TIẾT 75, 76, 77, 78. BÀI 18: QUÊ HƯƠNG - KHI CON TU HÚ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chỉ ra và phân tích được vẻ đẹp của bức tranh làng quê vùng biển trong bài thơ Quê hương, qua đó thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của Tế Hanh. Cảm nhận và trình bày được lòng yêu cuộc sống và khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi phải sống cảnh tù ngục trong bài Khi con tu hú. - Chỉ ra được những chức năng khác nhau của câu nghi vấn; biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với mục đích giao tiếp. 2. Kĩ năng: Viết được bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). 3. Thái độ: Biết yêu quê hương 4. Tích hợp: Tích hợp KNS, Tích hợp TTĐĐHCM II. CHUẨN BỊ: - GV: Thiết kế hoạt động dạy- học; thông tin tư liệu cho bài học + máy chiếu - HS: Đọc văn bản; tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm. III. CHUỖI HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Nội dung của hoạt động: Đọc đoạn trích trang 11, thực hiện các yêu cầu trang 11. - Phương pháp tổ chức dạy học: * HS hoạt động nhóm thực hiện yêu cầu của phần khởi động. * GV dẫn dắt vào bài. B. HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động Nội dung * HS tìm hiểu thông tin về tác giả, văn bản: ? Nêu hiểu biết chung về tác giả? - HĐ cá nhân, chia sẻ, bổ sung. - Chiếu hình ảnh tác giả - GV chốt kiến thức. * HS đọc văn bản: HĐ chung - GV cho HS đọc. - HS thảo luận về cách đọc: Thể hiện được cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình. - HS đọc văn bản. * HS tìm hiểu chú thích: - HĐ cá nhân, chia sẻ. - Chiếu hình ảnh làng chài * HS tìm hiểu về bố cục: ? Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ. - HS HĐ cặp đôi, chia sẻ, báo cáo. Thảo luận nhóm: ? Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài qua đoạn 2 và 3. HĐ chung cặp đôi: ? Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Hoạt động nhóm: ? Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. * Tích hợp KNS: Em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu đối với quê hương, đất nước? Hoạt động cá nhân: Đọc các đoạn hội thoại trang 13, thực hiện theo yêu cầu: ? Mục đích của câu nghi vấn? ? Nhận xét về dấu kết thúc câu nghi vấn? ? Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn còn được dùng với mục đích nào khác, thường kết thúc bằng dấu gì, người được hỏi có cần trả lời không? Hoạt động nhóm: A. Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: - Lập dàn ý cho văn bản. - Chỉ ra: Các nội dung chính của văn bản? Trình tự trình bày của văn bản? B. Đọc thông tin, thực hiện yêu cầu trang 20. * Tích hợp KNS: KN đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống (KN quan sát sv, đồ vật xung quanh) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: Hoạt động cá nhân: ? Chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa he trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ. ? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong 4 câu cuối? Theo em, tiếng chim tu hú có ý nghĩa gì? ? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? * Tích hợp TTĐĐHCM: Trách nhiệm của em đối với quê hương, đất nước? Hoạt động nhóm: Thực hiện yêu cầu trang 22. Hoạt động cá nhân: Lập dàn ý cho bài thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích. I. VĂN BẢN: QUÊ HƯƠNG 1. Đọc- tìm hiểu chung: a. Tác giả: Tế Hanh (1921-2009) b. Tác phẩm: - Thể loại: Thơ tám chữ. - Bố cục: 4 đoạn. 2. Đọc- hiểu văn bản: a. Nội dung các đoạn của bài thơ: - Đoạn 1: Giới thiệu chung về làng tôi. - Đoạn 2: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Đoạn 3: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. - Đoạn 4: Nỗi nhớ làng quê của tác giả. b. Hình ảnh người dân chài: - Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: + Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng => thiên nhiên tươi đẹp, lý tưởng cho những ai làm nghề chài lưới. + Dân trai tráng => những người khỏe khoắn, vạm vỡ, nhanh nhẹn, dũng cảm. + Con thuyền hăng như con tuấn mã cánh buồm rướn thân ra góp gió. Họ ra khơi mang theo cả hồn vía của quê hương. Tất cả thể hiện nhịp sống tươi vui, khoáng đạt, hăng say lao động của người dân chài. - Cảnh đón thuyền về bến: + Không khí vui vẻ, rộn ràng. + Lời cảm tạ trời đất. + Hình ảnh dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn, họ mang vẻ đẹp và sự sống nồng nhiệt của biển cả. + Con thuyền như sinh thể, như một phần của sống lao động của làng chài, gắn bó với làng chài. c. Các biện pháp tu từ: - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mè vượt trường giang. - Cánh huồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng hao la thâu góp gió. =>Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. d. Tình cảm của tác giả: - Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê minh với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyên ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài.. - Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc, gắn bó sâu nặng. II. CÂU NGHI VẤN (TIẾP THEO) A. Những chức năng khác của câu nghi vấn: - Diễn đạt hành động khẳng định. - Diễn đạt hành động cầu khiến. - Diễn đạt hành động phủ định. - Diễn đạt hành động đe dọa. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. B. Các câu nghi vấn còn dùng để: + Bộc lộ cảm xúc, hoài niệm về quá khứ + Đe dọa + Khẳng định + Bộc lộ sự ngạc nhiên C. Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. D. Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?.. thường dùng để chào, người nghe không nhất thiết phải trả lời. Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật. III. THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) - Muốn thuyết minh về một phương pháp (cách làm), trước hết, người viết phải tìm hiểu để nắm chắc phương pháp đó. - Khi thuyết minh, cần trình bày rõ những điều kiện, cách thức, trình tự.. tiến hành công việc. Nếu công việc cho kết quả là những sản phẩm thì phải nêu cả yêu cầu, chất lượng đối với sản phẩm đó. - Lời văn thuyết minh cần ngắn gọn, rõ ràng. IV. LUYỆN TẬP: Bài 1: Văn bản Khi con tu hú. a. Bức tranh mùa hè: Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh: Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh diều sáo lộn nhào từng không. Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày. Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. b. Tâm trạng của nhà thơ: Người tù có cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù đầy. Cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu. Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau. c. Đặc sắc nghệ thuật: Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản. Bài 2: Luyện tập về câu nghi vấn Trong nhiều trường hợp giao tiếp, các câu như: Anh ăn cơm chưa? Cậu đọc sách đấy à?.. thường dùng để chào. Trong trường hợp này, người nghe không nhất thiết phải trả lời vào nội dung câu hỏi, mà có thể trả lời bằng một câu chào khác. Quan hệ giữa người nói và người nghe thường là quen biết hoặc thân mật. Bài 3: Luyện tập thuyết minh về một phương pháp (cách làm) D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ở nhà: Thực hiện các yêu cầu trang 23. - HS thực hiện hoạt động cá nhân ở nhà, báo cáo kết quả vào tiết sau. - GV giúp đỡ, động viên HS thực hiện. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động ở nhà: Trang 23. - GV giúp đỡ, động viên HS thực hiện.