Làm sáng tỏ nhận định: Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi luiss462, 2 Tháng năm 2023.

  1. luiss462

    Bài viết:
    8
    Làm sáng tỏ nhận định:" "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người ", qua hai khổ đầu bài" Đây thôn Vĩ Dạ "

    Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí. Ông được đánh giá là nhà thơ mới nổi tiếng với phong cách" độc đáo nhất ", có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất phong trào thơ mới. Ông để lại nhiều tác phẩm rất hay nhưng một trong số đó là bài" Đây thôn Vĩ Dạ "được in trong tập thơ" Đau thương "(1938). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp xứ Huế mộng mơ, thơ tình tuyệt vọng của thi sĩ, là dòng hoài niệm về vẻ đẹp thiên nhiên, con người xứ Huế và tấm lòng khao khát yêu cuộc sống của thi nhân. Có người đã nhận định bài thơ như sau: :" "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người ", đây là một nhận định đúng, điều đó đã được thể hiện rất cụ thể thông qua hai khổ đầu của bài thơ.

    Thật vậy, bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, con người xứ Huế hiên lên với hình ảnh của một buổi sáng tinh khôi với ánh nắng mai nhẹ nhàng:

    " Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

    Nhìn nắng hàng cau nắng mới len


    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

    Lá trúc che ngang mặt chữ điền ".


    Ngay ở câu thơ đầu tác giả đã sử dụng một câu hỏi tu từ hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:" Sao anh không về chơi thôn Vĩ ". Với sáu thanh bằng liên tiếp, thanh trắc duy nhất ở cuối câu khiến cho câu thơ như mang một sắc thái tự nhiên thân mật, nó cũng khơi dậy trong nhà thơ biết bao kỉ niệm sâu sắc, đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế. Hình ảnh" nắng "được nhắc đến hai lần trong một câu thơ nhấn mạnh nét đẹp nơi đây là ánh sáng của nắng. Đến với thôn Vĩ chúng ta như được ngập tràn trong những ánh nắng của bình minh và những hàng cau dài thẳng vút lên trời." Vườn ai mướt quá xanh như ngọc "là câu thơ hay tả những vườn cây tươi tốt, xum xuê của Vĩ Dạ. Tính từ" mướt "toát lên vẻ mượt mà, óng ả của vườn cây. Biện pháp so sánh, miêu tả hình ảnh độc đáo" xanh như ngọc gợi lên vẻ đẹp thanh khiết, cao sang, mát mẻ và trong lành của bức tranh thôn Vĩ. Điểm thêm vào bức tranh là hình ảnh con người thôn Vĩ, họ có khuôn mặt chữ điền vuông vức, đầy đặn, phúc hậu, khuôn mặt của những người ngay thẳng cương trực của quan niệm xưa kết hợp với "lá trúc che ngang" gợi vẻ e ấp, dịu dàng, tất cả như hòa quyện lại tạo ra sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

    Tiếp đến, nhà thơ Hàn Mặc Tử đưa người đọc đi khám phá bức tranh thôn quê vào lúc tối đến đêm về:

    "Gió theo lối gió, mây đường mây


    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay"


    Hình ảnh gió, mây, sông, nước, con thuyền, hoa bắp hiện lên thật thu hút người đọc. Nếu bức tranh buổi sớm tinh khôi trong trẻo thế nào thì tối đến nó ại hiu hắt đến thế. Nó không còn sự sinh sôi nảy nở tươi tốt nữa mà nó mang một nét thơ mộng nhưng phảng phất nỗi buồn: Thời điểm ban ngày trôi qua êm đềm, gió mây nhè nhẹ bay đi mà dường như thiên nhiên có sự vận động ngược chiều, gió theo lối gió, mây theo đường mây. Hình ảnh nhân hóa "dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay" là một hình ảnh đẹp nhưng lạnh lẽo đượm buồn, hiu hắt gợi lên sự thưa vắng. Trăng – một hình ảnh không thể thiếu trong một cảnh đêm tuyệt đẹp đã được nhà thơ sử dụng rất hợp lí và tinh tế ở đây. Ánh trăng như soi tỏa in hình dáng nhân vật trữ tình lên dòng sông Hương kia, con thuyền thì đứng cạnh đó như đang chuẩn bị chở trăng về. Câu hỏi tu từ được sử dụng như ẩn chứa sự day dứt, mong chờ trong lo lắng của nhà thơ. Bức tranh ở đây là một cảnh thiên nhiên sông nước, mây trời xứ Huế và những dự cảm về hạnh phúc chia lìa, khao khát cháy bỏng của nhà thơ về tình yêu, cuộc sống.

    [​IMG]

    Bên cạnh "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước thì nó còn là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người. Bức tranh trong trẻo, thơ mộng về thôn Vĩ, về con người ứ Huế được viết ra trong những giờ khắc đau thương nhất, vào lúc Hàn Mặc Tử phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo. Thi sĩ đã vượt lên nỗi đau về thể xác, nỗi cô đơn đến tuyệt vọng của tâm hồn để viết lên những câu thơ tuyệt đẹp về tình yêu tha thiết với cuộc sống và con người. Tiếng lòng của Hàn Mặc Tử là một mảnh liên tưởng từ quá khứ đén hiện tai và tương lai, quá khứ trong trẻo, ấm áp; hiện tại hiu hắt, buồn bã; tương lai xa xôi, nhạt nhòa; là hình ảnh có nhiều tầng nghĩa: Vẻ đẹp phúc hậu của khuôn mặt chữ điền thấp thoáng, con người giữa cõi mộng tưởng nhòe dần, khung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hòn nhà thơ.

    Có thể nói, bằng việc sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuât tu tù so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ.. ; trí tưởng tượng phong phú tạo nhiều liên tưởng; hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thực và ảo, hai khổ đầu bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đã làm sáng tỏ nhận định:" "Đây thôn Vĩ Dạ" là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người".
     
    Dương2301, LieuDuongTiên Nhi thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...