Giáo trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi mincchubby, 24 Tháng chín 2022.

  1. mincchubby

    Bài viết:
    8
    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (2 TÍN CHỈ)

    Chương 1:

    KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    I/ Khái niệm

    · Là toàn bộ những quan điểm, quan niệm phát triển thành một hệ thống

    · Được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất định

    · Nhằm giải quyết các vấn đề tự nhiên, xã hội và tư duy

    "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

    Là kết quả của sự vận dụng, sáng tạo, phát triển lý luận Mac – Lenin vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam; kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta; tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

    Là tài sản vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi"


    Xét về mặt cấu trúc, nội dung:

    Hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam

    [​IMG]





    Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Là tài sản quý giá của toàn Đảng, dân ta

    · Soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam


    II/ Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu

    1. Đối tượng nghiên cứu

    · Toàn bộ những quan điểm lý luận được thể hiện trong các di sản của Hồ Chí Minh

    · Quá trình vận động hiện thực hóa các quan điểm lý luận đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam


    2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    · Làm rõ cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Các giai đoạn hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Nội dung các khía cạnh Tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Vai trò, giá trị lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Quá trình vận dụng, phát triển qua các giai đoạn của Đảng


    LOGIC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    · Thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam

    · Khai thác thuộc địa Việt Nam

    · Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra =) thất bại

    · Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước

    · Tìm thấy con đường cách mạng Việt Nam 1920

    · Hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh (Chương 2)


    LOGIC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    · HCM ra đi và tìm thấy con đường cách mạng: Cách mạng vô sản, gồm 2 giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: Cách mạng giải phóng dân tộc

    + Giai đoạn 2: Cách mạng xã hội chủ nghĩa (Chương 3)

    · Muốn cách mạng vô sản thành công => phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

    => Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam (chương 4)

    · Sau khi cách mạng thành công, sẽ xây dựng Nhà nước của dân do dân, vì dân

    => Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ (Chương 4)

    · Ngoài lãnh đạo, cần phải có lực lượng tham gia cách mạng => phải đoàn kết dân tộc và quốc tế => Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế (Chương 5)

    · Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới => Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức, con người mới (Chương 6)


    III/ Ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

    · Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh

    · Tìm hiểu về đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam

    · Tìm hiểu về thực tiễn và lý luận cách mạng Việt Nam

    · Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh


    IV/ Phương pháp nghiên cứu

    PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY


    [​IMG]

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    · Phương pháp chung: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lê Nin

    · Lưu ý khi nghiên cứu Hồ Chí Minh


    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    LieuDuong, chiqudollMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
  3. mincchubby

    Bài viết:
    8
    Chương 2

    CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    PHẦN I

    CƠ SỞ KHÁCH QUAN


    [​IMG]

    1. CƠ SỞ THỰC TIỄN

    1.1 Tình hình Thế Giới

    · Chủ nghĩa tư bản ra đời, ra sức bóc lột giai cấp công nhân, tạo ra phong trào cách mạng của giai cấp công nhân

    · Sự phát triển của phong trào công nhân đòi hỏi có lý luận soi đường =) Chủ nghĩa Mác – Lenin ra đời lãnh đạo công nhân thế giới

    · Chủ nghĩa tư bản phát triển trở thành chủ nghĩa đế quốc, đi khai thác các nước thuộc địa, tạo nên phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa

    · Chủ nghĩa tư bản mâu thuẫn với chính Chủ nghĩa tư bản =) Chiến tranh Thế giới thứ nhất bùng nổ 1914-1918

    · Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thành công, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế 3) ra đời năm 1919


    1.2 Tình hình Việt Nam

    * Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

    [​IMG]

    * Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam

    [​IMG]


    * Hậu quả của chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam

    Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp:

    "TẤT CẢ CÁC PHONG TRÀO ĐỀU THẤT BẠI:


    DO CHƯA CÓ ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN"

    1.3 Quê hương và gia đình

    · Quê hương: Làng Sen – Xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An

    · Gia đình: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước, gần gũi với nhân dân


    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

    2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

    - Truyền thống dân tộc Việt Nam được hình thành:

    + Từ trong quá trình lao động sản xuất,

    + Quá trình chống thiên tai, hạn hán, lũ lụt, công tác thủy lợi

    + Đặc biệt từ chính trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước

    - Những truyền thống dân tộc:

    + Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm =) chủ nghĩa yêu nước

    + Tinh thần lao động cần cù, siêng năng, chịu khó, sáng tạo

    + Tinh thần nhân ái, yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cố kết cộng đồng

    + Tinh thần lạc quan, yêu đời


    2.2. Chủ nghĩa Mác - Lenin

    - Thế giới quan: Duy vật biện chứng

    - Phương pháp luận: Biện chứng duy vật

    - Con đường cứu nước: Cách mạng vô sản - giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa


    2.3. Tinh hoa văn hóa nhân loại

    - Văn hóa Phương Đông

    + Nho giáo: Triết lý hành động, nhập thế, tu dưỡng đạo đức, lễ giáo, giáo dục đạo đức cá nhân, xã hội bình trị, thế giới hòa mục..

    + Phật giáo: Vị tha, từ bi, bác ái, khuyến khích làm việc thiện..

    + Tôn Trung Sơn: Những điều thích hợp với nước ta "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc"

    - Văn hóa Phương Tây

    + Tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái

    + Tư tưởng cách mạng Phương Tây


    PHẦN 2

    NHÂN TỐ CHỦ QUAN


    - Người có 1 tầm nhìn chiến lược cách mạng.

    - Người là vị lãnh tụ có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, yêu thương nhân dân sâu sắc

    - Lối sống đạo đức trong sáng, giản dị

    - Tinh thần học hỏi, tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, đầu óc phê phán

    - Có tinh thần quốc tế trong sáng

    - Có phương pháp, tư duy, phong cách làm việc hiệu quả.


    [​IMG]

    PHẦN 3:

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    Giai đoạn 1: Hình thành chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng yêu nước (trước 1911)

    Giai đoạn 2: Tìm thấy con đường cứu nước (1911-1920)

    Giai đoạn 3: Hình thành tư tưởng về cách mạng Việt Nam (1920-1930)

    Giai đoạn 4: Vượt qua thử thách, kiên trì con đường cách mạng (1930-1941)

    Giai đoạn 5: Giai đoạn tiếp tục phát triển, hoàn thiện (1941-1969)


    PHẦN 4:

    GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    1. Đối với lịch sử Việt Nam

    - Là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta

    - Là nền tảng kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam


    2. Đối với thế giới

    - Phản ánh khát vọng của nhân dân thế giới về hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

    - Tìm ra các giải pháp đấu tranh của loài người

    - Cổ vũ đấu tranh cho các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
     
    LieuDuong, chiqudollMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  4. mincchubby

    Bài viết:
    8
    CHƯƠNG 3:

    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (PHẦN 1)

    MỤC TIÊU CHÍNH

    Phần 1: Vấn đề độc lập dân tộc

    Phần 2: Cách mạng giải phóng dân tộc


    PHẦN I: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

    1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LENIN VỀ DÂN TỘC

    - Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử

    [​IMG]

    - Lênin chỉ ra 2 xu hướng chính của các dân tộc:

    · + Xu hướng thứ nhất: Sự thức tỉnh của ý thức dân tộc => đấu tranh => thành lập các quốc gia độc lập.

    · + Xu hướng thứ hai: Sự tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa các dân tộc sẽ dẫn đến việc phá hủy hàng rào ngăn cách các dân tộc

    [​IMG]


    1.2 THỰC CHẤT VẤN ĐỀ DÂN TỘC THUỘC ĐỊA TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

    [​IMG]

    1.3 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

    [​IMG]


    PHẦN 2

    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC


    LOGIC VẤN ĐỀ:

    • PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG: BẠO LỰC CÁCH MẠNG
    • MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁCH MẠNG DÂN TỘC THUỘC ĐỊA VỚI CÁCH MẠNG CHÍNH QUỐC
    • LỰC LƯỢNG THAM GIA: TOÀN DÂN
    • LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    • CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG: CÁCH MẠNG VÔ SẢN


    1. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI ĐI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN

    1/ Hồ Chí Minh nghiên cứu các khuynh hướng đấu tranh ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

    + Khuynh hướng đấu tranh phong kiến

    + Khuynh hướng dân chủ tư sản

    => Tất cả đều thất bại

    2/ Hồ Chí Minh nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản Pháp, Mỹ

    + Giá trị dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái

    + Công nhân và nông dân vẫn bị áp bức bóc lột

    => Cách mạng tư sản thành công nhưng "không đến nơi"

    3/ Hồ Chí Minh nghiên cứu Cách mạng tháng Mười Nga và nhận thấy đây là cách mạng triệt để, "cách mạng đến nơi"

    + Cách mạng giải phóng dân tộc

    + Cách mạng đấu tranh dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo

    + Cuộc cách mạng của quần chúng nhân dân

    => Phù hợp với Việt Nam, giải quyết được bài toán của Việt Nam

    4/ Hồ Chí Minh nghiên cứu "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" do Leenin viết và đăng trên báo Nhân Đạo (tháng 7/1920)

    => Hoàn toàn tin tưởng cách mạng vô sản

    [​IMG]

    Con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam


    2. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI ĐẶT DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN

    Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

    - Trước khi cách mạng thành công, cần có 1 Đảng lãnh đạo:

    + Trong tập hợp, giáo dục, huấn luyện quần chúng

    + Ngoài thì đoàn kết các dân tộc bị áp bức và vô sản toàn thế giới

    - Thời kỳ cách mạng và kháng chiến, càng cần có sự lãnh đạo để đưa cách mạng đến thành công, thắng lợi

    - Sau khi cách mạng thắng lợi vẫn cần có Đảng để lãnh đạo quần chúng trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa.


    3. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI DỰA TRÊN LỰC LƯỢNG CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, LẤY LIÊN MINH CÔNG – NÔNG LÀM NỀN TẢNG

    (1) Người đề cao vai trò của "dân"

    "Cách mạng là sự nghiệp chung của cả dân chúng chứ không phải là việc một hai người"

    (2) Lực lượng cách mạng của Việt Nam: Toàn dân


    [​IMG]

    (3) Gốc của cách mạng: Liên minh công – nông



    (4) Đồng minh của cách mạng:

    [​IMG]

    (5) Lãnh đạo cách mạng: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam.

    4. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC THUỘC ĐỊA CÓ THỂ NỔ RA SỚM HƠN VÀ THÀNH CÔNG TRƯỚC CÁCH MẠNG CHÍNH QUỐC

    (1) Có những quan niệm sai lệch về cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới

    Quốc tế cộng sản (quốc tế 3) và Đại hội VI của Quốc tế cộng sản cho rằng:

    "Cách mạng giải phóng ở dân tộc thuộc địa chỉ có thể giải phóng hoàn toàn khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến"

    (2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa

    Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản có mối quan hệ với nhau, nhưng độc lập với nhau

    Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể nổ ra sớm hơn và thành công trước, có thể quay lại hỗ trợ cho cách mạng vô sản ở chính quốc


    (3) Đây là 1 luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Thuộc địa có một vai trò quan trọng, là miếng mồi "béo bở" đối với đế quốc.

    Tinh thần đầu tranh cách mạng ở các nước thuộc địa vô cùng mạnh mẽ


    5. CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI ĐƯỢC TIẾN HÀNH BẰNG CON ĐƯỜNG BẠO LỰC CÁCH MẠNG

    (1) Ở Việt Nam đã có những phương pháp cách mạng:

    [​IMG]

    (2) Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng:

    Bạo lực cách mạng không phải là nổi loạn, mà là một cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra trong quần chúng theo kiểu các cuộc cách mạng ở Châu Âu


    (3) Tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng

    - Dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng

    (4) Hình thức của bạo lực cách mạng:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    [​IMG]
     
  5. mincchubby

    Bài viết:
    8
    CHƯƠNG 3:

    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (PHẦN 2)


    MỤC TIÊU CHÍNH:

    Phần 3: Chủ nghĩa xã hội

    Phần 4: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội


    PHẦN 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    1. Cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh

    [​IMG]

    2. Tính tất yếu ra đời của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    - Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử xã hội loài người, xu thế tất yếu của thời đại

    - Ra đời chính từ sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản

    - Xét về con đường cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên, đi lên chủ nghĩa xã hội mới giải phóng được giai cấp, con người

    - Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin để luận chứng một cách toàn diện khả năng đi tới chủ nghĩa xã hội từ một nước phong kiến, bỏ qua tư bản chủ nghĩa ở nước ta

    - Tính tất yếu còn xuất phát từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản trong cách mạng giải phóng dân tộc

    3. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT CỦA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

    - Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết phải làm cho nhân dân thoát cảnh bần hàn, được ấm no, có công ăn, việc làm, sống một đời hạnh phúc "

    => CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀM SAO PHẢI LÀM CHO DÂN GIÀU – NƯỚC MẠNH

    -" Lấy nhà sưởng, xe lửa, ngân hàng.. làm của chung "

    -" LÀ CHẾ ĐỘ KHÔNG CÓ VIỆC ÁP BỨC, BÓC LỘT, AI LÀM NHIỀU THÌ ĂN NHIỀU, AI LÀM ÍT THÌ ĂN ÍT, KHÔNG LÀM THÌ KHÔNG ĂN, TẤT NHIÊN TRỪ NGƯỜI GIÀ CẢ, ĐAU YẾU, VÀ TRẺ CON "



    - LÀ XÃ HỘI GẮN VỚI NỀN SẢN XUẤT KỸ THUẬT CAO, VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA NHÂN DÂN, LÀ XÃ HỘI PHÁT HUY TÍNH CÁCH RIÊNG, SỞ TRƯỜNG RIÊNG ĐỂ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG RIÊNG CỦA MỖI NGƯỜI

    - Là công trình tập thể của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt nam, chế độ dân chủ nhân dân được thành lập


    ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THEO TTHCM

    [​IMG]


    4. Mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    A. MỤC TIÊU CHUNG

    Độc lập tự do cho dân tộc; hạnh phúc cho nhân, là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động

    B. MỤC TIÊU CỤ THỂ

    1/ Mục tiêu về chế độ chính trị:

    - Phải xây dựng chế độ nhân dân làm chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    2/ Mục tiêu về kinh tế:

    - Biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại, khoa học tiên tiến

    - Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

    - Đối với các nước lạc hậu, tất yếu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng không nhất thiết phải bắt đầu từ công nghiệp nặng


    3/ Mục tiêu về văn hóa

    - Xây dựng xã hội có văn hóa cao hơn Chủ nghĩa tư bản

    - Giải phóng con người

    - Lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở

    -" Văn hóa phải soi đường quốc dân đi "




    4/ Mục tiêu về con người và quan hệ xã hội

    - Xã hội công bằng, dân chủ, con người có quan hệ tốt đẹp

    - Có con người Xã hội chủ nghĩa:" Trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng; yêu thương con người..


    C. ĐỘNG LỰC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

    1 - Tất cả các nguồn nội lực: Vốn, khoa học kỹ thuật, con người, trong đó con người là quan trọng nhất.

    Con người thể hiện trên 2 phương diện:

    + Con người cộng đồng: Phải phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

    + Con người cá nhân: Phải chú ý


    Con người cá nhân phải chú ý các giải pháp:

    + Đó là các giải pháp tác động đến nhu cầu và lợi ích

    + Các giải pháp kích thích về chính trị, về tinh thần

    + Thực hiện công bằng xã hội


    2. Chú trọng khai thác các ngoại lực:

    - Hợp tác đặc biệt với các nước xã hội chủ nghĩa anh em

    - Tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, mở rộng làm ăn buôn bán hợp tác với tất cả các nước trên thế giới

    - Tận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại


    3. Nhận diện và khắc phục các lực cản của chủ nghĩa xã hội

    - Chủ nghĩa cá nhân – căn bệnh "mẹ" kẻ thù chính của chủ nghĩa xã hội đẻ ra nhiều thứ bệnh nguy hiểm

    - Ba thứ "giặc nội xâm" : Tham ô, quan liêu, lãng phí

    - Tệ chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết

    - Sự chủ quan, bảo thủ, lười biếng, không chịu học tập cái mới


    PHẦN 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

    Nội dung chính:

    • Tư tưởng Hồ Chí Minh Thời kỳ quá độ
    • Nội dung thời kỳ quá độ
    • Nguyên tắc, bước đi và phương pháp thời kỳ quá độ

    1. Tư tưởng hồ chí minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

    (1) Lý do cần có thời kỳ quá độ

    [​IMG]

    (2) Hình thức quá độ ở Việt Nam


    + Phương án 1: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN => CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Quá độ trực tiếp

    Điều kiện xây dựng Xã hội chủ nghĩa:


    + Cơ khí hóa, điện khí hóa (Lực lượng sản xuất phát triển)

    +Chính quyền xô viết


    + Phương án 2: CHƯA QUA CNTB, CNTB TRÌNH ĐỘ THẤP => CNXH

    Quá độ gián tiếp


    1/ Chế độ bị bỏ qua đã trở nên lỗi thời

    2/ Chế độ mới tiến bộ "đã xuất hiện" trong thực tiễn, giúp đỡ

    3/ Bản lĩnh của các nước yếu kém: Phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản


    Hồ Chí Minh xác hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

    [​IMG]

    (3) Thực chất thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

    - Đó là quá trình cải biến nền sản xuất nhỏ, lạc hậu thành nền sản xuất lớn hiện đại

    - Đó cũng là quá trình đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội

    - Nhằm xây dựng thành công Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    (4) Đặc điểm quá độ ở nước ta – đặc điểm to nhất: "Việt Nam đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua các giai đoạn phát triển của Chủ nghĩa tư bản"

    + "Tiến thẳng" : Từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội, bao gồm cả những bước quanh co, không phải 1 bước lên CNXH

    + "Không kinh qua tư bản chủ nghĩa" : Bỏ qua quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, kế thừa những giá trị về LLSX mà nhân loại đạt được thời kỳ TBCN

    Tiến thẳng:

    (5) Tính chất của quá độ ở Việt Nam: Rất lâu dài, khó khăn, gian khổ

    - Đây thực sự là một cuộc cách mạng giữa cái mới và cái cũ toàn diện trên mọi lĩnh vực

    - Nhân dân chưa có kinh nghiệm xây dựng một xã hội mới

    - Luôn bị các thế lực thù địch tấn công, bao vây, cô lập




    (6) Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

    - Xây dựng nền tảng, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, văn hóa – xã hội cho chủ nghĩa xã hội

    - Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

    (7) Những nhân tố đảm bảo thắng lợi của thời kỳ quá độ

    - Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.

    - Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước.

    - Phát huy tính tích cực chủ động của các tổ chức chính trị xã hội của quần chúng.

    - Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

    2. Nội dung xây dựng thời kỳ quá độ

    Chính trị: Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam


    Về kinh tế:

    - Nâng cao năng suất lao động bằng cách công nghiệp hóa

    - Cần phải xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lý với Việt Nam


    + Trên thế giới, cơ cấu ngành: Công – nông

    + Ở Việt Nam: Theo Hồ Chí Minh cơ cấu ngành nên "Nông – công nghiệp", ưu tiên phát triển nông nghiệp trước, cũng chú ý đến thương nghiệp


    - Trong thời kỳ quá độ, sẽ tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, do đó cũng sẽ tồn tại nhiều thành phần kinh tế - 5 thành phần kinh tế

    + Kinh tế nhà nước (Sở hữu chung)

    + Hợp tác xã (nửa chung, nửa riêng)

    + Kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công (Sở hữu tư)

    + Kinh tế của tư nhân (Sở hữu tư)

    + Kinh tế tư bản Nhà nước (Sở hữu tư)


    - Phân phối theo sản phẩm theo năng lực

    + "Phân phối phải theo mức lao động

    + Phải tránh chủ nghĩa bình quân"


    [​IMG]

    3. Nguyên tắc, bước đi và phương pháp trong xây dựng xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ


    1/ Các nguyên tắc cơ bản

    - Nguyên tắc 1: Mọi tư tưởng, hành động đều phải thực hiện trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lenin; học hỏi kinh nghiệm các nước anh em, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với Việt Nam

    - Nguyên tắc 2: Xác định bước đi cần căn cứ vào điều kiện thực tế, nhu cầu, và khả năng thực tế của nhân dân.


    2/ Về các bước đi xây dựng thời kỳ quá độ

    Bước 1: Ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

    Bước 2: Phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ

    Bước 3: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

    Lưu ý: Đi từ thấp đến cao, bước nào chắc bước ấy, không nóng vội, chủ quan, nhiều hay ít giai đoạn là do lịch sử khách quan quy định

    3/ Về các biện pháp xây dựng

    [​IMG]


    Phần 5: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

    Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiên lên chủ nghĩa xã hội

    Chủ nghĩa xã hội là điều kiện vững chắc để đảm bảo nền độc lập dân tộc
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...