    Câu 7: Đặc trưng nào dưới đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?

    A. Tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp và giảm

    B. Phúc lợi người già càng lớn.

    C. Thiếu lao động, nguy cơ suy giảm dân số.

    D. Nhu cầu về giáo dục, sinh sản lớn.

    Câu 8: Dân số thế giới tăng hay giảm là do:

    A. Sinh đẻ và tử vong.

    B. Số trẻ tử vong hằng năm.

    C. Số người nhập cư.

    D. Số người xuất cư.

    Câu 9: Tại sao tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng?

    A. Môi trường sống thuận lợi.

    B. Dễ kiếm việc làm.

    C, Thu nhập cao.

    D. Đời sống khó khăn, mức sống thấp.

    Câu 10: Vì sao lối sống đô thị ngày nay càng phổ biến rộng rãi?

    A. Kinh tế ở nông thôn ngày càng phát triển.

    B. Dân cư thành thị di cư về nông thôn mang theo lối sống thành thị.

    C. Dân cư nông thôn ra thành phố làm việc ngày càng nhiều.

    D. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

    Câu 11: Đô thị hóa là một quá trình tích cực khi:

    A. Dân tự phát di cư vào đô thị.

    B. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

    C. Gắn liền với công nghiệp hóa.

    D. Quy mô các đô thị không quá lớn.

    Câu 12: Hai đồng bằng lớn ở nước ta có mật độ trung bình chênh nhau 3 lần. Điều này có thể giải thích bởi lý do:

    A. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

    B. Điều kiện về tự nhiên.

    C. Tính chất của nền kinh tế.

    D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

    Câu 13: Nước ta có diện tích 331212 km², dân cư 90 triệu dân, vậy mật độ dân số nước ta là:

    A. 227 người/km²

    B. 722 người/km²

    C. 277 người/km²

    D. 272 người/km²

    Câu 14: Tại sao tỉ trọng dân cư của một số châu lục giảm?

    A. Số dân Châu Âu giảm nhanh.

    B. Tốc độ tăng dân số các châu lục không đều.

    C. Dân số các châu lục đều tăng bằng nhau.

    D. Số dân Châu Phi giảm mạnh.

    Câu 15: Vùng Đông Bắc của Hoa Kì là nơi có dân cư tập trung đông so với các vùng khác, nguyên nhân chủ yếu là do:

    A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

    B. Trình độ phát triển kinh tế.

    C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

    D. Cơ sở hạ tầng hiện đại.

    Câu 16: Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng quan trọng nhất đến tỉ suất sinh của một quốc gia?

    A. Tự nhiên - sinh học.

    B. Phát triển kinh tế - xã hội.

    C. Phong tục tập quán.

    D. Tâm lý xã hội.

    Câu 17: Khu vực dân cư phân bố trù mật nhất là:

    A. Tây Âu, Nam Á, Đông Nam Á và Nam Á.

    B. Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Bắc Phi, Tây Nam Á.

    C. Nam Mĩ, Bắc Á, Ô-xtrây-li-a, Nam Phi.

    D. Các đảo phía bắc, ven xích đạo, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

    Câu 18: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở

    A. Châu Mĩ.

    B. Châu Phi.

    C. Châu Đại Dương.

    D. Châu Á.

    Câu 19: Cho biết dân số của một quốc gia năm 2019 có 985 triệu người nam và 872 triệu người nữ. Tỉ số giới tính của quốc gia đó là:

    A. 113%, cứ 100 nam có 113 nữ.

    B. 112%, cứ 112 nam có 100 nữ.

    C. 113%, cứ 113 nam có 100 nữ.

    D. 112%, cứ 100 nam có 112 nữ.

    Câu 20: Những nơi chủ yếu dân cư tập trung đông đúc là:

    A. Có đất đai màu mỡ, có mức độ tập trung công nghiệp cao.

    B. Có địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, có tiềm năng du lịch.

    C. Có lượng mưa rất lớn, nền nông nghiệp phát triển cao.

    D. Gần biển, có công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển.

    Đáp án


    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. C

    2. D

    3. C

    4. B

    5. D

    6. B

    7. D

    8. A

    9. D

    10. C

    11. C

    12. D

    13. D

    14. B

    15. A

    16. B

    17. A

    18. D

    19. C

    20. A

    _Còn tiếp_
     
  5. Cuộn Len

    Bài viết:
    475
    Đề số 3 (trắc nghiệm)

    Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ở nước ta?

    A. Quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.

    B. Mưa phùn vào cuối đông, mưa ngâu vào tháng bảy.

    C. Các địa phương lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng.

    D. Địa hình bờ biển Trung bộ bị chia cắt, nhiều vũng vịnh.

    Câu 2: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển ở nước ta?

    A. Quá trình hình thành đất chủ yếu là quá trình feralit.

    B. Đất ở vùng Tây Nguyên chủ yếu là đất đỏ bazan.

    C. Ven biển miền Trung đất cát pha thích hợp trồng cây ngắn ngày.

    D. Ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, ven biển là đất mặn.

    Câu 3: Ý nào dưới đây là biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển?

    A. Diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.

    B. Vùng ôn đới, vào mùa xuân băng tuyết tan cung cấp nước cho sông ngòi.

    C. Lá cây phân hủy cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.

    D. Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.

    Câu 4: Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào dưới đây?

    A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở.

    B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do đất chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.

    C. Ven biển nhiều vũng vịnh đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động.

    D. Vùng đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa nên mưa phùn hoạt động trồng được cây ôn đới.

    Câu 5: Sông ngòi ở miền khí hậu nóng, nguồn cung cấp nước chủ yếu là?

    A. Băng tan.

    B. Tuyết rơi.

    C. Nước ngầm.

    D. Nước mưa.

    Câu 6: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân"?

    A. Khí hậu ôn đới lục địa.

    B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.

    C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

    D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.

    Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng?


    A. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dốc của lòng sông.

    B. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào chế độ của dòng sông.

    C. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bề ngang của dòng sông.


    D. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào lưu lượng nước trong lòng sông.


    Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm mực nước lũ các sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh là do?

    A. Sông lớn, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.

    B. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.

    C. Sông lớn, lòng sông rộng và lãnh thổ hẹp ngang.

    D. Sông nhỏ, nhiều thác ghềnh và mưa kéo dài nhiều ngày.

    Câu 9: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 90° thì?

    A. Dao động thủy chiều lớn nhất.

    B. Sóng biển xảy ra yếu nhất.

    C. Dao động thủy chiều nhỏ nhất.

    D. Sóng biển xảy ra mạnh nhất.

    Câu 10: Vùng biển nước ta có trữ lượng lớn về thủy sản do có sự xuất hiện của các dòng biển?

    A. Dòng biển nóng.

    B. Dòng biển nóng, lạnh theo mùa.

    C. Dòng biển lạnh.

    D. Dòng biển chảy từ vùng xích đạo.

    Câu 11: Ở vĩ độ cao của bán cầu Bắc, nhìn chung các dòng biển có đặc điểm nào sau đây?

    A. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển nóng.

    B. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển lạnh, ven bờ Tây là dòng biển nóng.

    C. Chảy ven bờ Đông các lục địa là dòng biển nóng, ven bờ Tây là dòng biển lạnh.

    D. Chảy ven bờ Đông và bờ Tây các lục địa đều là các dòng biển lạnh.

    Câu 12: Ở đai tuyến bờ tây lục địa có dòng lạnh tạo cho khí hậu:

    A. Mưa rất nhiều.

    B. Mưa tương đối ít.

    C. Khô hạn dễ sinh ra hoang mạc.

    D. Cao ẩm, ít mưa.

    Câu 13: Hình thành do gió thổi khiến những giọt nước biển chuyển động lên cao rơi xuống va đập vào nhau là nguyên nhân hình thành

    A. Sóng thần.

    B. Sóng lửng.

    C. Sóng bạc đầu.

    D. Sóng biển.

    Câu 14: Nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố các dòng biển lạnh trên Trái Đất?

    A. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các lục địa chảy về xích đạo.

    B. Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.

    C. Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực.

    D. Xuất phát từ hai chí tuyến Bắc (Nam) gần bở đông các đại dương chảy về phía cực.

    Câu 15: Tại sao chế độ nước sông của hệ thống sông Hồng thất thường hơn hệ thống sông Cửu Long?

    A. Diện tích nhỏ, sông có độ dốc lớn, đổ ra nhiều cửu.

    B. Diện tích lớn, sông có dạng hình lông chim, có độ dốc lớn.

    C. Phần lớn chảy trên Việt Nam, sông dốc, có dạng hình nan quạt.

    D. Địa hình thấp, mưa bão lớn, đổ ra chỉ có ba cửa sông lớn.

    Câu 16: Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Ngô Quyền đã đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ lợi dụng hiện tượng nào dưới đây của thủy triều?

    A. Triều cường.

    B. Triều kém.

    C. Chế độ nhật triều.

    D. Chế độ bán nhật triều.

    Câu 17: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

    A. Gió thổi quá mạnh.

    B. Nhiệt độ quá cao.

    C. Độ ẩm quá thấp.

    D. Thiếu ánh sáng.

    Câu 18: Khí hậu ôn đới hải dương có kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính nào sau đây?


    A. Rừng lá kim. Đất pôtđôn.

    B. Thảo nguyên. Đất đen.

    C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp. Đất nâu và xám.

    D. Rừng cận nhiệt ẩm. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm.

    Câu 19: Nhân tố địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật ở vùng núi thông qua đặc điểm nào dưới đây?

    A. Đặc điểm bề mặt địa hình.

    B. Độ cao và hướng các dãy núi.

    C. Độ dốc địa hình.

    D. Độ cao và hướng sườn.

    Câu 20: Nước và độ ẩm không khí là nhân tố tạo môi trường

    A. Thúc đẩy sự phá hủy các chất diệp lục của thực vật.

    B. Hạn chế sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.

    C. Thúc đẩy quá trình quang hợp và phát triển của sinh vật.

    D. Thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển mạnh của sinh vật.


    Đáp án

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. C

    2. A

    3. D

    4. A

    5. D

    6. A

    7. B

    8. B

    9. C

    10. B

    11. B

    12. C

    13. C

    14. B

    15. C

    16. C

    17. C

    18. C

    19. D

    20. D


    _Hết_
     
    Chỉnh sửa cuối: 13 Tháng hai 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...