Mở bài bằng lí luận văn học tác phẩm Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 5 Tháng bảy 2022.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Mở bài bằng lý luận văn học cho tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

    Bài 1

    [​IMG]

    "Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

    Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu."

    Tứ trước đến nay, miền thiêng liêng nơi núi rằng Tây Bắc luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho biết bao tác phẩm văn học. Là một vùng đất với thiên nhiên và đời sống con người đầy đẹp đã và nhiều góc khuất trong những năm đầu đất nước xây dựng lại, có không ít người là cầm bút đến vùng đất này để kiếm kiếm những nguồn cảm hứng sáng tác. Hòa chung dòng người đi tìm lại những cảm xúc bất tận ấy, người suốt đời đi tìm cái đẹp - Nguyễn Tuân, cũng xuôi về miền đất hứa này với những chuyến đi thực tế, với một mong ước lột tả được những nét đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây. Để rồi, cuối cùng tập "Sông Đà" ra đời trong niềm hy vọng ấy, tác phẩm được ví như là linh hồn của tập tùy bút này, "Người lá đò sông Đà" mang đậm cái nông của người thi nhân tài hoa uyên bác ấy. Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công con sông của núi rừng Tây Bắc với những nét hùng vĩ đặc trưng đây hung bạo nhưng cũng chẳng kém phần thơ mộng, trữ tình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng một 2023
  2. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Mở bài bằng lý luận văn học cho tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

    Bài 2

    [​IMG]


    "Sông chảy qua, lòng vang lên lời hát

    Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao"

    Bao nhiêu năm nay, Đà Giang luôn là một "nàng thơ" cho biết bao trang văn, trang thơ của nền thi ca, văn học Việt Nam. Đã có không ít những người viết về Đà Giang, nhưng rất ít người vì dòng Đà Giang mà lặn lội đến thăm. Thế nhưng có một con người, vì theo đuổi cái đẹp, đã đến tận vùng núi Tây Bắc để ngắm nhìn con sông Đà trong lời thơ của bao người. Để rồi thiên nhiên, cảnh vật và con người ở Tây Bắc, ở sông Đà đã sống lại bên trong tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân. Dòng Đà Giang hùng vĩ ấy đã sống dậy với nét hung bạo hòa cùng nét trữ tình, thơ mộng. Không những thế, con người sống với Đà Giang, tồn tại với Đà Giang cũng được khắc họa rõ nét trong "Người lái đò sông Đà". Đây là một trong những tác phẩm hay nhất của ông, tạo nên những áng văn tuyệt đẹp, để lại rất nhiều nỗi niềm trong lòng người đọc.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng tám 2024
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Mở bài bằng lý luận văn học cho tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

    Bài 3


    [​IMG]

    Grandi đã từng nói rằng: "Không có nghệ thuật nào là không hiện thực" bởi lẽ cuộc sống này chính là điểm khởi đầu để nhà văn nhà thơ chấp bút, tạo nên những nét văn chương đẫm dấu ấn cá nhân và nét đặc trưng của thời đại. Dù là bất cứ loại hình nghệ thuật nào, thì hiện thực cũng là cái cốt lõi tạo tên giá trị của nó, nhất là trong phương diện văn học. Văn chương chỉ thật sự đi vào lòng người khi nó mang giá trị cuộc sống, mang đủ màu sắc của một kiếp nhân sinh. Bởi thế, văn chương luôn đòi hỏi một tác phẩm văn học phải có nét hiện thực ẩn sâu bên trong mình. Và tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân đã làm được điều ấy. Khi mà tác phẩm này khắc họa hoàn hảo nét đẹp của thiên nhiên, rằng núi và con người Tây Bắc. Một cuộc sống chân thật của người dân lam lũ hòa cùng cảnh đẹp hoang sơ trữ tình của Đà Giang.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...