Làm sao đối mặt với những tiêu cực trong cuộc sống?

Thảo luận trong 'Bài Sưu Tầm' bắt đầu bởi Nguoingoai, 3 Tháng tư 2022.

  1. Nguoingoai

    Bài viết:
    1
    Các bạn có cùng suy nghĩ như tôi không? "Tiêu cực là một phần của cuộc sống".

    Từ khi bạn được sinh ra, làm quen và hòa nhập với thế giới xung quanh bạn dần có nhận thức và có cảm xúc. Cảm xúc có thể là tích cực như: Thích thú, sung sướng, đam mê, hãnh diện, thoải mái, êm ấm, yêu thương, bình an, yên tâm, trân trọng, vinh dự, lãng mạn, cảm giác thành công, hưng phấn, hài lòng, vui vẻ, vui mừng.. nhưng cũng có thể là những cảm xúc tiêu cực như: Buồn bã, sợ hãi, tức giận, sầu muộn, tức giận, thịnh nộ, khó chịu, bực bội, cô đơn, ghê tởm, nhục nhã, hổ thẹn, cảm thấy có tội, ham muốn, đau khổ..

    Cảm xúc tiêu cực có từ lúc nào? Và những ai sẽ mang nó? Có nhiều người bảo cảm xúc tiêu cực và áp lực tâm lý chỉ xẩy đến với người đã đi làm, những người mang trên vai gánh nặng cuộc sống. Nhưng tôi không nghĩ vậy, cảm xúc tiêu cực xảy đến với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi hay đúng hơn là cảm xúc tiêu cực xuất hiện cho những ai có cảm xúc. Giống như áp suất của nước nước, áp suất của khí quyển khi đôi chân chúng ta bước trên con đường của cuộc đời "áp lực cuộc sống" cũng sẽ luôn đồng hành. Khi bạn chống chịu với áp lực và đón nhận những sự việc xảy ra không như mong muốn, cảm xúc tiêu cực sẽ dần dần hình thành, sinh trưởng và phát triển. Nếu không được điều chỉnh đúng cách, cảm xúc tiêu cực sẽ gây ra những hận quả nặng nề hơn chúng ta có thể tưởng tượng. Cảm xúc tiêu cực phá vỡ các mối quan hệ, giảm sự tự tin, lòng tự trọng, nhiệt huyết trong cuộc sống và hơn nữa nó có thể tổn hại đến bản thân về mặt tinh thần và thể xác.

    Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực đến các lứa tuổi khác nhau, nhưng tôi muốn hướng đến thanh thiếu niên - đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cảm xúc tiêu cực. Chúng ta hãy đến với vài số liệu thống kê về ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực khi không được điều chỉnh kịp thời đối với các bạn là trẻ vị thành niên:

    "Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận tình trạng tự tử xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 ở các trẻ từ 15-19 tuổi trên thế giới. Trung bình mỗi ngày, toàn cầu có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên tự tử. Theo WHO, hiện có 20% trẻ em và vị thành niên có rối loạn tâm thần, 50% khởi phát ở độ tuổi 14. Trầm cảm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tàn tật ở trẻ vị thành niên. Nghiên cứu dịch tễ học của các quốc gia có thu nhập cao cho thấy có khoảng 8%-18% các rối loạn tâm thần ở trẻ em ở độ tuổi đi học".

    Nguyên nhân của tình trạng này là do những thay đổi trong tâm sinh lý và đang trên quá trình hình thành nhân cách nên độ tuổi này rất nhạy cảm trước những tác động của môi trường, xã hội như: Áp lực học tập, thi cử, bạo lực gia đình, bạo lực học đường..

    Một vài ngày trước đây, một chuyện đáng buồn khi một học sinh 15 tuổi đã nhảy lầu tự tử trước mặt cha mình, sau khi em ấy hoàn thành xong lá thư tuyệt mệnh. Trong bài viết này, tôi sẽ không bàn về vấn đề trách nhiệm hay lỗi lầm của cá nhân trong sự việc mà là hậu quả của nặng nề của nó. Đó là một sự mất mát, ám ảnh và dằn vặt.

    Đó là những gì tồi tệ có thể xảy đến khi cảm xúc tiêu cực tích tụ lâu ngày và không được điều chỉnh kịp thời.

    Trên thực tế, cảm xúc tiêu cực không thể loại bỏ khỏi cuộc sống của chúng ta, ở một khía cạnh nào đó dạng cảm xúc này lại rất cần cho cuộc sống cho mỗi người với nhiệm vụ là mang đến trải nghiệm đa dạng, tạo động lực và giúp mỗi người ý thức hơn về bản thân. Dù vậy, cảm xúc tiêu cực chỉ nên xảy ra trong thời gian ngắn với mức độ vừa phải và cần phải được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Do đó, cá nhân mỗi người cần biết cách kiểm soát và tiết chế cảm xúc để trải nghiệm cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

    Vậy làm sao để nhận biết được cảm xúc tiêu cực đang diễn biến? Và phương pháp hữu hiệu để điều chỉnh nó là gì?

    Mong nhận được sự chia sẽ cảm nhận, quan điểm và phương pháp giải quyết hiệu quả thực tiễn từ kinh nghiệm của mọi người!
     
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...