MỞ BÀI BẰNG LÍ LUẬN VĂN HỌC 1. Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy.. đã khẳng định: . 2. Này là gió thổi khúc tình ca khẽ lay động những bông cúc dại đang nằm ủ rũ bên vệ đường vươn mình đón cái vuốt ve ngọt ngào của gió. Này là bầu trời nhẹ nhàng lững lờ để lộ những đám mây ánh hồng trong ánh nắng hoàng hôn. Này là những giọt nước mắt thoát ra từ trong sách vào cuộc đời để gột rửa bao cằn cỗi sỏi đá để làm mát lòng nhân thế, để những điều hồn khẽ trở mình như những bong bóng mưa len lỏi trên khắp lôsi về. Có phải vậy không mà hàng ngàn năm nay văn chương cuộn mình trong cái dòng máu nóng hổi của tình yêu, tình người nồng thắm. Bao quan niệm độc đáo về văn chương nghệ thuật được đưa ra. Từ biêlinxki đến Sêchxpia, Victo Huygo.. và giờ đây.. đã góp thêm một tiếng nói để hình thành những mảnh ghép độc đáo về nghệ thuật. 3. "Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu". Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Nói như: 4. Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên sông. Nước chảy thuyền trôi.. Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian, không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước. Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như: 5. Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp trong từng trang thơ. Nói như: 6. Nhà thơ puskin từng viết "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm". Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca. Một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút. Và nhà văn.. đã để tiếng lòng mình cất lên, để linh hồn tác phẩm.. bay lên qua hình tượng nhân vật.. 7. Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói như: 8. "Văn học đối với tôi là một hiện tượng đẹp đẽ nhất trên thế giới" (Pautopxky). Kỳ diệu làm sao khi cảm xúc được ngân lên thành thơ, thành nhạc, khi tiếng lòng ta được xuôi bóng trong những mảnh hồn thơ ca. Văn học sinh ra để cho đời thêm hoa thơm trái ngọt, cho sự sống vút cao trên mỗi trang văn, trang thơ. Từ văn học dân gian tới văn học viết, từ truyện ngắn tới thơ.. Tất cả đều đóng đinh vào thời gian một giá trị vĩnh cửu: Hướng con tới cõi Thiện.. 9. Còn gì đẹp hơn khi nhà văn viết về cuộc sống để ca ngợi con người? Văn chương thật lớn lao và đầy ý nghĩa khi đi sâu và khám phá từng cảm giác, suy nghĩ, chiều sâu nội tâm để từ đó ta yêu quý, trân trọng những con người bình dị nhất, để ta phải giật mình, sửng sốt khi nhận ra vẻ đẹp lấp lánh ẩn chứa bên trong những hình hài tưởng như gàn dở xấu xa. Đó là lúc nhà văn lý giải cuộc sống theo cách của riêng mình. Vậy nên, trong sáng tác văn chương "nhà văn có thể viết về bóng tối nhưng từ bóng tối phải hướng đến ánh sáng". Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà.. đã viết lên.. để gửi gắm vào cuộc sống những giá trị nhân văn cao cả. 10. Thế giới thiên nhiên đẹp và quyến rũ lòng người bởi những thung lũng đầy ánh sáng và cây cỏ, bởi những làn sóng biển rì rầm suốt ngày đêm, những dãy núi cao hùng vĩ cũng giống như điểm nhấn của tạo hóa giữa thiên nhiên tươi đẹp. Nó thử thách ý chí, nghị lực của người muốn chinh phục. Văn học cũng vậy, nó đi vào thượng tầng kiến trúc của cuộc đời như một xương sống vô cùng quan trọng. Bởi "văn học chẳng những giúp ta nhận ra cái thiện cái ác cái đúng và cái sai ở đời mà còn khơi dậy ở ta những tình cảm thẩm mỹ phong phú và đa dạng".. 11. Giáo sư Nguyễn Đăng mạnh đã từng nhận xét: "Ở truyện ngắn mỗi chi tiết đều có vị trí quan trọng như mỗi chữ trong bài thơ tứ tuyệt. Trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy. Đúng thế, văn chương là một loại hình nghệ thuật buộc người nghệ sĩ phải sàng lọc chắt chiu từng hạt bụi quý giữa cuộc sống bộn bề ngoài kia để lúc lên những bông hồng vàng văn chương đưa vào trang viết. Những chi tiết ấy phải thật cô đọng, dồn nén và có sức khái quát cao. Như ai đó đã từng quan niệm.. 12." Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra ". (Andecxen). Vậy là thế giới huyền diệu lung linh của cổ tích mà bao lần tuổi thơ đã hằng mơ ước được tìm đến lại chính là cuộc sống gần gũi quanh đây. Cuộc sống với những âm thanh muôn sắc, với những hình ảnh muôn màu lại chính là chiếc nôi nâng giấc cho những trang truyện, trang thơ. Văn học bắt nguồn từ cuộc đời giống như những hạt nảy mầm trên đất mẹ rồi tỏa hương tô sắc cho cuộc sống thêm xinh tươi. Đó dường như đã trở thành quy luật bất diệt của văn chương, nghệ thuật.. 13. Những vần thơ của anđecxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng odenzo- nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã từng gieo đậu vào tâm hồn nhà văn Pautopxky niềm cảm xúc mãnh liệt. Thơ ca -hai chữ diệu kỳ mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa vẹn tròn, hoàn chỉnh. Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động xuyến xao. Phải chăng, thơ là"... " 14. Thơ ca khơi dậy trong lòng tay lớp lớp những đợt sóng cuốn trào của muôn vàn cung bậc tình cảm: Yêu đương, căm giận, xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bâng khuâng. Thơ không phải là một thứ tôn giáo cao siêu, huyền bí cũng không phải là những ghi chép tủn mủn, vặt vãnh vô giá trị về cuộc đời, về con người quanh ta. Thi sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng thép kín, nếu không mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời. Bởi" nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ ".. 15. Như con ong hút ngàn vạn nhụy hoa mới tạo thành được một giọt mật. Con trai chịu bao đau đớn, xót lòng vì" bụi rậm biển khơi "để tạo nên viên ngọc ánh ngời. Sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ cũng là một công việc cực nhọc và vô cùng gian khổ. Một người nghệ nhân điêu khắc không thể cứ nhìn nguyên mẫu rồi mô phỏng lại trên chất liệu mình đã chọn hay họa sĩ cũng không chỉ quan sát đời sống đi rồi tái hiện lại bằng những đường nét màu sắc vô cảm, vô hồn và đặc biệt nhà văn càng không thể chỉ dùng những vốn ngôn ngữ của mình như một trò chơi" du hí "ghi lại những cảnh" mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông.. "mà họ phải là" người thư ký trung thành của thời đại ". Chính vì vậy.. 16. Nhà thơ như chàng Samet đi nhặt những hạt bụi quý trong cuộc đời mênh mông vô tận để làm nên những bông hồng vàng giá trị Bông Hồng vàng đem lại niềm vui, cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ. Cái đẹp trong văn học là" cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật "(Thạch Lam). Từ chính hiện thực cuộc sống, nó phải đi qua một tâm hồn và trí tuệ, người làm thơ để cho người đọc một bài học" thông nhìn và thưởng thức". Và, khi đọc những vần thơ của.. ta cảm thấy cuộc sống tràn đầy trong trái tim mình.