Hùm xám đường số 4 - Trung tá Đặng Văn Việt, người chỉ huy xuất chúng, nguyên soái không sao

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Anhquan2609, 7 Tháng một 2024.

  1. Anhquan2609

    Bài viết:
    4
    - Chiến tranh vệ quốc chống Pháp và chống Mỹ, trải qua những năm tháng dài đằng đẵng, biết bao máu xương của cha ông ta đã ngã xuống để giải phóng từng tấc đất của quê hương. Trong thời kỳ ấy, biết bao anh hùng đứng lên, chiến đấu, và hi sinh. Để giành được thắng lợi sau cùng, ngoài sự đoàn kết toàn dân tộc, không thể thiếu những nhà hoạch định chiến lược đại tài, những vị chiến tướng xông pha trận mạc. Và khi nhắc đến Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng ta vẫn thường hay nói về: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Lê Trọng Tấn, đại tướng Văn Tiến Dũng.. những nhà cầm quân xuất chúng với chiến lược, chiến thuật xuất chúng. Nhưng cũng có một vị chỉ huy có tài thao lược đứng hàng ngũ bậc nhất của quân đội ta mà SGK lịch sử ít nhắc đến, một nhà cầm quân đại tài, hết lòng phụng sự tổ quốc, để rồi thành nạn nhân của biến cố lịch sử, ông là Trung tá Đặng Văn Việt - trung đoàn trưởng đầu tiên của trung 174 (sư đoàn 316), 1 trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    [​IMG]

    - Đặng Văn Việt (1920-2021) quê quán tại Diễn Châu. Nghệ An. Ông sinh trong một gia đình dòng dõi, với ông nội là Đình nguyên Hoàng giáp Đặng Văn Thụy, từng làm Tế tửu Quốc tử Giám. Cha ông là Phó bảng Đặng Văn Hướng, Tham tri Bộ Hình triều đình nhà Nguyễn, tỉnh trưởng tỉnh Nghệ An thuộc chính phủ Trần Trọng Kim, từ năm 1947, ông Hướng là Bộ trưởng không bộ phụ trách công tác ở 3 tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh.

    - Thuở nhỏ, do truyền thống và điều kiện gia đình, ông theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan tại đây. Một thời gian, khi cha ông sang Pháp công tác, ông theo học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, ông học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định. Sau khi đỗ tú tài toàn phần năm 1942, ông ra Hà Nội học Trường Cao đẳng Y khoa Đông Dương.

    - Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông tham gia Việt Minh cùng với nhiều vị tướng lĩnh sau này của quân đội Việt Nam, năm 1945, ông và Cao Pha được giao nhiệm vụ treo cờ Việt Minh trước cửa Ngọ Môn - Huế, đánh dấu sự kiện Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền tại nơi đây.

    - Ngay sau khi Pháp tái chiến Đông Dương, ông là Phân đội trưởng Phân đội 1 của Giải phóng quân. Ông đã chỉ huy bao vây chiếc tàu đầu tiên của Pháp định quay lại chiếm Huế, bắt sống một Đại úy Pháp, Đại đội trưởng thuộc Trung đoàn do tướng Alessandri chỉ huy. Khi quân Pháp chiếm Huế, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 9 (Hạ Lào 1945), rồi Chỉ huy trưởng Mặt trận đường số 7 (Thượng Lào 1946), thực hiện nhiều cuộc giao chiến làm giảm sức tiến công của quân Pháp. Sau đó, ông được điều ra Việt Bắc làm lãnh đạo Ban nghiên cứu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu.

    - Tài năng quân sự của ông Đặng Văn Việt bắt đầu lọt mắt xanh thủ trưởng cơ quan Bộ Tổng tham mưu. Cuộc tấn công bất ngờ Thu Đông 1947 của thực dân Pháp lên chiến khu Việt Bắc, nhằm đánh úp cơ quan đầu não kháng chiến và Chính phủ Hồ Chí Minh. Đặng Văn Việt được cử làm phái viên tác chiến trên đường số 4.

    [​IMG]

    +Thử sức đầu tiên của Đặc phái viên chiến trường Đông Bắc và Mặt trận Đường số 4 Đặng Văn Việt là trận Bố Củng - Lũng Vài. Trận này ta tiêu diệt gọn đoàn xe 16 chiếc. Lần đầu bắt sống 6 tù binh lê dương. Thu nhiều vũ khí cối 60 ly, đại liên, tiểu liên..

    + Rồi tiếp trận Bản Nằm, tiêu diệt 200 địch. Mọi tình huống diễn ra đúng kịch bản mà Đặng Văn Việt cùng ban chỉ huy đã vạch ra.

    + Trận Bông Lau - Lũng Phầy, trận thắng lớn nhất trên đường số 4, trung đoàn 174 của ông đã tiêu diệt dọn 2 tiểu đoàn lính lê dương, 100 xe thiết giáp, 3 xe tăng

    - Với những trận thắng liên tiếp, Trung đoàn 174 của Đặng Văn Việt đã chặt đứt đường tiếp tế của Pháp từ Na Sầm lên Cao Bằng, đoạn quan trọng nhất của cái cuống họng từ Lạng Sơn đến cái dạ dày lớn phía Bắc. Vậy là để tiếp tế cho Cao Bằng, địch phải dùng máy bay. Đường số 4 trở thành con đường máu, con đường chết!

    [​IMG]

    - Chiến tích lẫy lừng như thế, không chỉ quân dân đường 4 kính phục vị chỉ huy tài ba, đức độ, đến quân địch cũng phải khiếp sợ khi nhắc đến tên ông, chúng đặt cho ông những biệt danh: "Đệ tứ quốc lộ Đại vương", "Hùm xám đường số 4", "Anh hùng đường 4", "Tiểu Napoleon", "Nguyên soái không sao" đủ thấy được tầm vóc và sự tài giỏi của ông.

    - Trong chiến tranh biên giới năm 1950, trung đoàn 174 của ông trở thành mũi chủ công chính, đề xuất của ông đánh thẳng vào cứ điểm Đông Khê trước được chấp nhận, và sau đó là phần còn lại của lịch sử, chiến dịch toàn thắng, Việt Nam mở cửa biên giới liên kết với các nước XHCN khác.

    - Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình Trung tá Đặng Văn Việt đã tham gia 126 trận đánh lớn nhỏ. Đánh thắng 120 trận, suýt chết 30 lần, bị thương 5 lần.

    - Biến cố của cuộc đời: Năm 1953, luật cải cách ruộng đất được thông qua, Đầu năm 1954, gia đình ông bị nông dân địa phuơng đấu tố tại quê nhà. Cha ông là cụ Đặng Văn Hướng bị đội giảm tô đấu tố là thành phần phong kiến áp bức vì từng làm quan lớn trong triều Nguyễn, mặc dù khi ấy cụ đang đương chức là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Việt Nam. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền lệnh cho địa phương không được đấu tố cụ Đặng Văn Hướng nhưng không kịp. Bản thân ông phải rời khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng, người thay thế ông là Nguyễn Hữu An cũng trở thành vị tướng đánh trận giỏi sau này.

    - Người chỉ huy ấy sau này rời khỏi chiến trường, trải qua nhiều chức vụ khác nhau trước khi về hưu, ông sống những năm tháng sau và chuyển sang sự nghiệp văn chương.

    - Trung tá Đặng Văn Việt qua đời năm 2021 tại Hà Nội, để lại bao niềm thương tiếc cho thế hệ sau, thương tiếc cho người chỉ huy lẫy lừng nhưng ít được nhắc đến. Có lẽ ông cũng ra đi thanh thản, khi đã cống hiến thời thanh xuân cho Tổ quốc, chứng kiến Tổ quốc tái sinh giành được độc lập và phát triển đến ngày hôm nay.

    HẾT

    LAAQ
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...