Không Gia Đình - Hector Malot

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Cute pikachu, 23 Tháng mười hai 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Chương 40: Thuyền thiên nga

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sau khi người anh anh Bốp từ giã chúng tôi, chiếc tàu vẫn đậu yên lặng một thời gian nữa. Chỉ nghe tiếng gió lọt giữa đám cột buồm và tiếng sóng vỗ mạn tàu nhè nhẹ. Dần dần quang cảnh trở nên náo nhiệt: Tiếng chân bước trên sàn tàu, tiếng dây rợ buông rơi, tiếng ròng rọc nghiến kèn kẹt, lại có cả tiếng xích sắt cuộn vào tháo ra. Cột trục neo xoay, một cánh buồm kéo lên, bánh lái cọt kẹt và chiếc tàu bỗng nghiêng về cạnh trái rồi dập dềnh, chồm lên, chúi xuống. Chúng tôi lên đường. Tôi thoát nạn.

    Nhưng lúc đầu tàu dập dềnh từ từ và nhẹ thì sau dần trở nên nhanh và mạnh. Tàu vừa chúi xuống vừa lắc lư, bất thình lình lại có những làn sóng dữ dội xô đến đập mạnh vào mũi tàu hoặc vào sườn tàu bên phải.

    Tôi nắm chặt tay Mátchia và nói: "Thương Mátchia quá!"

    Nó trả lời:

    Chả sao đâu! Cậu thoát nạn rồi! Vả lại tớ cũng đã nghĩ rằng thế nào rồi cũng phải

    Đến nước này mà thôi! Trên xe, nhìn gió lay ngọn những cây to tớ đã nghĩ rằng trên mặt biển thế nào chúng ta cũng được nhảy múa! Đấy điệu múa đã bắt đầu!

    Vừa lúc đó, cửa buồng mở. Ông anh anh Bốp bảo chúng tôi:

    Ổn rồi! Các anh có thể lên sàn tàu đấy!

    Ở chỗ nào thì đỡ mệt hơn!

    Nằm là tốt nhất!

    Cảm ơn ông, vậy thì tôi xin nằm! Và nó nằm duỗi dài trên ván. Ông thuyền trưởng nói thêm:

    Chú nhỏ tập sự sẽ đem vào cho các anh những thứ cần thiết! Mátchia trả lời:

    Cảm ơn ông! Chú ta đến được sơm sớm thì hay lắm!

    Đã cảm thấy rồi à?

    Từ lâu ấy chứ!

    Chả sao đâu! Cậu thoát nạn rồi! Ngoài ra thì mặc kệ nó chứ, có bao giờ tớ nghĩ say sóng mà lại được thú vị như thế này đâu!

    Lên tới sàn tàu, tôi phải bíu chặt lấy một dây thừng lớn mới đứng vững được. Nhìn sâu vào trong đêm tối cũng chỉ thấy một mảng trắng xóa bọt sóng, trên đó con tàu nhỏ bé của chúng tôi dập dềnh lướt đi, tròng trành như muốn đắm. Kỳ thực nó đâu có đắm, trái lại, nó nhô lên nhẹ nhàng, nhún nhảy trên đầu sóng, được nâng lên, được đẩy đi theo chiều gió tây.

    Tôi quay nhìn lại đất liền. Xa xa đèn trên cảng chỉ còn le lói như những đốm lửa nhỏ trong bóng đêm. Nhìn chúng cứ yếu dần và theo nhau biến mất tôi thấy dễ chịu từ khi giã đất Anh! Ông thuyền trưởng bảo tôi:

    Gió thuận như thế này, chiều nay sẽ đến Ixinhy khá sớm sủa. Tàu "Nhật thực" quả là một chiếc tàu buồm cừ.

    Ròng rã một ngày trời trên biển, hơn một ngày trời ấy chứ, tội nghiệp Mátchia, thế mà nó lại vui thích được say sóng! Tuy vậy, cái ngày trời ấy rồi cũng trôi qua. Tôi hết đi từbuồng lên sàn lại từ sàn xuống buồng. Có lần, tôi nói chuyện với ông thuyền trưởng. Ông chỉ tay về phía Tây Nam cho tôi thấy một cây cột cao và trắng nổi bật trên nền trời lam nhạt. "Đó là Bácphơlơ". - Ông ta bảo.

    Tôi ba chân bốn cẳng chạy ào xuống báo tin mừng cho Mátchia: Chúng ta đã thấy đất Pháp! Nhưng từ Bácphơlơ đến Ixinhy, đường còn dài, tàu phải men dọc bán đảo Côtăngtanh rồi mới vào cửa sông Virơ và cửa sông Ôrơ.

    Tàu "Nhật thực" cặp bến Ixinhy muộn, ông thuyền trưởng vui lòng cho chúng tôi ngủ đỗ lại trên tàu. Sáng sớm hôm sau, chúng tôi mới từ giã ông để lên đường, không quên cảm ơn ông đã có lòng tốt giúp đỡ.

    Ông thuyền trưởng bắt tay chúng tôi rất chặt và bảo:

    Khi nào các cậu muốn trở về nước Anh thì cứ đến đây. Tàu "Nhật thực" nhổ neo từ bến này vào ngày thứ ba hàng tuần, sẵn sàng đón các cậu!

    Gợi ý thật tốt bụng nhưng chúng tôi lại không còn lòng dạ nào muốn nhận: Mátchia và tôi, đứa nào cũng có nhiều lý do để không vượt biển trở lại trong những ngày sắp tới.

    Đặt chân lên đất Pháp, chúng tôi chỉ còn quần áo và nhạc cụ - Mátchia không quên đem theo cây thụ cầm tôi để lại trong lều anh Bốp tối hôm đến quán Cây Sồi Lớn. Còn xắc thì vẫn nằm lại với tất cả tài sản chúng tôi trong xe hàng hóa nhà Đơrixcơn. Điều này cũng làm cho chúng tôi lúng túng. Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc sống giang hồ của mình mà lại thiếu áo, thiếu bít tất, và nhất là thiếu bản đồ. May mắn sao, Mátchia còn được mười hai phờrăng để dành, cộng vào đó còn phần chia với anh Bốp và các bạn anh được hai mươi hai xilinh (1) hay là hai mươi bảy phờrăng, thành một cái vốn xấp xỉ bốn chục phờrăng, kể cũng đã lớn đối với chúng tôi! Mátchia đã định đưa tất cả món tiền ấy cho anh Bốp để bù vào những chi phí tổ chức cứu tôi, nhưng anh Bốp không nhận một xu nhỏ nào. Anh trả lời: Bạn bè giúp nhau ai lấy công bao giờ!

    Rời tàu "Nhật thực", trước tiên chúng tôi đi tìm mua ngay một chiếc xắc nhà binh đã cũ, rồi mua luôn một cặp sơmi, hai đôi bít tất dài, một bánh xà phòng, một chiếc lược, chỉ khâu, cúc áo, kim và sau cùng là cái thứ cần thiết nhất, hơn cả những đồ dùng cần thiết kia;

    Đó là một tấm bản đồ nước Pháp.

    Bây giờ đã ở trên đất Pháp rồi, vậy thì phải đi đâu? Đi theo con đường nào? Đi theo phương hướng nào?

    Đó là vấn đề cứ xoắn lấy chúng tôi từ khi ra khỏi Ixinhy, theo con đường đi Bayơ.

    Mátchia nói:

    Về phần tớ thì chẳng phải chọn lựa gì hết! Tớ sẵn sàng đi đâu cũng được! Tớ chỉ muốn một điều..

    Điều gì?

    Đi dọc một con sông lớn, một con sông nhỏ hoặc một con kênh, bởi vì tớ mới nảy ra một ý kiến.

    Tôi không hỏi Mátchia ý kiến của nó như thế nào nhưng nó cũng nói tiếp: "Tớ thấy cần phải nói cho cậu hiểu rõ ý kiến của tớ: Khi Áctơ ốm, bà Miligơn cho nó đi dạo thuyền, và chính vì vậy mà cậu đã gặp nó trên thuyền Thiên Nga.."

    Nó khỏi rồi cơ mà!

    Nghĩa là nó mới đỡ thôi! Hồi trước nó ốm thập tử nhất sinh ấy chứ! Và nó sống được là nhờ sự chăm sóc của mẹ nó! Bởi thế, tớ mới nghĩ rằng muốn chữa cho nó khỏi hẳn, bà Miligơn vẫn tiếp tục cho nó dạo thuyền trên các con sông lớn, sông nhỏ, kênh đào màthuyền Thiên Nga có thể đi được. Vậy thì cứ theo những con sông như thế, chúng ta sẽ có nhiều hy vọng gặp được thuyền Thiên Nga.

    Lấy gì mà nói rằng thuyền Thiên Nga còn ở Pháp?

    Chẳng lấy gì cả! Tuy nhiên phải thấy rằng thuyền Thiên Nga không thể đi ra biển và ta có thể tin rằng nó chưa rời Pháp. Chúng ta có nhiều hy vọng tìm được nó. Mà cho dầu chỉ có một tia hy vọng mong manh thì cậu cũng đồng ý là phải cố níu lấy chứ? Tớ thì tớ muốn rằng chúng ta đi tìm bà Miligơn và nhất định là không nên bỏ lỡ bất cứ một khả năng gì để làm cho được việc ấy!

    Thế còn Lidơ, Alơxi, Bănggiamanh, Êchiênnét?

    Chúng mình sẽ gặp họ trong khi tìm bà Miligơn chứ sao? Thế là chắc chắn phải theo một con sông hoặc một con kênh! Giở bản đồ tìm xem có con sông nào gần đây nhất đi!

    Tấm bản đồ trải rộng ngay trên bờ cỏ bên đường, chúng tôi tìm xem con sông nào gần nhất. Sông Xen! Mátchia bảo:

    Nào! Thế thì ta đi theo sông Xen!

    Sông Xen chảy qua Pari!

    Thì đã sao?

    Sao lắm chứ! Tớ đã nghe cụ Vitali nói rằng muốn tìm một kẻ nào thì người ta đến Pari để kiếm kẻ đó. Nếu cảnh sát Anh muốn lùng tớ vì cái vụ trộm ở nhà thờ Xanh Gioócgiơ thì tớ không thích họ tìm ra tớ chút nào! Nếu không thì nhọc công ra khỏi đất Anh làm gì?

    Cảnh sát Anh có thể đuổi theo cậu sang tận đất Pháp ư?

    Tớ cũng chẳng biết nữa. Nhưng giả thiết như thế thì ta không nên đi Pari.

    Vậy thì ta cứ theo sông Xen mà đi cho đến gần Pa-ri thì rời nó, đi một quãng cho quá Pari sẽ trở lại với nó. Tớ cũng không muốn gặp Garôphôli.

    Tất nhiên!

    Vậy thì cứ thế nhá! Dọc đường, chúng ta sẽ hỏi những người thủy thủ, những người kéo thuyền. Với cái mái hiên đặc biệt, thuyền Thiên Nga không thể nhầm với bất cứ một chiếc thuyền nào khác và hẳn được mọi người chú ý nếu nó đi trên con sông Xen. Nếu không tìm thấy nó trên sông Xen, ta lại tìm nó trên sông Loa, sông Garon, trên mọi con sông

    Nước Pháp và cuối cùng sẽ gặp nó thôi!

    Tôi không có lý lẽ gì để phản đối ý kiến Mátchia, như vậy là chúng tôi sẽ đi về phía sông Xen rồi ngược theo bờ sông.

    Lo liệu cho mình xong xuôi, chúng tôi phải lo ngay cho con Capi. Con Capi đã nhuộm vàng lông, đối với tôi không phải là con Capi nữa. Chúng tôi mua xà phòng mềm và khi gặp con sông đầu tiên chúng tôi thay nhau tắm rửa kỳ cọ thật kỹ cho nó.

    Thứ thuốc nhuộm của anh Bốp quả là tốt! Phải nhiều lần tắm rửa kỳ cọ xà phòng, phải hàng tuần hàng tháng sau, con Capi mới có được bộ lông ngày trước. Cũng may miền Noócmăngđi này là đất sông ngòi, cho nên ngày nào chúng tôi cũng có thể tắm rửa cho nó.

    Chúng tôi gặp sông Xen ở La Buiơ.

    Qua một khúc đường ngoặt rợp bóng mát mà chúng tôi tới sau một ngày đường, đứng trên đồi cao xanh cây, Mátchia bỗng bắt gặp con sông Xen ngay trước mắt, cuộn một đường vòng rộng bao la quanh chúng tôi; dòng nước lặng lẽ và hùng tráng, chảy hiền hòa, tấp nập những thuyền căng buồm trắng lốp và những tàu máy khói bay lên tận chỗ chúng tôi. Mátchia hiểu rằng người ta sẽ rất thích thú được buông trôi theo dòng nước êm ả này, giữa những nội cỏ tươi mát, những cánh đồng xanh tốt và những dải rừng thẫm viền quanh con sông một màu lục. Nó bảo tôi:

    Nhất định bà Miligơn đã cho đứa con trai ốm yếu của bà dạo thuyền trên sông Xen.

    Chúng ta sẽ biết rõ điều ấy thôi! Ta cứ xuống hỏi chuyện những người dân trong làng dưới kia!

    Tôi không hiểu rằng không dễ dàng gì hỏi chuyện được những người dân xứ

    Noócmăngđi này, ít khi họ trả lời chính xác và trái lại, thường tự họ còn hỏi lại người đã hỏi:

    Thế các anh muốn hỏi một chiếc "chàu" từ Lơ Havơrơ hay là một chiếc "xuyền" từ Ruăng? Nó là một chiếc xuồng? Nó là một chiếc đò, một chiếc xà lan hay một chiếc tam bản?

    Phải trả lời đầy đủ những câu lục vấn ấy, chúng tôi mới được biết rằng có thể là thuyền Thiên Nga chưa bao giờ đi qua La Buiơ, hoặc có đi qua thì cũng vào ban đêm, cho nên chẳng ai trông thấy nó cả.

    Từ La Buiơ chúng tôi tiến về Ruăng và tiếp tục tìm kiếm, nhưng cũng không có kết quả! Ở Enbớp, cũng chẳng ai biết đến thuyền Thiên Nga, ở Pôdơ, nơi đây có cống chắn, nhất

    Định người ta phải để ý đến tàu thuyền đi qua, vậy mà cũng chẳng biết gì hơn.

    Không nản lòng, chúng tôi cứ đi tới gặp ai cũng hỏi, nhưng không hy vọng gì lắm bởi vì thuyền Thiên Nga không thể nào đi từ một địa điểm chông chênh giữa chừng.. Nhưng đã không bắt gặp dấu vết nó, nhất thiết chúng tôi phải đi tới Pari, hoặc nói đúng hơn, thì quá Pari nữa.

    Chúng tôi đâu chỉ có rảo bước để tiến nhanh trên đoạn đường dài! Chúng tôi còn phải kiếm ăn hàng ngày nữa, cho nên đã phải mất năm tuần lễ để đi từ Ixinhy đến

    Sarăngtông. Đến đây một vấn đề nảy ra: Cứ tiếp tục theo sông Xen hay là phải rẽ sang sông

    Mácnơ? Đó là điều tôi luôn băn khoăn mỗi lúc mở bản đồ tìm đường, nhưng vẫn chưa tìm được lý lẽ xác đáng để chọn đường này hay đường khác.

    May mắn sao, tới Sarăngtông thì không còn phải phân vân nữa! Ở đây, lần đầu tiên chúng tôi được nghe trả lời có thấy một chiếc thuyền giống thuyền Thiên Nga, một chiếc du thuyền có mái hiên! Mátchia sung sướng đến nỗi nhảy múa ngay trên bến.. Thế rồi đột nhiên nó ngừng điệu múa, vớ lấy vĩ cầm cuống cuồng kéo một hành khúc chiến thắng.

    Trong khi đó, tôi tiếp tục hỏi chuyện người thủy thủ đã vui lòng trả lời cho chúng tôi. Không còn nghi ngờ nữa, đúng là thuyền Thiên Nga rồi! Khoảng hai tháng trước, nó có qua

    Sarăngtông trong khi ngược sông Xen.

    Hai tháng! Nó bỏ xa chúng tôi ghê gớm! Nhưng lo gì! Cứ đi hoài, rồi cũng sẽ đuổi kịp, mặc dầu chúng tôi chỉ có hai cặp giò, còn nó thì lại đi bằng vó của một cặp tuấn mã!

    Kể gì thời gian! Điều căn bản, điều lạ lùng, điều kỳ diệu ở đây là đã tìm thấy chiếc thuyền Thiên Nga. Mátchia reo lên:

    Ai đúng nào?

    Tôi cũng muốn mạnh dạn thú thật rằng tôi cũng hy vọng tràn trề. Nhưng tôi vẫn không nói trắng ra, dù chỉ với riêng mình, những ý kiến, những tưởng tượng điên rồ làm bốc đầu óc tôi. Bây giờ thì không còn mất công dừng lại hỏi nữa: Thuyền Thiên Nga đã ở phía trước, chỉ còn việc ngược sông Xen!

    Nhưng đến Morê, nơi sông Loanh đổ vào sông Xen, phải hỏi nữa. Thuyền Thiên Nga vẫn ngược sông Xen. Đến Môngtrô lại phải hỏi nữa.

    Tới đây, thuyền Thiên Nga đã bỏ sông Xen rẽ vào sông Yon. Tới ngã ba sông Yon và sông Ácmăngxông, thuyền Thiên Nga vẫn ngược sông Yon. Vậy là tôi sẽ đi qua Đơrơdy và ghé thăm Lidơ. Tự em, em sẽ nói cho chúng tôi biết về bà Miligơn và về Áctơ.

    Từ khi chúng tôi chạy theo thuyền Thiên Nga thì chúng tôi không bỏ ra nhiều thì giờ để biểu diễn nữa. Là một nghệ sĩ cần cù, Capi không hiểu tại sao chúng tôi vội vội vàng vàng

    Như thế. Tại sao không để cho nó ngoạm cái âu, ngồi trịnh trọng trước những vị khán giả không sốt sắng cho tay vào túi móc tiền ra kia chứ? Phải biết chờ mới được!

    Nhưng mà chúng tôi không chờ nữa! Bởi vậy tiền thu nhập sụt đi, đồng thời số còn lại cũng mòn dần. Đã không dành để được gì thêm, chúng tôi còn tiêu thêm vào vốn.

    "Nhanh nhanh lên! - Mátchia bảo. - Đi mau cho kịp thuyền Thiên Nga". Cũng như nó, tôi giục: Nhanh nhanh lên!

    Không tối nào chúng tôi kêu ca mệt nhọc, dù chặng đường đi hôm đó có dài bao nhiêu. Ngược lại, chúng tôi nhất trí đến hôm sau phải dậy đi cho thật sớm.

    Mátchia ham ngủ, nó thường nhắc tôi: "Phải đánh thức tao dậy, nghe không?". Khi tôi đánh thức nó thì nó đứng lên ngay.

    Chúng tôi dè xẻn, giảm bớt ăn tiêu. Trời đang tiết nóng, Mátchia tuyên bố kiêng thịt vì "tiết hè, ăn thịt không lợi cho sức khỏe". Mỗi bữa hai đứa chỉ ăn một miếng bánh mì, cùng với một quả trứng luộc bẻ đôi hoặc là một chút bơ. Và chỉ uống nước, mặc dù đương ở xứ rượu vang.

    Chúng tôi chả thiết gì! Tuy nhiên, cũng có lúc Mátchia nổi cơn thèm ăn, nó nói:

    Mình ước bà Miligơn vẫn còn mướn cái chị làm bếp cũ, cái chị làm bếp đã làm cho cậu những chiếc bánh kẹp nhân mứt ấy mà! Cái thứ bánh kẹp nhân mứt đào thì phải biết là ngon nhé!

    Cậu đã được nếm bao giờ chưa?

    Tớ được ăn bánh quai vạc nhân táo chứ chưa được ăn bánh kẹp nhân đào. Có điều tớ đã trông thấy! Những cái gì nho nhỏ mà trắng dính trên mứt vàng là cái quái gì thế?

    Hạnh nhân.

    Chao ôi!

    Và Mátchia há miệng như để nuốt cả một chiếc bánh kẹp.

    Từ Gioanhi đến Ôxerơ, sông Yon quanh co nhiều khúc, nhờ thế đi trên đường cái lớn, chúng tôi cũng rút ngắn được một ít thời gian so với thuyền Thiên Nga. Nhưng từ Ôxerơ, chúng tôi lại bị chậm lại như trước vì trên dòng con kênh Nivécne êm ả, thuyền đi khá nhanh. Gặp mỗi cống nước, chúng tôi đều biết được tin tức nó, bởi vì trên con kênh này sự qua lại không đến nỗi nhộn nhịp, ai mà không để ý đến thuyền Thiên Nga, nó chẳng giống mấy chút những chiếc thuyền thường ngày vẫn thấy.

    Chẳng những người ta nói cho chúng tôi biết về thuyền Thiên Nga mà còn nói cả về bà Miligơn "một bà người Anh rất phúc hậu" và về Áctơ, "một chú bé suốt ngày nằm dài trên một cái giường kê trên sàn, dưới mái hiên đầy dây leo hoa lá, đôi khi cũng có ngồi dậy". Vậy là Áctơ đã khá hơn.

    Chúng tôi tiến đến gần Đơrơdy. Còn hai ngày đường rồi một ngày, rồi chỉ còn mấy giờ nữa. Cuối cùng thì nhìn thấy những khu rừng mùa thu trước chúng tôi nô đùa với Lidơ, cái cống sông đào, và cái nhà nhỏ của cô Catơrin.

    Không ai bảo ai, hai đứa cùng rảo bước đi nhanh. Nói cho đúng thì không phải là đi nữa, mà chạy. Con Capi cùng nhận ra cảnh cũ, phi lên trước. Nó chạy đi báo cho Lidơ biết chúng tôi đến, Lidơ sắp đi đón chúng tôi đây! Nhưng chúng tôi không thấy Lidơ ở trong nhà đi ra, chỉ có Capi quày quả chạy trở lại như bị đuổi đánh. Chúng tôi dừng chân tức khắc và tự hỏi thế là nghĩa thế nào? Gì đã xảy ra ở đấy? Câu hỏi ấy, hai chúng tôi không ai nói ra, và chúng tôi lại tiếp tục đi lên.

    Capi đã trở lại bên chúng tôi. Nó đi liền theo sau gót chúng tôi, dáng tiu nghỉu. Một người đàn ông đang điều khiển chiếc cửa cống. Không phải người chú của Lidơ. Chúng tôi đi thẳng đến nhà. Một người đàn bà lạ đương lăng xăng trong bếp. Chúng tôi hỏi:

    - Chúng tôi hỏi bà Xuyariô.

    Bà ấy nhìn chúng tôi một lúc trước khi trả lời, y như là chúng tôi đã hỏi bà một câu vô lý. Mãi bà ta mới nói:

    Bà ấy không ở đây nữa!

    Thế bà ấy ở đâu?

    Ở Ai Cập.

    Chúng tôi sửng sốt nhìn nhau, ở Ai Cập! Chúng tôi không biết rõ Ai Cập là xứ nào, ở phương nào, nhưng cảm thấy lờ mờ là xa, xa lắm, cách mấy trùng dương.

    Thế còn Lidơ? Bà biết Lidơ chứ?

    Ôi dà! Lidơ xuống thuyền đi với bà người Anh.

    Lidơ trên thuyền Thiên Nga! Chúng tôi mơ chăng? Bà ấy giúp cho chúng tôi thấy là đang ở trong hoàn cảnh thực. Bà hỏi:

    Anh là Rêmi ư?

    Vâng.

    À, thế thì khi bác Xuya-ri-ô chết đuối..

    Chết đuối!

    Chết đuối ở cống sông đào! Ồ! Anh biết đâu rằng bác Xuyariô ngã xuống nước, vướng dưới một chiếc xà lan và bị mắc vào một cái đanh! Ấy cái nghề nghiệp của chúng tôi nó thường dẫn đến như vậy đấy! Khi bác Xuyariô chết đuối, bác Catơrin thật bối rối, mặc dù bác ấy là một người đàn bà đảm, nhưng biết làm sao bây giờ? Không có tiền thì không thể bữa hôm bữa mai làm ra tiền được, mà quả thật bác ấy túng. Một bà lớn xưa kia bú sữa bác, bây giờ gọi bác sang Ai Cập làm vú nuôi cho con bà ấy, như thế cũng được đi một điều.

    Nhưng cái vướng mắc là ở con cháu của bác, cô bé Lidơ kia. Bác đang loay hoay không biết làm thế nào thì một buổi chiều nọ, có một bà người Anh đưa con đi chơi dừng lại ở cổng này. Hai bên chuyện vãn. Và rồi cái bà người Anh, bà ấy đang muốn tìm một đứa trẻ để bầu bạn với con bà vì cậu ấy sống một mình trên thuyền cũng buồn, bà ấy bảo giao con Lidơ cho bà. Bà hứa sẽ chăm lo cho nó, chạy chữa cho nó, cuối cùng gây dựng cho nó nên người. Cái bà ấy phúc đức quá, rõ là dịu dàng, hào hiệp đối với kẻ khó. Bác Catơrin nhận lời. Rồi thì

    Lidơ xuống thuyền với bà người Anh, còn bác Catơrin soạn sửa lên đường đi Ai Cập. Ông nhà tôi thay thế cho bác Xuyariô đấy! Trước khi đi, con bé Lidơ nó câm nhưng thầy thuốc bảo có lẽ một ngày kia nó sẽ biết nói - con bé Lidơ nhờ cô nó bảo tôi thuật lại tất cả những việc ấy cho anh biết, nếu anh đến thăm nó. Như vậy đó!

    Tôi choáng váng, không nói được một lời. Mátchia vẫn tỉnh táo hỏi:

    Thế thì thưa bà, cái bà người Anh ấy đi đâu?

    Xuống miền Nam nước Pháp hoặc là sang Thụy Sĩ. Đáng lẽ con Lidơ phải nhờ người ta viết thư cho tôi, nói rõ địa chỉ, để tôi mách lại với anh, nhưng tôi chả nhận được thư nó.
     
  2. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Chương 41: Tã đẹp nói thật

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi mải đứng ngẩn người ra đấy thì Mátchia đã làm những việc cần thiết mà tôi không nghĩ tới. Nó nói:

    Thưa bà, chúng cháu rất cám ơn bà.

    Rồi nó đẩy nhẹ tôi ra khỏi nhà bếp:

    Lên đường! Ta đi lên đi thôi! Giờ chúng ta không chỉ đuổi theo Áctơ và bà Miligơn mà thôi, chúng ta còn đuổi theo Lidơ nữa! Tốt quá! Nếu không, chúng ta còn phải mất thì giờ ở Đrơdy, chứ còn như bây giờ thì chúng ta có thể đi thẳng một mạch. Ấy mới thật là hay!

    Chúng mình đã gặp rủi nhiều, từ nay thì gặp may đây. Gió đã đổi chiều rồi mà! Ai biết được chúng mình sẽ còn gặp bao nhiêu chuyện lý thú nữa?

    Chúng tôi lại tiếp tục đuổi theo thuyền Thiên Nga, không bỏ lỡ giờ phút nào, chỉ dừng lại để ngủ hoặc biểu diễn kiếm ít xu. Đến Đờxidơ là nơi sông đào Nivécne đổ ra sông Loa, chúng tôi hỏi thăm thuyền Thiên Nga: Nó đã đi theo sông Ngang. Chúng tôi đi theo sông

    Ngang rồi lên sông Giữa.

    Theo bản đồ, nếu từ Sarônlơ chúng tôi đi chếch thẳng tới Macông thì tránh được một đoạn đường vòng vèo và rút được nhiều ngày đường. Nhưng như thế thì hơi phiêu lưu, sau khi bàn bạc kỹ, không đứa nào muốn cả, bởi vì dọc đường thuyền Thiên Nga có thể đỗ lại và chúng tôi sẽ bỏ nó lại sau mà không biết. Đã thế thì phải quay trở lại, tưởng lợi thời gian hóa ra mất thêm chưa biết bao nhiêu. Rồi chúng tôi đi xuôi sông Xôn cho đến Thành phố Lyông. Đến đây, thấy có một điều khó nghĩ thực sự. Thuyền Thiên Nga đi xuôi sông Rôn hay đi ngược? Nói cách khác, bà Miligơn đã xuống miền Nam nước Pháp hay qua Thụy Sĩ rồi? Thuyền bè đi lại như mắc cửi trên sông Rôn và sông Xôn, người ta có thể không nhìn thấy chiếc Thiên Nga. Chúng tôi hỏi thăm rất nhiều bác lái thuyền và thủy thủ trên sông, hỏi cả những người ở trên bờ. Cuối cùng chúng tôi biết chắc rằng bà Miligơn đã qua Thụy Sĩ. Thế là chúng tôi đi ngược sông Rôn. Mátchia nói:

    Từ Thụy sĩ, người ta đi Italia, đây lại là một dịp may nữa. Nếu chúng mình đuổi theo bà Miligơn mà phải đi mãi đến tận Lúcca thì em Crítxtina sẽ vui mừng biết bao nhiêu.

    Tội nghiệp Mátchia thân yêu! Nó giúp tôi tìm những người thân, còn tôi thì chẳng làm gì để nó được hôn em nó!

    Từ Lyông trở đi, chúng tôi rút dần quãng cách với thuyền Thiên Nga bởi vì sông Rôn chảy xiết, thuyền không đi ngược dòng dễ dàng như trên sông Xen. Đến Quylôdơ thì thuyền Thiên Nga chỉ còn đi trước chúng tôi sáu tuần.. Tuy thế, dò bản đồ, tôi ngờ rằng khó đuổi kịp nó trước khi sang Thụy Sĩ. Tôi có biết đâu thuyền bè không thể đi ngược sông Rôn mà đến Giơnevơ. Chúng tôi lại cứ tưởng tượng rằng bà Miligơn vẫn "ngự" thuyền Thiên Nga ngoạn cảnh Thụy Sĩ, mà chúng tôi thì lại không có bản đồ Thụy Sĩ.

    Chúng tôi đến Xétxen. Xétxen là một thành phố nằm vắt ngang trên sông, có một chiếc cầu treo nối liền hai bờ. Chúng tôi đến bờ sông, thì lạ lùng biết bao nhiêu, từ xa tôi đã nhận thấy hình như là chiếc Thiên Nga! Chúng tôi chạy đến: Đúng là hình dáng của nó, đúng là nó rồi, nhưng sao nó có vẻ một chiếc thuyền bỏ không như thế! Nó được neo cứng phía sau một hàng rào bảo vệ. Trên thuyền đóng cửa im ỉm, ngoài hiên không có hoa.

    Việc gì đã xảy ra vậy? Áctơ có làm sao không? Chúng tôi dừng lại, tim đau thắt vì hãi

    Hùng.

    Nhưng đứng im như vậy là hèn nhát, cần phải xông lên, phải tìm hiểu cho rõ. Chúng tôi hỏi thăm một người, chính lại là người được giao cho coi sóc thuyền Thiên Nga, và được người ấy vui lòng trả lời:

    Cái bà người Anh sống trên thuyền với hai con, một trai què liệt, một gái câm, bà ấy hiện nay ở Thụy Sĩ. Bà rời thuyền vì thuyền không ngược dòng sông xa hơn nữa. Bà ấy cùng hai con đi xe ngựa, cùng với một chị hầu gái. Những người tôi tớ khác chở hành lý đi sau.

    Mùa thu bà sẽ trở về thuyền, xuôi dòng sông Rôn đến biển và trú ở miền Nam trong mùa

    Đông.

    Chúng tôi thở ra khoan khoái. Tất cả những lo ngại của chúng tôi đều vô lý: Đáng lẽ nghĩ đến chuyện tốt, chúng tôi lại nghĩ ngay ra chuyện xấu. Mátchia hỏi:

    Hiện nay, bà ấy ở đâu?

    Bà tìm thuê một cái nhà nghỉ mát trên bờ hồ Giơnevơ, về phía Vơvê, nhưng tôi không biết rõ chỗ nào. Bà sẽ nghỉ hè ở đó.

    Nào, đi Vơvê thôi! Đến Giơnevơ, chúng tôi sẽ mua một bản đồ Thụy Sĩ và nhất định chúng tôi sẽ tìm ra cái thị trấn hoặc cái làng Vơvê đó. Bây giờ thuyền Thiên Nga không chạy đi đằng trước chúng tôi nữa và bà Miligơn lại nghỉ hè ở một cái nhà mát cho nên chắc chắn là chúng tôi sẽ tìm thấy! Chỉ phải mất công tìm thôi!

    Từ Xétxen ra đi được bốn ngày thì chúng tôi đến vùng tiếp cận Vơvê và tìm kiếm ở

    Đấy. Từ mặt nước hồ xanh biếc lên các triền núi thoai thoải cây cối xanh tốt, vô số nhà nghỉ mát nối tiếp nhau, duyên dáng. Bà Miligơn, Áctơ và Lidơ ở cái nhà nào trong số đó?

    Cuối cùng chúng tôi đến Vơvê. Cũng vừa kịp vì túi tiền chúng tôi chỉ còn ba xu, và giầy thì không có đế nữa.

    Vơvê không phải là một thôn nhỏ như lúc đầu chúng tôi mường tượng. Đó là một thị trấn còn hơn một thị trấn bình thường vì dính với nó có cả một loạt phố ngoại ô và thôn xóm. Còn như hỏi bà Miligơn hay hỏi một bà người Anh có con trai ốm kèm một cô bé gái câm, thì chúng tôi thấy ngay rằng không có thực tế. Trong thị trấn Vơvê và trên bờ hồ, người Anh, đàn ông cũng như đàn bà, cũng đông như tại một thành phố nghỉ mát quanh vùng Lơnđơn vậy. Tốt hơn hết là tự mình đi dò đi lượn xem tất cả những ngôi nhà có người nước ngoài ỏ. Cái đó không khó lắm, chúng tôi chỉ việc đi biểu diễn khắp các đường phố.

    Chúng tôi đã đi khắp Vơvê trong một ngày và thu được một món tiền lớn. Ngày trước, khi chúng tôi cần cóp nhặt để mua bò hay mua búp bê cho Lidơ thì một món tiền như thế đủ làm chúng tôi sung sướng cả buổi tối. Nhưng bây giờ chúng tôi không chạy theo tiền.

    Chúng tôi chưa tìm thấy tăm bóng bà Miligơn. Ngày hôm sau, chúng tôi tiếp tục lùng tìm ở vùng lân cận. Chúng tôi cứ việc nhằm trước mắt mà đi tới, mỗi khi thấy có một cái nhà đẹp là dạo đàn ngay trước cửa sổ, dù cửa mở hay đóng. Tuy thế tối hôm đó chúng tôi trở về không, như tối hôm trước. Ấy vậy mà chúng tôi đã đi từ hồ lên núi và từ núi xuống hồ, chăm chú nhìn quanh, thỉnh thoảng gặp được người nào đôn hậu thì lại hỏi thăm, tin rằng họ sẵn sàng nghe chúng tôi hỏi và trả lời.

    Ngày hôm đó, chúng tôi nhận được hai tin vui hụt vì đã được trả lời rằng mặc dầu không biết họ tên, người ta củng biết chắc chắn người đàn bà mà chúng tôi hỏi. Lần đầu, một người chỉ cho chúng tôi tìm đến một ngôi nhà sàn bằng gỗ dựng trên sườn núi; lần sau, một người khác nói chắc với chúng tôi là bà ấy ở trên bờ hồ. Đúng là những bà người Anh

    Đến nghỉ trên bờ hồ và trên sườn núi, nhưng đâu phải bà Miligơn!

    Sau khi thăm dò cẩn thận vùng Vơvê, chúng tôi đi xa hơn một tí về phía Clarăng và Môngtơrơ. Tuy có bực dọc vì tìm tòi không kết quả, chúng tôi vẫn không chút nản chí. Hôm nay không thành công thì hẳn ngày mai phải thành công.

    Khi thì chúng tôi đi trên những đường lớn, hai bên có tường; khi thì lần theo những lối mòn giữa các vườn nho, vườn cây ăn quả; khi thì bước trên những con đường nhỏ dưới

    Bóng mát những cây dẻ rất to: Vòm lá dẻ ngăn đón cả không khí và ánh sáng, cho nên dưới bóng nó chỉ có rêu mịn như nhung. Đi ít bước lại gặp một cánh cổng sắt hoặc gỗ, nhìn qua các chấn song thì thấy những lối đi trong vườn rải cát rất cẩn thận. Các con đường ấy uốn lượn quanh những bồn cây cảnh và hoa. Khuất trong cành lá là một ngôi nhà sang trọng hoặc là một nếp nhà con duyên dáng phủ đầy những dây leo. Dù nhà lớn hay nhà con, hầu hết đều có vọng đình (1) giữa lùm cây, dựng rất đúng chỗ để trông ra cảnh hồ rực rỡ giữa cái khung những núi sẫm vây bọc xung quanh hồ.

    Những cái vườn này thường làm khổ chúng tôi. Nó bắt buộc chúng tôi phải đứng xa nhà cửa, và người trong nhà sẽ không nghe được nếu chúng tôi không đàn hát hết sức hết hơi. Ngày nào cũng như thế, từ sớm đến chiều, chúng tôi mệt nhoài đi.

    Một buổi chiều nọ, chúng tôi tổ chức cuộc hợp tấu kiểu ấy, hướng về cái cổng chân song trước mặt, chứ không chú ý đến bức tường sau lưng. Tôi vừa gào xong đoạn đầu bài dân ca thành Naplơ, sắp bắt đầu sang đoạn thứ hai thì bỗng nghe có tiếng reo đằng sau lưng. Rồi có người hát tiếp đoạn thứ hai, hát khe khẽ, giọng nghe rất lạ..

    Tôi đành làm chàng trai bán nước.

    Để lân la, may lọt mắt nàng.

    Tiếng ai hát thế nhỉ?

    Áctơ chăng? - Mátchia hỏi.

    Nhưng không? Không phải Áctơ, tôi nhận ra không phải giọng nó. Nhưng con Capi thì cứ khịt hơi và nhảy chồm chồm vào tường, tỏ vẻ vui mừng hết sức. Không dằn được nữa, tôi hét: "Ai hát đó?". Có tiếng đáp: "Rêmi!". Người ta không trả lời mà lại gọi tên tôi. Hai chúng tôi đứng ngẩn, nhìn nhau.

    Trong lúc chúng tôi ngây dại nhìn nhau như thế thì đằng sau Mátchia, ở phía cuối tường, bên trên một hàng rào thấp, một chiếc khăn tay trắng phất phất trước gió. Chúng tôi lao lại phía ấy. Đến hàng rào, chúng tôi mới trông thấy cái người đã đưa khăn tay lên vẫy. Đó là Lidơ! Rốt cuộc, chúng tôi đã tìm thấy em, và cùng với em, bà Miligơn và Áctơ.

    Nhưng ai hát mới được chứ? Đó là câu hỏi đầu tiên mà Mátchia và tôi đồng thanh hỏi em, sau khi bớt xúc động đã nói được nên lời. "Em" - Lidơ đáp. Thế là Lidơ hát và Lidơ nói!

    Tôi đã nghe nói hàng nghìn lần rằng một ngày kia Lidơ sẽ nói được, rất có thể do kích thích của một cảm xúc mạnh. Nhưng tôi không tin. Thế mà việc ấy nay đã thành sự thật. Em đã nói được. Điều kỳ diệu đã diễn ra. Em cảm kích mạnh là vì nghe tôi hát, là vì thấy tôi trở về bên em trong khi đã tưởng tôi đi biệt tăm biệt xứ. Nghĩ đến đó thì chính tôi cũng cảm động mạnh đến nỗi phải bíu vào một cành cây nơi hàng rào. Nhưng lúc này không phải là lúc buông xuôi theo tình cảm. Tôi hỏi:

    Bà Miligơn đâu? Áctơ đâu?

    Lidơ mấp máy môi trả lời, nhưng không thành tiếng. Bực mình, em bèn dùng tay ra hiệu để tôi hiểu nhanh hơn vì lưỡi em và trí óc chưa quen sử dụng ngôn ngữ. Tôi dùng mắt theo dõi lối diễn đạt ấy, còn Mát-chi-a thì chưa nghe hiểu được. Bây giờ, qua khúc ngoặt của một con đường trồng cây, một cái xe nhỏ đang đi tới. Chiếc xe dài, do một người giúp việc đẩy Ác-tơ nằm dài trong xe, sau đó là mẹ nó và.. tôi chồm tới để nhìn cho rõ.. và ông Giem Miligơn. Tức khắc tôi ngồi thụp xuống sau hàng rào và hấp tấp giục Mátchia ngồi xuống chứ không kịp nhớ ra rằng ông Giem không biết mặt Mátchia.

    Qua phút hoảng sợ ban đầu, tôi nghĩ ra rằng Lidơ chắc phải kinh ngạc lắm về cái việc chúng tôi vụt biến đi. Tôi kiễng chân lên một tí, bảo nhỏ em:

    Đừng để cho ông Giem Miligơn trông thấy anh; nếu thấy, ông sẽ xua anh về nước Anh mất!

    Em hoảng sợ, đưa tay lên trời. Tôi nói tiếp:

    Đừng làm gì, đừng nói gì về hai anh. Sáng mai, chín giờ hai anh sẽ trở lại nơi này. Em cố sắp xếp để ra một mình thôi. Bây giờ thì em đi đi.

    Lidơ do dự.

    Em đi đi, anh van em! Nếu không thì nguy cho anh đấy!

    Chúng tôi nói xong thì lẩn vào sau tường và cứ men tường mà chạy đến vườn nho để nấp kín trong ấy. Ở đấy chúng tôi reo cười sung sướng một lát rồi bàn bạc với nhau thỏa thuận về những việc cần làm. Mátchia nói:

    Cậu biết không, tớ không muốn chờ đến mai mới gặp bà Miligơn. Từ nay, đến lúc

    Ấy, có thể ông Giem Miligơn sẽ giết Áctơ mất. Tớ sẽ đến gặp bà Miligơn ngay và nói cho bà ấy biết.. tất cả cái gì chúng mình biết. Ông Giem chưa trông thấy tớ bao giờ cho nên ta không ngại ông ấy nghĩ đến cậu và gia đình Đơrixcơn. Rồi thì bà Miligơn sẽ định đoạt những gì chúng ta cần làm sau đó.

    Rõ ràng là ý kiến của Mátchia có phần hợp lý. Vì vậy tôi để cho nó đi, hẹn sẽ gặp nhau trong lùm dẻ ở gần đó. Ở đấy, giả sử ông Giem Miligơn có đến thì tôi có chỗ trốn dễ dàng.

    Tôi nằm trên thảm cỏ rêu đợi Mátchia về, đợi lâu lắm. Tôi tự hỏi hàng chục lần mình có lầm không, cho đến khi Mátchia trở về, có cả bà Miligơn đi theo. Tôi chạy ra đón bà và nắm tay bà đưa mà hôn. Nhưng bà ôm tôi vào lòng và cúi xuống hôn lên trán tôi âu yếm. Lần này là lần thứ hai bà hôn tôi; lần trước hình như bà không ôm tôi vào lòng như thế. Bà kêu: "Tội nghiệp thằng bé yêu quý!".

    Bà đưa mấy ngón tay trắng trẻo, mềm mại, vén tóc tôi lên và nhìn tôi rất lâu. Bà nóithầm: "Phải.. phải rồi..". Tôi chắc là bà giải đáp một câu hỏi gì thầm kín trong ý nghĩ, nhưngtrong lúc xúc động, không tài nào tôi đoán ra. Tôi cảm thấy đôi mất bà mơn trớn vuốt ve tôi, tôi sung sướng quá không nghĩ đến gì xa hơn cái hạnh phúc hiện tại đó. Mắt không rời tôi, bà nói:

    Cháu ạ, bạn cháu có thuật với tôi nhiều điều hết sức quan trọng. Bây giờ đến lượt cháu, cháu hãy vui lòng kể lại cho tôi nghe tất cả những gì dính dáng đến việc cháu ở với giađình Đơrixcơn và việc ông Giem Miligơn tới thăm hỏi ở đấy!

    Tôi thuật những việc bà hỏi. Bà chỉ ngắt lời khi khi cần hỏi cho rõ thêm một vài chi tiết quan trọng. Chưa bao giờ người ta chăm chú nghe tôi đến thế. Đôi mắt bà không lúc nào rời mắt tôi. Khi tôi kể xong, bà nín lặng một lúc lâu nhưng vẫn nhìn tôi. Cuối cùng bà nói:

    Những việc này hết sức quan trọng đối với cháu, với tất cả chúng ta, cho nên chúng ta phải hành động thận trọng và chỉ hành động sau khi hỏi ý kiến những người thông thạo có thể hướng dẫn chúng ta. Nhưng trong khi chờ cho đến lúc ấy thì cháu hãy tự coi như là bầu bạn, là bạn thân - bà ngập ngừng một chút - như là anh em của Áctơ. Cháu và chú bạn nhỏ của cháu ngay từ hôm nay phải rời bỏ nếp sống khốn khổ của các cháu đi. Hai giờ nữa, các cháu sẽ tới Teritê hỏi khách sạn Anpơ, ở đấy sẽ có người tin cậy của tôi thuê buồng trọ cho hai cháu. Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở đó, bây giờ tôi cần phải về đã!

    Bà hôn tôi lần nữa, đưa tay cho Mátchia bắt, rồi vội vàng quay đi. Tôi hỏi Mátchia:

    Mày đã kể gì với bà Miligơn thế?

    Tất cả những điều bà vừa nói với mày và còn nhiều điều khác nữa. Ôi chao! Cái bà mới tốt người, tốt bụng làm sao!

    Thế còn Áctơ, mày có trông thấy nó không?

    Xa xa thôi, nhưng cũng đủ để nhận thấy nó có vẻ là một chú bé ngoan.

    Tôi hỏi thêm Mátchia, nhưng nó tránh trớ không trả lời, hoặc trả lời chệch đi. Rồi thì chúng tôi nói chuyện phiếm với nhau cho đến giờ đi khách sạn Anpơ, theo lời dặn của bà Miligơn.

    Một người giúp việc vận áo đen, thắt cà vạt trắng ra đón tiếp chúng tôi, mặc dù chúng tôi mang những bộ quần áo tồi tàn của những nhạc sĩ đầu đường xó chợ. Cái buồng của chúng tôi mới đẹp làm sao! Buồng kê hai chiếc giường trắng. Mở các cửa sổ thì nhìn thấy một cái hiên nhô trên mặt hồ, từ đấy đứng trông ra cảnh đẹp như kỳ quan. Khi chúng tôi thôi ngắm cảnh, trở về buồng thì người giúp việc còn đứng im ở đấy đợi chúng tôi sai bảo. Anh hỏi chúng tôi muốn dùng bữa tối thế nào để anh bảo dọn ra hiên. Mátchia hỏi:

    Anh có bánh mứt chứ?

    Bánh mứt đại hoàng, bánh mứt dâu, bánh mứt hồ quân..

    Thế thì anh dọn cho chúng tôi!

    Cả ba chứ?

    Hẳn rồi.

    Còn món khai vị? Món vịt quay? Rau củ? Các cậu dùng gì?

    Cứ người ta nhắc đến món gì Mátchia lại mở tròn đôi mắt, nhưng nó chẳng hề bối rối. Nó phán:

    Gì cũng được, tùy anh!

    Tớ nghĩ rằng ở đây chúng mình sẽ ăn uống khá hơn ở nhà Đơrixcơn.

    Hôm sau, bà Miligơn đến thăm chúng tôi. Cùng đi với bà có bác thợ may và một chị coi việc khăn áo: Họ đo người chúng tôi để may áo quần. Bà Miligơn bảo em Lidơ đang tiếp tục tập nói và thầy thuốc đã xác nhận em lành bệnh. Bà ở chơi với chúng tôi một tiếng đồng hồ, sau đó hôn tôi âu yếm, bắt tay Mátchia rồi ra về. Bà đến như thế bốn hôm liền, mỗi lần đến càng yêu thương, càng trìu mến tôi hơn; tuy thế hình như vẫn có gì vương vướng, có vẻ như bà không muốn buông xuôi theo tình cảm, bộc lộ tình cảm. Ngày thứ năm, bà không đến mà cho chị hầu phòng đến, chị hầu phòng ngày trước tôi đã gặp trên thuyền Thiên Nga. Chị nói bà Miligơn đang đợi chúng tôi ở nhà, và ở cổng khách sạn đã có xe chờ đón chúng tôi đi.

    Một chiếc xe không mui, sang trọng, Mátchia lên xe không chút ngạc nhiên, cứ đàng hoàng y như từ thuở bé nó vẫn lên xe xuống ngựa. Capi cũng thế; nó leo lên ngồi trên một chiếc gối lót, không chút ngượng ngùng.

    Đường đi ngắn. Tôi thấy hình như rất ngắn, vì tôi đang đi trong xứ mộng, đầu óc tràn đầy những ý nghĩ viển vông.

    Người ta đưa chúng tôi vào một phòng khách ở đấy có bà Miligơn, có Áctơ đang nằm trên trường kỷ và Lidơ. Áctơ dang hai tay ra đón tôi. Tôi chạy đến ôm hôn nó. Rồi hôn Lidơ. Nhưng bà Miligơn thì lại hôn tôi. Bà nói:

    - Mãi nay mới đến lúc anh trở về vị trí của anh!

    Tôi nhìn bà để hỏi xem ý nghĩa câu ấy thì bà đã lại mở một cánh cửa. Má Bácbơranh bước vào, tay ôm những quần áo trẻ con, một áo choàng bằng cátsơmia trắng, một mũ ren, một đôi bít tất dệt.

    Má vừa đặt những thứ ấy lên bàn thì tôi đã ôm chầm lấy má. Trong khi ấy, bà Miligơn truyền lệnh gì cho người giúp việc, tôi không nghe rõ, chỉ thấy có nói đến tên ông Giem Miligơn. Tôi xanh mặt. Bà nhẹ nhàng bảo tôi:

    - Anh không việc gì phải sợ, trái lại anh đến bên tôi đây và đặt tay anh vào tay tôi.

    Cửa phòng khách mở, ông Giem Miligơn hiện ra với nụ cười bày hàm răng nhọn hoắt. Chợt thấy tôi, nụ cười tức khắc biến thành một cái nhăn mặt dễ sợ. Bà Miligơn không để cho ông ta lên tiếng. Bà nói chậm rãi, giọng run run:

    Tôi cho mời chú để giới thiệu với chú thằng con trưởng của tôi, mà mãi đến nay, tôi mới may mắn tìm lại được - Bà siết chặt tay tôi. - Nó đây! Nhưng chú đã biết nó rồi bởi vì chú đã đến thăm nó ở nhà tên đánh cắp nó, để tìm hiểu sức khỏe của nó.

    Thế nghĩa là thế nào? - Ông Giem nói, mặt mày biến sắc

    * * *Cái tên đó ngày nay đã vào tù vì tội ăn trộm trong một nhà thờ, đã thú nhận hết đầu đuôi. Đây là một cái thư làm bằng chứng. Nó nói nó đã đánh cắp thằng bé thế nào, vứt bỏ thằng bé ở Pari, phố Bơrơtơi thế nào, và sau cùng nó đã cẩn thận cắt chữ tên in lên quần áo đứa bé thế nào, để người ta không phát hiện được. Đây nữa, đây là những tã lót quần áo, người đàn bà quý hóa kia đã giữ lại, người đàn bà hào hiệp đã nuôi nấng con tôi. Đây, mời chú đọc thư. Mời chú xem quần áo.

    Ông Giem Miligơn đứng trơ như phỗng một lúc; chắc ông tự hỏi có nên bóp cổ tuốt hết bọn chúng tôi hay không. Rồi ông đi lại phía cửa. Nhưng trước khi bước ra, ông quay lại nói:

    Để rồi xem tòa án sẽ kết luận như thế nào về cái giả thiết con cái này.

    Ông cứ việc kháng cáo chúng tôi trước tòa án! Về phần tôi thì tôi không lôi cái người đã là em của chồng tôi ra chỗ ấy đâu!

    Chú tôi bước ra, cửa đóng lại. Bây giờ mẹ tôi đưa hai tay, tôi sà vào lòng mẹ và lần đầu tiên tôi được hôn mẹ tôi cùng lúc với mẹ tôi hôn tôi.

    Khi chúng tôi đã bớt xúc động, Mátchia bèn bảo tôi:

    Cậu hãy nói với mẹ cậu là mình đã giữ kín điều bí mật của bà.

    Thế cậu đã biết hết à?

    Khi Mátchia kể cho mẹ nghe xong thì mẹ bảo chú ấy giữ kín. Mẹ tin rằng cái thằng Rêmi bé bỏng tội nghiệp ấy là con của mẹ, nhưng cần phải có những bằng chứng đích xác loại trừ hết mọi nhầm lẫn mới được. Nếu ôm con vào lòng, nhận con là con đẻ của mẹ, rồi sau đấy lại bảo với con là không phải, chúng ta nhầm lẫn thôi, thì còn gì đau khổ cho con bằng! Những bằng chứng ấy, chúng ta có đây, và từ nay thì chúng ta sum họp mãi mãi. Con sẽ mãi mãi sống bên cạnh mẹ con, em con. - Bà lại chỉ Lidơ và Mátchia. - Và những người đã thương yêu con trong cảnh cơ hàn.
     
  3. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,890
    Chương 42: Giữa gia đình

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Năm tháng trôi qua, nhiều nhưng ngắn bởi vì chỉ có những ngày êm đẹp..

    Đứa bé không gia đình, không nơi nương tựa, bơ vơ lạc lõng giữa cuộc sống, lênh đênh chìm nổi, không có đèn pha chỉ đường giữa biển đời bát ngát, không bờ bến cắm neo, đứa bé ấy ngày nay có một người mẹ, một chú em yêu mến nó và được nó mến yêu.. Đứa bé khốn khổ đã nhiều đêm ngủ trong vựa cỏ, hay bên cạnh chuồng bò, hoặc ở giữa trời tại một xó rừng nào đó, đứa bé ấy ngày nay được về ở ngôi nhà của ông cha..

    Đây, tôi đã cúi đầu trên một cái bàn rộng bằng gỗ sồi lên nước đen nhánh và cặm cụi viết. Nhưng không phải tôi cần cù tra cứu gia phả hay giấy tờ lưu khế, tôi chỉ ngồi ghi chép lại những kỷ niệm của tôi.

    Chúng tôi sắp làm lễ rửa tội cho đứa con đầu lòng - một đứa con trai tên là Mátchia (1). Dịp lễ này sẽ tập họp tất cả những bạn bè trong đoạn đời cùng quẫn của tôi. Tôi muốn trao tặng mỗi người một tập hồi ký ghi chép những sự việc trong ấy họ có đóng một vai trò, để tỏ lòng biết ơn của tôi về sự giúp đỡ của họ, hoặc về tình thương yêu của họ đối với đứa bé lưu lạc đáng thương lúc bấy giờ. Viết xong mỗi chương, tôi gửi ngay đến cho thợ in bản đá, và chính ngày hôm nay, tôi chờ người ta đưa những bản sách rập tự tích của tôi

    Để tặng mỗi người khách dự lễ một bản.

    Cuộc hội họp hôm nay là một sự bất ngờ cho họ và cả cho vợ tôi; vợ tôi không mong mà sẽ được gặp bố, chị, anh và cô nữa. Chỉ có mẹ tôi và em tôi là có biết. Nếu không xảy ra việc gì trắc trở thì tối nay tất cả đều ở trong nhà tôi và tôi sẽ vui sướng được thấy họ quây quần quanh bàn ăn gia đình.

    Duy có một người thiếu mặt trong ngày hội vui mừng hôm nay bởi vì tiền của không làm người chết sống lại. Cụ chủ thân yêu của cháu ơi! Giá được phụng dưỡng tuổi già của cụ thì cháu sung sướng biết ngần nào! Nếu thế, hẳn cụ đã bỏ cái ống tiêu, tấm da cừu và chiếc áo nhung của cụ ra, cụ đã không lặp đi lặp lại cái câu: "Nào ta tiến lên, các con!". Được trọng vọng trong tuổi già, hẳn cụ có thể ngẩng cao cái đầu bạc rất đẹp và lấy lại tên tuổi của cụ ngày xưa. Ổng già Vitali vô gia cư sẽ trở lại làm nhà danh ca Cáclô Bandani. Không làm được

    Gì đối với cụ vì cái chết tàn nhẫn đã cướp cụ đi, thì cháu cũng có cố vớt vát ít nhiều đối với vong linh cụ. Thể theo yêu cầu của cháu, mẹ cháu đã xây cho cụ một ngôi mộ trong nghĩa địa Môngpácnátxơ ở Pari, và cháu đã cho khắc tên Cáclô Bandani lên bia mộ. Và dựa theo những chân dung lưu hành thuở cụ từng lừng lẫy tiếng tăm, cháu đã cho tạc một bức tượng bán thân bằng đồng đen để nhắc lại sự nghiệp vinh quang của cụ cho những người đã hoan hô cụ.

    Người ta đã rập cho cháu một mẫu tượng ấy. Nó đang ở trước mặt cháu kia. Ngồi đây chép lại những thử thách trong tuổi thơ, khi sự việc tái hiện theo dòng năm tháng thì đã bao lần mắt cháu tìm hỏi mắt cụ. Cháu không quên cụ, cháu không đời nào quên cụ, xin cụ tin thế. Trong đời sống hiểm nghèo của một thằng bé lưu lạc, sở dĩ cháu không vấp ngã là nhờ có cụ, nhờ những bài học của cụ, cụ chủ ạ. Cho nên trong mỗi lễ lạt ở nhà cháu, chỗ ngồi của cụ bao giờ cũng được kính cẩn dành lại..

    * * *Nhưng mẹ tôi đang đi tới trong hành lang kia. Tuổi tác không làm phai nhan sắc của mẹ: Ngày nay tôi trông mẹ không khác ngày tôi gặp lần đầu tiên trên thuyền Thiên Nga, với cái dáng điệu cao quý đầy vẻ dịu dàng phúc hậu. Duy cái màn u hoài xưa kia luôn luôn phảng phất trên mặt mẹ thì bây giờ đã tan biến đâu mất rồi!

    Mẹ tôi tựa trên cánh tay Áctơ. Bây giờ thì không phải là bà mẹ nâng đỡ đứa con gầy còm, khập khiễng nữa, mà là đứa con ân cần, trìu mến đưa tay cho mẹ tựa: Đứa con ấy ngày nay đã trở thành một thanh niên đẹp, khỏe, thành thạo mọi môn thể thao, cưỡi ngựa cừ, chèo thuyền hay, săn bắn giỏi. Thế là trái với lời tiên, đoán của ông Giem Miligơn, chuyện màu nhiệm đã diễn ra: Áctơ không chết và sẽ không chết.

    Sau mẹ tôi và Áctơ ít bước là một bà già ăn mặc theo lối nữ nông dân Pháp. Bà ẵm một đứa bé nhỏ tí bọc trong chiếc áo choàng trắng. Bà nông dân già đó là má Bácbơranh và chú bé tí hon là con tôi, thằng bé Mátchia. Khi đã gặp mẹ tôi, tôi định mời má ở lại với chúng tôi, nhưng má không chịu. Má bảo:

    Không, bé Rêmi ạ! Lúc này, chỗ của má không phải ở đây. Con sắp phải lo học hành để trở thành người hiểu biết, má ở bên cạnh con có ích lợi gì? Để má trở vể Savanông.. Rồi con sẽ trưởng thành, sẽ có vợ và có con. Lúc bấy giờ, nếu con muốn và nếu má còn sống, má sẽ trở lại với con để chăm nom các con con. Má sẽ không là vú sữa của chúng như má đã là vú sữa của con, vì lúc ấy má già rồi, nhưng già thì già vẫn chăm sóc trẻ tốt. Già thì có kinh nghiệm, già thì ít ngủ. Vả lại má sẽ thương cháu bé và cái này thì con phải yên trí, là má thì má không để cho người ta đánh cắp nó, như chúng đã bắt con vậy đâu!

    Trước khi thằng bé ra đời, tôi đã đi đón má tận Savanông. Má đã bỏ cả, bỏ làng nước, bỏ thói quen, bỏ bạn bè, bỏ con bò sữa, con của con bò chúng tôi biếu, để sang Anh với chúng tôi. Thằng bé Mátchia của chúng tôi bú sữa mẹ, nhưng được má Bácbơranh săn sóc, bế bồng, dỗ dành, cưng nựng. Má bảo má chưa thấy đứa trẻ nào xinh như thế.

    Áctơ cầm theo một tờ báo. Nó để tờ báo xuống bàn làm việc của tôi, hỏi tôi đã đọc chưa. Tôi trả lời chưa đọc. Nó đưa một tay chỉ vào một "Tin thành Viên" mà tôi dịch ra như sau:

    "Một ngày gần đây, nghệ sĩ Mátchia sẽ sang thăm đô thành Lơnđơn. Mặc dầu toàn bộ những buổi biểu diễn của nghệ sĩ đã được nhiệt liệt hoan nghênh ở đây, nghệ sĩ cũng sẽ từ giã chúng ta để đi sang nước Anh vì đã có lời hẹn trước. Chúng tôi đã nói về những buổi biểu diễn của nghệ sĩ! Những buổi biểu diễn ấy đã gây được cảm xúc nồng nhiệt nhất do sức mãnh liệt

    Và tính độc đáo của nghệ sĩ cũng như do tài nghệ của tác giả. Nói tóm lại, chỉ có thể nói rằng Mátchia là Sôpanh của vĩ cầm".

    Không có bài báo ấy, tôi cũng biết rằng chú bé đàn rong, người bạn đồng hành và người học trò của tôi ngày ấy đã trở thành một nghệ sĩ lớn. Tôi đã chứng kiến sự phát triển và trưởng thành của Mátchia. Khi ba anh em chúng tôi, Mátchia, Áctơ và tôi, cùng học chung một gia sư, thì Mátchia chậm tiến về môn tiếng La tinh và tiếng Hy Lạp. Ngược lại, với những thầy nhạc thì nó tiến nhanh đến nỗi rất dễ biết là lời tiên đoán của ông Étxpinátxu, người thợ cạo kiêm nhạc sĩ thị trấn Măngđơ sẽ nghiệm. Tuy biết vậy, cái tin viết từ thành Viên cũng làm cho tôi vui mừng hãnh diện như chính mình cũng được hoan nghênh. Chứ không sao? Mátchia không phải là một hiện thân khác của tôi, không phải là bạn nghề nghiệp, là bạn chí thân, là em ruột của tôi hay sao? Những vinh quang của nó cũng tức là của tôi, cũng như hạnh phúc của tôi là của nó.

    Lúc này, người giúp việc mang vào cho tôi một bức điện:

    "Có thể đây là chuyến vượt biển ngắn nhất nhưng cũng không phải là chuyến dễ chịu nhất. Vả lại, đã có chuyến vượt biển nào gọi là dễ chịu với mình chưa chứ? Dù sao, mình cũng mệt quá, đến nỗi chỉ khi tới Rithơn mới đủ sức báo tin trước cho cậu biết. Qua Pari, minh kéo luôn Cơrítxtina cùng đi. Anh em mình sẽ đến Siphoóc vào lúc bốn giờ mười phút. Cho đánh xe ra chờ trước nhé".

    MÁTCHIA

    Đọc đến tên Crítxtina, tôi nhìn Áctơ, nhưng nó lờ đi. Cho đến khi đọc hết bức điện, nó mới ngẩng lên bảo:

    Em muốn đi Siphoóc. Em bảo thắng xe đây!

    Ý kiến tuyệt diệu. Như thế lúc về chú sẽ ngồi đối diện với Crítxtina.

    Nó không đáp, vội vã ra đi. Tôi quay lại mẹ tôi:

    Mẹ thấy không, Áctơ không giấu diếm sự săn đón của nó. Điều này có ý nghĩa..

    Có ý nghĩa lắm.

    Tôi cảm thấy giọng mẹ tôi khi nói mấy tiếng ấy có chút gì không được vui lòng, Tôi bèn đứng lên, lại ngồi cạnh mẹ tôi, cầm bàn tay mẹ tôi lên hôn và nói bằng tiếng Pháp, thứ tiếng tôi thường dùng khi muốn nói chuyện thân tình với mẹ tôi, như là một đứa con nhỏ của mẹ:

    Mẹ thân mến của con, mẹ ơi, mẹ không nên buồn phiền vì Áctơ yêu Crítxtina! Đúng là như thế thì cuộc hôn nhân sẽ không được coi là tổt đẹp. Bởi vì theo ý mọi người thì một cuộc hôn nhân tốt đẹp phải vừa có thế vừa có tiền. Nhưng đấy mẹ thử xem, việc của con không chứng tỏ rằng người ta có thể hạnh phúc, rất hạnh phúc, hạnh phúc không còn mức nào cao hơn nữa mà không cần người vợ mình phải có thế có tiền đó ư? Thế mẹ không muốn cho em Áctơ cũng hạnh phúc như con hay sao? Mẹ đã rất nuông chiều con bởi vì mẹ không nỡ lòng từ chối nguyện vọng của một đứa con vì nó mẹ đã phải khóc suốt mười ba năm trường, vậy sao mẹ lại không thể dành tấm lòng ấy cho đứa con trai kia? Chẳng hóa ra mẹ rộng lượng với đứa con này hơn là với đứa con kia hay sao?

    Mẹ tôi đặt bàn tay lên trán tôi và hôn tôi: "Ôi! Đứa con hiếu của mẹ! Ông anh hiền thảo của thằng em! Con mới chí tình chí nghĩa làm sao!".

    Bởi vì trước kia con đã để dành được nhiều tình cảm! Nhưng mẹ ơi, đâu phải là về con, đây là việc của Áctơ. Mẹ thử nghĩ xem liệu em con còn tìm đâu một người vợ dễ thương hơn Crítxtina?

    Con thì con chỉ nhìn thấy ở Crítxtina cô bé em của Mátchia bạn con!

    Đúng thế, mẹ ạ! Và con xin chân thành thú nhận rằng tự đáy lòng, con rất mong muốn một quan hệ hôn nhân có thể đưa Mátchia vào gia đình ta.

    Áctơ có tâm sự với anh về tình cảm và nguyện vọng của nó không?

    Thưa có, mẹ yêu quý của con ạ. - Tôi vừa nói vừa mỉm cười. - Nó trình bày với con như với người anh cả.

    Và người anh cả..

    * * *Có hứa ủng hộ nó.

    Vợ anh đến đấy! Chúng ta sẽ nói chuyện Áctơ sau.

    Vợ tôi, các bạn đã đoán ra, tôi không cần phải nói nữa chứ? Vợ tôi là Lidơ, em Lidơ bé bỏng, tế nhị, nhẹ nhàng, bay bổng. Lidơ không câm nữa. Nhưng em lại may mắn giữ được sự tế nhị, sự nhẹ nhàng, nó làm cho nhan sắc của em có cái gì như là nhan sắc của một nàng tiên. Lidơ không rời bỏ mẹ tôi từ độ ấy. Mẹ tôi đã chăm nom cho em, cho em ăn học và em đã trở thành nột thiếu nữ. Dưới con mắt tôi thì Lidơ có đủ tất cả tài năng đức hạnh, bởi lẽ tôi yêu em. Tôi xin mẹ tôi cho tôi cưới em làm vợ.

    Lidơ vừa bước vào phòng, vừa kêu:

    Ấy ấy! Có việc gì vậy! Người ta trốn tôi nói chuyện riêng với nhau đấy nhé! Áctơ vừa đi Siphoóc, chiếc xe lớn thì đi Pari. Thưa mẹ, thưa anh có chuyện gì mà bí mật thế?

    Mẹ tôi và tôi cười, nhưng không trả lời. Tức thì Lidơ quàng tay qua cổ mẹ tôi, âu yếm hôn và nói:

    Mẹ yêu quý, có mẹ tham dự trong "âm mưu" này thì con không lo ngại gì cả. Con yên trí rằng mẹ làm điều gì cũng vì hạnh phúc của chúng con, bây giờ cũng như bao giờ.

    Nhưng như thế, con lại càng tò mò thêm.

    Thời gian trôi qua và chiếc xe đi Pari đón gia đình Lidơ có thể cũng sắp trở về.

    Thế là, muốn đùa một chút với cái tò mò của Lidơ, tôi lấy cái kính viễn vọng vẫn dùng để nhìn ra biển theo dõi những chiếc tàu chạy ngoài đó. Nhưng đáng lẽ chiếu thẳng ra biển, tôi lại quay sang phía con đường mà sớm muộn chiếc xe cũng quay về. Tôi bảo Lidơ:

    Em hãy nhìn vào kính viễn vọng này, sự tò mò của em sẽ được thỏa mãn.

    Lidơ nhìn vào nhưng đâu có thấy gì ngoài con đường trắng xóa. Bởi vì chưa có một chiếc xe nào hiện ra cả.

    Thế rồi, đến lượt tôi, tôi ghé mắt vào ống nhòm. Tôi dùng cái giọng của cụ Vitali khi quảng cáo tiết mục mà nói với em:

    Thế nào? Em không thấy gì qua ống kính này ư? Ồ, quả là kỳ diệu, qua ống kính anh thấy mình vượt biển sang tận đất Pháp. Này đây, một ngôi nhà duyên dáng ở quanh vùng Xô: Một ông già tóc bạc đương giục hai người đàn bà đứng bên: "Nhanh lên nào, kẻo lại chậm tàu! Và như thế thì tôi lại không sang nước Anh để kịp dự lễ rửa tội cho cháu ngoại tôi đây! Này cô Catơrin, nhanh lên một chút; tôi van cô: Từ mười năm nay ở chung trong nhà, bao giờ cô cũng dềnh dàng. Thế nào? Con muốn gì? Êchiênnét? Đấy đấy lại cái có nương sen đầm rồi! Vừa rồi bố trách móc cô Catơrin hoàn toàn là thân tình đấy chứ! Có lẽ nào bố lại không hiểu được rằng cô Catơrin là cô em gái tốt nhất trong các cô em gái trên đời, cũng như con, Êchiênnét ơi, con là đứa con gái tốt nhất!"

    Trước khi ra đi, ông lại căn dặn những người ở nhà trông nom các cây hoa trong khi ông vắng mặt: "Chớ quên rằng chính tôi đã làm vườn trồng hoa; tôi đánh giá đúng công việc đấy!"

    Tôi chuyển kính viễn vọng như tuồng lại nhìn qua một hướng khác:

    Giờ đây, tôi lại thấy một chiếc tàu thủy, một chiếc tàu lớn từ quần đảo Ăng-ti trở về và đương tiến vào cảng Lơ Havơrơ. Trên tàu có một chàng thanh niên trở về sau một chuyến đì khảo sát thực vật ở miền sông Amadôn. Người ta nói chàng ta đưa về cả một loạt những cây cỏ châu Âu chưa từng biết. Giai đoạn đầu của cuộc khảo sát ấy rất là kỳ thú và đã được thuật lại trên báo chí.

    Tên chàng ta, Bănggiamanh Acanh đã nổi tiếng rồi. Chàng ta chỉ còn một mối lo: Không hiểu mình đến Lơ Havơrơ có kịp đáp tàu đi Súttemtơn để cùng gia đình đến lâu đài Miligơn không? Kính viễn vọng của tôi kỳ diệu đến nỗi nó theo sát chàng ta và kìa, chàng đã kịp đáp tàu đi Súttemtơn và sắp sửa cập bến.

    Thế rồi, kính viễn vọng lại chuyển qua hướng khác và tôi tiếp tục:

    Bây giờ thì không phải là chỉ có nhìn thấy mà tôi còn nghe thấy nữa! Có hai người ngồi trong toa tàu, một già một trẻ. Cụ già nói: "Chuyến đi này nhất định là bổ ích cho chúng ta! - Bổ ích vô cùng, cụ giáo ạ! Này, Alơxi thân mến, không những cháu được sum vầy với tất cả gia đình cháu, không những chúng ta sẽ được bắt tay Rêmi vốn không bao giờ quên chúng ta, mà chúng ta lại có dịp xuống thăm những mỏ than ở xứ Gan nữa. Cháu sẽ tiến hành được nhiều chuyện quan sát lý thú và, lúc trở về, cháu sẽ có thể góp phần cải tiến

    Được công việc ở La Tơruye, như vậy lại tăng thêm uy tín cháu ở đó. Địa vị của cháu ở mỏ cháu đã đạt được bằng việc làm của cháu, về phần bác, bác sẽ mang về những mẫu đá, góp thêm vào bộ sưu tầm của bác mà thành phố Vácxơ đã vui lòng nhận tặng. Thật là không may mà mà chú Gátxpa lại không đến được!".

    Tôi đương định nói nữa, nhưng Lidơ đã lại đứng cạnh tôi. Em ôm tôi chặt lấy đầu tôi mà vuốt ve khiến tôi không còn nói gì được nữa. Em nói, giọng run run vì cảm động: "Ô! Một sự bất ngờ êm dịu quá!"

    Không phải cảm ơn anh đâu, mà chính người phải cảm ơn là mẹ. Mẹ đã muốn được họp mặt tất cả những người nào ăn ở tốt với đứa con bơ vơ của mẹ. Nếu em không bưng miệng anh lại thì em còn được biết rằng chúng ta còn chờ đợi cả anh chàng Bốp tốt bụng đã trở thành người hề nổi tiếng nhất nước Anh, cùng với người anh của anh ấy, anh này vẫn chỉ huy con tàu "Nhật thực".

    Có tiếng một chiếc xe lăn trên đường vang tới chúng tôi, rồi ngay sau đó, lại một chiếc nữa. Chúng tôi chạy lại cửa sổ và Lidơ nhận ra trong xe có bố em, cô Catơrin, chị

    Êchiênnét, các anh Alơxi và Bănggiamanh. Bên cạnh Alơxi có một cụ già đầu bạc phơ, lưng còng, đó là cụ giáo. Ở đầu kia, một chiếc xe không mui chạy đến, trong đó Mátchia và Crítxtina đang đưa tay vẫy chúng tôi. Rồi sau chiếc xe đó, lại một chiếc nữa, do chính anh Bốp đánh xe. Anh Bốp có đầy đủ dáng điệu một khách thượng lưu, còn ông anh của anh vẫn là cái người thủy thủ rất hắc ngày xưa đã đổ chúng tôi lên bộ ở Ixinhy.

    Chúng tôi vội vã xuống cầu thang để đón chào khách từ dưới thềm nhà.

    Mọi người đoàn tụ chung quanh bàn tiệc và dĩ nhiên là chúng tôi nhắc chuyện dĩ vãng. Mátchia nói:

    Hôm trước đây, ở Bađơ, tôi có thấy trong sòng bạc một nhà quý tộc, răng trắng nhởn và nhọn hoắt, cứ mỉm cười luôn mặc dầu bị thua hoài. Ông ta không nhớ ra tôi và tôi

    Đã hân hạnh được ông ta xin một đồng phờloranh (2) để đặt vào một cửa ăn chắc. Coi như là hùn vốn để đánh mà! Quả là không may cho ông ta, ông Giem Miligơn thua tiếng bạc ấy!

    Mẹ tôi bảo:

    Anh Mátchia thân mến! Sao anh lại nói chuyện ấy trước mặt Rêmi? Nó rất có thể gửi tiền giúp đỡ ông chú nó đấy!

    Hẳn là thế đấy, mẹ yêu quý ạ!

    Vậy thì hắn đền tội bằng cách nào?

    Đền tội ở chỗ chú con xưa nay ruồng bỏ tất cả chỉ để chạy theo tiền tài, bây giờ phải sống nhờ vào những kẻ mà ông ta đã hành hạ và muốn cho chết đi.

    Anh Bốp nói thêm:

    Tôi cũng được biết tình hình bọn đồng lõa của hắn!

    Tên Đơrixcơn ghê tởm ấy à?

    Không phải tin về Đơrixcơn, tên này thì vẫn còn bị đầy nơi đảo xa; nhưng mà là tin của gia đình Đơrixcơn. Con mụ Đơrixcơn bị chết cháy, một hôm mụ ta nằm vào đống lửa mà cứ ngỡ là nằm gục trên bàn, còn hai thằng A-lơn và Nét mới đây lại bị bắt và bị phạt án đày. Chúng nó theo chân cha chúng.

    Thế còn Két?

    Con bé Két chăm sóc ông nó hiện còn sống. Hai ông cháu vẫn ở tại sân Sư tử đỏ; lão cũng có tiền; họ sống không đến nỗi khổ!

    Mátchia vừa cười vừa nói:

    Nếu cô bé mà kém chịu rét thì cũng đáng thương thật! Lão già không ưa cho ai lại gần lò sưởi của lão đâu!

    Mỗi người đều có góp phần để phục hồi dĩ vãng. Chẳng phải là tất cả chúng tôi đều có những kỷ niệm chung, ngồi nhắc lại với nhau thì rất lý thú hay sao? Đó là sợi dây liên lạc giữa mọi người hôm nay.

    Tan tiệc, Mátchia lại gần tôi, kéo tôi đến một cửa sổ nói:

    Mình nảy ra một ý kiến. Chúng mình đã bao nhiêu lần đánh đàn vì khách qua đường thì cũng phải có một lần đánh đàn cho người thân nghe với chứ!

    Thế đối với cậu, không có thú vui gì mà thiếu âm nhạc được hay sao? Ở đâu, bao giờ và dù thế nào cũng mặc, âm nhạc cái đã! Cậu có nhớ con bò sữa của chúng mình kinh sợ cái âm nhạc của cậu thế nào không?

    Cậu sẵn lòng hát bài dân ca thành Naplơ chứ?

    Sẵn lòng lắm! Bởi vì chính nó đã làm cho Lidơ hết câm.

    Thế là chúng tôi đi lấy nhạc cụ. Mátchia giở một cái hộp lót nhung rất đẹp, lấy ra một cây vĩ cầm cũ kỹ đáng giá hai phờrăng nếu đem đi bán. Tôi thì rút trong bao đàn một cây thụ cầm mà mặt gỗ đã trở lại với màu sắc thiên nhiên vì gội nhiều mưa gió.

    Mọi người xúm xít quanh chúng tôi. Lúc ấy một con chó đi đến. Con Capi quý hóa đã già lắm rồi. Nó điếc tai nhưng mắt vẫn trông rõ. Nằm trên gối nệm, nó nhận ra cây đàn quen thuộc cho nên nó đi khập khiễng đến đây để diễn trò. Nó ngoạm một cái đĩa. Nó định đứng trên hai chân sau để diễu qua một vòng trước "chư vị khán giả". Nhưng nó không đủ sức. Nó bèn ngồi xuống đặt một chân vào trước ngực, trịnh trọng chào.

    Xong bài hát của chúng tôi, Capi gắng gượng đứng lên đi thu tiền. Mỗi người bỏ phần của mình vào đĩa và con chó khôn xiết sung sướng về khoản thu nhập mang đến cho tôi.

    Đây là khoản thu lớn nhất trong đời làm trò của nó. Chỉ toàn những đồng vàng và đồng bạc, cộng lại được đến một trăm bảy mươi phờrăng.

    Tôi hôn trên mõm chú Capi như xưa kia, lúc chú đến an ủi tôi. Việc ôn lại những ngày cơ hàn thuở bé này gợi cho tôi một ý kiến. Tôi nói:

    Món tiền này sẽ là món đóng góp đầu tiên để thiết lập một quán trọ và nhà cứu tế cho những trẻ đàn rong. Mẹ tôi và tôi sẽ bỏ nốt ra cho đủ.

    Mátchia hôn tay mẹ tôi, nói:

    Thưa bác yêu quý, cháu xin góp một phần nhỏ mọn vào công cuộc từ thiện đó của bác. Nếu bác vui lòng nhận thì khoản thu trong đêm hợp tấu đầu tiên của cháu ở Lơnđơn, cháu sẽ bỏ thêm vào cái món thu của chú Capi..

    Bản viết của tôi còn thừa lại một trang giấy. Đó là trang dành để chép bài hát thành

    Naplơ. Mátchia giỏi nhạc hơn tôi, được giao cho ghi chép bài hát ấy. Bài hát như sau:

    Đóng chặt cửa, sao chủ lầu ác vậy.

    Khiến bao phen, ta nhìn cửa thở dài

    Người ngọc có hay, miệng nhắc tên ai

    Trái tim ta cháy bừng như nến thắp

    Tôi muốn mình hóa thân thành tuyết trắng

    Tuyết lạnh lùng nhưng cứ lấy tự do

    Còn tình nàng lại nghiệt ngã, thờ ơ

    Chẳng xúc động, dù thấy tôi héo hắt

    Tôi ước được thành chàng trai bán nước

    Đề lang thang tìm cách lọt lầu cao

    Tay xách ấm sành, miệng cất tiếng rao:

    "Hỡi người đẹp, mời nàng mua nước uống!"

    Và mỹ nhân từ lầu cao ngó xuống

    Hỏi: "Ai người bán nước dạo dưới kia?"

    Tôi ngước lên, giọng da diết, não nề:

    "Lệ tình tôi đấy! Chứ phải nào nước đâu!"

    <<Hết>>
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...