Đọc hiểu đoạn trích: Học để làm gì? Một câu hỏi nhiều người khắc khoải – Chủ đề học tập

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 17 Tháng năm 2022.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    [​IMG]

    Đề bài: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi khi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với học sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua rất đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì thường sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra một trong các câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi v. V. Ngay cả sau khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn những câu trả lời này đều là một sự đối phó. Khi được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến, hay đã nghĩ trước đó rồi, thì trên 80% cho biết vừa mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết, chưa bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi "Học để làm gì?" cho chính bản thân mình. Chưa kể, nếu hỏi sâu hơn một chút, rằng: Học để làm người, nhưng đó là con người nào, hoặc học để phát triển cá nhân, nhưng là phát triển cái gì, thì gần như 100% các em đều bí. Điều này cũng hợp lý, vì trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường, tôi cũng chưa bao giờ tự đặt ra những câu hỏi đó cho mình. Các thầy cô của tôi cũng không bao giờ nhắc đến. Đến lớp, học bài, về nhà, làm bài tập, đến lớp, học bài, về nhà, làm bài tập.. là một chu trình khép kín mỗi ngày. Còn học, kiểm tra, thi, rồi lại học, kiểm tra, thi là một chu trình khép kín của mỗi năm học. Phần lớn chúng ta đi qua và thực hiện chu trình đó như một sự hiển-nhiên, không hề chất vấn ý nghĩa của nó đối với sự trưởng thành của chính mình. Cho đến một ngày ra trường, ta giật mình tự hỏi, và hoang mang khi biết rằng mình đã dành mười mấy năm đi học, nhưng không biết học để làm gì! Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kẹt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, dám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình. Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn là những con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự tự lãnh đạo đó.

    Câu hỏi:

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính và thao tác lập luận chính sử dụng trong đoạn trích là gì?

    Câu 2. Đâu là câu trả lời khuôn mẫu mà tác giả thường nhận được khi đặt ra câu hỏi: "Học để làm gì"?

    Câu 3. Theo tác giả, vì sao học mà chưa biết học để làm gì thì không gọi là học?

    Câu 4. Anh chị hiểu hai chữ chu trình trong văn bản có nghĩa là gì?

    Câu 5. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả "Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn là những con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự tự lãnh đạo đó"? Tại sao?

    Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

    Câu 7. Đọc đoạn trích, em rút ra được những bài học gì?

    Câu 8. Theo em, học để làm gì? (Nêu quan điểm riêng của bản thân bằng đoạn văn ngắn khoaảng 100 chữ)

    Trả lời:

    Đề kiểm tra môn ngữ văn, phần Đọc hiểu văn bản văn học – Chủ đề mục đích học tập


    Câu 1.

    - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

    - Thao tác lập luận chính được sự dụng trong đoạn văn là: Bình luận

    Câu 2. Đâu là câu trả lời khuôn mẫu mà tác giả thường nhận được khi đặt ra câu hỏi: "Học để làm gì"?

    Tác giả thường nhận được câu trả lời là: "Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi v. V"

    Câu 3. Theo tác giả, vì sao học mà chưa biết học để làm gì thì không gọi là học?

    Theo tác giả, học mà chưa biết học để làm gì thì không gọi là học, bởi vì:

    - Người học khi đó đã bị mắc kẹt vào chính những điều mình được học và bị học theo một chu trình có sẵn.

    - Sự học như vậy chưa làm thức tỉnh người học, họ chưa dám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình.

    Câu 4. Anh chị hiểu hai chữ chu trình trong văn bản có nghĩa là gì?

    - Chu trình: Là quá trình hoạt động gồm nhiều bước, nhiều công đoạn có mối liên quan mật thiết với nhau; có sự rằng buộc theo mô hình tuần hoàn, cố định, lặp lại liên tục.

    Câu 5. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả "Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn là những con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự tự lãnh đạo đó"? Tại sao?

    - Chỉ dấu: Dấu hiệu đầu tiên, cơ bản nhất, quan trọng nhất, còn gọi là dấu chỉ.

    - Trưởng thành: Chỉ sự khôn lớn, chín chắn trong tư duy, nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống; có khả năng thích ứng được với môi trường xã hội, có những cư xử đúng

    - > những người có sự trưởng thành trong tư duy, nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống thì sẽ luôn có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng tư duy độc lập, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với những gì mình làm.

    *Em đồng tình với quan điểm này. Vì:

    - Những người có tư duy, có nhận thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống thì sẽ luôn có tầm nhìn xa trông rộng, nhìn nhận được điều gì thực sự cần thiết và quan trọng với cuộc sống của mình.

    + Nhờ vậy, họ sẽ biết phát huy năng lực bản thân, đạt thành công, có cuộc sống ý nghĩa

    Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

    (Các em chọn, nêu một trong các biện pháp dưới đây nhé)

    - So sánh:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    >>> Đọc chi tiết:
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...