Hai đứa trẻ- diễn biến tâm trạng cô bé Liên Nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà từng khẳng định nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, là sự tự sẽ bày và gửi gắm tâm tư trương cao giờ bao cũng vậy là tiếng nói của trái tim và cho ra đời biết bao cuộc đời chất chứa nhiều mình cá nhưng hãy tô điểm làm sinh động cho tâm tư con người mỗi nhân vật chính là chiều sâu kích thước tâm hồn của tác giả với ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế như Thạch Lam ông đã tạo nên những xúc cảm ngưng đọng trong lòng độc giả trước những biến chuyển qua đôi mắt ngây thơ đượm buồn của cô bé Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ Nói về liên ta ngỡ như đó là một âm thanh trong trẻo trên đầu bản đàn mang nhiều âm điệu của cuộc sống nơi mảnh đất nghèo khổ tăm tối này. Nền văn xuôi Việt Nam trước những năm 30 của thế kỉ, trước những khó ai tìm ra những nét tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam một con người rất đỗi đơn hậu và tinh tế. Ông thường viết những câu chuyện không có cốt truyện mà chủ yếu khai thác nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới nội tâm bên trong và miêu tả một cách rất tài tình, thuần nhị và kín đáo cũng chính vì vậy ông là người sống nặng hơn với lòng, với những cảnh vật, với những tâm tư nhạy cảm, cảm xúc ưu tư. Trong tâm tư nhà văn hình ảnh phố huyện Cẩm Giàng và hình ảnh người chị chính là hình ảnh đẹp nhất, sâu đậm nhất suốt tuổi thơ của mình. Tất thảy những nổi niềm ấy là xiết bao cảm xúc để ông hoàn thành "Hai đứa trẻ" trong sự thăng hoa. Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được viết năm 1938 in trong tập "nắng trong vườn" là những dòng cảm xúc chân thành được kết tinh bởi nhà văn với tính đời lăn, náo nức. Câu chuyện về hai chị em Liên và An đã đem đến cho người đọc những kinh nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời vì nổi cùng cực của người dân nghèo nơi phố huyện những năm trước cách mạng t8. Nhận xét về con người Thạch Lam một nhà văn sống cùng thời với ông là Vũ Bằng đã từng viết "ở những phong hóa" ngày nay muốn đến một người tôn thờ nhân bản, một người yêu thương và xót xa với đồng bào từ tâm can, tì vế thì người đấy chính là Thạch Lam bởi không dể để trong cái cảnh tù đọng nơi phố huyện, hình ảnh của Liên hiện lên như một đốm lửa hồng an ủi cho kiếp người buồn tẻ giống như ngọn đèn sáng giữa cái phố huyện tối om này. Hình ảnh Liên được bộc lộ qua cái tôi duy cản cái nhìn bên trong và đi sâu phóng mặt tâm hồn. Cái lẵng mạn của thiên nhiên nơi phố huyện buổi chiều tà được hiện lên có cảm nhận vô cùng nhạy bén của Liên. Trục cảm trung tâm của truyện, đôi mắt chị bỗng tối ngực tràn đầy và cái buồn của buổi chiều quên thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị. Thạch Lam đã đặc tả đôi mắt ấy một cách kỹ càng, một đôi mắt biết yêu, biết nhìn thấu, cả những thấy nét thân thuộc lạ lùng của quê hương, một đôi mắt thấm đượm nỗi buồn man mác trước khoảng khắc của ngày tàn. Từ cái nhìn ấy Thạch Lam đã xao động rung cảm, hình ảnh Liên làm ta bồi hồi nhớ những cái nét thân thuộc của quê hương sâu trong thâm tâm của người con gái này, mối duyên của đất, của quê hương. Tài năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn của quê hương dìu dịu thấm vào từng cảnh vật, hòa vào dòng sầu cảm của nhân vật trữ tình. Nỗi buồn của Liên không chỉ vì lí do nhân tình thế thái tẻ nhạt mà còn do những điều nhắn nhủ vô ngôn của tạo hóa Con người tự hiểu về cát bụi trước không gian vô hạn An và Liên lặng nhìn các vì sao để tìm sông ngân và con kịp đi sau ông thần nông, vũ trụ thăm thẳm bao la trog tâm hồn hai đứa trẻ lại đầy bí mật và xa lạ. Để miêu tả thiên nhiên như thể rất hiếm trong văn học hiện thực nhưng dưới bàn tay của TL nó như được mềm hóa đặt trong mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và vũ trụ. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn miểu tả cuộc sống nơi phố huyện gắn với 3 thời điểm nối tiếp: Hoàng hôn, chợp tối, đêm khuya. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng tới ánh sáng lại khắc khoải bấy nhiêu, ánh sáng đỏ rực rất đẹp nhưng lại gieo vào lòng cô bé Liên một nỗi buồn man mát. Ngày tàn của thời gian cũng là lúc bắt đầu một ngày mới với những lo toan của thế giới người lớn, Liên chứng kiến những con người đi lần vào trong bóng tối từ từ đii vào bóng đêm và rồi bóng tối mênh mông hiện lên những bóng đèn chập chờn, chập chờn ánh sáng của ngọn đèn bếp lửa để trở thành nếp sống quen thuộc Đêm tối, chị em liên không còn sợ nữa đó là sự chấp nhận thực tế đáng buồn mà TL đã nhận ra được trong cuộc sống hai đứa trẻ. Từ ánh sáng nhạt dần ấy TL đã đi sâu vào bến bờ tâm hồn của Liên mảnh tâm hồn mang nặng một nỗi buồn, nỗi buồn nhạt nhẽo của những tháng ngày kế tiếp. Cái cảm giác từ cái ao đời phẳng lặng với đời tẻ nhạt như tàu khoog đổi chuyến. Đó là những tiếng thơ chủ yếu ta nhận ra sự đồng điệu về bài thơ quanh quẩn của Xuân Diệu: Quang quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui cũng chừng đấy mặt người Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười Mùi nhắc lại chỉ có ngần chừng ấy chuyện Tương lai của Liên- một cô bé chưa đến tuổi trưởng thành đều có khắc gì so với tương lai của chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, một tác phẩm cùng một bối cảnh xã hội khi vùng chạy ra giữa đêm tối đen như cái tiền đồ của chị. Với chị Dậu con đường le lói phía trước không hề le lói chút ánh sáng nào, khác gì với Liên khi ánh sáng trước mắt cô chỉ là ảo vọng trong chốc lát. Cái nhìn thiên nhiên, nhìn thời cũ của TL như được thu về qua đôi mắt Liên, đôi mắt của một cô bé nghèo nơi khắp phố huyện mà cô bé chỉ 8 tuổi. Trong vũ trụ thơ, Đặng Tiến từng không dưới một lần ngậm ngùi, nghệ thuật tạo những dòng nước mắt và biến những nỗi thống khổ thành tiếng hát vô biên. Với đôi mắt tinh tế TL đã quan sát, nhìn nhận cảnh quan về thiên nhiên, con người một thế giới nơi phố huyện với sự tủ đọng và quẩn quanh. Ngòi bút của TL như càng lách sâu vào ngóc ngách của tâm hồn, đâm xuyên vào những xao động tin vi trong tâm hồn Liên. Đó là những tình yêu thương giữa những con người nơi phố huyện vào khoảng khắc bình lặng của cuộc sống. Hình ảnh những đứa trẻ cúi lom khom trên mặt đất, nhặt nhặng, tìm tòi những thứ có thể bán lại nó làm cô đọng tấm lòng thương sầu cảm. Với việc trò chuyện với nỗi niềm của chị Bí và xót xa cho kiếp người tàn như cụ thi tiên. Ánh mắt Liên như dõi theo ở cái nơi phố huyện xác xơ, tiêu điều ấy vẫn ánh lên những luồn ánh sáng đẹp đẽ từ bên trong tâm hồn con người. Quả thật xúc cảm của nhà văn TL thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với người nghèo, những mảnh đời cơ cực đã đi vào văn ông với những rung cảm cao trào tạo nên từng tâm hồn cô bé Liên. Vũ Ngọc Phan khi đọc những dòng văn của TL đã từng khẳng định ngay trong tác phẩm đầu tay "Gió đầu mùa" người ta đã thấy TL đứng vào một phái riêng ông có ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ rất đẹp. Cái rất nhỏ tỉ mỉ ấy chính là những cử chỉ biến động tinh vi. Liên gây ấn tượng mạnh là một người chị lớn đảm đang và tháo vắt. Chiếc xa tích một chiếc khóa được mẹ giao cũng gợi lên tronng lòng cô gái sự quý mến và hãnh diện vì nó làm chị ra dáng của một người con gái lớn đảm đang. Ở nét tâm lý này TL thật tinh tế và sâu sắc khi thấu hiểu những tâm tư, những hàng động tâm lí nhỏ nhặt để dựng lên hình tượng nhân vật Liên hiện lên có những nét gần gũi và thân thuộc với nhũng người con gái tần tảo trong ca dao hay những người vợ chịu thương chịu khó trong thơ của Tú Xương, người chị giàu đức tính hi sinh trong một số tiểu thuyết truyện ngắn đương thời. Điều mà TL làm cho độc giả yêu mến Liên chính là lúc ông phát hiện ra vẻ đẹp dòng đức tính của nhân vật. Liên khẽ quạt cho An, vuốt mái tóc tơ mềm của em tâm hồn Liên tĩnh lặng hẳn có những giấc mơ hồ không hiểu. Những câu văn đã cất lên một hơi thở nhịp nhàng, đậm sâu những cảm xúc sâu lắng gọi về thức dậy trong ta bao kỷ niệm tuổi thơ ngọt ngào bên chiếc võng và lời ru tha thiết của bà, của mẹ. Nhà văn mang đến cho Liên những giấc mơ ngọt ngào, những tiếng nức thầm trong tâm hồn của chị khiến người đọc phải thảm thốt, nghẹn ngào. Một cô bé mộng mơ giờ đã chàng ra ùa về trong kí ức thân thương nơi mảnh đất Hà Thành như một điệu nhạc cứ trở đi trở lại những vấn vương không dứt. Nguyên Hồng Lý quan niệm những gì tôi viết ra là những gì tôi yêu thương nhất, những ước mong lớn nhất của như kim chỉ nam của đời mình. Có lẽ giờ đây ước mong của TL đã dâng đầy trong kí ức tuổi thơ, cảm xúc ấy được ông viết ra thành những câu có sức gợi và lay động lòng người được truyền tải qua những cảm xúc của Liên. Những thước quả ngon lạ, những lần được đi chơi bờ hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Hà Nội trong Liên là một mình kí ức đẹp, những hoài vọng về quá khứ như những vệt sáng lóe lên trong đêm tối là niềm hi vọng về cuộc sống giúp con người vượt qua cuộc sống tối tăm đơn điệu bằng niềm khao khát sống. TL đã chủ động hướng ngòi bút về quá khứ trân trọng quá khứ đưa niềm tin len lỏi ở tương lai còn nhớ nghĩa là còn tha thiết còn hi vọng nghĩa là còn khao khát sống TL đã nâng con người lên trong đòn đau của số phận cuộc đời để quá khứ làm chiếc phao cứu sinh, cứu vớt tâm hồn con người TL đã không làm mất đi chung ta ngọn lửa của niềm hi vọng tình yêu mến cuộc sống, trân trọng cuộc sống đưa ngòi bút ông xây dựng nên hình tượng nv Liên trong Hai đứa trẻ để cho Liên cũng có một ước mơ dù ước mơ ấy có nhỏ nhoi hay sống trong nỗi chờ đợi vô vọng thì cuối cùng nó cụng đến đó là ánh sáng của chuyến tàu đêm. Cảnh đợi tàu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong ngòi bút của TL, trong tư duy nghệ thuật và ở tấm lòng nhân đạo của ông, nói về chuyến tàu đêm thứ ánh sáng phát ra khác lạ, khác hẳn những vệt sáng lay lắt, tù túng nơi phố huyện. Nói đến chuyến tàu ta có cảm giác như được trở về bến tâm hồn mà Tế Hanh đã từng khắc họa và thốt lên "Tôi thấy, tôi thương những chuyến tàu ngàn đời không đủ sức đi mau có chi vướng víu trong hơi máy với những toa đầy nặng khổ đau" còn với Liên nó như một điều khao khát còn tàu trở thành một điểm sáng quy tụ là tương lai và mơ ước vươn tới của hai đứa trẻ. Vẻ đẹp của con tàu được nhân vật miêu tả chi tiết làm thỏa mãn thị giác đong đầy cảm xúc trong tư tưởng, chuyến tàu đêm là nơi kí thác ghi lại những ước mơ chập chờn trong tâm hồn L để Hà Nội xa xăm Hà nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Đó là những ước mơ về Hà nội tươi sáng, niềm vui rực rỡ đối với L nó thật mãnh liệt và lớn lao biết bao. Có ai đó đã từng nói hi vọng chính là một nghệ thuật sống đọc những trang viết của TL người ta thấy sáng lên một niềm hi vọng được nhà văn nhóm lên chính những đau khổ mờ mịt của cuộc đời. Cứ thức đợi tàu là một nổ lực vừa mơ hồ và rõ riệt của chị em L ngoi lên bám vào cái phao tinh thần để khỏi bị chìm ngập đi trong cái phố huyện này. Nếu không yêu cuộc sống, không trân trọng nâng niu và đặt cả con tim ước muốn khao khát đấu tranh cho sự sống tươi đẹp thì có lẽ câu chữ của TL không thể rung lên trong trái tim ta những nhịp đập thổn thức và sâu đậm đến vậy. Nhà văn nga Xô-lô-khốp từng khẳng định đối với tôi "sự thực đôi khi nghiệt ngã nhưng bao giờ cũng dũng cảm củng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai" TL đã gặp Xô-lô-khốp trong quan niệm văn chương ấy khương đề cao hi vọng ước mơ dù chỉ là nhỏ nhoi nhất của con người. Thế nhưng trong cái lãng mạn của ngòi bút TL hình ảnh đoàn tàu, ánh sáng điểm tô một chút rồi cũng lại qua đi như cơn gió thoảng, bởi thực tại ở phố huyện cũng chìm trong bóng tối nhà văn cũng chưa tìm ra được lối thoát cho con đường sáng của nhân vật cũng như thế giới của chị Dậu mà có lẽ mãi đến sau cmt8 những con người ấy mới tìm ra lối thoát đó là ánh sáng của đảng của cách mạng. Với giọng văn điềm đạm, cảm xúc tinh tế của tâm hồn dễ bị rung động như cánh bướm non TL đã khắc sâu hình ảnh nhân vật L trong kí ức người đọc. Chuyện "Hai đứa trẻ" hấp dẫn thu hút người đọc không chỉ đơn thuần là chất thơ trữ tình như hương hoàng lan tỏa đời phủ mờ mà còn là nỗi niềm của nhà văn về cuộc đời tối tăm của những con người nơi khắp phố huyện ta chỉ thấy nơi bóng tối tù túng chật hẹp là một tâm hồn đẹp của L một cô bé mang nhiều chiêm nghiệm sâu sắc từ cuộc đời. TL đã không tả, kh kể mà ông sử dụng bút pháp chấm phá gợi cảm để xây dựng nhân vật với nét bút thần tình lách sâu vào những lát cắt tâm lí làm bật lên những suy ngĩ tình cảm thầm kiến ám ảnh trong lòng ng đọc mãi không nguôi. Truyện ngắn "2 đứa trẻ" mở ra là bóng tối khép lại vẫn ngập đầy bóng tối. Bóng tối len lõi vào trong những giấc mơ nhập vào giấc ngủ yên tĩnh của L. Cả phố huyện đầy bóng tối cái bóng tối ấy vẫn tồn tại chông chênh với số phận của con người hiện thực cuộc sống được lọc qua khối thủy tinh trong suốt mong manh và khog quên va chạm với những xung đột mâu thuẫn khắc nghiệt. Đọc truyện TL ta hiểu vì sao cái đệch man mát khắp vũ trụ len lỏi khắp hang cùng ngỏ hẹp tiềm tàng ở nhân vật tầm thường và cô bé L chính là trái cây chín sớm bởi nắng gió cuộc đời. Chuyến tàu văn chương của TL tới đâu cũng lan tỏa những vùng sáng đầy yêu thương của lấp lánh những hi vọng của cuộc đời, trên hành trình ấy ta bắt gặp những vị khách như L và An dẫu chuyến tàu đứng trước hiểm nguy trước những biến động dữ dội lòng người vẫn ghì hặt bám víu vào nó để dành sự sống TL đã rất vững tay vì cương lái đưa nhân vật của mình đến những điểm sáng trong hành trình đầy gian nan mà ta chỉ có thể bắt gặp ở một nhà văn yêu mến và trân trọng sự sống của mọi người xung quanh.