Một Số Đề Nlxh Ôn Thi Tn Thptqg

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi hoanganh79, 20 Tháng bảy 2023.

  1. hoanganh79

    Bài viết:
    67
    Đề 1: Bàn về tinh thần trách nhiệm

    I. Mở đoạn:

    - Cách 1: Tinh thần trách nhiệm là trong những phẩm chất đáng quý của con người.

    - Cách 2: Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng mong muốn thành công. Và một trong những yếu tố dẫn đến thành công là tinh thần trách nhiệm.

    II. Thân đoạn

    * Giải thích: Tinh thần trách nhiệm là ý thức làm tốt công việc được giao phó; hoàn thành bổn phận, nghĩa vụ; dám làm dám chịu, không đổ lỗi..

    *Bàn luận

    - Nêu ngắn gọn, khái quát biểu hiện cua tinh thần trách nhiệm: Làm tròn trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.

    - Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm

    + Với bản thân:

    Luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để hoàn thành tốt công việc. Từ đó, sẽ làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện, trưởng thành, phát huy được năng lực vốn có vànăng lực tiềm ẩn.

    Tạo nên động lực, sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua khó khăn, thử thách, trở ngại để đạt được mục tiêu, dành được kết quả tốt đẹp. Đó cũng nguyên nhân dẫn đến thành công.

    Từ đó khẳng định giá trị của bản thân.

    Nhận được sự tin tưởng, tôn trọng của mọi người, tạo nên chữ tín. Từ đó sẽ được trao thêm cơ hội.

    + Với xã hội: Đem lại, đóng góp những giá trị tốt đẹp, tích cực, hữu ích cho cộng đồng; thúc đẩy xã hội phát triển, văn minh.

    + Ngược lại, nếu thiếu tinh thần trách nhiệm thì để lại hậu quả khôn lường.

    + Trong thực tế xã hội hôm nay có một bộ phận những kẻ sống, hành động vô trách nhiệm và cần phải lên án.

    - Bài học nhận thức và hành động: Là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta phải cần rèn luyện, trau dồi tinh thần trách nhiệm; hãy làm những việc có ích từ việc nhỏ đến việc lớn.

    Đề 2. Bàn về lòng trung thực

    I. Mở bài:

    + Mở bài 1: Lòng trung thực là một trong những phẩm chất đáng quý của con người (Nên sử dụng cho mở đoạn)

    + Mở bài 2: Sêcxpia cho rằng: "Trung thực là di sản quý giá nhất của con người". Đúng vậy, nó là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần phải có. (Sử dụng được cho mở đoạn và mở bài)

    + Mở bài 3: Trong vở kịch "Hăm-lét", tác giả Sêcxpia đã ca ngợi: Kì diệu thay là con người. Đúng vậy, con người là sản phẩm tuyệt mĩ mà tạo hóa sinh ra. Nhưng để xứng đáng với danh xưng đó thì mỗi người phải tự mình rèn luyện, trau dồi, hoàn thiện cho bản thân những phẩm chất tốt đẹp. Mà một trong đức tính quý giá cần phải có là lòng trung thực. Nó như chương đầu tiên của cuốn sách mang tên sự khôn ngoan (Chỉ dùng cho mở bài)

    II. Thân bài:

    1. Giải thích


    - Lòng trung thực (từ điển Tiếng Việt) : Thật thà, không gian dối, ngay thẳng, không làm sai với sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; dám đối diện với bản thân, thừa nhận khuyết điểm, lỗi lầm..

    - Khẳng định: Đây là phẩm chất tốt đẹp, đức tính quý báu mà mỗi người cần có.


    2. Bàn luận

    - Nêu ngắn gọn biểu hiện của lòng trung thực trên các phương diện của đời sống: Bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội.

    - Bàn ý nghĩa của lòng trung thực:

    + Sẽ làm cho con người có nhận thức đúng đắn, hành động phù hợp với chuẩn mực, đúng với pháp luật, đạo đức, lương tâm. Lòng trung thực sẽ kiến tạo nên các phẩm chất tốt đẹp khác như: Dũng cảm, lòng tự trọng, cương trực, trách nhiệm.. Từ đó giúp mình hoàn thiện bản thân, trau dồi nhân cách, làm cho mình trưởng thành tốt đẹp hơn.


    + Sống trung thực sẽ tạo nên tinh thần dũng cảm, hun đúc bản lĩnh, dám đấu tranh với phút yếu mềm của bản thân, đối diện và thừa nhận khuyết điểm, sai trái; dám đứng lên chống lại những bất công, giả dối trong xã hội, để từ đó kiến tạo những giá trị tốt đẹp.

    + Lòng trung thực giúp chúng ta sống và làm việc bằng chính năng lực của mình, luôn cố gắng không ngừng -> phát huy được bản thân, đạt kết quả tốt.

    + Có được sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm hồn, có niềm vui, an nhiên, thoải mái, có tư thế sống đàng hoàng.

    + Nhận được tình cảm quý mến, sự tin cậy, tôn trọng của mọi người dành cho mình.


    + Đóng góp có giá trị tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh, công bằng hơn.

    - Phản biện

    + Nếu không trung thực thì hậu quả sẽ ra sao? (Viết khái quát, ngắn gọn)

    + Trung thực, ngay thẳng là cần thiết nhưng tùy từng hoàn cảnh, trường hợp mà có sự ứng xử linh hoạt, mềm dẻo.

    + Trung thực phải gắn sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn.

    3. Liên hệ với thực tế và rút ra bài học nhận thức, hành động.


    Đề 3: Lòng tự trọng

    1, Giải thích

    Lòng tự trọng

    - Ý thức được giá trị tốt đẹp, danh dự, năng lực, phẩm giá của bản thân. Từ đó biết coi trọng, trân trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

    - Lòng tự trọng là phẩm chất quý giá cần phải có của mỗi con người.

    2. Bàn luận

    - Nêu khái quát, trên những nét lớn về biểu hiện của lòng tự trọng

    - Bàn về ý nghĩa của lòng tự trọng:


    + Lò ng tự trọng giúp ta nhận thức đúng về bản thân, xác lập giá trị đích thực của sự sống, có lẽ sống, lí tưởng sống tốt đẹp, tích cực.

    + Khi có lòng tự trọng, con người sẽ hành động đúng, có lối sống đẹp đẽ, phù hợp với đạo đức, pháp luật, chuẩn mực của xã hội. Lòng tự trọng là khởi nguồn, tiền đề để hình thành các phẩm chất tốt đẹp khác: Trung thực, tinh thần trách nhiệm, vị tha, sống tử tế.. Lòng tự trọng sẽ giúp chúng ta sống và làm việc bằng chính năng lực của mình, phát huy cao độ bản thân .

    - > Từ đó, sẽ ngày càng hoàn thiện và trau dồi nhân cách, khẳng định được giá trị của bản thân.

    + Lòng tự trọng tạo nên động lực, sức mạnh tinh thần to lớn để con người vượt qua khó khăn thử thách, những cám dỗ, phút giây yếu mềm.


    + Lòng tự trọng sẽ giúp ta biết tôn trọng người khác. Khi biết coi trọng chính mình sẽ giúp ta thấu hiểu và nhận ra được những giá trị tốt đẹp của người khác, biết rằng họ cũng cần được tôn trọng; khi mình yêu thương bản thân thì sẽ hiểu rằng người khác cũng muốn được yêu thương, đối xử tử tế như vậy.

    - > tạo nên các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân thiện, ấm áp; sẽ nhận được tình cảm quý mến, tôn trọng của mọi người dành cho mình.

    + Thúc đẩy xã hội phát triển văn minh, tốt đẹp hơn.

    - Nếu không có lòng tự trọng thì sao? (viết gọn)

    - Phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao tự đại, kiêu ngạo..

    - Để có lòng tự trọng chúng ta phải làm gì?

    3. Rút ra bài học về nhận thức và hành động
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...