Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ - Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ đã học

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 11 Tháng ba 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Đề bài:

    Có ý kiến cho rằng: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.

    Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một bài thơ đã học.

    Yêu cầu về kĩ năng:

    - Cần viết đúng kiểu bài nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một nhận định; vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh, bình luận..

    - Chọn một bài thơ đã học để chứng minh

    - Bố cục 3 phần mở - thân – kết bài mạch lạc

    [​IMG]

    Dàn ý:

    (Chứng minh qua bài thơ quê hương)


    1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương

    - Mỗi tác phẩm thơ ca để lại dư âm trong lòng bạn đọc ở đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính tác giả và gây ấn tượng với bạn đọc ở hình thức ngôn từ đẹp.

    - Khẳng định ý kiến "Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ". Vẻ đẹp đó được thể hiện ấn tượng qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, đẹp, gợi cảm, bài thơ đã thể hiện tấm lòng, cảm xúc, tình cảm yêu mến, gắn bó, nhớ thương của nhà thơ với quê hương làm chài bình dị.

    2. Thân bài:

    * Giải thích nhận định

    - Thơ ca là từ chỉ những tác phẩm thơ nói chung, dùng ngôn ngữ làm c hất liệu và có sự chọn lọc, sắp xếp để gợi âm thanh, hình cảnh, cảm xúc, có tính cô đọng, hàm súc, qua đó gửi gắm tâm tự, tình cảm và ý nghĩa, thông điệp cho bạn đọc.

    - Thơ ca bắt rễ từ lòng người là chỉ những tác phẩm thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt.

    - Nở hoa nơi từ ngữ chỉ vẻ đẹp ở ngôn từ hàm súc, giàu giá trị, có sức gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo, ấn tượng.

    Như vậy, bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ ca là có sự gắn bó chặt chẽ giữa nội dung cảm xúc và nghệ thuật thể hiện.

    * Chứng minh:

    - Luận điểm 1: Chứng minh qua khổ 1

    + Qua hai câu mở bài này, tác giả muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

    + "Lòng người" tạo nên cái rễ trong thơ ca chính là tâm tưởng, là niềm tự hào, tình yêu và sự gắn bó với quê hương làng chài cần lao, giản dị nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây.

    Từ ngữ làm lời thơ "nở hoa" thể hiện qua ngôn ngữ giới thiệu tự nhiên, chân thành, mộc mạc, mang nét riêng của người miền biển "làng tôi". Từ ngữ là những hình ảnh đặc trưng của làng chài "nghề chài lưới, cách biển nửa ngày sông"

    - Luận điểm 2: Chứng minh qua khổ 2

    + Đó là nỗi nhớ, tình yêu của tác giả với không gian bình minh tươi đẹp: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng / Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    + Thiên nhiên tươi đẹp với không gian khoáng đạt, bao la, nhuốm sắc hồng của bình minh tươi sáng, trong trẻo. Đó là lúc báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng.

    + Nhà thơ nhớ về hình ảnh những người dân chài với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi trong buổi sáng đẹp trời: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã / Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

    +Vượt lên sóng, vượt qua gió, con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng "hăng như con tuấn mã, mạnh mẽ vượt trường giang". Qua đó toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết.

    + Lời thơ càng đẹp hơn, hay hơn với những động từ mạnh "hăng", "phăng", "vượt", các tính từ (nhẹ, mạnh mẽ) diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền.

    + Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.

    +Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người lao động hăng say cùng niềm lạc quan, hi vọng, mong đợi trong mỗi ngư dân về một chuyến ra khơi đánh cá đầy thắng lợi.

    +Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Câu thơ đã cho ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó và niềm tự hào của tác giả với làng quê làng chài, với con thuyền mưu sinh, với cánh buồm đầy gió.

    - Luận điểm 3: Chứng minh qua khổ 3

    + Tình yêu và sự gắn bó của tác giả với quê hương làng chài thể hiện qua không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về.

    +Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – "nhờ ơn trời biển lặng

    +Lời thơ ấn tượng, gợi tả, gợi cảm qua các tính từ ồn ào, tấp nập, đầy, tươi ngon, bạc trắng cùng âm điệu thơ thư thái, tươi vui. Tất cả gợi lên không khí đông vui, rộn ràng, náo nức, gợi cuộc sống ấm no của người dân làng chài.

    +Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ: Dân chài lưới làn da ngắm rám nắng / Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

    + Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

    + Câu thơ cho ta cảm nhận dường như nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để tưởng nhớ người và thuyền quê hương trong xa cách.

    - Luận điểm 4: Chứng minh qua khổ 4

    + Đằng sau bức tranh về một chuyến ra khơi đánh cá của người dân làng chài quê hương là nỗi lòng nhớ thương da diết của nhà thơ.

    + Nhà thơ nhớ những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương mình" màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sống chạy ra khơi ".

    + Đặc biệt, nhà thơ nhớ lắm, nhớ da diết cái mùi nồng mặn đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của vùng biển thân thương.

    * Đánh giá, khái quát giá trị bài thơ

    *Bài học, liên hệ

    3. Kết bài:

    - Khẳng định nhận định

    - Liên hệ bản thân

    Bài làm tham khảo

    (Đề Nghị luận văn học, môn ngữ văn:

    Có ý kiến: Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ qua một bài thơ đã học).

    Mỗi tác phẩm thơ ca để lại dư âm trong lòng bạn đọc ở đều được lấy cảm hứng từ cảm xúc, tâm trạng và tâm hồn của chính tác giả và gây ấn tượng với bạn đọc ở hình thức ngôn từ đẹp. Bởi thế, có ý kiến nhận định" Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ ". Vẻ đẹp đó được thể hiện ấn tượng qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Với ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, đẹp, gợi cảm, bài thơ đã thể hiện tấm lòng, cảm xúc, tình cảm yêu mến, gắn bó, nhớ thương của nhà thơ với quê hương làm chài bình dị.

    Đề hiểu rõ hơn vẻ đẹp của" lòng người "và giá trị của từ ngữ trong bài thơ, trước hết ta cần hiểu ý nghĩa của lời nhận định" Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ "có ngha là gì? Có thể hiểu thơ ca là từ chỉ những tác phẩm thơ nói chung, dùng ngôn ngữ làmchất liệu và có sự chọn lọc, sắp xếp để gợi âm thanh, hình cảnh, cảm xúc, có tính cô đọng, hàm súc, qua đó gửi gắm tâm tự, tình cảm và ý nghĩa, thông điệp cho bạn đọc. Thơ ca bắt rễ từ lòng người là chỉ những tác phẩm thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt. Nở hoa nơi từ ngữ chỉ vẻ đẹp ở ngôn từ hàm súc, giàu giá trị, có sức gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo, ấn tượng.

    Như vậy, bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ ca là có sự gắn bó chặt chẽ giữa nội dung cảm xúc và nghệ thuật thể hiện. Thơ ca bắt nguồn sâu xa trong lòng người với những tình cảm, cảm xúc chân thành, mãnh liệt và được nở hoa nơi từ ngữ thể hiện qua kết tinh vẻ đẹp ngôn từ giàu giá trị, có sức gợi hình, biểu cảm, giàu nhạc tính, làm nên lối diễn đạt độc đáo. Bài thơ" Quê hương "thể hiện lòng người luôn nhung nhớ, tự hào về quê hương làng chài tha thiết với cảnh thiên nhiên tươi sáng, những con người lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống ; được làm nổi bật qua từ ngữ gợi cảm, phong phú và ý nghĩa.

    Bài thơ" Quê hương "được sáng tác năm 1939, năm nhà thơ mới 19 tuổi, khi đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương chân thành và tha thiết. Đây là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được bắt rễ từ tất cả tấm lòng yêu mến chân thành với thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, với những con người lao động khỏe khoắn, cần cù, đầy đức sống. Bài thơ nở hoa qua tài năng sử dụng từ ngữ giản dị, hàm súc, mượt mà, trong sáng, gợi cảm, cùng cách kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Bắt rễ tự lòng người, nở hoa nơi từ ngữ chính đó là đặc trưng và cũng là phẩm chất của thơ để tạo nên những thi phẩm giá trị.

    Thật vậy, bài thơ bắt rễ từ tình yêu và lòng tự hào chân thành về quê hương qua lời giới thiệu về làng quê mình:

    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

    Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

    Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp." Lòng người "tạo nên cái rễ trong thơ ca chính là tâm tưởng, là niềm tự hào, tình yêu và sự gắn bó với quê hương làng chài cần lao, giản dị nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây.

    Từ ngữ làm lời thơ" nở hoa "thể hiện qua ngôn ngữ giới thiệu tự nhiên, chân thành, mộc mạc, mang nét riêng của người miền biển" làng tôi ". Từ ngữ là những hình ảnh đặc trưng của làng chài" nghề chài lưới, cách biển nửa ngày sông "

    Đọc nên câu thơ, chúng ta như cảm nhận được tình cảm tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương của tác giả. Đấy chính là thành công về ngôn từ, bài thơ được nở hoa từ chất liệu từ ngữ.

    Bài thơ còn bắt rễ từ tình yêu và lòng tự hào của tác giả khi nhớ về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá qua từ ngữ gợi tả, gợi cảm kết hợp so sánh, nhân hóa ấn tượng. Đó là nỗi nhớ, tình yêu của tác giả với không gian bình minh tươi đẹp:

    Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

    Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

    Hai câu thơ như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh khi nhớ về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển của mình. Thiên nhiên tươi đẹp với không gian khoáng đạt, bao la, nhuốm sắc hồng của bình minh tươi sáng, trong trẻo. Đó là lúc báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng.

    Tiết trời ở đây thật trong lành: Bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng căng buồm, tiến ra biển cả.

    Lòng người là tình cảm yêu mến thiên nhiên, yêu mến cảnh bình minh trong trẻo, tươi đẹp. Cảm xúc đó của nhà thơ được thể hiện ấn tượng qua các từ ngữ chỉ không gian rộng lớn, khoáng đạt (trời, gió, sớm mai) cùng các tính từ đẹp, gợi hình, gợi cảm" trong, nhẹ, hồng ", phép liệt kê: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng..

    Nhà thơ nhớ về hình ảnh những người dân chài với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi trong buổi sáng đẹp trời:

    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

    Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

    Nếu như câu thơ trên, lòng người gắn với nỗi nhớ về thiên nhiên, cảnh vật thì ở hai câu dưới, tình cảm, tấm lòng của nhà thơ hướng đến bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

    Vượt lên sóng, vượt qua gió, con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng" hăng như con tuấn mã, mạnh mẽ vượt trường giang ". Qua đó toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết.

    Lời thơ càng đẹp hơn, hay hơn với những động từ mạnh" hăng "," phăng "," vượt ", các tính từ (nhẹ, mạnh mẽ) diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền. Nghệ thuật so sánh đặc sắc: Lấy cái cụ thể so sánh với cái cụ thể (chiếc thuyền với con tuấn mã) làm cho câu thơ thật ấn tượng, đặc sắc, làm nổi bật khí thế mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.

    Từ hình ảnh của con thuyền, tác giả đã liên tưởng đến" hồn người':

    Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

    Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

    Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Dường như nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương làng chài đang nằm trong cánh buồm. Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiêng liêng. Phải bắt rễ từ một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng, tình cảm yêu quý, gắn bó sâu sắc, chân thành với quê hương làng xóm thì nhà thơ Tế Hanh mới có thể viết được những vần thơ hay như vậy.

    Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người lao động hăng say cùng niềm lạc quan, hi vọng, mong đợi trong mỗi ngư dân về một chuyến ra khơi đánh cá đầy thắng lợi.

    Hơn thế, bài thơ còn đẹp hơn, hay hơn, "nở hoa" hơn qua động từ, tính từ mạnh 'giương, rướn "kết hợp với nghệ thuật so sánh." Cánh buồm "được so sánh với" mảnh hồn làng "làm cho cánh buồm trở nên gần gũi, lớn lao, thiêng liêng, là biểu tượng cho linh hồn làng chài, ẩn chứa niềm tin, hi vọng của những người dân chài về cuộc sống bình yên, no ấm, mưa thuận gió hòa.

    Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Câu thơ đã cho ta cảm nhận được tình yêu, sự gắn bó và niềm tự hào của tác giả với làng quê làng chài, với con thuyền mưu sinh, với cánh buồm đầy gió.

    Bài thơ còn bắt rễ và nở hoa từ tình yêu và lòng tự hào của tác giả về cảnh đoàn thuyền ra đánh cá trở về đông vui, tấp nập với hình thức ngôn từ đặc sắc, ấn tượng, gợi cảm:

    Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

    Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

    Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

    Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

    Tình yêu và sự gắn bó của tác giả với quê hương làng chài thể hiện qua không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh –" nhờ ơn trời biển lặng ".. đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên cùng những chiếc ghe đầy ắp" những con cá tươi ngon thân bạc trắng ". Hẳn người dân đã phải lao động hăng say, không mệt mỏi thì mới có được thành quả như mong đợi. Lời thơ ấn tượng, gợi tả, gợi cảm qua các tính từ ồn ào, tấp nập, đầy, tươi ngon, bạc trắng cùng âm điệu thơ thư thái, tươi vui. Tất cả gợi lên không khí đông vui, rộn ràng, náo nức, gợi cuộc sống ấm no của người dân làng chài.

    Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:

    Dân chài lưới làn da ngắm rám nắng

    Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

    Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Tấm lòng, tình cảm của tác giả với quê hương thể hiện qua cảm nhận về vẻ đẹp của người dân làng chài tuyệt đẹp. Bằng tình yêu và sự gắn bó sâu nặng, Tế Hanh đã xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị mặn mòi xa xăm của biển khơi.

    Câu thơ để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc không chỉ ở tấm lòng, tình cảm của tác giả với người dân mà còn thể hiện qua sự kết hợp lối tả thực, hình ảnh" làn da ngắm rám nắng "với lối tả lãng mạn" Cả thân hình nồng thở vị xa xăm "và cách dùng từ độc đáo, gợi tả, gợi cảm để dựng lên cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Có lẽ chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Có lẽ để tao nên những vần thơ hay như thế thì người viết phải có tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng.

    Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

    Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

    " Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ "

    Nhà thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ quả là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Sau chuyến ra khơi, con thuyền cũng mệt mỏi, cần đỗ bến, nằm im, nghỉ ngơi. Cũng như dân chài, con thuyền cũng đẫm vị mặn của nước biển, con thuyền như biết lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn, trở thành người bạn của ngư dân, không còn là một vật vô tri vô giác nữa.

    Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế và tình cảm như thế. Chỉ viết được những câu thơ đặc dắc như vậy khi tâm hồn," lòng người "hòa vào cảnh vật cả hồn mình để cảm nhận và hồi tưởng.

    Câu thơ càng hay hơn," nở hoa "đẹp hơn khi nhà thơ đã tinh tế khi sử dụng các tính từ, động từ gợi tả, gợi cảm" im, mỏi, nằm, nghe, thấm "cùng nghệ thuật nhân hóa" mỏi, nằm "và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" nghe ". Bởi" nghe "là từ chỉ hoạt động của thính giác thì" thấm "là chỉ cảm nhận của xúc giác. Qua đó, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở nên sinh động, có hồn, như biết cảm nhận đến từng" thớ vỏ "bên trong của nó. Con thuyền tuy nằm im đó nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Câu thơ cho ta cảm nhận dường như nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để tưởng nhớ người và thuyền quê hương trong xa cách.

    Bài thơ còn bắt rễ từ tình yêu và lòng tự hào về nỗi nhớ quê hương trong xa cách và" nở hoa "nơi từ ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chân thành:

    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

    Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

    Đằng sau bức tranh về một chuyến ra khơi đánh cá của người dân làng chài quê hương là nỗi lòng nhớ thương da diết của nhà thơ. Hóa ra, cả một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp cùng hành trình một chuyến ra khơi vô cùng sống động trước mắt chúng ta mà lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Nhà thơ nhớ những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương mình" màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sống chạy ra khơi ". Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế! Đặc biệt, nhà thơ nhớ lắm, nhớ da diết cái mùi nồng mặn đặc trưng không thể lẫn đi đâu được của vùng biển thân thương. Câu thơ giúp ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Câu thơ hay vì chất chứa tấm lòng, tình cảm, nỗi nhớ chân thành, mãnh liệt của nhà thơ. Nỗi nhớ quê hương đã đọng thành những kỉ niệm, kí ức đẹp, vẹn nguyên trong tâm tưởng của một người con luôn nhớ thương quê hương sâu sắc, chân thành. Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị:" Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ". Vẻ đẹp cảm xúc của câu thơ thể hiện ở ngôn ngữ giản dị, chân thành, sâu lắng như con người ông như những người dân quê ông. Nghệ thuật liệt kê, điệp ngữ" nhớ "kết hợp câu cảm thán bộc lộ cảm xúc trực tiếp đã làm nên lối diễn đạt câu thơ độc đáo, ấn tượng. Bởi thế, dù đi xa, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, của sóng nước, của biển khơi, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả cùng với ước mong ngày trở về.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Phong Diệm, BDH66320, Admin19 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 21 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...