Hỏi đáp Học nhiều để làm gì?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Soigiagianac, 29 Tháng bảy 2023.

  1. Soigiagianac

    Bài viết:
    96
    Mình học liên kết đào tạo, 2 năm trong nước 2 năm bên Sing. Sau khi về Việt Nam thì học liên kết đào tạo với trường Đài Loan nhận bằng Thạc sỹ vào cuối tuần, ngày thường đi làm. GPA 4/4. IELTS 6.0 2011. Có 2 bài báo học thuật nước ngoài. Đã xin được học bổng Tiến sĩ toàn phần 100% với trường Đài Loan nhưng vì một số lý do nên không đi được.

    Nhìn vào bằng cấp của mình, ai cũng nghĩ mình một đời sung sướng. Thật ra, đâu phải vậy. Học nhiều kiến thức hàn lâm khiến mình khó hòa nhập với tập thể. Bây giờ người ta cần tài, tình, tiền. Đâu cần kiến thức. Ăn chơi mà làm được việc vẫn được dùng. Rượu chè, cờ bạc, trai gái. Những thứ đấy mình không ham. Nhưng đi đâu người ta cũng bảo trưng bằng cấp như thế mà chẳng làm được việc gì.

    Cũng không hẳn mình không có thời đỉnh cao. Một thời đi nước ngoài công tác như cơm bữa. Nhưng dòng đời mà ai biết trước được. Bây giờ phải làm vị trí nhân viên lễ tân quèn ở công ty của người nhà. Cũng không phải thiếu thốn tiền bạc gì (hơn nhiều người) nhưng vì nhiều vấn đề nên sự nghiệp đến giờ coi như chả còn gì.

    Mình hiểu học tập là sự nghiệp cả đời. Cũng hiểu học trong cuộc sống quan trọng hơn sách vở. Học là để rèn phương pháp tư duy thôi. Nhưng nhiều khi mình nghĩ, học nhiều để làm gì? Những kiến thức hàn lâm đó có giúp gì được cho mình đâu.

    Cần lắm một lời chia sẻ động viên.

    Chân thành cảm ơn,
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Phùng Linh Nhi What are you looking for?

    Bài viết:
    166
    Nhi thấy từ "học" nó rộng lắm, không chỉ dừng lại ở kiến thức lý thuyết đâu. Về mặt kiến thức lý thuyết thì học vừa đủ để có bằng cấp với người ta thôi, học đủ để biết đâu là trái, đâu là phải.

    Còn "học" về kỹ năng, kinh nghiệm sống.. thì phải học dài dài. Học từ bạn bè, thầy cô, học từ sách, báo, từ những người xung quanh, mỗi người đều có một cái hay đáng để ta học hỏi. Học là để nâng giá trị bản thân, khiến bản thân trở nên có ích hơn, được người khác trân trọng hơn.

    Thành thử theo Nhi "học" nhiều chính là để nâng cao giá trị bản thân. Nhưng để nâng được giá trị bản thân, "học" phải đi đôi với "hành". Học nhiều mà không hành động để biến cái mình biết thành kết quả thì khỏi học cho rồi, đỡ phải tốn thời gian và tiền bạc.

    Nhưng con người mà, ai cũng mắc sai lầm, nên đã lỡ phung phí thời gian rồi thì bây giờ reset làm lại thôi. "Luyện tập" nhiều hơn là "học lý thuyết", thời buổi bây giờ bằng cấp cao mà không có năng lực thì cũng bằng 0.

    Nên Sói Già đừng bi quan và nản chí, "làm" đủ nhiều và kiên trì thì sẽ giỏi thôi!
     
    Thiên TúcSoigiagianac thích bài này.
  4. Lagan

    Bài viết:
    635
    Mình nghĩ ở đời thì ai cũng có những lúc lên lúc xuống, nhưng bạn luôn phải nhớ câu này: "PHONG ĐỘ LÀ NHẤT THỜI, ĐẲNG CẤP LÀ MÃI MÃI"

    Phân tích kĩ hơn, phong độ là những gì bạn thể hiện, có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như khi bạn đi phỏng vấn, bạn đã chuẩn bị cẩn thận, kĩ lưỡng nhưng lại bị cảm lạnh, đau bụng, chóng mặt.. bạn đâu muốn điều đó nhưng vô tình nó đến làm bạn vụt mất cơ hội của mình.

    Còn đẳng cấp trong câu nói này chính là trình độ của bạn đấy, trong đó, bao gồm cả các kĩ năng mềm và trình độ học vấn. Mẹ mình đã từng nói rằng, chỉ cần có bằng đại học, đi làm công ty thôi cũng đã có nhiều cơ hội hơn những người chỉ có bằng cấp 3 rồi. Bởi vì mất công ăn học đại học, người ta cũng sẽ nhìn đến những giá trị của tấm bằng để mà cân nhắc lựa chọn nhân sự và một sự thật là làm tổ trưởng của một nhóm công nhân cũng đã có mức lương từ 12 đến 15 triệu một tháng rồi. Vậy nên chỉ cần bạn còn học, cơ hội vẫn sẽ luôn đến, đôi khi bạn không được chờ đợi, mà phải tự xông lên mà tìm cơ hội cho mình.

    Hiện tại bạn đang làm lễ tân, ừ thì cứ làm lễ tân, nhưng khi tích góp được một khoản tiền kha khá rồi, hãy đầu tư nhiều thứ "nguy hiểm" hơn, tìm đến một công việc mới, học kiến thức mới để nâng cao giá trị của bản thân. Khi đó, bằng cấp của bạn chứng minh cho những ngày tháng gian khổ học hành của bạn. Mình cũng không thể phủ nhận rằng hiện nay có rất nhiều người làm "bằng giả, bằng ảo" và những thứ đó làm mất niềm tin của nhà tuyển dụng vào tấm bằng. Nhưng bạn phải hiểu, kiến thức bạn có được đâu phải ở trên tấm bằng ấy, nó được thể hiện trong quá trình bạn thực tập và làm việc.

    Vậy nên, học nhiều vẫn tốt hơn chứ, khi bạn có nhiều kiến thức, bạn có nhiều cơ hội hơn người ta, bởi HỌC TẬP LÀ CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT ĐỂ ĐẾN THÀNH CÔNG nhưng nó chưa bao giờ là con đường dễ dàng cả.

    Nếu bản thân được đặt đúng chỗ, giá trị của bạn sẽ được tỏa sáng mà thôi.

    Cố lên nha Sói. Mọi người tại VNO đều mong bạn có thể thành công!
     
    thumai227, PandamamaSoigiagianac thích bài này.
  5. Pandamama

    Bài viết:
    27
    Bạn ơi, mình thật sự hâm mộ bạn đấy! Nếu có thể, mình sẽ dành cả đời của mình để học, đi và học tất cả mọi thứ ở trên đời này.

    Mọi người phải mua sách đọc, học trên mạng, học trường lớp mới có được kiến thức. Còn qua những gì bạn kể thì mình nghĩ bây giờ bạn có thể là người viết ra những quyển sách kiến thức luôn rồi đó. Chính bạn là kho khách sống luôn. Chưa kể đến kinh nghiệm tích luỹ được ở nhiều môi trường khác nhau mà chưa chắc có quyển sách nào dạy được. Việc ôm đống sách để tìm hiểu so với việc được học hỏi trực tiếp nơi bạn thì rõ ràng mình sẽ chọn bạn rồi. Nên đầu tiên là kiến thức của bạn rất có ích luôn nhé!

    Đi và học hỏi, bạn sẽ so sánh, sẽ nhận ra mình đang ở đâu, mình cần gì, thiếu gì, những thứ xung quanh mình cần thay đổi những gì. Hay chỉ đơn giản để giải đáp những câu hỏi 'tại sao?'trong lòng. Kiến thức giúp bạn nhìn thế giới chân thực hơn mà cũng mộng mơ hơn.

    Những môn bác học như hóa học, sinh vật, vật lý địa cầu sẽ khiến bạn đối xử dịu dàng với thiên nhiên, hiểu từng vật dụng bạn dùng, thức ăn, nước uống bạn đưa vào cơ thể như thế nào. Hay những môn bay bổng như nghệ thuật, 'dễ ngủ' như lịch sử sẽ giúp bạn hiểu về cội nguồn, yêu quý thế hệ đi trước, dễ giao tiếp và hòa nhập với mọi người. Mình nghĩ kiến thức ứng dụng trong công việc rất trọng, nhưng chỉ là một bộ phận thôi bạn. Còn rất nhiều kiến thức khác, chỉ nói đến cuộc sống hằng ngày thôi, ngay trước mắt mình nhưng mình không thực sự hiểu gì cả. Những kiến thức không giúp bạn kiếm ra tiền nhưng thực ra không vô nghĩa đâu ạ.

    Học hỏi không phân biệt nhỏ, to, bác học, đời thường đâu ạ. Người nước ngoài đến Việt Nam muốn ăn phở cũng phải học cách dùng đũa thôi. Nên bạn cứ xem như đây là quãng thời gian bạn học hỏi ở môi trường mới, kiến thức mới. Đừng đem giá trị mà người khác trao cho bạn là chính bạn. Cuộc đời có nhiều ngã rẽ, cái gì mới cũng khó tiếp nhận, cũng như học bài mới vậy đó. Làm sai thì tìm cách giải lại cho đúng. Có khi còn biết thêm nhiều cách giải hay ho khác nữa.

    Chúc bạn vẫn luôn là một trí thức trẻ trung, tự tin, xinh đẹp nha!
     
    Soigiagianac thích bài này.
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Đối với mình, và mình tin là với cả rất nhiều người ngoài kia nữa, khi nhắc tới những con người đam mê học hỏi và đạt được nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ trên con dường học vấn thì người đó luôn là người được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ nhất. Bạn cũng biết rồi, con người dễ bị thu hút bởi hai thứ: Trí thông minh và sắc đẹp. Mà sắc đẹp thì chỉ tồn tại trong một thời gian không dài. Còn trí thông minh sẽ theo mình cho đến lúc mình chết.

    Đồng ý là việc học nhiều sẽ khiến cho trải nghiệm cuộc sống, hay nói đúng hơn là vốn sống của bạn, không được phong phú. Và bạn có thể cũng không kiếm được nhiều tiền, không được sống một cuộc đời xa hoa, thoải mái về tài chính như nhiều người khác, hay có nhiều mối quan hệ, nhưng chả sao cả. Bạn có một thứ mà kể cả người rất nhiều tiền cũng không mua được. Cái bạn đánh đổi thì rất nhiều, như bạn đã đề cập, nhưng cái bạn nhận được lại là vô giá: Sự kính trọng và ngưỡng mộ của bao người. Mình tin là không chỉ có một mình mình ngưỡng mộ với những gì bạn đạt được, mà ai ở đây đọc xong cũng đều cảm thấy như thế.
     
    Soigiagianac thích bài này.
  7. Tác giả Trà Anh

    Bài viết:
    538
    Mk nghĩ học nhiều là 1 cách để chúng mk trưởng thành hơn nhiều đó. Nhờ học tập, ta bt được thêm vô vàn kiến thức và bổ ích. Dù không phải kiến thức nào cx thuộc lĩnh vực mà ta thích nhưng nó lm giàu cho con ng và bộ não của ta rất nhiều.

    Học cx là để lm ng tử tế và đối nhân xử thế. Chúng ta cư xử có văn hóa hơn, khôn khéo hơn, được mọi ng yêu quý hơn đó chính là nhờ học tập văn hóa và trau dồi tri thức mỗi ngày đó.

    Học cx là để ta có kiến thức trg chuyên ngành của mk để mai sau trở thành 1 ng kiếm ra đồng tiền chân chính vs những dự án mang lại giá trị cao cho xã hội.

    Tóm lại học là 1 quá trình nhưng sẽ giúp ta gặt hái được nhiều quả ngọt nên mọi ng hãy cố gắng học tập thật tốt nhé.
     
    Soigiagianac thích bài này.
  8. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    213
    "Nhìn vào bằng cấp của mình, ai cũng nghĩ mình một đời sung sướng."

    Ủa thì bạn sướng thật mà, biết bao nhiêu người muốn có cơ hội được đi đây đi đó, được tiếp xúc với nền giáo dục cao, có cơ hội được mở rộng hiểu biết và khám phá những nền văn hóa mới, bạn sướng quá đi chứ. Cái vấn đề bạn khó hòa nhập với tập thể nó không nằm ở việc bạn học nhiều kiến thức hàn lâm, chắc là bạn chưa tìm được hội hợp cạ thôi, và lại, cứ gì dân nghiên cứu thì phải chơi với dân nghiên cứu, bọn tớ dù cũng đang làm nghiên cứu nhưng hết giờ thì nghiên cứu hay không nghiên cứu thì cũng chơi được với nhau thôi, bạn nhìn thoáng ra một chút, cứ tiêu cực làm gì.

    Cuộc đời thì ai cũng có những lựa chọn, và việc mình hạnh phúc hay bất hạnh là dựa vào những lựa chọn đó. Nếu bạn đã có năng lực (mình nghĩ học bổng nhiều như kia thì chắc chắn bạn phải rất giỏi và biết nắm bắt cơ hội), thì việc gì bạn phải trói chân một chỗ rồi than thân trách phận là cuộc đời nhiều bất công. Nếu không thấy vui với việc mình đang làm thì mình nghĩ bạn chẳng cần giữ nó làm gì.

    Tớ thì cũng già rồi, nên giờ tớ suy nghĩ mọi việc đơn giản lắm, cái gì vui thì mình làm, cái gì không vui thì mình bỏ, cái gì không vui mà bắt buộc mình phải làm vì một mục tiêu cao hơn thì chắc chắn là mình phải làm, nhưng là làm trong tâm thế hoàn thành xong là hết, ưu tiên cho những việc có ý nghĩa hơn. Đọc bài của bài thì mình nghĩ bạn là nam, chắc chắn là bạn sẽ có nhiều áp lực hơn con gái bọn tớ, nhưng kệ đi bạn ạ, đời có bao nhiêu lâu đâu, đừng để phí hoài bao nhiêu năm cố gắng học tập để làm mấy việc vô nghĩa.
     
    SoigiagianacPandamama thích bài này.
  9. Yvonne Hạ Linh Đăng ký tại: https://dembuon.vn/rf/123411/

    Bài viết:
    199
    Họ nghĩ bạn sung sướng nhưng bạn cho rằng thực chất không phải vậy.

    Thực ra, bạn nên xem bằng cấp của mình là một niềm tự hào, một niềm động viên nhỏ rằng đó chính là đẳng cấp của bạn. Một thời huy hoàng của bạn chính là những học vấn đó của bạn, mặc dù đối với bạn có thể là một gánh nặng nhưng với người khác, đó là cả một gia tài. Hãy học cách trân trọng nó nhé!

    Học tập là phải học suốt đời, học ở trường chưa hết mà còn phải học ở trường đời. Bây giờ thì có thể chưa, nhưng dần dà đến khi bạn phải đối phó với những công việc nặng hơn hay cần nhiều chất xám hơn, bạn sẽ nhận ra kiến thức mà bạn từng học bổ ích đến mức nào.

    Ngoài ra, không công việc nào là quèn cả, chỉ là cấp bậc không cao bằng Giám đốc hay Chủ tịch gì đó thôi. Những người thành công trên thế giới đâu phải là họ đã thành công ngay từ lần đầu tiên đâu nè. Ví dụ như Steve Jobs - cựu giám đốc Apple - đã vấp phải nhiều sai sót và thua kém đối thủ cạnh tranh LBM ngay từ những ngày đầu ra mắt hãng máy tính của mình; hoặc như Thomas Edison đã phải tiến hành thử nghiệm cả ngàn lần trước khi cho ra đời bóng đèn dây tóc; nữ ca sĩ Olivia Rodrigo phải đi rửa xe và bán kem dạo trước khi trở thành ca sĩ nổi tiếng; vân vân mây mây.. Vì vậy, bạn nên cố gắng tìm ra những giá trị tích cực mà một nhân viên lễ tân mang lại và hưởng thụ nó. Bên cạnh đó, hãy cố gắng để được thăng quan tiến chức lên những vị trí mà bạn mong muốn nhé!

    Cuộc đời luôn biết đáp nghĩa những người luôn nỗ lực hết mình!

    Cố lên!
     
    Soigiagianac thích bài này.
  10. kevodanh1

    Bài viết:
    119
    Rất tiếc nghe về những khó khăn và sự thất vọng bạn đang trải qua. Hãy nhớ rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý muốn của chúng ta, và mỗi người đều có những thăng trầm riêng.

    Đầu tiên, hãy biết rằng việc bạn đã đạt được nhiều thành công trong học tập và nghiên cứu là một điều đáng khen ngợi. Bằng cấp, bài báo học thuật và học bổng Tiến sĩ đều là những thành tựu đáng tự hào. Đừng để những khó khăn hiện tại khiến bạn quên đi những gì bạn đã đạt được.

    Hơn nữa, kiến thức và học vấn vẫn có giá trị và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Dù cho hiện tại bạn không thấy áp dụng được những kiến thức hàn lâm mà bạn đã học, nhưng sự rèn luyện tư duy và khả năng tự học của bạn sẽ luôn mang lại lợi ích trong cuộc sống và sự nghiệp.

    Để vượt qua cảm giác thiếu hứng thú và sự nghi ngại, hãy tìm những lĩnh vực hoặc dự án mà bạn cảm thấy quan tâm và có đam mê. Điều này sẽ giúp bạn tìm lại niềm vui và động lực trong việc học tập. Hơn nữa, đừng ngại chia sẻ cảm xúc và tâm tư của bạn với những người thân yêu, bạn bè hoặc người tư vấn. Họ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc động viên và cung cấp hỗ trợ tinh thần cho bạn.

    Cuối cùng, hãy nhớ rằng cuộc sống là một hành trình dài và không ai biết được tương lai sẽ ra sao. Mọi thứ có thể thay đổi và cơ hội mới luôn có thể đến. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục nỗ lực trong việc đạt được mục tiêu và thỏa mãn trong cuộc sống.
     
    Soigiagianac thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...