Đề ôn thi tốt nghiệp môn Sinh theo ma trận đề năm 2022 - Đáp án chi tiết

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Lạc Hoa Lưu Thủy, 15 Tháng tư 2022.

  1. Lạc Hoa Lưu Thủy

    Bài viết:
    12
    Câu 1: Một loài thực vật có bộ NST 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào thể đột biến

    I. Đột biến đa bội

    II. Đột biến đảo đoạn NST

    III. Độ biến lặp đoạn NST

    IV. Đột biến lệch bội dạng thể một

    A. 3

    B. 2

    C. 1

    D. 4

    Câu 2: Cho các đặc điểm:

    1. Được cấu tạo bởi một mạch poliribônuclêôtit.

    2. Đơn phân là adenine, timin, guanin, xitorin.

    3. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.

    4. Trong cấu tạo có uraxin mà không có timin. Số đặc điểm chung có cả ở 3 loại ARN là

    A. 4

    B. 2

    C. 1

    D. 3

    Câu 3: Trình tự các thành phần của một Opêron gồm :

    A. Vùng vận hành - Vùng khởi động - Nhóm gen cấu trúc

    B. Nhóm gen cấu trúc - Vùng vận hành - Vùng khởi động

    C. Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc

    D. Nhóm gen cấu trúc - Vùng khởi động - Vùng vận hành

    Câu 4: Thể đột biến là:

    A. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội

    B. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn

    C. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian

    D. Cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

    Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

    1. Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

    2. Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

    3. Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

    4. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

    5. Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên

    A. 4

    B. 2

    C. 5

    D. 3

    Câu 6: Thể nào sau đây không phải là thể lệch bội?

    A. Thể 3 nhiễm trên NST thường.

    B. Người bị bệnh Đao

    C. Thể không nhiễm trên NST giới tính

    D. Người bị bệnh ung thư máu.

    Câu 7: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

    A. Đột biến gen.

    B. Đột biến đảo đoạn.

    C. Đột biến lặp đoạn.

    D. Đột biến đa bội.

    Câu 8: Ở người, alen B quy định da bình thường; alen b qui định bị bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Cho rằng bố mẹ đều dị hợp, xác suất đế vợ chồng này sinh người con đầu tiên bình thường?

    A. 25%

    B. 12,5%

    C. 56,25%

    D. 75%

    Câu 9: Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi

    A. Tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.

    B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

    C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

    D. Lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.

    Câu 10: Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ

    A. F1 biểu hiện tính trạng trung gian.

    B. Lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, Fl đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.

    C. Phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị họp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1:2:1

    D. Cả A và C

    Câu 11: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là

    A. 1/4

    B. 1/8

    C. 1/2

    D. 1/16

    Câu 12: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

    A. 50%

    B. 15%

    C. 25%

    D. 100%

    Câu 13: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ

    A. 100%

    B. 25%

    C. 15%

    D. 50%

    Câu 14: : Cơ thể nào sau đây khi giảm phân có thể cho giao tử AB chiếm 25%. Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường?

    A. AABb

    B. AaBB

    C. AaBb

    D. AABB

    Câu 15: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:

    A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.

    B. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.

    C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu.

    D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.

    Câu 16: Một loài hoa có 4 thứ: 1 thứ hoa trắng và 3 thứ hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ thứ nhất tự thụ phấn F1 thu được 165 cây hoa đỏ, 55 cây hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thứ 2 thụ phấn F1 thu được 135 cây hoa đỏ: 45 cây hoa trắng. Kiểu gen của 2 cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 là:

    A. Aabb và aaBb

    B. Aabb và aaBB

    C. AAbb và aaBb

    D. AaBb và aaBb

    Câu 17: Nhận định nào dưới đây về tần số hoán vị gen không đúng?

    A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.

    B. Thể hiện lực liên kết giữa các gen

    C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen

    D. Không vượt quá 50%

    Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của tần số hoán vị gen?

    A. Tần số hoán vị gen được sử dụng làm cơ sở để lập bản đồ gen của nhiễm sắc thể

    B. Các gen trên nhiễm sắc thể có tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

    C. Tần số hoán vị gen thể hiện lực liên kết giữa các gen trên nhiễm sắc thể.

    D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể

    Câu 19: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn?

    A. Các gen càng gần nhau càng dễ xảy ra trao đổi dẫn tới hiện tượng hoán vị gen và ngược lại

    B. Tùy loài mà hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực, hay giới cái hoặc cả hai giới

    C. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra giữa hai cromatit chị em của nhiễm sắc thể kép

    D. Quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra ở kỳ giữa của giảm phân I.

    Câu 20: Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò:

    A. Tạo ra các kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định tính trạng thích nghi.

    B. Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi

    C. Vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi

    D. Tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ lạinhững cá thể có kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.

    Câu 21: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là:

    A. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định

    B. Làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột

    C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể

    D. Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

    Câu 22: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì

    A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.

    B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

    C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi.

    D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên

    Câu 23: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn giữ cấu trúc cơ thể đơn bào đơn giản vì

    A. Hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.

    B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

    C. Chúng trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh.

    D. Cả B và C

    Câu 24: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất:

    A. Lai xa và đa bội hóa

    B. Cách li địa lí

    C. Cách li tập tính

    D. Cách li sinh thái

    Câu 25: Bệnh di truyền nào dưới đây có thể điều trị hạn chế triệu chứng bệnh giúp người bệnh có thể có cuộc sống như bình thường?

    A. Bệnh hồng cầu hình liềm

    B. Bệnh pheninketo niệu

    C. Bệnh bạch tạng

    D. Hội chứng Đao

    Câu 26: Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình "cấm kết hôn trong vòng 3 đời" là

    A. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau

    B. Thế hệ sau kém phát triển dần

    C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

    D. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ

    Câu 27: Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do

    A. Tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.

    B. Tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen

    C. Tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.

    D. Tế bào bị lão hóa hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.

    Câu 28: Loài có kích thước cơ thể nhỏ thì thường có:

    A. kích thước quần thể lớn.

    B. kích thước quần thể nhỏ.

    C. kích thước của quần thể không phụ thuộc kích thước cơ thể.

    D. kích thước quần thể thay đổi chậm.

    Câu 29: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu sai là:

    A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

    B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

    C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể.

    D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống.

    Câu 30: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về diễn thế?

    A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định.

    B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người.

    C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường.

    D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên.

    Câu 31: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?

    (1) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

    (2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

    (3) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

    (4) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

    (5) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

    A. 2

    B. 3

    C. 1

    D. 4

    Câu 32: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

    A. Quan hệ cộng sinh.

    B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ.

    C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.

    D. Nhiệt độ môi trường.

    Câu 33: Cho các nhân tố sau, có bao nhiêu nhân tố sinh thái được coi là nhân tố không phụ thuộc vào mật độ quần thể?

    (1) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng quần thể.

    (2) Số lượng kẻ thù ăn thịt trong một quần xã.

    (3) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

    (4) Sự phát tán của các cá thể trong quần thể.

    (5) Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng.

    A. 2

    B. 3

    C. 4

    D. 1

    Câu 34: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm

    A. Thực vật, động vật và con người.

    B. Vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.

    C. Vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người.

    D. Những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

    Câu 35: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

    A. Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp

    B. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

    C. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí

    D. Thực vật, nấm

    Câu 36: Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:

    A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải

    B. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải

    C. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

    D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

    Câu 37: Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì:

    A. rễ cây thiếu ôxi, nên cây hô hấp không bình thường

    B. lông hút bị chết

    C. cân bàng nước trong cây bị phá hủy

    D. tất cả đều đúng

    Câu 38: Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ?

    A. phá hủy hệ vi sinh vật đất có lợi

    B. ảnh hưởng xấu đến tính chất của đất.

    C. làm giảm ô nhiễm môi trường.

    D. tất cả đều sai

    Câu 39: Hậu quả tăng huyết áp

    A. Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim..

    B. xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não

    C. Suy thận

    D. Cả 3 phương án trên

    Câu 40: Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc?

    A. Giảm cân, vận động thể lực hạn chế căng thẳng

    B. Giảm lượng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl)

    C. Hạn chế uống rượu bia không hút thuốc lá.

    D. Cả 3 phương án trên

    ĐÁP ÁN:

    1 B Đột biến về số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST trong tế bào: I, IV

    2 D Các điểm chung có ở 3 ARN là :(1),(3),(4). Ý (2) sai vì trong ARN không có timin

    3 C Operon Lac bao gồm: Vùng khởi động - Vùng vận hành - Nhóm gen cấu trúc

    4 D Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen đó biểu hiện chỉ ở kiểu hình

    5 D Các phát biểu đúng với đột biến đảo đoạn NST là :(1),(4),(5). Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen và thành phần gen trong nhóm liên kết nên (2),(3) sai

    6 D Thể lệch bội là đột biến số lượng NST. Bệnh Đao là người có 3 NST số 21 Bệnh ung thư máu do mất đoạn ở NST số 21

    7 D Đột biến đa bội làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.

    8D - Quy ước:

    B: bình thường, b : bạch tạng Bố mẹ dị hợp: Bb

    P: Bb (bình thường) x Bb (bình thường)

    Gp: B,b B,b

    F1: 25%BB: 50%Bb: 25%bb

    75% bình thường: 25% bạch tạng

    9C - A có thể là tính trạng do 2 cặp gen quy định B: Bố mẹ thuần chủng có thể là đồng trội, hoặc đồng lặn D: trội hoàn toàn cũng cho tỉ lệ 1:1

    10D - Tinh trạng trội không hoàn toàn được xác định khỉ khi F1 biểu hiện tính trạng trung gian, F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1

    B: Bố mẹ thuần chủng có thể là đồng trội, hoặc đồng lặn

    11B - Phép lai: AaBbDd × AaBbdd → AaBbDd =1/2×1/2×1/2=1/8

    12D - Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBB giảm phân tạo 100% giao tử aB

    13D - Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân tạo ra loại giao tử aB chiếm tỉ lệ 50%.

    14C - Cơ thể AaBb giảm phân cho AB=0,25

    15B - Xét F2 có 16 tổ hợp

    → F 1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.

    Quy ước: A- B = A- bb = aabb : màu trắng aaB- : lông màu

    Cho F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng: AaBb × aaBB →AaBB : AaBb : aaBB : aaBb.

    → 1 lông trắng : 1 lông màu.

    16A - Cây hoa đỏ thứ nhất và thứ 2 khi tự thụ phấn đều cho ra tỷ lệ KH: 3 đỏ: 1 trắng => tạo 4 tổ hợp gen nên mỗi bên bố, mẹ cho 2 loại giao tử => 2 cây này dị hợp về một cặp gen và một cặp đồng hợp lặn

    17C - Hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen. Các gen càng xa nhau thì lực liên kết giữa các gen càng yếu, dễ dàng xảy ra sự hoán vị gen

    18D - Hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen. Các gen càng xa nhau thì lực liên kết giữa các gen càng yếu, dễ dàng xảy ra sự hoán vị gen.

    19B - Các gen càng gần thì càng khó xảy ra trao đổi chéo. Quá trình tiếp hợp xảy ra giữa 2 cromatit của 2 NST khác nguồn trong cặp tương đồng, ở kì đầu giảm phân I

    20B - Theo tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò: Sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi

    21D - Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là : Qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.

    • Chiều hướng : kiểu hình thích nghi cao

    • Nhịp điệu : nhanh/chậm

    22B - Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

    23D - Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, trao đổi chất dinh dưỡng và sinh trưởng nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

    24A - Quá trình hình thành loài thông qua con đường cách li địa lý, cách li tập tính, cách li sinh thái thường trải qua nhiều giai đoạn trung gian nên xảy ra rất chậm Quá trình hình thành loài theo con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh nhất vì nó trực tiếp làm biến đổi vật chất di truyền của cá thể một cách nhanh chóng

    25B - Các bệnh trên đều là các bệnh di truyền (Hội chứng Đao, Hội chứng Tơcnơ, Hội chứng Claiphentơ là hội chứng di truyền có liên quan đến đột biến NST; bệnh pheninketo niệu là bệnh di truyền cấp độ phân tử). Trong các bệnh trên thì chỉ có bệnh pheninketo niệu có thể hạn chế sự biểu hiện của bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống (hạn chế thức ăn có chứa phenalin → hạn chế hàm lượng phenalin trong tế bào).

    26C - Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình "cấm kết hôn trong vòng 3 đời" là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

    27C - Tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn, tạo thành giao tử đột biến có 2 NST số 21

    28A - Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.

    29C - Những loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể nhiều, ngược lại, những loài có kích thước cơ thể lớn thường sống trong quần thể có số lượng cá thể ít.

    30 A

    B sai, diễn thế nguyên sinh bắt đầu từ một môi trường không có sinh vật

    C sai, động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự biến đổi của quần xã sinh vật

    D sai, con người có những hoạt động có ích cho diễn thế sinh thái như: trồng rừng, mở các khu bảo tồn động vật,...

    31C - Các phát biểu đúng là :(4)

    Ý (1) sai vì : Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật

    Ý (2) sai vì: Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

    Ý (3) sai vì: Diễn thế thứ sinh làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

    Ý (5) sai vì: Diễn thế thứ sinh diễn ra song song với thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã

    32D

    33D - Các nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể là (1) (2) (3) (4) Các nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể là (5).

    34D - Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau

    35B - Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

    36A - Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái bao gồm: 1. Sinh vật sản xuất. 2. Sinh vật tiêu thụ. 3. Sinh vật phân hủy.

    37 - D

    38 - C

    39 - D

    40 - D


     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...