Kiến thức cơ bản của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Bả tửu vấn nguyệt, 6 Tháng mười 2023.

  1. Để phân tích dược một tác phẩm văn học thì mục kiến thức cơ bản là cực kì quan trong. Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà, kiến thức cơ bản là nền tảng, là nền móng cho quá trình cảm thụ tác phẩm.

    1. Tác giả

    [​IMG]

    - Vị trí:


    • Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn tiêu biểu của văn nền văn học Việt Nam hiện đại.
    • Ông cũng là một trong những gương mặt xuất sắc của thể loại tùy bút

    - Đặc điểm sáng tác:

    • Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa
    • Văn phong giàu chất triết lí và chất trữ tình
    • Nghị luận sắc bén kết hợp suy tư đa chiều
    • Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nhìn nhận các vấn đề thường đặt chúng trong chiều sâu văn hóa – lịch sử, khám phá ở đó những giá trị văn hóa bằng những năng lực nội cảm, sự suy ngẫm của chính bản thân mình. Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường ta thấy được một tâm hồn Huế, một lối suy nghĩ Huế đã ăn sâu vào ông. Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường có "một cái nhìn sâu lắng của con người xứ Huế", "có một tâm hồn Huế thiết tha..". Hòa nhập với mạch nguồn văn hóa dân tộc, trước hết Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chạm được đến chiều sâu của văn hóa Huế. Hoàng Phủ Ngọc Tường tự thổ lộ: "Huế là nơi tôi đã sinh ra, lớn lên, đã tranh đấu và chiến đấu, đã yêu thương, đã sống một đời công dân và một cuộc đời riêng tư".

    - Nhận định về tác giả:

    + "Nói về sự gắn bó của sông Hương và thành phố của nó, nhà văn muốn mượn hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng Kim Kiều để so sánh" tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, và cả hai cùng gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở "- Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên

    => Ý kiến đã đề cập đến nghệ thuật tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả con sông Hương và Huế và giống như cặp đôi Kim Kiều.

    +" Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa và lịch sử của các điều kiện đời sống.. Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học và huyền thoại kí ức cá nhân lóe lên những ánh sáng bất ngờ.. Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hóa với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn ". - Giáo sư Trần Đình Sử

    => Ý kiến đã khái quát được trọn vẹn tinh thần văn chương, phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường là mang đậm tinh thần dân tộc, có chiều sâu văn hóa, đồng thời chỉ ra điểm độc đáo của ông trong cách khám phá Huế.

    + Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh:" Anh là một nhà văn hóa hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên thâm lãng tử "." Đọc anh, ta không chỉ thâu nhận đời sống, lịch sử, triết học, kinh tế, hay chính trị mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và cách mạng ".

    => Tôn vinh Hoàng Phủ Ngọc Tường và đặc biệt nhấn mạnh những giá trị văn chương mà văn thơ ông truyền tải đến bạn đọc.

    2. Tác phẩm:

    - Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: Bài kí" Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Được viết tại Huế năm 1981, được rút ra từ tập ký cùng tên (xuất bản năm 1985).

    - Vị trí:" Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Là một trong những bài kí đặc sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    - Nội dung: Đoạn trích là những cắt nghĩa, khám phá, chiêm nghiệm mới mẻ, độc đáo và sâu sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường về vẻ đẹp của sông Hương trên các bình diện: Địa lí, lịch sử, văn hóa, giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử gắn với một dòng sông, với một thành phố; nhận ra vẻ giản dị của con sông trong cuộc sống đời thường; thấy được sức sống của nó trong cảm hứng thi ca.. Qua đó tác giả cho thấy sự đồng nhất giữa vẻ đẹp của sông Hương với vẻ đẹp của văn hóa Huế, con người Huế. Từ đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của cái tôi tài hoa, uyên bác, mang nặng tinh thần dân tộc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

    - Nghệ thuật:

    + Thể loại bút kí - mảnh đất cho sư thăng hoa nhà văn, nơi bộc lộ trọn vẹn chất tài hoa uyên bác của tác giả.

    + Ngôn ngữ đẹp, như thơ như mơ, đa dạng phong phú

    + Cách khai thác con sông và xứ Huế một cách độc

    + Lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.

    + Giọng văn đầy biến hóa, khi tha thiết, ngân vang, khi bâng khuâng, xao xuyến, khi dịu dàng, đằm thắm.

    - Về con sông Hương ngoài đời thực: Sông Hương là một con sông nổi tiếng của Việt bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, với hai dòng chính, đó là dòng Tả Trạch và dòng Hữu Trạch. Hai dòng này gặp nhau tại ngã ba Bằng Lãng. Từ Bằng Lãng đến cửa sông Thuận An, sông Hương dài 33 km và chảy rất chậm, bởi vì mực nước sông ở đây không cao hơn mấy so với mực nước biển. Từ nguồn về, sông Hương chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới. Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vĩ Dạ, Gia Hội, Bao Vinh.. Hai bên bờ sông gồm thành quách, chùa chiền, tháp và đền đài mang đậm dấu tích lịch sử văn hóa.

    [​IMG]

    - Những câu thơ đã từng viết về sông Hương:

    + Tản Đà:

    " Dòng sông trắng lá cây xanh

    Xuân giang xuân thụ cho mình nhớ ai "

    + Thu Bồn trong" Tạm biệt Huế ":

    " Con sông dùng dằng con sông không chảy

    Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu "


    + " Ta về thăm Huế mộng mơ

    Câu thơ ai thả lững lờ trên sông.

    Nghe mênh mang, thổn thức lòng

    Con thuyền buông lái giữ dòng Hương Giang. "


    - Những mở bài gợi ý dựa trên các nhận định đã nêu:

    +" Con sông dùng dằng con sông không chảy

    Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu . "

    Xứ Huế mộng mơ trữ tình gắn liền với dòng sông Hương-biểu tượng về cái đẹp vĩnh hằng, tha thiết. Cũng giống nhà thơ Thu Bồn, cũng với tình yêu sâu sắc gắn bó máu thịt với Huế, nhưng điều đặc biệt ở Hoàng Phủ Ngọc Tường đó là ông có lòng truyền thống văn hóa và lịch sử dân tộc, và với giọng văn đẹp trầm lắng, tha thiết, ông đã viết nên bút kí" Ai đã đặt tên cho dòng sông ", nói lên tiếng lòng thổn thức của người nghệ sĩ dành cho dòng sông thơ mộng này. Đặc biệt, người đọc càng ấn tượng hơn với vẻ vừa dịu dàng nên thơ, vừa mạnh mẽ sôi nổi nhưng cũng rất đằm thắm qua đoạn trích:" Trong tất cả.. dưới chân núi Kim Phụng ".

    +" Ta về thăm Huế mộng mơ

    Câu thơ ai thả lững lờ trên sông.

    Nghe mênh mang, thổn thức lòng

    Con thuyền buông lái giữ dòng Hương Giang. "

    Đã từ lâu, sông Hương và xứ Huế mộng mơ đã đi vào tranh thơ đầy ngọt ngào, giàu hình ảnh bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát nơi đây. Nhưng mỗi khi đọc bài kí" Ai đã đặt tên cho dòng sông "của Hoàng Phủ Ngọc Tường, ta không khỏi ấn tượng với vẻ đẹp dòng Hương giang mang thiên tính nữ. Quả thật không sai khi nói kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều ánh lửa bởi lẽ đọc ký ông, độc giả bỗng cảm thấy thêm yêu dòng Hương, thêm yêu xứ Huế. Đặc biệt, đoạn trích" Từ ấy, như đã tìm đúng đường về.. những vấn vương của một nỗi lòng "đã tái hiện nét đẹp dòng sông khi chảy trong lòng người tình trong mộng của nó, đồng thời thể hiện cái nhìn độc đáo của nhà văn.

    +" Bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa và lịch sử của các điều kiện đời sống.. Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách tri thức khoa học và huyền thoại kí ức cá nhân lóe lên những ánh sáng bất ngờ.. Cái mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường là khám phá bình diện văn hóa với tư liệu lịch sử phong phú và một tâm hồn Huế nồng nàn ". Đó là những lời có cánh mà Giáo sư Trần Đình Sử đã dành tặng cho Hoàng Phủ Ngọc Tường để nói về tinh thần Huế, cội nguồn dân tộc trong văn ông. Và ta thấy được điều đó trong bài bút kí" Ai đặt tên cho dòng sông", đặc biệt là trong đoạn trích..
     
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng mười 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...