Ma trận đề kiểm tra môn sinh học 7 năm học 2021 – 2022 có đáp án

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thanhminhthuy, 12 Tháng hai 2022.

  1. thanhminhthuy Văn học là nhân học

    Bài viết:
    18
    MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    MÔN SINH HỌC 7

    NĂM HỌC 2021 – 2022

    *Ma trận đề kiểm tra.

    Chủ đề

    (chương/bài)

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thấp

    Vận dụng cao

    Tổng

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Chương I: Ngành động vật nguyên sinh

    - Nhận biết đặc điểm của các động vật nguyên sinh.

    - Biết được đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    0, 5

    1

    10%

    1

    0, 5

    5%

    0, 5

    1

    10%

    2

    2, 5

    25%

    Chương II: Ngành ruột khoang

    - Đặc điểm cấu tạo của ruột khoang.

    Hiểu được vai trò ngụy trang để tự vệ của

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    3

    1, 5

    15%

    2

    1, 0

    10%

    5

    2, 5

    25%

    Chương III: Các ngành giun

    - Biết được đặc điểm thích nghi của sán lá gan.

    - Vận dụng kiến thức để có biện pháp phòng chống giun sán.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    2

    1, 0

    10%

    1

    2, 0

    20%

    3

    3, 0

    30%

    Chương V. Ngành chân khớp

    Chứng minh vai trò của lớp Giáp xác?

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    1

    2

    20%

    1

    2, 0

    20%

    Tổng

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    3

    1, 5

    15%

    0, 5

    1, 0

    10%

    5

    2, 5

    25%

    0, 5

    1, 0

    10%

    1

    2, 0

    20%

    1

    2, 0

    20%

    11

    10

    100%

    * Đề kiểm tra từ ma trận.

    I. Phần trắc nghiệm khách quan (4, 0 điểm).

    *. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

    1. Cơ thể động vật nguyên sinh chứa 2 nhân là:

    A. Trùng biến hình.

    B. Trùng roi.

    C. Trùng giày.

    D. Trùng kiết lị.

    2. Loại tế bào làm nhiệm vụ che chở và bảo vệ cho thuỷ tức là:

    A. Tế bào mô cơ - tiêu hóa.

    B. Tế bào gai.

    C. Tế bào mô bì - cơ.

    D. Tế bào hình sao.

    3. Để tự vệ, khi gặp điều kiện bất lợi, ở động vật nguyên sinh có hiện tượng:

    A. Tạo chân giả.

    B. Kết bào xác.

    C. Tạo bào tử.

    D. Tạo vỏ kitin.

    4. Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?

    A. Cơ thể có nhiều tua.

    B. Ruột dạng túi.

    C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới.

    D. Màu sắc cơ thể sặc sỡ.

    5. Giun đũa không bị tiêu hóa trong ruột non người là do:

    A. Giun đũa có lớp vỏ cuticun bao bọc bên ngoài

    B. Enzim trong ruột không đủ mạnh để tiêu hóa giun đũa.

    C. Giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh.

    D. Giun lẩn tránh được enzim nên không bị tiêu hóa.

    Câu 6: Khi mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất để:

    A. Hô hấp. C. Dễ dàng bơi lội

    B. Tìm nơi ở mới D. Tìm thức ăn.

    Tế bào gai.

    7. Thành cơ thể thuỷ tức có cấu tạo

    A. 2 lớp tế bào và tầng keo ở giữa B. 1 lớp tế bào

    C. 2 lớp tế bào D. 3 lớp tế bào

    8. Đặc điểm về lối sống của sán lá gan

    A. Sống dị dưỡng B. Sống kí sinh

    C. Sống dị dưỡng và sống kí sinh D. Sống tự dưỡng

    Phần II: Tự luận. (6, 0 điểm)

    Câu 9. (2 điểm) Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành động vật nguyên sinh?

    Câu 10. (2 điểm) Lấy ví dụ chứng minh vai trò của lớp Giáp xác?

    Câu 11. (2 điểm) Trình bày vòng đời phát triển của giun đũa và nêu cách phòng chống bệnh giun sán?



    *Đáp án và biểu điểm.

    * Phần trắc nghiệm. (4, 0đ) Mỗi câu đúng cho 0, 5đ



    câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Đ/án

    C

    B

    A

    C

    A

    D

    A

    C

    Điểm

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    0, 5

    *Phần tự luận. (6, 0đ).

    Câu 9

    (2, 0điểm)

    - Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:

    - Cơ thể có kích thước hiển vi.

    - Cơ thể chỉ gồm 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng của cơ thể sống.

    - Phần lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi hoặc tiêu giảm. Sinh sản cô tính bằng phân đôi.

    - Vai trò:

    - Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ. Ví dụ: Trùng biến hình..

    - Có ý nghĩa về địa chất. Ví dụ: Trùng lỗ..

    - Chỉ thị cho môi trường. Ví dụ: Trùng roi..

    Một số gây bệnh cho động vật và con người. Ví dụ: Trùng sốt rét..

    1, 0

    1, 0

    Câu 10

    (2, 0điểm)

    * Lợi ích:

    - Là nguồn thức ăn của cá: Rận nước, chân kiếm tự do..

    - Là nguồn cung cấp thực phẩm: Tôm sông, cua, tép..

    - Là nguồn lợi xuất khẩu: Cua nhện, tôm hùm..

    * Tác hại:

    - Có hại cho giao thông đường thuỷ: Sun

    - Có hại cho nghề cá: Chân kiếm kí sinh

    - Truyền bệnh giun sán: Tôm, cua..

    1, 0

    1, 0

    Câu 11

    (2, 0điểm)

    - Vòng đời phát triển của giun đũa:

    Giun đũa kí sinh trong ruột non người "đẻ trứng" ấu trùng trong trứng "bám vào thức ăn" ruột non (ấu trùng) "máu, tim, gan, phổi" ruột non người.

    - Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh:

    + Vệ sinh thân thể như: Rửa tay trước khi ăn, tắm giặc hằng ngày, không đi chân đất..

    + Vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, uống sôi, không ăn thịt tái, hạn chế ăn rau sống..

    + Vệ sinh môi trường: Quét dọn nhà cửa, khơi thông nước đọng..

    + Uống thuốc tẩy giun định kì: 6 tháng 1 lần.

    1, 0

    1, 0

    Duyệt của tổ CM. GV ra đề.



     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...